1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vài mẩu chuyện ngắn

Chủ đề trong 'Canada' bởi squalleonahar, 15/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hoa_diem_vi

    hoa_diem_vi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2003
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Sau đây là một số chuyện em yêu thích. Có thể với mọi người nó ko có ý nghĩa nhưng với em thì có.
    Bí quyết làm giàu của Michael Dell, tỉ phú trẻ nhất nước Mỹ
    Michael Dell đã có "máu" kinh doanh từ khi còn mài đũng quần ở trường trung học. Michael giữ chân bán báo dài hạn cho tạp chí Post ở Houston. Ðể tăng số báo bán, Michael lập danh sách những người mua báo dài hạn vừa lập gia đình cho vào máy tính lưu trữ. Sau đó, Michael gửi "quà cưới" đến nhà các đôi uyên ương đó bằng cách tặng báo biếu nhiều tuần liền. Phần lớn những gia đình đó đều đặt mua báo dài hạn và chỉ với "thương vụ" này, Michael bỏ túi 18.000 USD.
    Năm 18 tuổi, vào trường Ðại học Texas ở Austin, Michael vẫn nuôi mộng kinh doanh. Lúc bấy giờ, ở Mỹ máy tính cá nhân đang ở trong tình trạng cung không đủ cầu, những người bán hàng nâng giá vô tội vạ. Michael tìm hiểu, biết hãng IBM thường buộc các đại lý nhận số lượng máy tính lớn hơn khả năng bán, số máy dư này thường được cất vào kho. Michael đến thương lượng với các đại lý mua máy dư với giá rẻ. Mày mò cải tiến vài chi tiết nhỏ trong các máy, Michael đường hoàng đem hàng của mình tung ra thị trường với giá rẻ 15% so với máy tính cùng hiệu năng đang lưu hành trên thị trường. Ðang là sinh viên đại học năm đầu tiên, Michael vừa học vừa làm, kiếm được 50.000 USD mỗi tháng.
    Michael quyết định mở cơ sở kinh doanh: Công ty Dell ra đời ngày 3-5-1984, lúc ấy Dell tròn 19 tuổi. Anh mướn một căn phòng nhỏ và một người quản lý phụ giúp tính toán sổ sách, quản lý tiền bạc và cung cấp hàng cho khách. Phương pháp kinh doanh của Dell vẫn theo cách cũ, nghĩa là tái chế máy tính "lỗi thời" của IBM trở thành hàng mang nhãn hiệu Dell rồi giao hàng tận nơi cho người tiêu dùng với giá rẻ. Từ người cung cấp máy tính, Công ty Dell chuyển sang sản xuất máy tính. Ðể nâng cao uy tín, Dell tự tay vẽ mẫu quảng cáo sản phẩm của mình, đó là hình một chiếc hộp có in hai chữ đầu của Công ty Dell quảng bá khắp nơi. Không hiểu mẫu thiết kế này gây ấn tượng gì cho khách hàng mà sau đó một tháng doanh số của Công ty Dell đạt 180.000 USD, tháng kế tiếp vọt lên 265.000 USD. Dell hồ hởi đến nỗi... bỏ học luôn, dành hết thời gian cho kinh doanh.
    Phương châm bán hàng của Dell không có gì mới lạ : "Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi". Khách hàng luôn cảm thấy an tâm khi mua hàng của hãng Dell bởi vì anh dám trả lại tiền khi khách hàng không hài lòng với chất lượng máy. Nếu họ muốn đổi máy cũ lấy máy mới, hãng Dell sẵn sàng phục vụ với giá phải chăng.
    Michael sành tâm lý khách hàng mua máy tính, họ dễ bực bội mỗi khi máy bị trục trặc. Hãng Dell của anh thiết lập một đường dây "nóng" phục vụ khách 24/24 giờ, đáp ứng mọi yêu cầu của khách. Ngoài ra hãng Dell còn có một tổ kỹ thuật tập hợp các chuyên gia máy tính lành nghề hướng dẫn khách sử dụng máy tính qua điện thoại. Dell cho quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng : "Ðến với Dell, bạn thật sự hài lòng, vì 90 % trục trặc về máy tính cá nhân sẽ được giải quyết qua điện thoại".
