1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vài cảm nhận về phim, truyện ngắn, tiểu thuyết, tác giả

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi Angelika, 20/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kimikamo

    kimikamo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    1.478
    Đã được thích:
    0
    Cô hầu chính mà Angie nói là Tập Nhân. Cô này vững vàng và chính chắn nhất trong phim. Về sau thì cảnh ngộ của cô cũng tương đối tốt hơn so với những người khác, lấy một người chồng bình thường, sống cuộc sống bình thường.
    Còn cô em họ của Bảo Ngọc tên là Thám Xuân. Cũng có người thích cô này, nhưng Kimikamo thì không ấn tượng lắm.
  2. MIAO_SLAN

    MIAO_SLAN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2006
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Ủa, vậy còn khúc đem hộp quạt ra xé là khúc nào vậy nhỉ???
    Mà nhớ người vá áo lông công là Đại Ngọc mà ta? Nhớ lộn rồi
  3. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Áo quý là áo lông công thì phải. Thương người đã mất mà sao Kimikamo cười vậy?
    Tình Văn xé quạt chứ ai. Hì hì, may là thời đó chưa có quạt máy, không thì chị chàng nhà ta đã có trò cầm búa tạ tán nát quạt để mua vui rồi, .
  4. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Tập Nhân cũng bị đày ải một thời gian mà, sau đó Bảo Ngọc tìm cách cho cô này đi lấy chồng, cô này mới thoát.
    Thám Xuân thì, ừm, còn nhỏ, chưa kịp lớn thì gia đình gặp nạn. Thám Xuân chưa phát triển tính cách gì đặc biệt cả. Chỉ có điều là gia đình mà gặp chuyện gì thì tội nhất vẫn là mấy đứa nhỏ.
  5. MIAO_SLAN

    MIAO_SLAN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2006
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Mình mới xem lại lần thứ ba tập cuối của bộ phim Rurouni Kenshin (Reflection và cái gì gì cut quên mất tiêu rồi, tên dài quá nên không có nhớ!).
    Đã xem đến lần thứ ba rồi, nhưng mình vẫn muốn xem lại, xem lại nữa.
    Phim chiếu trên Animax. Có lẽ một ngày nào đó mình sẽ phải đi tìm mua VCD mà thôi.
    Đây là một phim hiếm hoi được giữ nguyên tiếng Nhật, nhưng phụ đề tiếng Anh ở phía dưới, nhờ vậy mà mình được thưởng thức phim một cách trọn vẹn hơn, nghe được tiếng, sự diễn cảm của từng nhân vật trong phim.
    Mình.....
    Mình....
    Mình không biết phải viết như thế nào cả....
    Thật bi ai, thật hùng tráng.
    Bi hùng.
    Phim rất buồn, phải nói là buồn thảm thiết, nhưng nó không buồn theo cái cách mình nghĩ.
    Trước đây, mình đã được đọc 1 bài bình luận về cái movie này, ở tập cuối của bộ truyện Rurouni Kenshin. Bài bình luận đọc còn mang cảm giác buồn thê thảm hơn là xem phim thật. Đọc bài bình, mình vừa muốn xem, vừa không muốn xem, vì buồn, sao mà buồn quá! Chỉ đọc bài bình luận mà làm mình buồn suốt mấy ngày liền.
    Còn bây giờ, khi xem phim, thì không như thế.
    Bi, nhưng không buồn.
    Bi hùng, nhưng không bi lụy.
    Phim không làm mình rơi nước mắt, chỉ gây ấn tượng rất mạnh và để lại cảm giác sâu sắc trong lòng mình.
    Cuộc đời của một battousai...
    Đã là một thích khách, đã là một kẻ giết người, giết rất nhiều người, thì sau đó, không thể nào có một cuộc sống hạnh phúc được. Lấy đi nhiều mạng người, dù vì lý do gì, thì cuối cùng cũng phải trả giá bằng sự đau khổ suốt cả cuộc đời.
