1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vài hình ảnh về múa Lân - Sư - Rồng [chu?? đê?? được nhiê??u ngươ??i đọc, mod lyhl giới thiệu đâ

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi cuonglhvt, 15/02/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0

    Rất nuể phục sự hiểu biết của anh Cường, Như anh cường biết Trong các lân Nam sư thường có ông Địa góp vui và phụ họa cho tiết mục múa lân ( ông địa có tướng mạo mập thấp. bụng to, mang mặt nạ cười má lún đồng tiền, tay cầm quạt âm dương, mặt áo hồng bào chân mang giày cỏ. bụng thắt đai) Hình ảnh ông địa luôn hổ trợ cho lân nam sư trong các tiết mục như : Lưỡng lân Tranh châu, Song lân chúc phúc.... Vậy xin hỏi Ông địa có các thế múa như thế nào ? Trước giờ kevin hướng dẫn ông địa của mình di chuyến bộ tấn theo điệu trống, nếu dồn dập thì đi nhanh, chân bước hai hàng quạt luôn phe phẩy theo giai điện trống. đầu thì luôn hướng đến vấn đề chủ thể, như khi bái tổ thì nhìn vào bàn tổ và cúi đầu, khi hí họa với lân thì nhìn vào lân và hướng dẫn lân vào diểm mục tiêu v.v.v
    vậy xin hỏi xưa nay "ông địa" King of Lion dance có điệu múa nào đặc thù nữa không ? Lúc huấn luyện đội lân kevin chọn người nào thật xuất sắc nhanh nhạy mới cho làm địa, không biết cao kiến của anh Cường về vấn đề này như thế nào ? xin mạn phép học hỏi.
    Tối hôm qua kevin có múa Kỳ lân " Nhân ngày vía đức chí tôn" 9/9 Al tại Đền Thánh Cao đài, cùng 2 ngọc kỳ lân, nhưng năm nay đội long mã do hội đồng chưởng quản toà thánh mời thêm ( Đội lân Long Thành Bắc - Đội Thị Trấn - Đội Long Tân ...) rất nhiều nên các điệu trống bị loạn, vì múa cùng lúc, nhiều điệu trống khác nhau, nên tổ chức rất khó, múa không đẹp. kevin sẽ gửi hình cho anh nếu anh thích tham khảo.
    Về Long mã Đội hình múa năm nay do thiếu người kế thừa nên đa số là U40, vài anh em trẻ nên múa không còn sung mãn nữa, khi đầu lân rất nặng do liên tục tân trang thêm thắt kẽm và kim loại vào. kevin sức hèn suýt nữa bị lả sau 2 phút chạy, bả vai bị xệ do phải vác thêm bình xăng nhỏ khi biểu diễn tiết mục "Kỳ lân Phun Châu"
    Xin nhắc thêm là do kết cấu Long mã khác với các loại lân nam sư nên múa Lân mã rất khó. Toàn thân Lân mã nặng gấp 7-10 lần đầu lân Nam sư thường múa. khi đảo đầu lân và khi xuống tấn rất khó, nếu không ăn ý nhau.
    Vì đây là lân phục vụ cho tín ngưỡn tôn giáo, nên không được phục vụ rộng rãi trong các lể hội thường. Lân mã chỉ phục vụ vào các ngày 9/9 rằm tháng 8 15/8 al, và các ngày lể khánh thành của Thánh Thất cao đài. ngoại lệ vừa rồi là múa rước Hài cốt của Đức Giáo chủ Phạm Công tắc từ Pnompenh về cải táng tại tây Ninh.
    Tuy nhiên kevin rất mong học hỏi những cao nhân có kiến thức về loại lân này để ngày càng hoàn thiện các điệu múa cho Lân mã .
    Hiện nay kevin đang ở TPHCM. sinh hoạt thường xuyên ở box Khoa học pháp lý rất mong diện kiến anh Cường để hoc hỏi thêm về Võ học cũng như về nghệ thuật múa lân.
  2. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ hiểu biết của mình về đọan này không bằng kevin đâu. Mình phải học hỏi kevin nhiều (he he. Nịnh wa nịnh lại thế này mắc cỡ wá). Nhưng mà theo mình thì ngọc kỳ lân không phải là nam sư hay bắc sư. Mình chỉ biết qua sách báo và một vài bộ phim (hình như là Đất phương nam thì phải).
    Theo ý mình múa Tứ Linh là một trong những điệu múa riêng mang tính tâm linh của người Việt phương Nam (tức là đàng trong). Điển hình nhất là múa Tứ Linh (trong đó có bài Lân mẫu xuất lân nhi) của cung đình Huế và múa Tứ Linh trong lễ của Cao Đài Tây Ninh. Mình đọc qua vài tài liệu thì múa Long trong Tứ Linh của Cao Đài có khi nói là Rồng Nhang có khi nói là Long Mã. Múa Lân thì lúc là Ngọc Kỳ Lân lúc thì là Long Mã. Nếu Kevin rõ thì giải thích rõ cho mình biết. Theo ý mình thì múa Kỳ Lân của người Việt (kể cả cung đình lẫn Cao Đài) khác múa Nam Bắc Sư của Tàu ở chỗ là có cả Kỳ lẫn Lân (đực lẫn cái).