    Ngày nay, Công ty Dell có chi nhánh ở 25 nước trên thế giới, kể cả Nhật, một trung tâm máy tính thuộc loại lớn nhất hành tinh. Năm 1994, 10 năm kể từ ngày khởi nghiệp, Công ty Dell đạt doanh số 2 tỉ USD. Ðến năm 1998, đạt tròm trèm 3 tỉ USD. Công ty Dell có trên 6.000 chuyên gia và công nhân, được tạp chí Fortune bình chọn đứng hàng thứ tư ở Mỹ về công nghệ sản xuất máy điện toán cá nhân. Năm 1999 này, Michael Dell 34 tuổi là tỉ phú trẻ nhất nước Mỹ hiện nay.
    Michael Dell người giàu trẻ nhất thế giới
    Vô địch về bán hàng qua máy tính, chàng trai 34 tuổi này có trong tay 120 tỷ franc Pháp. Là Chủ tịch - Giám đốc hãng Dell, giữ 21% cổ phần trong tập đoàn, Michael Dell đã làm cho tài sản của mình tăng lên gấp đôi chỉ trong vòng 1 năm.
    "Tổng số tiền của tôi ư? Tôi không nhớ rõ..." Câu trả lời này là do khiêm tốn hay trí nhớ có vấn đề? Thật khó có thể biết. Michael Dell - người lập nên hãng máy tính Dell, nhà sản xuất máy tính đứng thứ hai trên thế giới - vừa mới tiết lộ số tiền lương hàng năm của mình: 700.000 USD (tương đương 4,4 triệu franc Pháp). Chàng trai trẻ 34 tuổi này hiện có tới hơn 120 tỷ franc. Năm 1984, Michael Dell rời trường đại học để lập nghiệp.
    Anh vừa được xếp vào danh sách Top 10 người giàu nhất thế giới. Tạp chí "Forbes" xếp anh ở vị trí số 6, tuy còn kém xa vị trí số 1 của Bill Gates với 570 tỷ nhưng vẫn đứng trước hoàng tử Saudi Al-Walid (95 tỷ). Còn "Fortune" thì lại tặng cho Michael Dell danh hiệu "người Mỹ giàu nhất ở tuổi dưới 40", trong khi đó Jeff Bezos - người thành lập và là ông chủ của Amazon.com (thương mại điện tử) - đứng ở vị trí sát nút với tài sản vẻn vẹn 40 tỷ.
    Tài sản của Michael Dell đã tăng lên gấp đôi trong những tháng vừa qua nhờ điểm của tập đoàn tăng ở thị trường chứng khoán, Michael Dell luôn giữ 21% cổ phần trong công ty. Quý 2 năm nay, hàng bán ra của công ty đã tăng 42%, đạt 39 tỷ franc và Michael Dell thu về 3,2 tỷ. Trong giai đoạn này hãng Compaq - nhà sản xuất máy tính số 1 của thế giới - lại bị thiệt hại 1 tỷ.
    Bí mật ư? "Chúng tôi bán các máy tính cá nhân của chúng tôi chỉ qua điện thoại hoặc qua mạng Internet. Do không có bên trung gian nên giá cả của chúng tôi luôn hấp dẫn nhất" - Michael Dell giải thích. Từ năm lên 12 tuổi anh đã bán tem để lấy tiền tiêu và nay cùng với vợ là Susan, anh lập ra tập đoàn MST (Michael Susan Trust) để quản lý tài sản của mình. Đương nhiên họ thích đầu tư vào start-up Internet.
    Thùy Dương
    Theo Capital
    Iris
  2. hoa_diem_vi

    hoa_diem_vi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2003
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Hệ thống dẫn nước hay xô đựng nước?
    Xưa lắm rồi, có một ngôi làng nhỏ. Có thể nói nơi đó là thiên đường của sự sống nếu không có một khó khăn. Nếu trời không mưa thì cả làng không có nước dùng. Để giải quyết vấn đề khó sử này, già làng đã quyết định mở một cuộc đấu thầu nhằm cung cấp nước cho toàn dân trong làng. Chỉ có hai người dũng cảm xung phong đứng ra nhận thầu và già làng đã chấp nhận ký hợp đồng với cả hai. Ai cũng nghĩ rằng sự cạnh tranh nho nhỏ sẽ khiến giá cả luôn ở mức thấp và mọi người không bị phụ thuộc vào một nguồn nước duy nhất.