    Mình...
    Thương Kaoru nhất.
    Nếu Tomoe chỉ phải chịu đau khổ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, sau đó hạnh phúc trong cái chết vì người mình yêu, và ở lại trong lòng người ấy suốt đời, với vết thẹo trên mặt, thì Kaoru, đau khổ và hy sinh suốt đời vì Kenshin, cả cuộc đời sống với một người, mà trong tim, trong tâm, còn mang nặng quá nhiều nỗi buồn và nhiều nhiều nhiều điều khác nữa.
    Trước khi chết, chỉ trước khi chết, Kenshin mới hoàn toàn thuộc về Kaoru.
    Kaoru đã đánh đổi cả cuộc đời, để làm vết thẹo trên mặt Kenshin biến mất.
    Vết thẹo, 2 người con gái, và sự ăn năn đau khổ suốt đời vì thời gian làm thích khách, tất cả hòa lẫn vào nhau.
    Vết thẹo xuất hiện vì cái chết của 1 người con gái, và biến mất vì sự hy sinh của một người con gái khác. Trong cuộc đời của anh hùng, vẫn không thiếu bóng dáng mỹ nhân.
    Phim thật là hay, hùng tráng.
    Những lời Kaoru nói với Kenshin... Những gì Kenshin đã làm... Tất cả, tất cả đều để lại một sự xúc động sâu sắc....
    Khâm phục... Một người con gái kiên cường...
    Có bao nhiêu người con gái có thể sống được như Kaoru....
    Megumi bảo? Cuối cùng thì tôi đã hiểu vì sao Kenshin chọn Kaoru?.
    Hic,
    Nhưng có phải nếu Kenshin không ?ochọn? Kaoru thì Kaoru đã sống một cuộc đời khác, biết đâu hạnh phúc hơn, hay không?
    Kaoru đã xây dựng hạnh phúc từ trong đau khổ. Bản thân Kaoru, có thể, không đau khổ nhiều như người khác nhìn vào, nhưng mà....
    Chính Kenji (con của Kaoru) còn không thể nào hiểu được, nói chi người ngoài. Kenji hận cha nó, nghĩ cũng đúng. Kenji từng nói không hiểu tại sao mẹ lại lấy cha. Rất đúng. Một người ít khi ở nhà với vợ con, toàn đi đâu, đi đâu, chẳng biết giúp được bao nhiêu cho thiên hạ, nhưng không bao giờ ở nhà với vợ con, đem niềm vui và tình thương đến cho người khác, như một sự bù đắp với đời, nhưng chính đứa con mình thì lại là đứa trẻ thiếu thốn tình yêu của cha nhất, phải chăng cũng là sự bù đắp với đời, vì đã lấy đi người cha của những đứa trẻ khác? Nhưng Kenji, bản thân nó, có tội tình gì?
    Phim để lại nhiều cảm xúc lắm, nhưng không viết ra được. Cũng chẳng rõ lắm là mình cảm và mình nghĩ như thế nào về bộ phim, thật sự về bộ phim.
    Cuối cùng, Kenshin nói: ?oI?Tm home?, và ngã vào lòng Kaoru. Cuối cùng, người chiến sĩ trên sa trường, một thích khách huyền thoại, chết bình yên trong lòng người con gái, trên môi nở một nụ cười, nụ cười duy nhất trong suốt cả cuộc đời, xuất phát từ tận đáy lòng.
    Cuối cùng, vết sẹo trên mặt Kenshin đã biến mất, cùng lúc với cuộc đời của Kenshin chấm hết. Cuối cùng, Kaoru cũng làm cho Kenshin cười nụ cười thật sự, và vết sẹo hoàn toàn biến mất. Kaoru khóc. Vết sẹo cuối cùng cũng biến mất rồi.
    Một người vợ sẻ chia tất cả.
