1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vài hàng về Thơ và Nhạc

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi trantrunghai80, 31/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Vài hàng về Thơ và Nhạc

    Vài hàng về Thơ và Nhạc

    (trích từ diễn đàn Ô Thước)

    I.Một vài cảm xúc về thơ và nhạc

    Hàn Trân

    Nhìn vào cảm xúc từ lúc con người bắt đầu vào đời.
    Những thố lộ, những ước mong, những cảm thông giữa
    cái ta và chung quanh là những cảm giác, những giao truyền,
    những lắng đọng v.v... Tất cả những tiếp xúc cùng thế
    giới không là tạ Thế giới mà nó làm cho cái ta có lúc
    ngơ ngác, có lúc trìu mến, có lúc đam mê, có lúc giận
    hờn, có lúc trở thành hận thù hay tình yêụ Thế giới
    mà nó có muôn hình vạn trạng mà tình tự "hỉ, nộ, ái, ố"
    đôi khi có thể biểu hiện qua một thái độ. Sự biểu
    hiện thái độ hay cảm xúc, hay nhận thức có lúc nóng bỏng
    có lúc nhẹ nhàng, có lúc câm lặng. Bằng bất cứ phương
    tiện truyền đạt nào đi nữa, cái ta cũng phải vận dụng
    ngũ quan của nó cho công cuộc truyền thông. Cái ta và cái
    không ta đã bắt đầu những giao cảm, những truyền đạt
    từ khi cái ta khởi đầu bằng tiếng khóc "oe oe".

    Âm thanh và sự ấm áp, xoa dịu đầu đời bằng xúc giác
    là những giao cảm bắt đầu cho sự chung đụng của cái ta
    và thế giới không tạ Rồi khi cái ta biết mở mắt đê?
    cảm nhận những hình ảnh, màu sắc hay khứu giác hoạt động
    khi thoang thoảng kích thích từ hơi thở.

    Có lẽ sự khởi đầu của cuộc khám phá của cái không ta
    mà âm thanh đã là một "đầu tiên" làm công cụ cho cuộc
    khám phá này nên nó đã là thứ nhạy cảm nhất của cái ta?
    Từ những lời ru của mẹ, từ tiếng khóc đòi sữa, từ
    tiếng khóc ước mong, từ tiếng cười thoã mãn, tất ca?
    đã nhen nhúm cho những mầm "hỉ nộ Ái ố" đâm chồị Rồi
    âm thanh đã chiếm phần rất quan trọng trong những khích động
    tâm tư như bài hát, bài ca dao, tiếng trống kèn thúc quân,
    tiếng hát lên đường, tiếng đàn tình tự của một mất
    mát v.v...

    Ngôn ngữ cũng đã sử dụng âm thanh để truyền đạt những
    "hỉ nộ ái ố" một cách dài dòng hơn, tỉ mỉ hơn, nhẹ nhàng
    hơn, thanh tao hay trắng trợn hơn. Âm thanh và ngôn ngũ đã
    bắt đầu cưới hỏi nhau từ đấỵ Và cái ta từ khi xư?
    dụng phương tiện truyền thông bằng ngôn ngữ cũng bắt đầu
    cảm ngộ "hỉ nộ ái ố" một cách hoàn mỹ hơn.

    Cái ta bao giờ cũng thích được chìu chộng, nâng niu cho nên
    những âm thanh nhẹ nhàng, những ngôn từ ve vuốt trầm bổng
    đều dể hấp thụ hơn. Tiếng ve sầu, tiếng gió bão, tiếng
    suối nước, tiếng thông reo, tiếng chim kêu, tiếng khóc thét,
    tiếng sục sùi, v.v... Tất cả những âm thanh đã khởi màu như
    một tiếng nói của một hình ảnh, một tình huống của cái ta
    và cái không ta đã bắt đầu cho những nhận xét rồi đi đến
    nhận thức và sau cùng là ghi nhận để truyền thông cho chính
    mình hay cho cái không là mình. Ngôn tự bắt đầu cuộc khám
    của nó. Đi kèm với âm hưởng trầm bổng ngôn tự đã len
    vào cái ta một cách dể dàng và nhẹ nhàng. Nó nhiểm vào cái
    ta có đôi khi chẳng hay biết.

    Thơ và nhạc thể trầm bổng có thể bắt nguồn từ những
    âm thanh chung quanh và cộng với cái nhận, cái ngộ, cái thiền
    để mong len lỏi vào cái cộng đồng truyền thông một cách
    nhẹ nhàng và trìu mến. Từ đó thơ đã thành hình với âm
    vận của than thở từ hkông gian, thời gian và tâm thức. Thơ
    đã được hiểu và nhập nhằng với âm điệu để gọi là
    ngôn ngữ thơ.