    Ed ?" tên người ký hợp đồng thứ nhất ?" ngay lập tức đi mua 2 cái xô và bắt đầu vận chuyển nước qua một đoạn đường dài 1,5 km từ bể nước chung của làng tới hồ nước. Anh kiếm được tiền trong nháy mắt bằng cách làm việc quần quật từ sáng sớm đến tận chiều tối, vận chuyển nước cho mọi người bằng 2 xô nước nhỏ. Lao động rất vất vả, nhưng Ed cảm thấy mãn nguyện và hạnh phúc với số tiền kiếm được.
    Người ký hợp đồng thứ 2 ?" Bill đã biến mất đi đâu đó trong mấy tháng trời. Vì lẽ đó Ed càng cảm thấy chắc chắn, anh biết mình không có cạnh tranh. Trong thời gian này Ed là người duy nhất hưởng toàn bộ số tiền của dân làng.
    Thay cho việc mua hai cái xô để cạnh tranh cùng với Ed, Bill đã soạn thảo ra một business plan, thành lập công ty, tìm nhà tài trợ, thuê chủ tịch và sau 6 tháng anh trở về làng với một đội công nhân. Trong vòng 1 năm anh cùng công nhân đã xây dựng lên một hệ thống dẫn nước bằng nhôm nối từ hồ tới bể nước của làng.
    Trong hôm khai trương Bill khẳng định rằng, nước của anh sẽ sạch hơn nước của Ed; hệ thống dẫn nước có thể hoạt động liên tục 24/24, 7 ngày trong 1 tuần. Còn Ed thì chỉ có thể làm việc trong những ngày hành chính. Hệ thống dẫn nước đã hoen hẳn cách vận chuyển của Ed - chất lượng hoàn hảo, phục vụ hiệu quả hơn và Bill chỉ lấy giá bằng 75% giá của Ed. Cả ngôi làng mừng như mở hội, ai cũng thi nhau đến xem các thiết bị tân tiến của Bill.
    Để đáp ứng lại sự cạnh tranh Ed cũng giảm giá của mình xuống bằng giá của Bill. Anh mua thêm 2 chiếc xô, sắm thêm nắp đậy chống bụi, thuê thêm hai con trai của mình để chúng trợ giúp, thay ca trong những buổi làm việc ban đêm hay những ngày nghỉ. Khi hai con rời làng đi học trung học, Ed có nói với chúng rằng: - Các con nên nhớ, một ngày nào đó công việc làm ăn này sẽ thuộc về các con.
    Khi học hết phổ thông trung học hai người con trai của Ed vì lý do nào đó đã không về làng. Ed thuê thêm ngườI làm để giúp ông. Lúc này cũng bắt đầu xảy ra những xích mích với các công đoàn. Họ yêu cầu tăng lương, thêm nhiều ưu đãi, và chỉ cho phép công nhân làm việc với 1 sô nước mỗi lần.
    Cũng trong thờI gian đó Bill hiểu ra một điểu rằng, nếu ngôi làng nhỏ của anh cần nước thì dĩ nhiên các ngôi làng lân cận cũng phải cần. Anh bổ sung lại business plan và bắt đầu bán hệ thống dẫn nước cho các làng bản trên khắp thế giớI; đó là hệ thống tân tiến, chi phí ít và rất vệ sinh khi dẫn nước. Bill chỉ kiếm được 1 cent cho một sô nước, nhưng hàng ngày anh dẫn hàng tỉ sô nước. Dù làm việc hay không, tất cả những số tiền kia đều được chuyển vào tài khoản ngân hàng của anh. Bill đã gây dựng lên một hệ thống ?zvận chuyển? tiền cho bản thân, giống như hệ thống dẫn nước cho làng mạc.
    Từ đó Bill luôn sống trong sự ấm no và hạnh phúc. Còn Ed, anh đã làm việc vất vả suốt cuộc đời mà vẫn là người luôn có những khó khăn về tài chính.
    Câu truyện kể về Ed và Bill đã là người dẫn đường cho tôi trong suốt cuộc đời bươn trải trên thương trường. Nó đã giúp tôi tìm ra những giải pháp tối ưu nhất trong mọi công việc.
    ?zBạn muốn xây dựng một hệ thống dẫn nước hay muốn khiêng hai cái sô??
    ?zBạn muốn lao động vất vả, hay làm việc bằng trí óc??
    Lời giải đáp cho hai câu hỏi trên sẽ mang lại tự do tài chính cho bạn.