    Kenshin đi giúp đỡ người, với thể chất vốn dĩ không được khỏe, do những vết thương của chiến tranh, do sử dụng môn võ Phi thiên ngự kiếm, không phù hợp với cái thể tạng nhỏ bé và thể chất yếu đuối, mà toàn là dùng quá sức, Kenshin nhận lại gì? Người vẫn chết, và người vẫn trách. Bản thân Kenshin thì mắc bệnh. Và... Kaoru năn nỉ Kenshin truyền bệnh cho Kaoru, để Kaoru có thể chia sẻ nỗi đau cùng Kenshin, để Kaoru có thể hiểu được nỗi đau của Kenshin, để Kaoru có thể ?osuffering? khi Kenshin ra đi giúp người khác.
    Kenshin đã đi, dành hết hơi sức của mình cho thiên hạ, khi chỉ còn chút sức lực cuối cùng, mới trở về nhà.
    Nhưng, điều duy nhất Kenshin còn nhớ, là Kaoru, là ?ohome?. Cuối cuộc đời, khi đã làm hết tất cả để trả nợ đời, anh mới được sống cuộc đời anh mong muốn, cuộc đời dành cho Kaoru. ?oCuộc đời? chỉ gồm vài ngày (để đi về) và vài phút ngắn ngủi (khi gặp lại).
    Một thiên hùng ca, bi tráng.
    Mình vẫn muốn được xem lại, xem lại mãi....
    Tình yêu của Kaoru....

  6. MIAO_SLAN

    MIAO_SLAN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2006
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Cô gái trẻ viết tiếp Hồng lâu mộng

    TT - Nhà xuất bản Hội Nhà Văn Trung Quốc đang chuẩn bị in phần tiếp theo của bộ truyện danh tiếng Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần, mà tác giả là một cô gái mới 27 tuổi.
    Bắt đầu từ một trang web
    Ngày 26-6-2006, trên diễn đàn dành cho những người yêu thích tiểu thuyết Hồng lâu mộng có tên ?oHồng lâu nghệ phạm? xuất hiện những trang viết viết tiếp tác phẩm này của một tác giả mang nick Vũ Sơn Tuyết với lời phi lộ rất chân thành: ?oTôi là một kẻ cô độc yêu thích Hồng lâu mộng. Khi đọc Hồng lâu mộng, mỗi người sẽ có một đoạn kết của mình. Tôi không muốn phá vỡ những giá trị văn học của tác phẩm nên việc tôi viết tiếp câu chuyện chỉ dành riêng cho mình mà thôi?.
    Ngay lập tức phần viết tiếp của Hồng lâu mộng tạo được sự hưởng ứng, khen ngợi của người đọc khiến số lượt truy cập trang web này tăng lên vùn vụt.
    Theo nhận xét của những người đọc được phần viết tiếp này thì Vũ Sơn Tuyết rất thành công khi ?obắt chước? được bút pháp của nguyên tác trong việc khắc họa tính cách các nhân vật, phát triển tình tiết cũng như ***g thơ ca vào truyện. Có độc giả đã thốt lên: ?oNếu không nói ra, ai cũng nghĩ đó là những trang viết của Tào Tuyết Cần tái sinh?.
    ?oTruy lùng? tác giả Vũ Sơn Tuyết
    Những trang viết của Vũ Sơn Tuyết không chỉ gây xôn xao trên mạng mà còn được giới báo chí và những nhà nghiên cứu Hồng lâu mộng ở Trung Quốc quan tâm. Thế là cuộc ?otruy lùng? tác giả bí ẩn này đã diễn ra sôi nổi. Cuối cùng, Vũ Sơn Tuyết cũng đã được tìm thấy: đó là một cô gái trẻ tên thật là Hồ Nam, 27 tuổi, đang làm nhân viên marketing - công việc chẳng liên quan gì đến văn chương ở Hàng Châu.