    Về mã bộ trong múa lân mình có ý kiến thế này: Giống như một cây đèn, đèn dầu và đèn điện đều có cái "thể" riêng. Cái "dụng" của nó là sáng. Mỗi cây có một "tướng" sáng riêng, không thể bó buộc cái "tướng" đó được. Quan trọng là Kevin "mồi" cho mấy cây đèn đó sáng ra sao thôi.
    Cái này hỏi chơi. Nếu có gì không phải thì bỏ qua nhé: Kevin quen anh "kiên bưu chính" hả? Thấy anh kiên có vẻ bênh thầy Chiếu VVN quá, sao DHLV dám hỗn với thầy Chiếu mà không thấy anh Kiên vào bênh???
  3. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Xem ra nghệ thuật múa Lân- Sư - Rồng trong Nam khá hơn ngoài Bắc nhiều. Có lẽ là do cộng đồng người Hoa trong đó đã tạo ra hiện tượng này.
    Dịp Trung thu, tôi có để ý các đội múa sư tử ở Hà Nội nhưng phần nhiều thất vọng. Vì nhận thấy họ thiếu chuyên nghiệp. Hầu như không kết hợp bộ tấn của võ thuật với múa sư tử. Bộ vị lung tung, chỉ có thể làm trò vui cho trẻ em, chứ cách rất xa nghệ thuật đích thực. Công cụ cũng rất sơ sài.
    Dịp hội nghị APEC được xem Nhơn Nghĩa Đường biểu diễn ở Hà Nội mà lấy làm thú vị. Họ biểu diễn trên Mai Hoa thung rất bài bản.
  4. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Hoan hô anh thiếu lâm bắc phái vào tham gia trao đổi
    Được kevinmitknick sửa chữa / chuyển vào 21:14 ngày 25/02/2007
  5. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Anh Cường kính,
    Xin phép giải thích sơ với anh về Múa rồng nhang và múa Long mã ( lân mã) vào ngày rằm tháng tám 15/8 al như sau :
    Múa Rồng nhang là 1 kiểu múa gần giống với biểu diễn Múa rồng của "nhơn nghĩa đường" Nhưng khác cái là rồng nhang dài khoảng 50m đường kính thân rồng là 1,5m - đầu rồng 2m. thân rồng được mô phỏng theo rồng trung hoa trong phật giáo đại thừa . vảy màu vàng chấm đỏ. trên mình gắng đầy nhang từ thân đến đầu. đội quân múa khoảng 60 người. đa số là những thanh niên tín đồ cao đài làm "công quả" . Khi múa Rồng nhang không tập luyện trước, vì các điệu múa rất đơn giản chỉ nhúng các cây sao cho khớp với nhau thôi, chứ không như múa rồng " Nhơn nghĩa đường" Toàn thân rồng nhang làm bằng tre có kết kẽm nên rất nặng. đầu rồng nhanh nặng khoảng tầm 30-40kg vì có gắng các thiết bị bình anquy, đèn, bộ phận phát sáng... Múa rồng nhang kevin không can thiệp vào vì nó là 1 dạng múa diễu hành.
    Còn múa Lân mã ( theo nghĩa hán việt là Long mã) Thân ngựa đầu rồng, đuôi phụng, chân hưu, da cá chép mắt sư tử ... Trên lưng có bộ tam bảo ( sách xuân thu - bình bát - và cây phất trần) tượng trưng cho lão giáo) mà khi đến thăm toà thánh anh có thể nhìn lên phía nóc toà thánh 1 con long mã rất to đứng trên quả địa cầu. Cứ theo mô hình long mã đó bọn em có đội mỹ thuật thiết kế 1 con dài 1,6m da trắng vảy chấm đỏ. bên ngoài dán bằng vải vẽ màu lên nên rất nặng đầu có hai sừng. có thể bảo quản tốt lâu dài. Múa long mã thì theo các thế tấn cơ bản trong võ thuật thiếu lâm bằng mười hình tượng cơ bản của : Long, xà, hổ, Báu, Hạc, Sơn, Tượng, mã, Hùm, beo. Cứ 9 tấn Kim kê độc lập thì chuyến qua Trảo mã tấn, khi nhịp trống xuống thì chuyển qua "xà tấn" . Nói chung sự biểu lộ cảmn xúc của lân này không bằng các Kỳ lân khác của nam sư.
    Theo sự hiểu biết của em từ Kỳ lân hay "Ngọc Kỳ lân" là con Lân Nam sư mà anh đang múa đó. Kỳ lân = lân đuôi dài bằng vải , múa uyển chuyển.
