nhan tien em thay cac bac co ve quan tam den nha tho tre nay , em chom chia tu ben Thang Long mot bai nhan xet kha hay ve nha tho moi nay , hi vong doc xong moi nguoi co the hieu ro hon minh yeu tho hay yeu su noi tieng cua tho Bài này của chị Evil từ diễn đàn Thanh niên xa mẹ www.tathy.com/thanglong .?o Này gương kia, ta muốn biết trí tuệ của ta, Thưa cô, cô thông minh hơn nhiều, so với tuổi? Biết viết gì về một tập thơ khi nó đã được xuất bản... Viết rằng nó khá dài, và có vẻ vô cùng thông minh...2 Borges, trong một buổi nói chuyện với các nhà thơ trẻ, có trích dẫn một câu của Oscar Wilde, một câu mà ông nói có tính chất tiên tri- ?onếu không có thơ vần, tất cả chúng ta đều là thiên tài?. Làm rõ thêm một chút ý của ông già nhà văn mù loà xứ Achentina, người nhiệt thành khuyên các nhà thơ trẻ ?otrước khi muốn phá luật thì phải học luật đã?: thơ có vần là phép thử của tài năng. Không có gì dễ bộc lộ sự bất tài bằng một bài thơ đúng niêm luật mà chán ngắt. Bây giờ, hãy thử nhìn nhận ý kiến của Oscar Wilde ở một khía cạnh khác, khía cạnh mà, khác với bản tính thẳng thắn của người châu Mỹ Latinh, Borges đã ý nhị im lặng trong buổi nói chuyện đó: thơ không vần là cái cách dễ nhất che dấu sự bất tài của mình Một bài thơ không vần, dù có chán ngắt, cũng không làm chúng ta bực bội như một bài thơ có vần. Những người núp bóng thể thơ tự do thừa biết ưu thế của họ: con người dễ chấp nhận một bài thơ dài và lủng củng như một đoạn văn xuôi ý nghĩa mù mờ. Và vì thế, chúng ta có thể thờ ơ bỏ qua nó chứ không nhọc công bực bội. Thơ không vần, trong cái cấu trúc tự do mà nó tự đặt ra cho mình, còn là một bộ quần áo của hoàng đế: ai cũng sợ bản chất ngu độn của mình đã bỏ mất cơ may nhìn thấy con kỳ lân3, do vậy, trước một bài thơ không vần, im lặng không phải là đỉnh cao của âm thanh, mà là đỉnh cao của sự thông minh. Linh- tập thơ của Vi Thuỳ Linh, một tác giả mới hai mươi tuổi, đã tự lựa chọn cho mình con đường dễ dàng nhất, và cũng khó khăn nhất của một nhà thơ trẻ: bốn mươi bài thơ tự do, rất mới, rất ?ocách tân?- theo như nhận xét của đông đảo công chúng yêu thơ và các nhà thơ, các nhà phê bình. Vậy viết gì về một tập thơ ?ocâu nào cũng hàm ngôn?4 một tập thơ thông minh như vậy...! Thông minh? Liệu thông minh có là cái đích của một tập thơ? Tại sao tôi cứ mãi băn khoăn, cái gì là cái khác nhau lớn nhất giữa nàh hiền triết và một kẻ tự cho mình thông minh? Câu trả lời có lẽ là: nhà hiền triết bao giờ cũng tin những gì mình đang nói ai cũng biết, bởi vậy, không chỉ có ngôn ngữ của ông ta giản dị dễ hiểu, mà giọng điệu của ông ta bao giờ cũng có một chút hài hước nhẹ nhàng. Kẻ tự cho mình thông minh tin rằng, những điều mình đang nói chỉ duy nhất có một mình biết, vì vậy ngôn ngữ của hắn vừa to tát vừa rối rắm, giọng điệu của hắn vừa cao ngạo vừa trống rỗng. Tập thơ của Linh, mới chỉ đọc mười bài thơ đầu, đã thấy dày đặc những ngôn từ to tát, những huyễn hoặc, kính động, cực đại, khuếch tán, phi thường, hợp nhất, trầm cảm, khủng hoảng, bạo động, tối khẩn, huỷ diệt... Nếu ví nhà thơ như một người thợ gốm, và bài