    Trần Cao Dũng
    CH BA LAN
    Trích từ cuốn sách ?oRich Dad''s CASHFLOW Quadrant?
    của tác giả ROBERT T. KIYOSAKI

    Iris
  3. hoa_diem_vi

    hoa_diem_vi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2003
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Cha giầu, cha nghèo - theo câu truyện của Robert T. Kiyosaki
    Tôi có hai người cha ?" cha giầu và cha nghèo. Một người rất thông minh và có học vị cao. Là một tiến sĩ, người đã hoàn thành chương trình đại học 4 năm trong thời gian chưa đầy 2 năm. Sau đó ông theo học tiếp cao học tại các trường đại học nổi tiếng tại Mỹ như: Stanford University, University of Chicago và Northwestern University ?" ở đâu cũng được hưởng học bổng toàn phần. Người cha thứ hai chưa bao giờ học qua lớp 8 phổ thông.
    Cả hai người đàn ông đều làm việc vất vả suốt cuộc đời và đã thành công trên con đường công danh. Ai cũng có những khoản thu nhập đáng nể, nhưng một trong số họ luôn gặp những khó khăn tài chính suốt cuộc đời. Người thứ hai trở thành nhà tỉ phú giầu nhất bán đảo Hawaii. Một người khi mất chỉ để lại những khoản nợ chưa kịp trả, người thứ hai di trúc lại hàng chục triệu đôla, những công việc từ thiện và nhà thờ.
    Họ là những người kiên cường, có uy tín và gây được sự thu hút nơi công chúng. Cả hai đều cho tôi những lời khuyên, nhưng lại không khuyên cùng một thứ. Ai cũng rất tin tưởng vào học vấn, nhưng họ không khuyến khích tôi học về cùng một lĩnh vực.
    Nếu tôi chỉ có một người cha, chắc chắn tôi phải chấp nhận hoặc bác bỏ những lời dậy dỗ. Một khi có quyền sở hữu hai người đều khuyên bảo, tôi đã may mắn được lựa chọn và so sánh cách suy nghĩ của hai người - một người giầu và một người nghèo.
    Thay cho việc đồng ý hoặc phủ nhận cách nghĩ của người này hay người kia, tôi nhận thấy rằng, khi so sánh tôi suy nghĩ nhiều hơn để rồi lựa chọn theo sở thích của riêng mình.
    Hồi đó tôi hơi khó sử, bởi người giầu vẫn chưa giầu và người nghèo vẫn chưa nghèo. Cả hai chỉ mới đang bắt đầu sự nghiệp của mình và cả hai đều phải giải quyết những khó khăn tài chính và gia đình. Nhưng hai người nhìn nhận về một vấn đề hoàn toàn trái ngược nhau. Vấn đề đó là tiền bạc.
    Người cha thứ nhất thường nói: ?zTình yêu cho đồng tiền là nguyên nhân của mọi sự xấu xa?
    Người thứ hai: ?zThiếu tiền là nguyên nhân của mọi sự xấu xa?
    Sở hữu hai người cha có cá tính mạnh và luôn chịu ảnh hưởng trực tiếp đã là điều thật không mấy dễ chịu cho một đứa trẻ như tôi. Tôi luôn muốn mình là đứa con ngoan, biết nghe lời, nhưng khổ nỗi cả hai người cha đều không nói về một thứ. Sự tương phản, nhất là về tiền bạc, khác nhau một trời một vực, do vậy tôi trưởng thành trong sự tò mò và hồi hộp. Tôi thường hay nghĩ về những điều họ nói.
    Tôi đã bỏ ra khá nhiều thời gian suy nghĩ và đặt ra những câu hỏi kiểu như: ?zTại sao cha lại nói như vậy?? ?" sau đó đặt câu hỏi tương tự cho những gì người thứ hai vừa nói. Thật dễ dàng khi nói: ?zVâng, đúng vậy. Cha nói đúng. Con đồng ý? Hoặc phủ nhận những gì mình vừa được nghe: ?oChính cha cũng không biết mình đang nói gì?. Thay vì thế ?" khi có hai người cha tôi kinh trọng và thương yêu, tôi như bị bắt buộc phải suy nghĩ và chọn cách nghĩ mà theo mình là hợp lý nhất. Qua một chặng đường thời gian khá dài nhìn lại, tôi nhận ra rằng, quá trình lựa chọn, suy ngẫm đã có giá trị hơn rất nhiều xo với việc chỉ đơn giản là đồng tình hay phủ nhận.
