1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vạch mặt Nhân Văn Giai Phẩm

Chủ đề trong 'Văn học' bởi nvat, 16/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chimawan1988

    chimawan1988 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2006
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Những con người của chúng ta, từ Cách mạng tháng Tám đến nay, xuất hiện, trưởng thành dần dần và mãnh liệt, để đi tới ?olừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu?, dù chúng ta có còn khuyết điểm, nhược điểm gì, cả Trái đất cũng biết chúng ta vĩ đại! Văn Cao có mắt, có tai, không thể nào phủ nhận việc ấy. Vậy thì những ?ochúng ta? mà Văn Cao bảo là ?ođang mờ mờ xuất hiện? đó chính chỉ là ?ochúng ta? của Văn Cao , của Nhân văn-Giai phẩm mà thôi. Công chúng bị đưa vào một thế giới âm binh mà ông phù thuỷ Văn Cao đang sai dậy, bảo nói lên, đứng lên, gọi là ?ohàng loạt hàng loạt những con người thật của chúng ta? và giao cho lũ chúng những nhiệm vụ tương lai to lớn! Bà con của những âm binh đó, trong một lúc, đã làm tội ác ở Hung-ga-ri. Văn Cao chơi một trò chơi thật là nguy hiểm!
    Văn Cao đã đi bước thứ nhất trong Giai phẩm mùa Xuân thì Văn Cao đi tiếp bước thứ hai trong cái báo Nhân văn. [3] ?oThơ Văn Cao? góp vũ khí chống Đảng, chống chế độ với bọn Nhân văn. Một lời toà soạn rất là xông hương trình diện rất là trịnh trọng một đoạn thơ dài của Văn Cao; họ đã nhè ngay cái ?otrái tim thuộc về Nhân văn? của Văn Cao mà trích. Tiếp theo lề lối của bài "Anh có thấy không" trên kia, Văn Cao bảo: ?oKẻ thù của chúng ta xuất hiện? mà không đả động gì đến Mỹ-Diệm, chỉ nói đến những con rồng đất, những con bói cá, những con bạch tuộc một cách lập lờ ám muội. Văn Cao đặt tất cả lòng thù địch vào chữ ?ochúng?; chúng nào ?omuốn các em nhỏ mới biết đi phải rụng? ? chúng nào ?olàm rỗng những con người lụi dần niềm hy vọng? ? Ai là ?onhững tên muốn ôm cây mùa xuân không cho mọc? ? Văn Cao không nói rõ, mà dùng lối ám chỉ thâm độc, đổ các thứ tội cho Đảng, cho cán bộ. Đó là cái lối gài mìn chống phá Đảng và nhân dân; những bài thơ, đoạn thơ trên đây rõ ràng là những sự việc chính trị.
  2. chimawan1988

