1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vài điều lưu ý khi đọc sách Nước Non Bình Định của Quách Tấn

Chủ đề trong 'Bình Định' bởi DeNhatKhao, 11/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DeNhatKhao

    DeNhatKhao Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    Vài điều lưu ý khi đọc sách Nước Non Bình Định của Quách Tấn

    Sách Nước Non Bình Định của Quách Tấn mặc nhiên được công nhận là một tác phẩm địa phương chí về tỉnh ta một cách bài bản nhất. Tuy vậy do một số lý do khách quan và chủ quan quyển sách đáng quý này tồn tại một số hạn chế. Do không có thời gian đọc và đối chứng nhiều nên tôi chỉ nên ra một số vấn đề à tôi biết chắc. Mong được trao đổi cùng mọi người.
    1/Nhiều câu hát, câu thơ trong sách không được tác giả nói là của ai nên nhiều người cứ tưởng ca dao. Những câu thơ đó phần nhiều lại chính là của ?Quách Tấn. Một số người khi nghiên cứu về văn học dân gian không phân biệt được, cụ thể như ông Đào Văn A bê nguyên vào sách Văn Học Dân Gian Nghĩa Bình.
    2/Có nhiều truyền thuyết được tác giả đưa ra nhưng không nói rõ nguồn gốc, lai lịch nên nhiều nhà nghiên cứu nghi là Quách tiên sinh?đẻ ra những chuyện này. Do vậy không nên lấy những chuyện đó là tư liệu chính thống được.
    3/Một số tư liệu ông đưa ra không đúng. Đây có lẽ là nguyên nhân khách quan vì thời ông viết chiến tranh liên miên.
    Lời ông viết: Để mong nói được nhiều, và và những lời nói ra được chính xác, trước khi viết, tôi đã quyết định đi tới từng vùng một, tìm tói xem xét, đem tài liệu thu thập được đối chiếu cùng thực tế trong thực tại khách quan. Nhưng khi tình hình trong nước được yên thì chân bị cầm nơi công sở. Đến nay tấm thân được rảnh, thì lửa binh lại bừng khắp nơi! Đã bao tháng đợi năm chờ! Nếu còn chờ nữa, chờ đến khi gió thuận mưa hòa, thì tuổi trời ngày một chồng thêm, biết rồi nữa có còn cầm nổi ngọn bút!
    Âu đành cứ viết!
    (NNBĐ, trang 2)
    Tôi sẽ viết chi tiết một số tư liệu ông đưa ra sai hoặc không rõ ràng trong bài viết sau.
  2. DeNhatKhao