    Một trong những nguyên nhân mà người giầu ngày càng giầu, người nghèo ngày càng nghèo và tầng lớp chung lưu luôn phải vật lộn với những khó khăn tài chính là chúng ta được học về tiền bạc ở nhà, không phải ở dưới những mái trường. Phần lớn con cái học về lĩnh vực này từ cha mẹ. Người cha nghèo có thể nói gì giúp chúng hiểu được chủ đề đồng tiền? Thường thì họ nói như sau: ?zHãy đến trường và cố gắng học hành.? Con trẻ có thể tốt nghiệp với những điểm số cao nhất, nhưng sẽ chỉ có một sự chuẩn bị rất tiềm tàng về tài chính, đồng tiền hay cách suy nghĩ về những thứ đó.
    Trường học không dạy học sinh về đồng tiền. Nơi ấy luôn trú trọng đào tạo những khả năng học tập duới mái trường và nơi công sở, bỏ qua những kiến thức tài chính nền móng nhất. Đó là lời lý giải tại sao những nhân viên ngân hàng, bác sĩ, kế toán - đa số họ đã tốt nghiệp loại giỏi hoặc ưu - lại trở thành những nạn nhân của các khó khăn tài chính trong suốt cuộc đời. Nguyên nhân của sự lạn phát, thâm hụt, thiếu ngân sách của chính phủ là do những nhà chính trị, chuyên gia kinh tế, tài chính. Là người đã đưa ra những quyết định, hướng đi không đúng đắn, bởi lẽ ngay bản thân họ cũng không được chuẩn bị một lượng kiến thức tài chính cơ bản. Một số người hầu như không sở hữu những thứ đó, mặc dù ai cũng có kiến thức và bằng cấp đáng kính nể.
    Tôi có hai người cha, chính vì lẽ đó tôi đã học được từ cả hai người. Tôi thường phải vắt óc để suy nghĩ những lời khuyên của từng người. Qua đó tôi đã có được cách nhìn tinh tế về sức mạnh của ý nghĩ và sự ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống của mỗi cá nhân.
    Một người có thói quen nói: ?zTôi không có đủ điều kiện cho thứ này.? Người thứ hai cấm không được dùng những từ ngữ đó. Ông bắt tôi phải nói: ?z Làm thế nào để tôi có đủ điều kiện cho thứ này?? Câu thú nhất là sự khẳng định, câu thứ hai là câu hỏi. Sự khẳng định đánh gục ta ngay tại trận, câu hỏi bắt ta phải suy nghĩ. Cha giầu giải thích cho tôi rằng, khi thốt ra những lởi lẽ kiểu như: Tôi không có đủ điều kiện cho thứ đó ?" trí óc ngừng làm việc. Câu hỏi luôn khích lệ bộ óc hoạt động. Trong công việc tập luyện trí óc - chiếc máy tính lợi hại nhất trên thế giới - ông là người cuồng tín. Ông thường nói: Ngày qua ngày trí óc của tôi trở nên mạnh mẽ hơn, bởi vì tôi luôn tập luyện nó. Càng mạnh mẽ bao nhiêu, tôi càng làm ra nhiều tiền bấy nhiêu. Ông tin rằng, khi nói: Tôi không có đủ điều kiện... là dấu hiệu của sự lười biếng trí tuệ.
    Cả hai đều làm việc rất vất vả, nhưng tôi để ý thấy một trong số họ luôn để cho trí óc lơ mơ khi dính dáng đến tiền bạc, người thứ hai luôn có thói quen tập luyện bộ não của mình. Sau một thời gian dài, kết quả cho thấy, một người đã trở nên rất cứng cáp về mặt tài chính, người thứ hai thì yếu dần. Có thể so sánh cách sống và cách nghĩ của hai người qua sự tương phản của ví dụ sau - Một người ra sức tập luyện ở các câu lạc bộ thể hình, người thứ hai chỉ thích ngồi trong phòng suốt ngày xem vô tuyến. Biết cách tập luyện đều đặn luôn làm tốt cho sức khoẻ, việc vắt óc suy nghĩ sẽ cho ta nhiều cơ hội hơn để làm giầu. Sự lười biếng sẽ làm thâm hụt cả hai: sức khoẻ và gia tài.
