vai dòng về "Không đề" của Ônga Becgôn Em nhớ lại chuyện ngày quá khứ Khúc hát ngây thơ một thời thiếu nữ Ngôi sao cháy bùng trên sông Neva Năm tháng đắng cay hơn, năm tháng ngọt ngào hơn Em mới hiểu bây giờ anh có lý Dù chuyện xong rồi, anh đã xa cách thế Em hát khác xưa rồi, khóc cũng khác xưa "Trên đời này có những điều chỉ có thể giải quyết được bằng thơ!" Tôi đã nghỉ đến câu nói nổi tiếng ấy của Maiacôpxki khi đọc bài thơ "Không đề" của Ônga Becgôn, một nhà thơ cách mạng, song đọng lại trong lòng người hâm mộ thơ bà không phải là những dòng thơ lửa cháy mà lại là những vần thơ tình dạt dào sôi nổi của một trái tim khao khát yêu thương, đã yêu hết mình và cũng gặp nhiều trắc trở - kể cả những mất mát, đổ vỡ trong tình yêu. Thơ bà không phải là tiếng thơ của một tâm hồn viên mãn, hạnh phúc mà là tiếng thơ gai góc, lắng đọng nhiều suy tư, trải nghiệm sâu sắc về cuộc sống, về tình yêu. Và, như người ta nói: "Tình yêu đi qua, nỗi buồn ở lại", những vần thơ của bà cứ ám ảnh hoài trong tâm trí tôi. " Em nhớ lại chuyện ngày quá khứ Khúc hát ngây thơ một thời thiếu nữ Ngôi sao cháy bùng trên sông Neva Và tiếng chim kêu những buổi chiều tà! Âm điệu thơ chậm rãi, trầm buồn như tiếng vọng từ sâu thẳm trái tim của nhân vật trữ tình "em" khi " nhớ lại chuyện ngày quá khứ". Tình yêu của em và anh gắn liền với dòng sông Neva, với tiếng chim kêu trong những buổi chiều tà", và ngôi sao cháy bùng" lên như khát vọng của tình yêu không bao giờ tắt trong trái tim của những đôi lứa đang yêu. Tôi chú ý nhiều đến hình ảnh: "Khúc hát ngây thơ một thời thiếu nữ". Không hiểu sao trong tâm trí tôi lại hiện về câu thơ của Hàn Mặc Tử : "Bao cô thôn nữ hát trên đồi". Các cô gái quê ấy đang hát đến tận cùng của tuổi trẻ và tình yêu trong "Mùa xuân chín" thời thiếu nữ của mình, để rồi: "Ngày mai trong đám xuân xanh ấy, có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi". Nhân vật trữ tình "em" trong "Không đề" của Ônga Becgôn - phải chăng cũng là hoá thân của tác giả đấy thôi - cũng có một thời bồng bột, say mê, đã từng yêu và được yêu, có lẽ cũng từng đốt cháy mình để hát lên bài tình ca say đắm. ấy là khúc ca hạnh phúc! Khúc ca ấy ( cùng với dòng sông, tiếng chim kêu...)đã trở thành chứng nhân của tình yêu quá khứ. Để bây giờ em nhận thấy: "Năm tháng đắng cay hơn, năm tháng ngọt ngào hơn Em mới hiểu bây giờ anh có lý Dù chuyện xong rồi, anh đã xa cách thế Em hát khác xưa rồi, khóc cũng khác xưa!" Mạch thơ đi từ hồi tưởng lại những kỉ niệm quá khứ thoắt trở về với những buồn vui hiện tại. Cô gái yêu say đắm và bồng bột ngày xưa nay chín chắn hơn để có thể thấm thía một điều tưởng chừng đơn giản: "Năm tháng đắng cay hơn, năm tháng ngọt ngào hơn". Phải ngọt ngào và cay đắng , hạnh phúc và bất hạnh, sum họp và chia li...