1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vài cảm nhận về Âm nhạc VN theo dòng lịch sử.

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi Chitto, 28/02/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Vài cảm nhận về Âm nhạc VN theo dòng lịch sử.

    Nền âm nhạc hiện đại Việt Nam, kể từ khi có sự hội nhập của âm nhạc bác học phương Tây đầu thế kỷ đã trải qua những phong cách rất khác nhau. Mà sự tác động đến phong cách đó chủ yếu là do tính lịch sử.

    Những nhạc phẩm tiền chiến cao sang mà hoài cổ, bác học nên khó hát. Đó là thời kỳ đất nước còn nằm dưới sự thống trị của Pháp, các giá trị truyền thống có phần cũ kỹ nhưng tư tưởng tân thời còn chưa được ủng hộ hoàn toàn. Âm nhạc cũng như thơ mới, đi tìm giá trị cho mình nhưng không quên tính dân tộc. Và tình yêu, nỗi nhớ thương cũng giống nỗi nhớ thương cho đất nước đang đau đớn.

    Khoảng những năm 40, khi phong trào Cách mạng lên cao thì Âm nhạc cũng bắt đầu luồng khí thế mới, tìm những thanh cao trong sức sống sôi sục. Âm nhạc thời kỳ này trong sáng và ít buồn hơn trước.

    Từ Cách mạng đến 1954, âm nhạc là động lực cổ vũ kháng chiến chống Pháp. Một số nhạc phẩm vẫn còn mang âm hưởng cũ nhưng không thể nổi bật. Những tác phẩm mang tính tiên đoán dường như nở rộ hơn bất kỳ thời kỳ nào. Cả nước đấu tranh và âm nhạc cũng mang tính đấu tranh. Âm nhạc là khí thế bừng bừng từ trong lòng mỗi người vì dân tộc, đất nước.

    Khi đất nước bị chia cắt thành hai miền, âm nhạc cũng thay đổi theo mạnh mẽ. Ở miền Bắc, dòng âm nhạc cách mạng hừng hực khí thế để cổ vũ cho ý chí chiến đấu. Những nhạc phẩm không phục vụ mục đích đó vẫn có nhưng lập tức bị loại ra khỏi đời sống âm nhạc chính thức. Kêu gọi, ca ngợi,.. và hành khúc nở rộ, với lòng căm thù, tình yêu cũng có căm thù.
    Ngược lại, miền Nam, khác biệt rõ rệt. Không có nhiều bản hùng ca. Ngưòi hát phản chiến cũng nêu lên nỗi đau chia cắt, người viết nhạc buồn nhớ nhung những gì không rõ. Có lẽ cuộc sống nhiều nhạc sĩ cũng khá sung sướng nên họ vẫn mơ mộng và não nề như thời tiền chiến?? Những bài lâm ly chia cắt đúng là của giới có tiền chỉ khóc về tình yêu đã mất. Nói về người lính cũng chỉ nhớ nhung chứ không cổ động. Họ thua miền Bắc về tư tưởng là phải.

    Và sau 75 thì âm nhạc VN trong nước quay lại ca ngợi cuộc chiến tranh và xây dựng đất nước. Hiển nhiên không thể hào hùng như trước và có quá nhiều mơ mộng viễn cảnh đặt ra mà ngày nay ta thấy vừa hạn chế vừa xa xôi. Những năm chống Trung quốc cũng có nhiều bài hát nay phải xoá bỏ. Những bài hát cụ thể và thực tế, tình yêu vẫn có nhiều ràng buộc hạn chế. Vẫn mang âm hưởng quy củ.

    Còn hải ngoại thì sao? Những người rời bỏ quê hương hát chống lại VN, hát về những tình yêu đã mất hay chính là tất cả những gì họ đã mất? Hát những bài thất tình não nề như chính cuộc sống tinh thần của họ, đau xót mà rên rỉ cũng như hờn giận căm ghét. Nhạc vàng hải ngoại não nề bi luỵ cũng dễ hiểu khi họ sống lưu vong như vậy.

    Sau những năm âm nhạc bị ràng buộc như chính nền kinh tế xã hội, từ sau Đổi mới trở lại đây Âm nhạc cũng đổi mới theo. Tình yêu là chủ đề chính, bình thường, đơn giản, dễ hiểu. Âm nhạc dễ hát, hợp thị hiếu bình dân thì nhiều, có chất lượng cao thì ít. Bởi tư tưởng đánh giá bằng tiền nên nhạc cũng cần tiêu thụ nhiều. Âm nhạc chỉ còn vai trò cổ vũ tình yêu thông thường, cũng như con người ngày ngày đi kiếm tiền mà thôi, không có những động lực mạnh mẽ nữa.
    Xã hội thời kỳ này chẳng có những cuộc đấu tranh thì âm nhạc cũng không cần nhiều sáng tạo. Xã hội cũng ít nỗi đau, nỗi nhớ hơn thì âm nhạc cũng tầm thường hơn. Tình yêu, đất nước là cái gì cụ thể quá rồi, cần gì hát lên những lời sâu xa nữa. Khi xưa yêu nhau khó khăn, giờ hôn nhau ngoài đời và trong âm nhạc hàng ngày....

    Còn âm nhạc hải ngoại thì đang ngắc ngoải, vì không hợp cái thị hiếu nữa....



    ________________________________
    Ngưòi tuy nhỏ nhưng tấm lòng rộng mở

Chia sẻ trang này