    [​IMG]
    Hồ Nam cho biết cô đọc Hồng lâu mộng khi mới 12 tuổi, dù chưa thể hiểu hết nhưng chẳng hiểu sao cô lại bị những nhân vật trong tác phẩm cuốn hút, ám ảnh, để rồi năm 15 tuổi cô đặt bút sáng tác những câu chuyện tiếp theo của Hồng lâu mộng. Từ đó đến nay, suốt 12 năm trời, Hồ Nam sống âm thầm với tác phẩm của mình.
    Chưa bao giờ có ý định giới thiệu những trang viết mà theo cô là ?odành riêng cho mình? cho người khác đọc nên mỗi khi đọc cảm thấy không hài lòng là Hồ Nam bỏ đi, viết lại, sửa chữa. Tình cờ phát hiện diễn đàn ?oHồng lâu nghệ phạm? là nơi gặp gỡ của những người yêu thích Hồng lâu mộng, như tìm được tri kỷ, thế là Hồ Nam đưa lên chia sẻ cùng mọi người.
    ?oTôi đã học rất nhiều thứ để viết tiếp Hồng lâu mộng?
    Hồng lâu mộng được xem là một tác phẩm vĩ đại của nền văn học cổ Trung Quốc, trước đây đã từng có người viết tiếp số phận của các nhân vật Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc của Tào Tuyết Cần và giới Hồng học cũng đã hao tốn nhiều giấy mực tranh luận xung quanh công việc này. Thế nhưng chuyện một cô gái trẻ dám cầm bút viết tiếp Hồng lâu mộng thật sự khiến dư luận hết sức quan tâm. Báo mạng Tân Hoa đã trò chuyện với Hồ Nam để tìm hiểu động lực sáng tác của cô.
    * Đọc và viết là hai công việc hoàn toàn khác nhau, nhất là nội dung của danh tác Hồng lâu mộng không chỉ là chuyện về một gia đình mà còn chứa đựng nhiều tri thức điển cố, thơ ca... Chắc hẳn là cô gặp nhiều khó khăn khi quyết định viết tiếp?
    - Vâng, đặc biệt là thơ ca cổ điển, tôi hoàn toàn không biết gì. Ngoài ra, cuộc sống, thói quen ăn mặc, giải trí, kiến trúc của những người sống cách mình hơn 200 năm cũng làm tôi lúng túng. Bởi vậy, tôi chỉ viết bằng cảm giác của mình. Tôi đã phải học rất nhiều thứ, học từ chính nguyên tác của Tào Tuyết Cần, tham khảo rất nhiều tài liệu nghiên cứu của các Hồng gia để viết tiếp Hồng lâu mộng.
    * Cô có học hỏi được gì ở những tác giả đã từng viết tiếp Hồng lâu mộng trước đây không?
    - Tôi có đọc một vài tác giả viết tiếp Hồng lâu mộng thời nhà Thanh, còn tác giả hiện đại thì có Trương Chi, Châu Ngọc Thanh... Tuy nhiên, tôi không học được gì qua những trang viết của họ, dù họ có kinh nghiệm sống phong phú, bút pháp tinh tế nhưng tác phẩm của họ quá nặng phong cách cá nhân, không có hình ảnh của Tào Tuyết Cần.
    * Tất cả những gì diễn ra trong sáng tác của cô đều là hư cấu?
    - Tôi nương theo tình tiết của nguyên tác, bám sát những ám thị của Tào Tuyết Cần và tham khảo những nghiên cứu của các Hồng gia để xây dựng bố cục chung. Còn nội dung chi tiết đều do tôi tự nghĩ ra.
    ĐƠN DƯƠNG (Tổng hợp từ báo chí Trung Quốc)
    Tin thêm: Giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà Văn Trung Quốc Vương Bảo Sanh cho biết Hồ Nam (ảnh) đã hoàn chỉnh tác phẩm và nhà xuất bản đang tiến hành in ấn, dự kiến đầu năm 2007 đợt phát hành đầu tiên lên tới 100.000 bản.