đó là tất cả những mặt đối lập luôn tồn tại trong cuộc sống này. Nhưng ngày ấy khi mới mất anh, em đã không hiểu - hay cố tình không hiểu.Em đã "bỏ chạy trong quay cuồng thác lũ, mặc cho mọi người kinh ngạc nhìn em" ( Không đề II) em đã " đập nát tay vào năm tháng, để có anh dù thời gian hoang tàn" nhưng tất cả chỉ là vô vọng. Thời gian đã làm em mất anh, nhưng cũng giúp em hiểu ra "bây giờ anh có lý". Có thể ngày ấy khi yêu anh, em đã quá bồng bột say mê với " khúc hát ngây thơ" trên dòng sông Neva mà không nhận ra những nhịp đập khác thường của hai trái tim" không cùng chung suy nghĩ. Đến khi em hiểu thì: "Anh đã xa cách thế" và cả em cũng khác em ngày xưa yêu anh: "Em hát khác xưa rồi, khóc cũng khác xưa". Vâng, vẫn là khúc hát ấy, là giọt nước mắt ấy nhưng năm tháng cuộc đời đã nhuốm vị đắng cay mặn mòi trong lời hát. Ngay cả khi em hạnh phúc lẫn khi em đau khổ em cũng đã lớn lên...Tôi gọi đó là bài ca tình yêu dang dở bài ca được nhà thơ chiêm nghiệm bằng chính sự trải nghiệm của mình. Lớp trẻ lớn lên giờ lại hát theo ta Lại nhắp vị ngọt ngào thuở trước Vẫn sông Neva, chiều tà, ánh nước. Nhưng nghĩ cho cùng họ có lỗi đâu anh Khổ thơ cuối cùng của bài thơ đột ngột thay đổi về giọng điệu và cảm xúc. Những chứng nhân của tình yêu giữa em và anh nay lại trở thành nơi hò hẹn , chứng kiến tình yêu của bao đôi lứa khác. Khúc hát ấy cũng không còn là riêng của hai ta nữa mà là của lớp trẻ và nó bất diệt! Bởi vì nghĩ cho cùng, họ không có lỗi trong tình yêu dang dở của chúng ta! Bởi vì, cả " sông Neva, chiều tà, ánh nước"...cũng đã trở thành một phần máu thịt của anh và em, của bài ca tình yêu dù đó là bài ca dang dở! Bài ca ấy sẽ còn ngân xa mãi mãi trong tim của những người yêu thơ Ônga Becgôn. Nguyễn Thị Mai Lan Tạp chí Hạnh phúc gia đình Lớp trẻ lớn lên giờ lại hát theo ta Lại nhắp vị ngọt ngào thuở trước Vẫn sông Neva, chiều tà, ánh nước Nhưng nghĩ cho cùng họ có lỗi đâu anh? (Bằng Việt dịch
"Bởi vì nghĩ cho cùng, họ không có lỗi trong tình yêu dang dở của chúng ta! " --> Hê hê cái đoạn này bình nhảm quá. Tớ không nghĩ như bà, bà NTMLan ạ. Lớp trẻ lớn lên giờ lại hát theo ta Lại nhắp vị ngọt ngào thuở trước Vẫn sông Neva, chiều tà, ánh nước Nhưng nghĩ cho cùng họ có lỗi đâu anh? Tình yêu có quy luật của nó, cuộc sống có quy luật của nó. Hợp rồi tan, "yêu thương - giận hờn - tha thứ - chia ly", ấy là cái sự thường tình trong tình yêu, trong đời. Bọn trẻ lớn lên, lại lặp lại những gì chúng ta đã trải nghiệm, cũng yêu, cũng khao khát, cũng giận hờn, rồi chia tay, nhưng đó không phải là lỗi của họ, mà do' là bởi quy luật khắc nghiệt của t/y mà thôi. Đấy, tớ diễn nôm na ra nó là như thế. Chả hiểu cái bà Lan này đọc xộc xệch méo mó ra răng mà làm hỏng cả cái ý thơ hay đến thế của người ta, hừm Cái câu "Năm tháng đắng cay hơn năm tháng ngọt ngào hơn. Em mới hiểu bây giờ anh có lý" quả là hay quá. Olga có 1 câu khác ý gần giống thế trong bài Mùa hè rớt: "Sao ơi sao sao sắp lặn vào đe^m Ta biết lắm là người đang vĩnh biệt Nhưng sao chỉ đến giờ ta mới biết Yêu thương - giận hờn - tha thứ - chia ly" Trần Nguyễn Hoàng Long đẹp trai
To lai co mot version khac cua doan tho nay: Sao ơi sao sao sắp rụng vào đem Ta biêt lắm thời gian đang vĩnh biệt Nhưng sao chỉ đến giờ ta mới biết Yêu thương - giận hờn - tha thứ - chia ly