    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  2. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Từ đó thơ đã mang riêng cho nó nhạc tính. Nếu thiếu nhạc
    tính, thơ chẳng còn cái mềm mại nhẹ nhàng như sinh tính của
    nó nữạ Còn trong nhạc, tự âm hưởng nó đã gieo vào cái ta
    một thứ ngôn ngữ riêng của nó, một ngôn ngữ của cảm, của
    ngộ. Nhưng để bộc lộ xa hơn hay sáng tỏ mục đích hơn,
    nhạc được bổ xung bằng ngôn từ. Ngôn từ của nhạc thì
    không nhất thiết phải tự nó có nhạc tính vì nó đã được
    phụ giãi bằng nhạc vận. Tuy thế nếu ngôn từ của nhạc mà
    rời bỏ hẳn thơ tính thì có lẽ nó có lẽ phải rất dài vì
    chỉ thơ tính mới đem lại cái súc tích ý tưởng.
    Nếu nghe nhạc TCS mà không biết được lời thì nhạc ông
    cũng thường thôi.
    "Em đến bên đời, hoa vàng một đóa" TCS.
    "Người hãy nhớ mang theo hành trang"
    "Qua khoãng trời vắng chân mây địa đàng" TCS.
    Cái thơ tính đã mang nhạc TCS lên một giá trị đặc biệt.
    Cũng tương tự như nhạc của Vũ Thành An. Nếu những bài
    không tên mà thiếu ngôn ngữ tình thơ của nó thì có lẽ
    nó không là một hiện tượng khi mới chào đờị Riêng
    nhạc Ngô Thụy Miên thì nhạc tính có hay hơn nhưng ông cũng
    hoàn chỉnh bằng lời thơ của chính ông hay thơ Nguyên Sa.
    Còn nhạc của Phạm Duy và các nhạc tiền chiến đều có
    lời bằng thơ tính thì chẳng cần phải nói cái tình khắn
    khít của thơ và nhạc của nó nữa.
    Gần đây nhạc Đức Huy được phổ cập như bài "Bỏ quên
    con tim", "Người tình trăm năm"... tuy lời của nó không tự
    mang hoàn toàn nét bổng trầm của thơ nhưng nó súc tích
    của chất thơ.
    Hầu như những bản nhạc Việt có giá trị lâu dài đều mang
    chất thơ trong lời của nó. Thơ và nhạc trong âm nhạc Việt
    Nam cho đến giai đọan này và có thể về sau, có một sư.
    gò bó khắn khít của một thứ tình mà có thể gọi là "tình
    thơ và nhạc".
    Âm thanh đã bắt đầu cho sự khai phá của cái ta và cái không
    tạ Âm thanh đã thành hình cho cái êm đềm nhạc điệu, âm vận
    để len vào cái ta và cái không là tạ Âm thanh đã trở thành
    nhạc, thành thơ, thành những trầm bổng bất tận để mang đến
    những bộc lộ, cảm ngộ của ta.
    Thơ hay nhạc nhuộm đời thêm hương sắc
    Nổi và trôi lai cổ diệt sinh đời