    Ông tự tin: ?oViệc Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc tái dựng bộ phim Hồng lâu mộng đang ?ohâm nóng? các nhà Hồng học cũng như thu hút sự quan tâm của độc giả nên sự ra đời của tác phẩm viết tiếp của Hồ Nam chắc chắn sẽ thành công?.


  7. kimikamo

    kimikamo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    1.478
    Đã được thích:
    0
    Trùi, chuyện Hồng Lâu Mộng kết thúc như vậy còn viết tiếp làm sao nữa nhỉ? Hơn phân nửa nhân vật chính đã chết rồi, với lại cũng đâu còn khúc mắc gì cần giải quyết nữa đâu mà viết tiếp.
  8. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Hờ, nhận xét của Kimikamo là của người nhớ rõ truyện, còn Angie thì chỉ nhận xét theo cách thông thường thôi: Angie không nghĩ những trò ăn theo sự nổi tiếng này là nên.
    Cái gì mà hay thì một phần cũng chính nhờ nó độc đáo.
    Sự xuất hiện không bao giờ lặp lại một lần nữa. Dưới bất cứ hình thức nào:
    Sự hoàn hảo của chính nó như một chỉnh thể không cần bất cứ supplement nào.
    Sự đối lập cực đoan của nó với phần còn lại của thế giới.
    Hì hì, Angie cũng độc đáo.
    Angie chỉ xuất hiện một lần mà thôi, sẽ không bao giờ còn có Angie thứ hai.
    Angie mang tính Angie và không cần bất cứ một tính chất nào nữa.
    Từ khi có Angie trên đời, cuộc đời này được phân ra làm hai thứ: Angie và tất-cả-những-thứ-không-là-Angie.
  9. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Topic này là TÁM phim, giờ đã được 2 phim rồi, còn 6 phim nữa. Cho Angie đăng ký trước phim thứ 3: Phúc Lạc Hội , dựa theo tiểu thuyết cùng tên.
    Trong những kỷ niệm liên quan đến phim này, có một kỷ niệm bên lề khá thú vị.
    Có một lần mẹ Angie nói gì đó về việc ở VN thì khó làm được điều mình muốn, còn ở nơi khác thì dễ dàng hơn, cho nên các con phải ráng ''''tìm đường thoát thân'''' blah blah blah...Chị em Angie thì ăn cơm xhcn nên ra sức cãi lại, nói rằng ở đâu thì cũng thế mà thôi. Mẹ Angie thì lấy ví dụ về nữ tác giả người Mỹ gốc Hoa của tác phẩm Phúc Lạc Hội đã thành công khi viết tiểu thuyết này tại Mỹ, chứ nếu còn ở tq thì đừng hòng.
    Angie vẫn còn nhớ rõ 2 chị em Angie kịch liệt phản đối nhận định này và nói rằng: Xin lỗi mẹ, ở đâu thì đời cũng chẳng khá hơn đâu. Thử hỏi nếu không biết ngủ với mấy thằng cha xuất bản sách thì liệu các tác giả nữ có xuất bản nổi sách hay không!
    Nghĩ lại, sao mà chưa đến 17 tuổi mà mình đã cynical đến như vậy? Sao chưa hề có chút kinh nghiệm thực tế nào vể cuộc sống mà đã sớm cynical như vậy? Hay, liệu có phải mình nghĩ vậy chính vì đúng là cuộc sống toàn tệ hại như vậy không?
    Quay lại tác phẩm điện ảnh và tiểu thuyết Phúc Lạc Hội, ấn tượng của Angie lần đầu tiên đọc là: Không hiểu những ẩn ý bên trong nhưng biết rằng có những ẩn ý ở đây và mong rằng từng ngày lớn lên mình sẽ nhận ra những ẩn ý đó.