    Còn múa lân ở Huế chịu ảnh hường nhiều của múa Nam sư, nhưng thiết kế đầu lân đôi khi lại giống với lân Bắc sư, vần đề này em không hiểu ??!?!?! nhưng lân mẫu xuất lân nhi thì trong sử sách trung hoa ít đề cập tới. có lẽ em chưa đọc tới. nhưng em thấy cách biểu diễn lân mẫu xuất lân nhi không hay cho lắm. Năm 1996 em có xin vào Thắng nghĩa đường, Nhơn Nghĩa đường học hỏi, nhưng vì em là người việt nên họ rất e dè chỉ bảo thật tình, cũng may em nhìn họ tập và học lóm được chút đỉnh. cách thể hiện lân qua các điệu trống của họ rất độc đáo. độc đáo là ở chỗ có khi họ chỉ sử dụng âm gỗ của trống ( vách trống, tang trống) mà múa ( người việt mình ít sử dụng. Có khi dừng hẳn tiếng trống để tạo sự tập trung. Nhưng cách này có thể chỉ sử dụng khi biểu diễn thi thố)
    - Múa Quy và múa Phụng trong tứ Linh thì nói đơn giản cũng không đơn giản mà khó thì cung không khó em sẽ trình bày anh sau nhé.
    Xin phép trả lời câu hỏi của anh về anh Kiên : Anh Kiên thì kevin có biết và gặp vài lần, là thành viên Vovina câu lạc bộ Q11. lớn tuổi hơn em, khoảng 32 tuổi. việc anh Kiên và thầy Chiếu em không biết. syquandubi thì là 1 nick khá nổi tiếng trong diễn đàn này em cũng có nói chuyện trao đổi 1 vài lần. và khâm phục tính yêu võ đạo vovinam của anh ấy. Em có gặp thầy chiếu 1 vài lần qua anh minhtrinh. và thầy rất giản dị ít nói.
    + Vài lới tâm sự với anh chúc anh và gia đình năm mới vui vẻ
    Được kevinmitknick sửa chữa / chuyển vào 21:13 ngày 25/02/2007
  6. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    @TLBP: Nếu nhận xét dưới con mắt của một người "trong nghề", theo ý tôi Hằng Anh Đường "ngon" hơn Nhơn nghĩa.
    À! Mà hôm trước có cái ảnh nhảy MHT của tụi tui bị post trùng tên rồi.
    Trong Nam, nghệ thuật LSR phát triển mạnh do cộng đồng Hoa, nhưng cũng do hai quan niệm trái ngược hẳn nhau của người Việt trong Nam về Lân (sẽ nói sau).
  7. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    1. Trước 1994, đội Lân mình chỉ có Nam Sư. Từ năm 1994 đến 2000 là Nam Bắc Sư. Từ năm 2000 đến nay là Lân - Sư - Rồng.
    2. Tấn pháp không gò bó theo hình.
    3. Ở SLC, các bài quyền (cả võ Ta lẫn Tàu) có nhiều nguồn khác nhau. Các thế bái tổ khi bắt đầu và kết thúc bài quyền khác nhau phụ thuộc vào nguồn gốc của bài quyền đó. Ngoài ra, việc chào đồng môn (theo quy định riêng của hệ phái) chào "quần hùng" (theo quy ước chung của các môn võ cổ truyền).
  8. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay là ngày 10 tháng Giêng là ngày vía ông Địa. Thông thường, ngày này các đội múa "cò con" hay cho ông Địa đi xông đất các tiệm mới khai trương. Đa số các tài liệu mình đã đọc đều nói rằng hình ảnh của ông Địa là hình ảnh ông Phật Di-lặc (hay đúng hơn là Bố Đại hoà thượng). Mình không biết có đúng không. Nhưng cạnh nhà mình hồi nhỏ có Chùa Thầy Sáu cũng chuyên múa Lân. Năm đó không tìm được mặt nạ ông Địa phải thay bằng mặt nạ Di-lặc.
    Mình cứ lựa đứa nào bé nhất và dễ thương nhất trong đội làm ông Địa. Đến nhà người ta có người già thì ôm hôn. Dễ gây cảm tình lắm.
    Kevin post cho anh em học hỏi với!!!
  9. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Không hiểu lắm!!! Sao "tối hôm qua" lại là 9/9 al.
  10. dhlv

    dhlv Guest

    Tại anh nhắc đến ĐHLV (donghailongvuong/syquandubi) nên vào viết .
    Cái này là bản chất của qui luật nhân quả ! Cũng vì đang bận cùng các anh em đi phát triển phong trào Vovinam nên ĐHLV này nhịn thôi .Giờ đây thì mọi chuyện đã ổn rồi !
    ĐHLV đến và ủng hộ hết mình cho Vovinam cũng do thích lý luận của Thầy Lê Sáng khi mới tốt nghiệp ĐH và lang thang trên mạng thì biết được các bài viết của Thầy .
    Đọc quan điểm rõ ràng của ĐHLV ở đây :
    http://www.vovinamvvd.com/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=4
    Cho nên dù Kiên bưu chính hay bất kì ai cũng ko cản đc ĐHLV đâu. Kể cả Cô Cẩm Bình người mà ĐHLV quí mến cũng ko cản đc ĐHLV . Đó là sự thật !
    Dù sao mọi chuyện cũng đã qua, anh Cườnglhvt thích tán nhảm thì chuyển qua topic kia
    Được dhlv sửa chữa / chuyển vào 19:21 ngày 26/02/2007

Chia sẻ trang này