    chimawan1988 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2006
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    *
    Sau khi báo Nhân văn chết rồi, Văn Cao viết những bài văn nói chuyện nghệ thuật. Mở đầu ?oMột vài ý nghĩ về thơ", Văn Cao nấp ngay sau cái chiêu bài ?ocộng sản?. ?oMột trong những hướng xây dựng nhân văn cộng sản là đào tạo cho xã hội những người biết khai thác, khám phá, phân tách thực tế và mở đường cho tương lai?. Muốn được như thế, tưởng là Văn Cao yêu cầu các nhà văn phải gắn liền với quần chúng cách mạng, phải đi theo với bộ phận tiên tiến nhất của nhân dân, là Đảng, có vậy thì mới chinh phục được tương lai; hoá ra Văn Cao chỉ đại ngôn như vậy, để mà viết tiếp theo rút ngay ra cái điều kiện là ?onhà thơ phải thành lập cá tính?.
    Cá tính trên hết! Nhà thơ ?ophải chủ động thành lập lên sự thẩm mỹ mới cho người đọc, chủ động xây dựng con người biết tư tưởng cảm xúc và cảm giác tinh tế như mình cho xã hội đương thời và cả xã hội sau này?. Chính những nhà văn lạc hậu và những nhà văn ********* đã dán lên ngực những câu nói kênh kiệu và rỗng tuếch như trên đây; Văn Cao làm như nhà thơ có thể nấp sau cái ?onghề? của mình, cái ?ochuyên môn?, cái ?oloại biệt tính? của mình, cứ thế mà ban phát sự ?othẩm mỹ mới? cho thiên hạ. Nhất định nhà văn nhà thơ phải có cá tính, có độc đáo, nhưng không phải cứ cố tình ?othành lập? mà được; trước hết phải có nội dung tốt đẹp, tiến bộ, và cá tính là cái bản sắc trong khi diễn đạt, gắn liền với nội dung. Trong một xã hội đang làm cách mạng như ở miền Bắc nước ta, thì nhà thơ phải xắn quần lên mà chạy theo cho kịp quần chúng cái đã, trước hết phải ?olấy của quần chúng? được một cái gì đã, rồi sau mới hòng ?otrả lại cho quần chúng? được một cái gì; chứ còn những kiểu nhà thơ ?otinh tế? như Văn Cao ước mơ, ngồi gặm móng tay mình, thì cái roi của lịch sử sẽ đánh vào đít! Thẩm mỹ của ta mới vô cùng, là vì nó xây dựng trên cơ sở quần chúng, nó là thẩm mỹ cho đa số; còn cái ?othẩm mỹ mới? của Văn Cao, tự phụ rằng không ai tinh tế bằng ta đây, nó đã tắc tị và giẫy chết ở Âu châu từ cuối thế kỷ XIX rồi, có phải mới gì!
  3. chimawan1988

    chimawan1988 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2006
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    *
    Sau khi báo Nhân văn chết rồi, Văn Cao viết những bài văn nói chuyện nghệ thuật. Mở đầu ?oMột vài ý nghĩ về thơ", Văn Cao nấp ngay sau cái chiêu bài ?oCS?. ?oMột trong những hướng xây dựng nhân văn CS là đào tạo cho xã hội những người biết khai thác, khám phá, phân tách thực tế và mở đường cho tương lai?. Muốn được như thế, tưởng là Văn Cao yêu cầu các nhà văn phải gắn liền với quần chúng cách mạng, phải đi theo với bộ phận tiên tiến nhất của nhân dân, là Đảng, có vậy thì mới chinh phục được tương lai; hoá ra Văn Cao chỉ đại ngôn như vậy, để mà viết tiếp theo rút ngay ra cái điều kiện là ?onhà thơ phải thành lập cá tính?.
    Cá tính trên hết! Nhà thơ ?ophải chủ động thành lập lên sự thẩm mỹ mới cho người đọc, chủ động xây dựng con người biết tư tưởng cảm xúc và cảm giác tinh tế như mình cho xã hội đương thời và cả xã hội sau này?. Chính những nhà văn lạc hậu và những nhà văn ********* đã dán lên ngực những câu nói kênh kiệu và rỗng tuếch như trên đây; Văn Cao làm như nhà thơ có thể nấp sau cái ?onghề? của mình, cái ?ochuyên môn?, cái ?oloại biệt tính? của mình, cứ thế mà ban phát sự ?othẩm mỹ mới? cho thiên hạ. Nhất định nhà văn nhà thơ phải có cá tính, có độc đáo, nhưng không phải cứ cố tình ?othành lập? mà được; trước hết phải có nội dung tốt đẹp, tiến bộ, và cá tính là cái bản sắc trong khi diễn đạt, gắn liền với nội dung. Trong một xã hội đang làm cách mạng như ở miền Bắc nước ta, thì nhà thơ phải xắn quần lên mà chạy theo cho kịp quần chúng cái đã, trước hết phải ?olấy của quần chúng? được một cái gì đã, rồi sau mới hòng ?otrả lại cho quần chúng? được một cái gì; chứ còn những kiểu nhà thơ ?otinh tế? như Văn Cao ước mơ, ngồi gặm móng tay mình, thì cái roi của lịch sử sẽ đánh vào đít! Thẩm mỹ của ta mới vô cùng, là vì nó xây dựng trên cơ sở quần chúng, nó là thẩm mỹ cho đa số; còn cái ?othẩm mỹ mới? của Văn Cao, tự phụ rằng không ai tinh tế bằng ta đây, nó đã tắc tị và giẫy chết ở Âu châu từ cuối thế kỷ XIX rồi, có phải mới gì!
  4. chimawan1988