    Có nhiều tác phẩm khi không hiểu thì Angie cũng không tin rằng có cái quái gì đằng sau những câu chữ ấy, nhưng với Phúc Lạc Hội thì Angie tin rằng phải sống nhiều mới cảm hết được nghĩa.
    Phúc Lạc Hội bao gồm những chương ngắn, tả về một sự kiện nào đó có liên quan đến 1 trong 8 nhân vật chính (bao gồm 4 bà mẹ người Hoa sống ở Mỹ và 4 cô con gái của họ.) Mỗi chương là suy nghĩ và cách nhìn nhận của mỗi người. Cứ thế xem kẽ nhau, khi thì mẹ con hiểu nhau, khi thì không thể hiểu nhau.
    Hiểu nhau, vì họ cùng là nữ, cùng là người mẹ, người vợ trong gia đình, cùng là người Hoa.
    Không hiểu nhau, vì họ là 2 thế hệ khác nhau, vì người mẹ sinh ra và lớn lên ở TQ rồi mới sang Mỹ còn người con gái thì sinh ra ở Mỹ, ảnh hưởng văn hóa Mỹ.
    Đọc vào mới thấyy cuộc sống đúng là tricky. Mình hiểu được ai, chẳng phải vì chủ quan mình có muốn hiểu người ta hay không, mà là do hoàn cảnh khách quan có cho phép mình có khả năng hiểu họ hay không.
    Thèm thấy con người hiểu nhau hơn.
    Tìm được 1 link có chương đầu của Phúc Lạc Hội:
    http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=2645
    Phim ngắn gọn hơn, bớt đi nhiều chương, ờ, nhưng mà dễ hiểu hơn...Có những chi tiết Angie không đủ trình độ để hiểu thì khi xem phim lại hiểu ngay.
    Được Angelika sửa chữa / chuyển vào 01:11 ngày 03/01/2007
  10. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    http://www.amthuc.com/index.php?ft=forum&ft_action=view&trang=0&thread=1142
    Ẩm thực trong tiểu thuyết Phúc Lạc Hội
    Hiện nay, tại Mỹ có dòng văn học của người Hoa nhập cư với những sắc thái mới lạ. Những người này tự gọi là ''Bạch Hoa'', nói tiếng Mỹ, học theo nền văn hóa Mỹ, nhưng về nhà đối diện với các bậc cha mẹ là người Trung Hoa. Ông bà cha mẹ sợ họ mất gốc ráng truyền thụ cho họ những lễ giáo, nhân sinh quan truyền thống mà họ coi là quái gở, cổ lổ vì không sao áp dụng được ở Mỹ. Điều duy nhất mà họ còn gắn với nước Trung Hoa xa xôi là? những món ăn độc đáo mà họ vẫn còn thấy ngon, vẫn thương nhớ tìm về.
    Amy Tan (Tần Ái Mỹ trong quyển Phúc Lạc Hội kể về một hội ở Mỹ do các gia đình người Hoa lập ra để nhớ về ''Phúc Lạc Hội'' tương tự ở Trung Hoa vào thời chiến tranh chống Nhật. Người ta tụ họp lại để ăn những món ăn Trung Hoa truyền thống như chè đậu đỏ, chè chí mà phù, hoành thánh? cũng là để ganh đua tài nội trợ, là niềm tự hào của mỗi người phụ nữ Trung Hoa. Bà mẹ kể lại cho con gái về Phúc Lạc Hội ngày xưa ở Quế Lâm: ''Người chủ nhà phải đãi thức ăn đặc biệt, ngõ hầu mang lại may mắn khắp mọi mặt: bánh bao mang hình nén bạc, bún gạo cọng dài chúc sống lâu, đậu phộng nấu mong sinh con trai và dĩ nhiên còn có thêm nhiều cam để cuộc sống đầy đủ ngọt ngào.'' Thật ra, các món ăn đều rất đạm bạc, vì đang trong thời chiến ''Bánh bao được nhồi nhân bí, xắt dày và cam thì lốm đốm đầy những lỗ có sâu''.