    Hai người cha của tôi có hai cách nghĩ trái ngược nhau. Người thứ nhất quả quyết rằng, những người giầu luôn phải có trách nhiệm trả nhiều thuế hơn, để qua đó chăm sóc một phần cho những kẻ nghèo hèn. Người thứ hai thường nói: Thuế trừng phạt những ai sản suất và thưởng cho những ai không sản suất. Một người thường động viên: Cố gắng học hành, để sau này kiếm một công ty tốt mà làm việc. Người thứ hai: Cố gắng học hành, để sau này kiếm một công ty tốt mà mua lại.
    Người này than phiền:
    Lý do khiến tôi không thể giầu được chỉ vì tôi có con cái.
    Người kia thì than phiền:
    Lý do khiến tôi bắt buộc phải giầu chỉ vì tôi có con cái.
    Một người luôn động viên và tán thành những cuộc trao đổi về tiền bạc và buôn bán trong những bữa ăn.
    Người thứ hai cấm không được nhắc đến những vấn đề dính dáng đến tiền bạc trong lúc ăn.
    Một người nói: Khi đã dính đến tiền bạc, hãy hành động thật thận trọng, đừng liều lĩnh.
    Người kia thì nói: Hãy học cách điều khiển được những mạo hiểm.
    Cả hai người đều trả các khoản chi phí đúng thời hạn, nhưng người thì thanh toán đầu kỳ, người thì cuối kỳ.
    Người thứ nhất luôn tin tưởng vào công ty nơi mình làm việc và chính phủ. Ông quan tâm đến các đợt tăng lương, hỗ trợ nhâm thọ, ưu đãI của y tế, trợ giúp khi ốm đau, kỳ nghỉ hay các khoản tàI trợ khác. Ông rất hâm mộ sáng kiến ưu đãI trong đIều trị hay mua đồ dùng tại các cửa hàng đặc biệt - ưu đãI của quân đội dành cho lính đã về hưu. Ông không ngừng ca ngợi chương trình bảo đảm việc làm đến khi về hưu cho nhân viên khoa học dậy trong trường. Nhiều khi những thứ đó đã trở thành quan trọng hơn cả chính công việc. Ông thường xuyên nói: TôI đã làm việc rất vất vả cho chính phủ, giờ là lúc tôI có quyền hưởng thụ những trợ cấp đó.
    Trong lĩnh vực tài chính người thứ hai chỉ tin cậy vào chính bản thân mình.
    Một người luôn phảI bươn trải mong tích kiệm được vàI đôla. Người kia luôn có thói quen đầu tư.
    Một người dậy tôI cách viết một lý lịch gây nhiều sự chú ý để kiếm được việc làm tốt. Người thứ hai dậy tôI cách viết một business plan thật chặt chẽ và đI theo xu hướng thị trường để có thể tạo được công ăn việc làm.
    Là sản phẩm của hai người cha có cá tính mạnh tôI đã có quyền sở hữu sự sa hoa trong việc quan sát kết quả của những suy nghĩ. TôI nhận ra một đIều quan trọng rằng, qua những suy nghĩ mọi người thật sự đã trở thành anh thợ rèn của số phận mình.
    Cha ruột của tôi thường nói: Cha sẽ không bao giờ giầu. Lời tuyên đoán đó đã trở thành hiện thực. Cha giầu thường xuyên nhìn mình bằng ánh mắt giầu có. Ông hay nói: Tôi là một người giầu có. Những người giầu sẽ không bao giờ thốt ra những lời lẽ như cha con. Ngay cả khi họ bị nhấn chìm xuống bùn lầy do thất bại, họ cũng vẫn duy trì cách nhìn nhận và lối suy nghĩ như xưa. Luôn có những khác biệt giữa 2 loại người: người nghèo và người đang gặp thất bại tàI chính. Thất bại tàI chính là tức thời, còn nghèo khó là vĩnh cửu.
    Cha ruột của tôi thường nói: Cha không quan tâm đến tiền bạc, hoặc: Tiền không có ý nghĩa. Cha giầu thường nhắc: Tiền bạc - đó là sức mạnh!
    Sức mạnh của ý nghĩ thật khủng khiếp. Ngay từ lúc bé tôI đã thấu hiểu được sự lợi hại của những suy nghĩ tưởng như vô tri vô giác trong trí óc. Do vậy tôi luôn đIều khiển những suy nghĩ và thận trọng diễn đạt chúng.