thơ như chiếc bình, Linh- cũng giống như nhiều nhà thơ trẻ tuổi khác, những người luôn muốn mô tả tình cảm trong cái cực đại của nó, và không thể chờ đợi để tìm ra những từ ngữ thích đáng- đã chẳng mấy bận tâm đến việc giữ cho lửa đều, mà chỉ chăm chăm đốt lửa trong lò thật bốc. Và vì thế, không nên ngạc nhiên khi mở những chiếc bao thơi, thay vì chiếc bình với chất men mịn màng, ta lại thấy những mảnh vụn méo mó của những câu thơ quá lửa. Không phải một rừng biểu tượng, trên các bài thơ của Linh là một rừng khẩu hiệu. Thơ của Linh đầy chất cách tân- bà đỡ của nhà trẻ, những nhà thơ quá lứa đang sốt ruột chờ phiên đổi gác nói thế. Đối với tôi, ?ohàng triệu người điên lên theo mãnh lực phần mềm Microsoft. Những tâm hồn đang được mã hoá với nhịp điệu sống lập trình. Ngày đêm, những nơron thần kinh căng cứng cập nhật dữ liệu. Con người không ngây thơ, không nhiều mơ ước và mất dần lãng mạn. Màu dollar sắp nhuộm cả da trời?5 không thể gọi là cách tân. Dù rằng ngôn ngữ có vẻ hiện đại, chất đầy những phần mềm, cập nhật, mã hoá, nhưng không vì thế mà rõ ràng hơn, và nhất là, hay hơn. Có thể cực đoan, nhưng tôi từ chối gọi những dòng trên là thơ. Có người an ủi tôi rằng, đôi khi, do những may mắn tình cờ, những chiếc bình quí nhất thường được những người thợ gốm làm ra trong những mẻ lò không có gì chung với ý niệm người ta thường có về sự tính toán. ?oThơ phải cực đoan?- họ nói vậy. Làm thơ phải trông chờ vào sự may rủi, (poetry is given to the poet- thơ ca được trao cho thi sĩ), và không thể không công nhận, trong sự may rủi, đôi lúc Linh cũng có những câu thơ hay, nhất là khi viết về mình, hay về những suy tư táo bạo của một cô bé đang tưởng tượng mình đang trở thành thiếu phụ: ?oCái lưỡi mềm của anh nơi gan bàn chân em Làm thế giới hoá lỏng Em như bông lúa chín?6 hoặc ?oAnh hiện diện bên em sau giấc mơ vừa nhấc cánh Cùng mùi thịt da...?7 hay cuồng nhiệt hơn ?oEm vén áo lên để cho anh tràn tinh khôi và mãnh liệt?8 đáng tiếc, ngay sau đó, mẫn cảm phụ nữ tinh tế của cô lại nhường chỗ cho đầu óc thông minh của những luận đề vô nghĩa: ?oHiện thực không thoả thuận với sắp đặt chủ quan Tôi biến mình thành cái motor, một robot, bằng cơ chế điều khiển Vẫn phải làm việc và rời xa mình (Chúng ta ngày càng rời xa mình) Bèn duy trì hứng khởi bằng lãng mạn, tưởng tượng bất ngờ Cả loài người ngộ nhận tham vọng vật chất?9 Mâu thuẫn lớn nhất của Linh và đồng thời cũng là hạn chế lớn nhất của cô, nằm ở cái cách cô tập làm người lớn. Linh ?ogià hơn nhiều , so với tuổi?, nhưng đáng lẽ tin tưởng vào sự già dặn trẻ trung của thơ mình, cô lại không vững tin để đến độ luôn luôn phải khoác cho mình chiếc mặt nạ của một thiếu phụ cô độc, một con người đã biết tất cả, và do vậy, mọi lời nói phải hàm ngôn.? Câu nào cũng hàm ngôn?10...! Hàm ngôn, ai đó sẽ tranh luận, là đặc điểm không thể thiếu được của thơ ca. Không thể tưởng tượng thơ ca nếu thiếu những ý tại ngôn ngoại, những liên tưởng bí ẩn, những mối dây mơ hồ dễ cảm nhận mà lại khó diễn giải. Nhưng mặc cảm chưa trở thành người lớn khiến hàm ngôn của Linh chỉ bao gồm những câu