    Hội ở Mỹ cũng mang tinh thần tương thân tương ái và có nhiều món ngon lành: ''Mùi nước lèo hoành thánh thật hấp dẫn với những nhánh lá ngò thả bồng bềnh trên mặt. Tôi bị lôi kéo đầu tiên bởi đĩa to đựng món xá xíu, thịt heo cắt từng lát hình đồng tiền, rồi đến loạt thức ăn nho nhỏ, bánh bột vỏ mỏng nhồi thịt heo, thịt bò, tôm băm và còn các thứ khác không biết tên mà mẹ tôi từng diễn ta là các thức ăn bổ dưỡng. ''Ngày Tết Nguyên Đán trên đất Mỹ, dù xa xứ, người Trung Hoa vẫn giữ tục lệ ăn những món truyền thống, như món cua, mà phải không được mua cua chết, vì ''cả ăn mày cũng không ăn cua chết''. Món cua được những người ăn trân trọng chọn cho người thân yêu nhất của mình, vợ nhường con to cho chồng, mẹ nhường cho con, ''các bà mẹ Trung Hoa không biểu lộ tình thương yêu con cái bằng cách ôm hôn mà bằng cách ép ăn cua hay món vịt tiềm hôi hổi''.
    Nấu ăn là cách các bà mẹ biểu hiện tình yêu, sự hào và quyền lực, nên cô gái người Hoa lần đầu tiên đưa bạn trai Mỹ về ra mắt mẹ, lo ngay ngáy không biết anh chàng xử sự sao cho phải phép, để mẹ đừng giận. Thiệt y như rằng, anh chàng Mỹ thật thà như đếm, không biết cầm đũa, lại lấy cả đống tôm nấu đậu trắng, thay vì chỉ lấy một ít theo kiểu Trung Hoa, còn khi bà mẹ giả vờ khiêm tốn cho rằng món heo luộc ăn với bắp cải của mình hôm nay hơi nhạt, anh ta lại đổ vào dĩa cả chai nước tương, thay vì phải khen ngon!
    Mời các bạn đọc một số đoạn nói về ăn uống trong tiều thuyết Phúc lạc hội.
    1. Phúc lạc hội ở Quế Lâm:
    Cứ mỗi tuần, người trong nhóm của ta mới bạn bè họp lại để có dịp phát tài và cũng để phấn chấn tinh thần. Người chủ nhà phải đãi thức ăn đặc biệt, ngõ hầu mang lại may mắn khắp mọi mặt: bánh bao mang hình nén bạc, bún gạo cọng dài chúc sống lâu, đậu phộng nấu mong sinh con trai và dĩ nhiên còn có thêm nhiều cam để cuộc sống đầy đủ ngọt ngào.
    Với khả năng đạm bạc mà bọn ta đãi đằng nhau tươm tất đến thế đấy! Bọn ta không để ý rằng bánh bao được nhồi nhân bí, xắt dày và cam thì lốm đốm đầy những lỗ có sâu. Bọn ta ăn dè sẻn, không phải vì dường như không có đủ thức ăn nhưng để có thể phân trần vì sao không thêm được miếng nữa, bọn ta phải nhồi đầy bụng từ sáng sớm. Bọn ta biết mình có được những thứ xa xỉ mà ít người đạt tới, bọn ta là những người may mắn.
    Có người cho rằng bọn ta sai lầm khi yến tiệc mỗi tuần, trong lúc nhiều người trong thành phố bị chết đói, phải ăn cả chuột, và sau đó còn ăn đến những thứ mà lũ chuột đói khác nhất đã dùng để ăn. Nhưng điều gì tệ hơn, bọn ta tự hỏi nhau, ngồi và đợi cái chết đến bằng những gương mặt sầu não đúng điệu? Hoặc chọn lấy một niềm an ủi riêng mình?