    chimawan1988 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2006
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Với một cái giọng cao đạo, ra vẻ bác học, thông thái, Văn Cao lại tiếp tục nói nào là ?oyêu những người biết thất bại và dám mở đường?, nào là ?ocái mới trước hết là cái mới trong tư tưởng, cảm xúc và trong cảm giác của nhà thơ?, nào là ?o tấm bia trên mồ một người đã khuất có lẽ còn ở lâu trên mặt đất hơn một cuộc đời?? Đó là những thứ tư tưởng anh hùng chủ nghĩa, cứ mở đường liều, để lấy tiếng là ?otiên phong?, không kể gì tổn thất trên lưng của quần chúng, thứ tư tưởng duy tâm, đặt cái chủ quan lên trước cái khách quan, thứ tư tưởng vô đạo, coi mạng người không bằng lâu đài, lăng tẩm [4] . Những thứ tư tưởng đó mới hở hơi ra, chúng ta đã nhức lên tận óc, không chịu được, phải bịt nó lại ngay!
    Rồi Văn Cao làm theo lối bắt quyết với hai tay không, và hô phong hoán vũ: ?o? cũng có người thấy trời xanh vô cùng tận trong bát nước, và cũng có người chỉ nói tới một giọt ánh sáng để thấy cái vô cùng tận của trời xanh. Có người phải tìm con đường lớn mới thấy dấu xe, mà có người tìm thấy dấu xe trong một hạt bụi?. Lấy một bộ phận để nói cái toàn thể, lấy một mắt xích để nói sợi dây chuyền, đó là phương pháp thường dùng ở trong nghệ thuật. Nhưng muốn dùng được phương pháp đó, thì điều kiện trươc tiên là phải biết thật rõ cả toàn thể, biết thật kỹ cả dây chuyền. Muốn nhìn thấy cái trong sáng trong một bát nước thì phải nhìn thấy tận mắt cả cái nguồn ánh sáng từ mặt trời đưa đến, chứ đừng nhầm với ánh lửa ma trơi. Sau luận điệu của Văn Cao nấp cái nói phét, cái tán dóc của những kẻ nhác lười sợ thực tế, sợ quần chúng, cứ ngồi bói một hạt bụi để thấy tất cả thế gian; vâng, hạt bụi có là một vũ trụ thật đấy, nhưng phải dùng khoa học cụ thể nghiên cứu cụ thể, mới được thấy những nguyên tử, điện tử trong đó. Một hạt bụi có thể đến từ một con đường lớn, mà cũng có thể đến từ một con đường rất nhỏ, một ngõ cụt tắc tị và bẩn thỉu, hay đến từ chân một con ruồi xanh đậu lên mép của ?onhà thơ?. Muốn hiểu con đường lớn của cách mạng thì phải thực sự ra giữa đường lớn mà nhìn mà đi mà đắp mà tắm giữa quần chúng, chứ đừng có tin ở hạt bụi!
  5. chimawan1988