nói cố làm cho tối nghĩa, những từ- gạch- nối bất tận và vô lý như những từ in đậm trong tạp chí Thế giới Phụ nữ, tỷ như: vũ- trụ- sơ- sinh, có- phải- tôi- đấy- không, để- biết- mình- đang- sống, triệt- tiêu- nỗi- khổ...vv. Nếu xếp những câu thơ đó bên cạnh những câu thơ tuổi xanh như: ?oTôi như ổi chín Với đôi mắt ccủa Mecghi đăm đắm nhìn cha Ran?11 (lại cha Ran!), chúng ta sẽ có một món nộm- thơ nhạt nhẽo. Vậy, biết viết gì về một tập thơ của một nhà thơ khi nó đã được xuất bản. Viết rằng cô còn rất trẻ, và có vẻ vô cùng thông minh... Tôi cũng rất mong được nhẹ12, mong rằng mình không phải phi ngựa xéo lên mạ non13 nhưng chính vì nghĩ về Linh như một nhà thơ- không có những tính từ (trẻ, phụ nữ) đi kèm- tính từ, như chúng ta đều biết, luôn giả dối, nó chỉ là cái cách người ta che đậy cho việc không tìm ra một danh từ đắc địa và đúng nghĩa- nên tôi nghĩ, tác giả nên mau chóng vượt qua giai đoạn đại ngôn của tập thơ này, lắng lòng mình lại hơn, chăm chút cho từ ngữ hơn để có thể có được những vần thơ chân thành và có giá trị. Hà nội 15.2.2001 Linh- thơ Vi Thuỳ Linh- NXB Thanh niên 2000. Thằn lằn trắng-tr 16 2 ?oBiết kể gì về một người con gái khi nàng đã chết. Kể rằng nàng đẹp. Và vô cùng thông minh. Nàng yêu Moza, yêu Bach, yêu nhóm Beatles...? ( Câu chuyện tình yêu- Erich Segan) 3 Có một chuyện ngụ ngôn mà Borges rất thích và được ông nhắc tới nhiều lần trong các tiểu luận của mình, đó là câu chuyện của Hàn Dũ ông tìm được trong cuốn Anthologie raisonnée de la litérature chinoise của Margaulies: câu chuyện về con kỳ lân. Ai cũng biết con kỳ lân là con vật thiêng mang điềm lành, nhưng không ai trong chúng ta biết mặt mũi nó thế nào, vì thế, hoàn toàn có khả năng một lúc nào đó chúng ta đã thấy nó lướt qua trước mặt mà hoàn toàn không biết nó là con kỳ lân. 4 Chân dung- tr 6. Linh- đã dẫn 5 Thế giới hiện hữu- Linh- tr. 27- đã dẫn 6 Sinh ngày 4 tháng 4- Linh- tr.14- đã dẫn 7 Một ngày chưa có trong sự thật- Linh- tr.78- đã dẫn 8 Và chúng ta bắt đầu một cuộc sống khác- Linh- trang 77- đã dẫn 9 Một ngày chưa có trong sự thật- Linh- tr79- đã dẫn 10 Chân dung- tr 6. Linh- đã dẫn 11 Mùa đông cuối cùng- tr.44- Linh- đã dẫn 12 Chữ dùng của nhà thơ Thường Quán 13 Chữ của Lỗ Tấn
"Siêu" hay, "siêu" đúng và "siêu" tâm đắc. Tôi cũng xin từ chối gọi những gì mà VTL đã viết là thơ dù bạn có thể cho tôi là một kẻ quê mùa không biết cảm thụ văn chương.
Đạo chích giỏi nhỉ, đăng bài mà không thèm biết tác giả, thề "lày" thì bao giờ cái "lước" bần cùng ngu "giốt" của chúng ta mới văn minh được đây? Trần Nguyễn Hoàng Long đẹp trai
Gớm có gì mà nặng lời thế. Bài này là của nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn. Evil bên Thăng Long có nói nhưng chắc Quick không để ý đấy thôi. Goldmund
Thế mà cũng được chấp nhận là thơ. Nghe thơ Con Cóc còn khoái hơn ! The Student of Hanoi University of Business and Management
tai vi bai thu nhat chi Evil co ghi tac gia con bai thu 2 ve VTL chi ay khong ghi nen tui khong dam ghi ai la tac gia , hieu chua? Do nhieu chuyen , thay ghet , cắt ..............acccount ........bi gio