    Vì thế bọn ta mới mở tiệc và giả vờ mỗi tuần đều bắt đầu năm mới. Mỗi tuần, bọn ta có thể quên đi những điều tệ bạc của ngày qua, bọn ta không được phép nghĩ quẩn, bọn ta liên hoan, cười đùa, chơi bài, thắng thua, kể cho nhau nghe những câu chuyện hay nhất, và mỗi tuần bọn ta có thể hy vọng gặp may. Niềm hy vọng ấy là niềm vui độc nhất của bọn ta và vì thế, bọn ta gọi nhóm người nhỏ của mình là Phúc Lạc hội.
    2. Phúc Lạc hội ở Mỹ:
    Trước khi chết một tuần, mẹ gọi tôi đầy tự hào và sức sống. Bà nói:
    - Dì Linh nấu chè đậu đỏ, mẹ sẽ nấu chè chí mà phủ.
    Tôi quen gọi những người bạn cũ gia đình là dì và dượng. Gia đình họ Tô sực nức mùi dầu mỡ. Rất nhiều bữa ăn của người Trung Hoa được nấu nướng trong gian bếp quá nhỏ hẹp, quá nhiều mùi thơm xào nấu quyện vào nhau thành làn hơi dầu mỡ vô hình. Tôi còn nhớ mẹ tôi đã từng đi vào nhà của người khác và các quán ăn, khỉnh mũi và thì thào nhận xét:
    - Ta thấy được và cảm thấy được mùi dính đặc bằng mũi ta.
    Dì An Mỹ đếm bánh hoành thánh trong chiếc khay trước mặt, dì đã làm được năm hàng bánh, mổi hàng 8 cái. Bốn mươi bánh, tám người, mỗi người 10 cái, thêm 5 hàng nữa. Dì tự nói lớn với chính mình, rồi tiếp tục nhồi nhân thịt vào bánh, chúng ta đã tự sáng suốt ra, bây giờ bọn ta có thể thắng và thua đều nhau.
    Chúng ta có thể gặp vận may ở thị trường chứng khoán, và chúng ta vẫn có thể chơi mạt chược cho vui vậy thôi, chỉ một vài đô la và người thắng có thể lấy hết. Người thua vẫn còn ít tiền để mang về nhà, vì thế mọi người đều vui vẻ cả, khôn ngoan đấy chứ hả? Tôi nhìn dì An Mỹ làm thêm bánh hoành thánh, dì có những ngón tay nhanh nhẹn, thiện nghệ, dì làm mà không cần phải chú ý gì cả. Đó là điều mà mẹ tôi hay từng than phiền rằng dì An Mỹ không bao giờ suy nghĩ về việc đang làm.
    - Đến giờ ăn rồi nhé!
    Dì mang ra xẻng bánh hoành thánh vừa mới gói xong. Hàng lớp thức ăn trên bàn, được dọn theo kiểu tư phục vụ như các buổi tiệc ở Quế Lâm. Mùi nước lèo hoành thánh thật hấp dẫn với những nhánh lá ngò thả bồng bềnh trên mặt. Tôi bị lôi kéo đầu tiên bởi đĩa to đựng món xá xíu, thịt heo cắt từng lát hình đồng tiền, rồi đến loạt món ăn nho nhỏ, bánh bột vỏ mỏng nhồi thịt heo, thịt bò, tôm băm và còn các thứ khác không biết tên mà mẹ tôi đã từng diễn tả là ''các thức ăn bổ dưỡng''.
    Ăn uống không phải là một sự kiện thanh lịch nơi đây. Dường như mọi người đang chết đói, họ tọng đầy các nĩa thức ăn vào miệng, rồi ghim thêm thịt mỡ, liền tay lấy thức ăn. Họ không giống các phụ nữ ở Quế Lâm, những người theo tôi, luôn luôn hình dung ăn uống với một vẻ thanh cao.

Chia sẻ trang này