    chimawan1988 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2006
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Văn Cao có cái tài viết rất trịnh trọng những câu không có nghĩa lý gì hết: ?oChỉ riêng cái phần giác quan của nhà thơ cũng nói được cái hướng biểu hiện hoặc thiên về tư tưởng, hoặc thiên về cảm xúc, hoặc thiên về cảm giác?. Văn Cao hiểu giác quan là cái gì? Có phải là nhìn, nghe, ngửi, nếm, sờ không? Năm thứ này, thứ nào và lúc nào thì thiên về tư tưởng, cảm xúc hay cảm giác? ^' Thời kỳ ra những câu đố để làm cho công chúng tưởng nhà văn là thâm thuý, qua đã lâu rồi! Văn Cao viết tiếp: ?o Cái khuynh hướng đó nhiều khi còn là của cả một thời đại, một môn phái hay một triết học?. ?oNhiều khi? là khi nào? Khi trước cách mạng hay sau khi cách mạng? Hai cái ?okhi? đó không thể san bằng được. Trước cách mạng, trước chủ nghĩa Mác-Lênin thì có trăm thứ ?oba bị, chín quai, mười hai con mắt? ở trong văn nghệ, nhất là trong thời kỳ tan rã của chủ nghĩa tư bản; còn sau cách mạng, Văn Cao phải chọn chứ, phải biết hiện thực xã hội chủ nghĩa là phương pháp sáng tác tốt nhất, đừng có lạc lối vào các môn phái sa đoạ, phân tranh, và chỉ có một triết học Mác-Lênin duy nhất đúng, chứ còn lắm triết học nào nữa?
    ?oMột vài ý nghĩ về thơ? của Văn Cao là một sự hiện hồn về của những quan niệm nghệ thuật đã bị cách mạng đào thải; dù có nấp mình sau cái nghĩa lớn của những chữ ?oCS?, ?oxã hội sau này?, ?okhát vọng?, v.v?, vẫn không giấu được cái duy tâm chủ quan, cái cá nhân chủ nghĩa bế tắc, cái tìm tòi lập dị, cái khinh thường quần chúng, một mớ cặn bã tư tưởng cũ rích, mà Văn Cao cứ bảo là mới toanh!
  6. chimawan1988

    chimawan1988 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2006
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    *
    Cái lá cờ nghệ thuật ố bẩn đó, Văn Cao ngày càng giương cao lên, từ chỗ tung ?omột vài ý nghĩ? đến chỗ ngang nhiên đặt lên đầu những quyển sách. Nhà xuất bản Hội Nhà văn trước đây cho ra đời một loạt bài tựa gieo rắc những cái sai lạc; đứng đầu là bài tựa Văn Cao đề cho Những ngọn đèn của Yến Lan.
    Đại cục của thơ Yến Lan là một thứ thơ tủn mủn, đi vào chỗ kỹ thuật khô héo, quặt quẹo, bế tắc. Khoảng giữa tập Những ngọn đèn chỉ có được dăm ba nét của con người kháng chiến, mới mang có một chút xíu hơi mới của thời đại hãy còn quá rất mong manh (một số câu trong những bài Bên đường chiến khu, Những bạn đẩy goòng, Tỉnh nhỏ, Phù ly). Đáng lẽ Văn Cao phải nhấn vào cái chút hơi mới đó, khuyến khích cho nó lớn mạnh, thì Văn Cao lại đề cao cái luồng lạc hậu và thoái hoá. Phía trước tập thơ là những bài thơ cũ bị không ai biết chẳng ai hay trước cách mạng (trừ bài Bến My Lăng) đến nỗi dưới thời Pháp thuộc cũng không in ra được; sau một sự cố gắng ngắn ngủi tự cải tạo mình thì Yến Lan đã vội tiếc hối ngay ( ?oCũng trong quãng đời đi đó đi đây^' Tôi theo bước đôi người hì hục lăn vào cuộc sống^' ? Nhưng lòng tôi dần lạnh tiếng chuông ngân? trong bài ?oTĩnh vật?) và quay trở về truy lĩnh những cái cô đơn lạc hậu trước cách mạng. Nhưng khi người ta hồi sinh cho những cái lạc hậu cũ, thì lúc sống lại, nó không chịu đứng yên ở mức cũ đâu! Chịu ảnh hưởng của nhóm phá hoại Nhân văn-Giai phẩm, Yến Lan, ngoài việc đi vào kỹ thuật chủ nghĩa, còn đẩy mình đến mức dùng những ?obiểu hiện hai mặt?:
    Hà Nội vẫn đi lên từng bậc nấc thang
    Trên những cột dài bóng đen chữ máy;
    ????????????????????..
    Hay tiếng mạ kền rà trên sắt rỉ
    Hay tiếng nảy của những ?olò so ý nghĩ?
    Chống lên những mái đầu chìm