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  3. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    II.Khí thơ và hồn nhạc
    Khải Minh
    Nhạc, quả thật là dấu tích hiển nhiên nhất về bản thể hồn
    xác con ngườị Có nghĩa là dấu tích thần thiêng nào đó mà
    trong thơ chúng ta gọi là cõi vô thức, cái hồn, cái khí được
    nhạc biểu lộ.
    Chúng ta cứ tưởng tượng thế giới nhạc cổ điển của tây
    phương, nó không cần giải thích bằng bất cứ phương tiện lý
    luận nào hết. Một em bé, một cụ già, một con vật, từ đông
    sang tây hầu như đều cảm được cái rộn ràng của Mozart, cái
    hùng uy, cô đơn của Bethoven, cái bồng bềnh lãng mạn của
    Schubert.... Còn thơ bằng văn tự vốn mang rất nhiều bản chất
    luận lý thì hơi kẹt. Thí dụ một vài tiếng không quen, một vài
    danh từ lạ hoắc đươc sử dụng, tức thì có rất nhiều phản
    ứng lý luận, phê bình... và hầu như bị thành kiến bóp chết
    ngaỵ Ngôn ngữ hình như dùng để diễn tả nhiều hơn là để
    làm thợ Tôi vẫn coi ngôn ngữ là kẻ tử thù của thơ.
    Nhạc ca không hẳn phải là nhạc. Nhiều người viết lời trước,
    nhạc saụ nhiều người ngược lại và có người vừa soạn lời
    lẫn nhạc trong quá trình sáng tác. Tôi vẫn thích những người
    dặt nhạc trước, lời sau vì lý do tự thần thánh của nhạc.
    Thơ là cái khí trước khi là ngôn ngữ, trong đó có lời nhạc.
    Âm thanh của nhạc gần cái khí này hơn. Khi nghe một dàn nhạc hòa
    tấu chúng ta nghe thấy cái khí, cái hồn nào đó bộc phát qua
    âm thanh.
    Khi nghe dàn một bản ca nhạc (bỏ lời ca đi) chúng ta chưa
    chắc tìm thấy cái hồn nguyên thủỵ Chúng ta lại bị chủ quan
    ám ảnh bởi lời ca làm hồn nhạc mất đị Thí dụ như bài
    Mầu Tím Hoa Sim, lời ca thật buồn nhưng nhạc thật vuị Bài
    Ngày Xưa Hoàng Thị, có một điệu duy nhất mà chúng ta có
    thể hát : em tan trường về, trường tan em về, em tan trương
    về, em về trường tan.. .. cho đến hết những trường canh
    cấu trúc bài nhạc.
    Thế giới ca nhạc của chúng ta thật còn rất thô sơ và mới
    mẻ, thực tế mà nói hầu hết nhạc ca của chúng ta đều nhàm
    và vay mượn quá dáng. Cứ Bolero, Slow muôn thuỏ. Cái khí thơ
    trong nhạc hầu như không có, chỉ có lời thơ hiểu theo cách
    nào đó mà thôi.
    Còn phải nhiều người khai phá, Một Lê Thương với Hòn Vọng
    Phu, Một Giao Kim với những bản thánh ca và một trường quốc
    gia âm nhạc hình như mới là khởi sự.
    Nhưng xem ra con đường khai phá không lạc quan lắm, thực tế
    còn thê thảm hơn lãnh vực văn chương nữạ Mozart chết không
    mồ mả, Bethoven đi rửa chén... Khổ thay và khó thaỵ
    Chừng nào lổ nhĩ Tây nghe được một vài bản nhạc ca của chúng
    ta rồi khen hay không giả dối, xã giao thì chừng đó chúng ta
    mừng lớn. Theo tôi, cái khí thơ hay nhạc phải có trước bất
    cứ lời ca nào.

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  4. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    II.Khí thơ và hồn nhạc
    Khải Minh
    Nhạc, quả thật là dấu tích hiển nhiên nhất về bản thể hồn
    xác con ngườị Có nghĩa là dấu tích thần thiêng nào đó mà
    trong thơ chúng ta gọi là cõi vô thức, cái hồn, cái khí được
    nhạc biểu lộ.
    Chúng ta cứ tưởng tượng thế giới nhạc cổ điển của tây
    phương, nó không cần giải thích bằng bất cứ phương tiện lý
    luận nào hết. Một em bé, một cụ già, một con vật, từ đông
    sang tây hầu như đều cảm được cái rộn ràng của Mozart, cái
    hùng uy, cô đơn của Bethoven, cái bồng bềnh lãng mạn của
    Schubert.... Còn thơ bằng văn tự vốn mang rất nhiều bản chất
    luận lý thì hơi kẹt. Thí dụ một vài tiếng không quen, một vài
    danh từ lạ hoắc đươc sử dụng, tức thì có rất nhiều phản
    ứng lý luận, phê bình... và hầu như bị thành kiến bóp chết
    ngaỵ Ngôn ngữ hình như dùng để diễn tả nhiều hơn là để
    làm thợ Tôi vẫn coi ngôn ngữ là kẻ tử thù của thơ.
    Nhạc ca không hẳn phải là nhạc. Nhiều người viết lời trước,
    nhạc saụ nhiều người ngược lại và có người vừa soạn lời
    lẫn nhạc trong quá trình sáng tác. Tôi vẫn thích những người
    dặt nhạc trước, lời sau vì lý do tự thần thánh của nhạc.
    Thơ là cái khí trước khi là ngôn ngữ, trong đó có lời nhạc.
    Âm thanh của nhạc gần cái khí này hơn. Khi nghe một dàn nhạc hòa
    tấu chúng ta nghe thấy cái khí, cái hồn nào đó bộc phát qua
    âm thanh.
    Khi nghe dàn một bản ca nhạc (bỏ lời ca đi) chúng ta chưa
    chắc tìm thấy cái hồn nguyên thủỵ Chúng ta lại bị chủ quan
    ám ảnh bởi lời ca làm hồn nhạc mất đị Thí dụ như bài
    Mầu Tím Hoa Sim, lời ca thật buồn nhưng nhạc thật vuị Bài
    Ngày Xưa Hoàng Thị, có một điệu duy nhất mà chúng ta có
    thể hát : em tan trường về, trường tan em về, em tan trương
    về, em về trường tan.. .. cho đến hết những trường canh
    cấu trúc bài nhạc.
    Thế giới ca nhạc của chúng ta thật còn rất thô sơ và mới
    mẻ, thực tế mà nói hầu hết nhạc ca của chúng ta đều nhàm
    và vay mượn quá dáng. Cứ Bolero, Slow muôn thuỏ. Cái khí thơ
    trong nhạc hầu như không có, chỉ có lời thơ hiểu theo cách
    nào đó mà thôi.
    Còn phải nhiều người khai phá, Một Lê Thương với Hòn Vọng
    Phu, Một Giao Kim với những bản thánh ca và một trường quốc
    gia âm nhạc hình như mới là khởi sự.
    Nhưng xem ra con đường khai phá không lạc quan lắm, thực tế
    còn thê thảm hơn lãnh vực văn chương nữạ Mozart chết không
    mồ mả, Bethoven đi rửa chén... Khổ thay và khó thaỵ
    Chừng nào lổ nhĩ Tây nghe được một vài bản nhạc ca của chúng
    ta rồi khen hay không giả dối, xã giao thì chừng đó chúng ta
    mừng lớn. Theo tôi, cái khí thơ hay nhạc phải có trước bất
    cứ lời ca nào.