    DeNhatKhao Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    NNBĐ trang 6, Quách Tấn viết:
    Nhưng đến năm Canh Thìn (1470) vua Chiêm Thành là Trà Toàn đem quân ra đánh phá Hoá Châu. Vua Lê Thành Tông phải cầm quân đi đánh dẹp. Trà Toàn đại bại phải rút quân về giữ Đồ Bàn, vua Lê Thánh Tông thừa thắng đổi đánh. Quân Chiêm chống không nổi, Trà Toàn Bị bắt và đất Đồ Bàn bị quân ta chiếm.
    Trong đoạn này QT viết có mấy điểm sai và không rõ ràng:
    1/Năm 1470 không phải là năm Canh Thìn mà là năm Canh Dần. Có 2 lý lẽ để nói đều đó:
    + Sách Khâm Định Việt sử của triều Nguyễn ghi năm 1471 là năm Hồng Đức thứ 2 là năm Tân Mão, tính ngược lại thì năm 1470 là Canh Dần.
    + Theo quy luật tên năm Âm lịch cứ 60 năm thì quay lại 1 lần (Bội số chung nhỏ nhất của giáp 12 và chi 10 chính là 60). Do vậy năm Âm lịch 1470+60x9=2010 cũng trùng tên năm âm lịch với năm 1470 và chính là năm Canh Dần
    2/Đọc kỹ đoạn trên thì chúng ta thấy rằng Quách tiên sinh chỉ nói năm 1470 quân Chiếm đánh nước ta, sau đó vua Lê Thánh Tông đem quân đánh trả nhưng không nói chính xác ngày tháng năm chiếm được Đồ Bàn. Điều này làm nhiều người lầm tưởng là quân nhà Lê chiếm được thành này cùng năm nhưng thực tế thì quân ta chiếm được vào ngày 1 tháng 3 năm Tân Mão (1471).
    Có quá nhiều nhà khảo cứu tin tuyệt đối vào NNBĐ của Quách Tấn nên các bài viết của họ sai theo cái sai của ông. Ngay trong những bài sưu tầm của thầy Thích Giác Hạnh (Lê Bích Sơn), các bài viết cũng ?ođá nhau rầm rầm? về cái năm.
    *Hữu Vinh mạnh dạn đưa phần khảo cứu Quách Tấn vào bài viết ?oĐất Bình Định xưa..?Năm 1470, đời Lê Hồng Đức, nước Đại Việt mở đất đến núi Thạch Bi (Phú Yên ngày nay) đặt làm phủ Hoài Nhơn thuộc thừa tuyên Quảng Nam. Phủ có 3 huyện: Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn. ?" sai về năm dương lịch
    *Bùi Phong Khê thì cẩn thận hơn, chỉ dám chép y như QT và chịu sai (và không rõ ràng như vậy luôn): Nhưng đến năm Canh Thìn (1470), vua Chiêm thành là Trà Toàn đem quân ra đánh phá Hóa châu, vua Lê Thánh Tông phải cầm quân đi đánh dẹp, Trà Toàn đại bại rút quân về giữ Đồ Bàn. Vua Lê Thánh Tông thừa thắng đuổi đánh, quân Chiêm chống không nổị Trà Toàn bị bắt và đất Đồ Bàn bị quân ta chiếm cứ.
    *Viết Hiền, trong bài Danh tướng Phạm Nhữ Tăng và những võ công hiển hách
    Ngày mồng 1 tháng 3 năm Hồng Đức thứ 2 (Tân Tỵ - 1471), nước Đại Việt được mở đến núi Thạch Bi (tức là khu vực giáp ranh 2 tỉnh Phú Yên - Khánh Hòa ngày nay). ?" Sai về năm âm lịch (ghi là Tân Tỵ).
    Quách tiên sinh không ngờ con cháu mình cả tin đến vậy!
  3. DeNhatKhao

    DeNhatKhao Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    NNBĐ trang 224, Quách Tấn viết:
    Ở trái đường xe, cách Quy Nhơn chừng vài chục cây số , có tháp LONG TRIỀU ở tại thôn Xuân Mỹ và tháp Thanh trúc ở thô Bình Lâm. Cả hai đều thuộc quận Tuy Phước. Đường khó đi nên ít người viếng.
    Về tháp Long Triều, tôi có điểm nghi ngờ. Đã nhiều lần tôi đi qua thôn Xuân Mỹ nhưng không thấy cái tháp nào. Sau này tôi có hỏi mấy người bạn ở gần đó thì họ bảo không biết. Đọc các tài liệu khác, có người cho rằng tháp Long Triều chính là tháp Bình Lâm, một số tài liệu khác thì không nói tới. Không lẽ di tích tháp này có thật như bị tàn lụi do chiến tranh, thời gian? Bác nào có điều kiện đi qua thôn Xuân Mỹ, xã Phước Hiệp tra cứu lại giúp.
    Riêng về tháp Thanh Trúc thì Quách tiên sinh đã viết sai. Nhà tôi ở đúng tôn Bình Lâm, xã Phước Hoà nên tôi rất rõ. Theo cách gọi tên tháp theo làng (thôn) như tháp Hưng Thạnh (tháp Đôi), tháp Thú Thiện thì nên gọi là tháp Bình Lâm (các tài liệu sau này đều gọi như vậy). Dưới chân tháp có ngôi chùa đúng tên là Thiên Trúc, nhưng người ta thường gọi là chùa Bình Lâm (khu vực này còn lại phế tích của ngôi thành cổ mà các nhà nghiên cứu gọi là thành Thị Nại). Như vậy ngôi tháp này chỉ có thể gọi là tháp Thiên Trúc hoặc tháp Bình Lâm chứ không thể gọi là Thanh Trúc được.
    Khi viết xong những dòng này cảm thấy buốn cho các nhà nghiên cứu Bình Định, vì một người chả làm việc gì liên quan đến lịch sử, địa chí như tôi có thể phát hiện những sai sót nói trên trong khi họ không đã động gì đến những chuyện đó. Ông Quách Giao có thể đã xem tác phẩm của ca mình là hoàn toàn đúng nên đã không có phần sửa chữa hoặc phụ lục để nói thêm.

Chia sẻ trang này