  7. chimawan1988

    chimawan1988 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2006
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Những ngọn đèn tắt phụt ở bài ?oGa xép? đóng tập thơ sập xuống tối sầm (?oKhi đời anh con tàu cũ đang trôi?? ^' ?oNhư một nhà ga không người lên xuống? ).
    Một tập thơ, một luồng thơ như vậy, mà Văn Cao viết tựa đưa lên rất cao, nêu một cái gương đáng cho người ta học tập. Trong những dịp như thế này, Văn Cao càng cần đến cái giọng phù thuỷ; bởi vì khi người ta không có chân lý trong nội dung thì người ta phải lấy vẻ thâm nghiêm, cố nhăn trán lim dim con mắt, làm thế nào nói cho kêu, cho lấp lánh, cho rườm rà, lẩn quẩn, để mà không nói cái gì hết, đặng mà không ai bắt được cái lừa bịp của mình!
    Cả bài tựa của Văn Cao là một mớ tà thuyết viết theo lối thần chú. Văn Cao khen thơ Yến Lan là ?oLúc nào anh cũng bắt đầu?? ?ochúng ta thường vui sướng đợi một sự đổi thay của nhau?? ?otập thơ này đánh dấu một quãng đường dài chuẩn bị cho sự bắt đầu của anh?. Chúng ta làm cách mạng, dựng lên cả một xã hội xã hội chủ nghĩa mà lịch sử chưa từng có, nhưng chúng ta không mắc phải cái bệnh ?ohãy đi mãi!?, cái bệnh ?oluôn luôn mới!?, cái bệnh lúc nào cũng xoá đi làm lại tất cả, nghĩa là phá hoại, lúc nào cũng ?obắt đầu?. Chúng ta mừng nhau tiến bộ chứ không mừng nhau đổi thay; vì bao năm được Đảng giáo dục, mà trở mặt phản bội như nhóm Nhân văn, cái lối đổi thay đó là sự cuối cùng của đê nhục. Văn Cao nói: ?oThơ anh bắt đầu biết đề cao những hành động, tình cảm của con người anh yêu lên để đả phá những bọn phá hoại sự xây dựng của xã hội?. Yến Lan rời chỗ sáng, đi vào con đường bế tắc, tối tăm, bắt đầu sa xuống hố hoang mang, thoái hoá, học lối nói xỏ xiên đối với Đảng, thì Văn Cao lại cho là một thành tích; bọn phá hoại sự xây dựng của xã hội chính là bọn Nhân văn-Giai phẩm, Văn Cao còn đổ cho ai?
  8. chimawan1988