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  5. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    IIỊ. Ngôn ngữ nhạc, ngôn ngữ thơ
    Hàn trân
    Nhạc là nhạc, thơ là thơ cũng như họa là họa, nhiếp ảnh là
    nhiếp ảnh. MỖi nghệ thuật có đường nét riêng tư của nó
    để nó có thể nghiểm nhiên trở thành một ngành nghệ thuật.
    Nhưng người sáng tác hay thưởng ngoạn -nếu muốn công thức
    hóa- có nhiều giác độ tương đồng của một cái cảm, cái
    ngộ.
    Nhạc dùng âm thanh để ghi chú cái ngộ Thơ dùng ngôn tự và
    âm vận. (Nếu phát âm một ngôn ngữ chưa thành thạo thì
    đọc thơ của ngôn ngữ đó chỉ cảm ý chứ chưa thể cảm hóa
    ,hòa mình). Cả hai dùng âm thanh (thính giác) để truyền
    thông/. Thơ còn cách truyền thông bằng thị giác nhưng khi
    thưởng thức người ta đã âm thầm liên tưởng đến cái
    âm vận của nó rồị
    Họa dùng màu sắc, đậm nhạt, ánh sáng và bố cục. Nhiếp
    ảnh dùng màu sắc, ánh sáng và bố cục. Cái tách biệt của
    hai nghệ thuật này là ở chổ làm chủ cái bố cục hay không.
    Ở họa người sáng tác có nhiều quyền làm chủ cái ngộ của
    mình từ cả chân dung cho đến lập thể. Còn nhiếp ảnh phải
    tùy thuộc vào rất nhiều thứ, từ màu sắc, ánh sáng, cho
    đến cả cái bố cục cũng nhiều khi may mắn nữa, đó là
    chưa kể đến trình độ kỹ thuật về film, nước rửa ...
    Nhạc và thơ:
    Ngôn ngữ của nhạc là âm thanh. Âm thanh tự nó không diễn
    đạt Có nghiã là người sáng tác và người cảm tác phải có
    trình độ, phải hiểu cái ngôn ngữ và phải có giao cảm (từ
    kinh nghiệm sống, từ những ưu tư trằn trọc) với thứ ngôn
    ngữ nàỵ Âm thanh bộc phát từ âm cụ -tiếng đàn guitar
    không diễn tả được cái sóng vồn, gió hú của nhạc Johann
    Strauss- mà âm cụ có cái giới hạn riêng của nó. Kể cả âm
    luật cũng bị giới hạn, từ một tiếng trống bập bùng của
    dân Phi Châu không thể hòa vào cái trầm buồn của Schubert.
    Ngôn ngữ âm nhạc là tương đối.
    Ngôn ngữ của thơ khởi đầu là âm thanh (truyền khẩu). Những
    à ơi, ê a ru con, tỏ tình là thành hình tiết tấu, âm vận, đê?
    đến khi ngôn ngữ khai phóng hơn, ngôn tự hoàn chỉnh hơn nó
    được ghi chép và truyền lạị Ngôn ngữ thơ của Lý Bạch là
    "cổ tự", ngôn ngữ của Shakespear cũng thuộc cổ ngữ và đương
    nhiên cung hằng trong ngôn ngữ đó là một cõi tiên (cảm tác).
    Nó không có những từ của những khai phá mới của thế kỷ 21.
    Tự ngôn ngữ cũng có cái giới hạn của không gian (địa lý) và
    thời gian. Thơ đề bạt bằng những ngộ cảm và được truyền
    thông bằng âm vận của ngôn ngữ. Âm vận có giới hạn. Ngôn
    ngữ có giới hạn.