    chimawan1988 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2006
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Văn Cao viết: ?oThơ Yến Lan càng ngày càng muốn đi gần lại cuộc sống hiện đại: một người đi từ một vùng thủ công nghiệp đến một thành phố kỹ nghệ. Từ một người hiền lành, bình dị, Yến Lan đang trở thành một người muốn thúc đẩy một sức gì đang làm trì trệ cuộc sống của chúng ta??. Cái thuyết ?ohiện đại? của Văn Cao là cái chủ nghĩa ?otân thời? cho rằng càng phức tạp tức là càng tiến bộ. Không phải! Nghệ thuật tư sản hiện nay nhất định làm thơ không ai hiểu được, nó vẽ tranh trừu tượng chủ nghĩa, rất quái dị, và nó bảo rằng thời đại của kỹ nghệ, của kỹ thuật, của ra-đi-ô, vô tuyến truyền hình, của bom nguyên tử, thì văn nghệ phải như thế mới đúng điệu. Văn Cao cho rằng hễ là thành phố kỹ nghệ thì tâm trí con người và văn nghệ phải rắc rối theo; điều ấy chỉ đúng với thành phố kỹ nghệ tư bản chủ nghĩa, nơi tập trung những cái tà ác, những cái tan rữa, điên loạn của chế độ tư bản. Còn trong phe ta bây giờ, một nước còn ở trình độ chăn nuôi như Mông Cổ, nông nghiệp lạc hậu như Việt Nam, vẫn có thể tiến lên chủ nghĩa xã hội mà không cần phải bước vào cái quằn quại giẫy chết của chủ nghĩa tư bản. Kinh tế chúng ta phải tiến bộ lên công nghiệp hoá, kỹ nghệ hoá, nhưng tâm trí chúng ta lại tiến bộ theo một quá trình khác: những tầng lớp bên trên, bị văn hoá đế quốc lôi đi theo cái rắc rối, cái phức tạp đồi trụy của nó, cần phải giải độc, phải học lấy cái đơn giản vô cùng phong phú, cái lành mạnh vô cùng cao quý của của những con người xã hội chủ nghĩa. Cho nên Yến Lan ?ođi từ một vùng thủ công nghiệp đến một thành phố kỹ nghệ? chưa phải là việc đáng mừng, mà Yến Lan đi tới cái rắc rối, cong queo, nhọc mệt không có hồn của những bài thơ ?oNgọn đèn ngoại ô?, ?oHà Nội sang hè?, ?oHàng Gai?, ?oGa xép? (?oCó lòng tôi quàng áo đỏ chầu kinh ?), thì là một việc đáng lo, đáng giận. Thơ Yến Lan sau một cái ánh của kháng chiến dọi vào chưa mạnh lại rơi sâu hơn vào bóng tối, vào quá khứ, chính nó ?ođang làm trì trệ cuộc sống của chúng ta?, chứ Văn Cao đừng nói ngược bảo rằng nó ?othúc đẩy?. Chính cái kiểu thơ, cái kiểu tư tưởng không có một chút hơi trong lành, mới mẻ của công nông binh thổi tới, như Yến Lan, là ?ođã nằm đọng lại giống như những vũng nước?, là ?ocon sứa chết phơi trên bãi cát? mà Văn Cao muốn ám chỉ vào những người khác đấy!
  9. chimawan1988

    chimawan1988 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2006
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Cái trắng trợn cao nhất của Văn Cao là đề cao bài thơ trắng trợn ?oTĩnh vật?. Yến Lan niệm kinh trước những tranh tĩnh vật nào đó, ngồi chơi màu mà cố ý nói mê nói sảng, ca tụng tranh tĩnh vật với một ?olập trường? hẳn hoi, mừng rằng chúng ?ođã chiếm hồn tôi như chiếm một đô thành ^' không cần đến thanh gươm viên đạn? , là để mà mắng nhiếc:
    Bởi họ thiếu
    con tim
    khối óc
    Luôn động đậy
    nhưng chỉ là tĩnh vật