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  6. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Ngôn ngữ thơ là tương đối.
    Nói chung, phương tiện xữ dụng cho mỗi nghệ thuật đều có
    cái giới hạn của nó. Định luật thiên nhiên là tương đối
    thì định luật xã hội, chính trị, ngôn ngữ, hay văn chương
    cũng là tương đốị Cho nên cái mà ta ngộ ta chẳng thể
    truyền đạt hoàn toàn cho một cá nhân khác và cũng chưa hẳn
    truyền đạt hoàn toàn cái cảm đó cho chính ta nữa, ở một
    thời điểm khác. Truyền thông là tương đối.
    Vì mỗi một nghệ thuật, mỗi thứ ngôn ngữ là tương đối
    nên việc truyền đạt đôi khi được sữ dụng bằng nhiều
    phương tiện hơn là một. Nhạc cũng không ra thông lệ đó.
    Một Schubert với "chủ nhật buồn" chắc ít người biết đến.
    Một Strauss với Danube(?) Bleu chắc ít ai để ý đến âm hưởng
    violin của nó. Nên nhạc đã mượn thêm ngôn ngữ để phổ biến.
    Mà ngôn ngữ gần gủi và cũng có âm vận hay rhyme đã nằm ơ?
    thợ Thế là mối giao cẩn bắt đầụ Mà khi đã có mối giao
    cẩn thì sự phối hợp phải nhịp nhàng, phải bổ xung cho nhau.
    Nhạc có thể co trước lời, nhưng lời là để diển tả cái
    ý mà người sáng tác muốn nóị Còn nếu lời chỉ bỏ vào theo
    cái âm vận của nhạc thì nhạc sĩ ấy đã bán đứng tư tưởng
    nhạc của mình.
    Thơ có thể đi trước nhạc, vì thơ đã làm nhạc sĩ rung cảm.
    Cái âm vận của thơ có thể rất gò bó cho nhạc, nhưng nhạc
    cũng phải cố diển tả cái rung cảm của mình mà không đè bẹp
    tư tưởng thơ .
    Từ nhạc nảy ý thơ, từ thơ rung cảm nhạc đó là cái vòng lẩn
    quẩn của cảm ngộ. Chẳng qua thơ và nhạc là những phương
    tiện truyền đạt mà nó có mối gần gủi về âm vận mà thôi.
    Nhạc VIệt Nam nói riêng đã có mối liên hệ rất khắn khít
    với lời, với thợ Không vì thế mà nhạc Việt không thê?
    đi đến đại đồng có nghiã là Tây, Tàu, Mỹ, Á đều nghe lọt
    mà có lẽ nhạc sĩ mình vẫn còn khiếm khuyết trong sáng tác.
    Chưa hẳn lời nhạc là một gò bó cũng như chưa hẳn tiết nhạc
    là không thể theo thợ Nhạc của The Beatle nếu nghe mà không
    lời thì saỏ Bài Imagine của John Lenon mà không lời thì chưa
    chắc đã được hát trong kỳ kỷ niệm thành lập Liên Hiệp
    Quốc.
    Dụng cụ hôm nay ta chỉ có chừng đó, nếu ta biết khéo tận
    dụng thì nó cũng như thơ Lý Bạch, cũng như Shakespear, cũng
    như Schubert, Strauss. Phương tiện ở bất cứ thời điểm nào
    và bất cứ nghệ thuật nào cũng tương đốị Người sáng
    tác được nhiều người cảm nhận là người khéo sử dụng
    những phương tiện đó để đưa người thưởng ngoạn đến
    một chân trời mới, hay thắp nến lên một cõi mù sương.
    (nguồn: Nhạc Tình Tuyển Tập)

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  7. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    bài viết hay quá
  8. vmdbvn

    vmdbvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2003
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt quá bạn Hải ạ
    Hơn 80Gb nhạc của vmdb đã có dịch vụ cho các bạn trẻ http://www.ttvnol.com/forum/t_274789

Chia sẻ trang này