    Văn Cao hoan hô những câu này trong bài tựa, thật là một đồng một cốt đắc ý cười ha hả với nhau! Đến đây thì họ đã đi xa quá! Họ mạt sát những người CS, những người cán bộ theo luận điệu ?oNgười khổng lồ không tim? của Nhân văn-Giai phẩm; họ có sáng tạo ngôn ngữ thật đấy, tìm được hình ảnh rất cay chua, nổi bật để nói một điều *********. Hình ảnh càng xách mé, tư tưởng ********* càng phơi bày tính chất thù địch. Kinh Thánh bảo: ?oKhởi đầu tất cả là lời nói?; văn thơ làm bằng ngôn ngữ nên một số người nắm được một ít ngôn ngữ là họ tưởng nắm được tất cả rồi; bày ra được một vài cách khéo nói, cách lên dòng xuống dòng, xỏ xiên được thiên hạ, họ cho là họ đã làm được kỳ công, công kênh tán tụng lẫn nhau. Đó là một bọn hình thức chủ nghĩa đi vào đường chết của tư tưởng và của nghệ thuật. Chúng ta thì chúng ta bảo: ?oKhởi đầu tất cả là lao động?. Nhà văn trước tiên phải ôm lấy tư tưởng đúng, phải ôm lấy quần chúng vạn năng, phải ôm lấy Đảng vĩ đại, chứ nếu chỉ ôm lấy một mớ chữ, theo lối Văn Cao tán thưởng, thì chỉ là ôm lấy tro tàn thuốc lá hay cặn rượu mà thôi. Huống chi mớ chữ đó lại còn *********, thì nhất định tiêu ma sự nghiệp.
    Bài tựa Văn Cao giới thiệu ?oNhững ngọn đèn? là một mẫu hàng khá tiêu biểu của chủ nghĩa xét lại trong văn nghệ. Nhưng những câu văn viết lối thần chú không che đậy nổi cái vô nghĩa, cái phi chân lý, cái tà thuyết của tư tưởng Văn Cao. Dù khéo dán nhãn hiệu thế nào, thuốc độc vẫn là thuốc độc.
  10. chimawan1988

    chimawan1988 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2006
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    *
    Văn Cao đã tự phân tích mình dưới thời Pháp Nhật thuộc: ?obị ảnh hưởng những thứ nhân sinh quan nửa phát-xít, nửa đồi trụy thời bấy giờ, tôi muốn tìm lối siêu thoát trong nghệ thuật và trong đời sống bằng con đường của chủ nghĩa cá nhân anh hùng, phiêu lưu. Một mặt khác thì đi sâu vào nghệ thuật suy đồi?. Lớn lên trong những ngày cuối cùng của Pháp Nhật thuộc, Văn Cao bị đầu độc nặng nề, điều đó rất dễ hiểu. Cái đau đớn là Văn Cao lại coi những thuốc độc ấy là bản chất, là bản ngã, là ?otâm hồn? của mình, cố hết sức bảo tồn nó, đưa nó vào ăn ở chung với tư tưởng của Đảng. Sự lộn sòng đó kéo dài. Đó là một sự mai phục, đến một khi gặp thời cơ thì nó lại hiển hiện ra, nảy nở đầy đủ hơn xưa và công phá mạnh mẽ hơn xưa. Nhưng sống dưới chế độ ta nên nó vẫn cứ phải khoác áo là tư tưởng của Đảng. Nó phải lá mặt lá trái. Đảng nắm chính quyền, nó muốn tiếp tục nhận những ân huệ của Đảng. Nhưng tư tưởng Đảng là ngoại lai với nó; nó chống phá từ bên trong chống phá ra: ?oLuôn trong mấy năm, tôi tự đẩy mình vào một hệ thống hoạt động chống đối liên tiếp trong văn nghệ, làm ngột ngạt sự sinh hoạt tư tưởng của chúng ta? [5] . Trước cuộc đấu tranh này, khi những tư tưởng xét lại chưa bị vạch trần, lá cờ nghệ thuật của Văn Cao đã có lúc chừng như phất cao lắm.
    Và Văn Cao cũng đã không ngừng làm những bài thơ rất độc hại; ?oNhững nét mặt? của Văn Cao (báo Văn số 93 ngày 20.12.1957) phải chăng là ?onhững người của chúng ta ^' đang mờ mờ xuất hiện? mà Văn Cao mong đợi? Bao nhiêu con người cách mạng, kháng chiến mà vào trong thơ Văn Cao chỉ có những cái mặt tan rã, chập chờn như mặt nạ, Văn Cao hai lần hỏi:
    Những người đi buổi ấy
    Bây giờ còn lại bao nhiêu?

Chia sẻ trang này