    TôI cũng sớm nhận ra được một sự thật phũ phàng - cha ruột của tôI nghèo không phảI vì số tiền ông kiếm được, mà nghèo vì những suy nghĩ và hành động. Là một đứa trẻ ?" có hai người cha ?" tôI đã trở thành người rất cẩn thận trong việc chọn lựa các suy nghĩ, để rồi quyết định lấy làm của riêng. TôI phảI nghe ai đây ?" cha giầu hay người cha nghèo ruột thịt của tôi?
    Cả hai đều rất tôn trọng kiến thức và việc học tập, nhưng họ không đồng tình trong việc học để làm gì. Một người thì muốn tôI học hành chăm chỉ, tốt nghiệp đại học, sau đó làm việc cho đồng tiền. Ông muốn tôI học để trở thành kỹ sư, kế toán, luật sư hoặc có bằng quản trị kinh doanh. Người thứ hai khuyến khích tôi học để trở thành người giầu có, để hiểu đồng tiền làm việc thế nào và học cách đIều khiển đồng tiền làm việc cho mình.
    TôI không làm việc cho đồng tiền - đó là những lời lẽ ông nhắc đI nhắc lại không chán. Đồng tiền làm việc cho tôI!
    Khi vừa tròn 10 tuổi, tôI quyết định nghe người cha giầu và học từ ông về tiền bạc. Khi đã lựa chọn, tôI quyết định sẽ không nghe người cha nghèo đã sinh ra tôI nữa, mặc dù ông là người sở hữu rất nhiều bằng cấp của các trường ĐH nổi tiếng.
    Và tất cả đã thay đổi!
    Khi một lần đã quyết định nên nghe ai cũng là sự khởi đầu của cuộc hành trình học vấn của tôI về lính vực tiền bạc. Cha giầu đã dậy dỗ tôI trong suốt thời gian 30 năm, cho đến khi tôI vừa chòn 39 tuổi. Ông thôI không dậy khi biết rằng, tôI nắm bắt được hầu hết những gì ông muốn nhét vào cáI đầu không mấy thông minh của tôi.
    Tiền bạc là một trong những sức mạnh. Nhưng cáI có nhiều quyền lực và sức mạnh hơn nó là sự hiểu biết sâu xa về tàI chính. Tiền đến rồi đi, nhưng khi có kiến thức cơ bản và biết được đồng tiền làm việc thế nào, ta sẽ thống trị được chúng để từ đó xây dựng sự giầu sang.
    Nguyên nhân của những khó khăn tài chính là mọi người đến trường và đã không bao giờ biết được đồng tiền làm việc ra sao, do vậy suốt cuộc đời họ nai lưng ra làm việc cho đồng tiền.
    Trần Cao Dũng
    CH BA LAN
    (dịch theo cuốn sách
    "Cha giầu Cha nghèo"
    của tác giả Robert T. Kiyosaki)

    Mọi người có thể download cuốn "Rich Dad, Poor Dad" tại : http://www.tamnhin.com/bqtc/richdadpoordad.pdf
    Iris
  4. hoa_diem_vi

    hoa_diem_vi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2003
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Thung Lũng Silicon(phần I)
    Thung lũng Silicon là địa danh có một không hai trên cự ly toàn cầu. Từ đâu nẩy sinh ra hiện tượng kỳ quặc này? Cách sống ở miền đất này ra sao? Có thể kiếm một công việc nào đó ở đây không?
    Cái tên Mountain View sẽ không nói lên điều gì, mặc dù nó có mặt trên mọi bản đồ nước Mỹ. Khi đưa danh thiếp, đa số bạn phải nói thêm - Tôi ở Thung lũng Silicon. Cái danh từ này không có ở bất cứ tấm bản đồ nào, nhưng khi nghe đến, câu nói đầu tiên là - Ah, Thung lũng Silicon... máy tính. Nhưng thực ra thì miền đất đó ở đâu?
    Thung lũng Silicon nằm ở phía Nam, cách bang San Francisco, Mỹ 50 km và tên chính thức là Thung lũng Santa Clara. Tại đây, giữa những dãy núi xanh từ Santa Cruz đến Diablo là một số doanh trại với những cái tên rất giống những nơi điều dưỡng. Chỉ có thổ dân và những người hàng ngày gắn liền với máy tính, tin học mới thân thiện với những tên như Palo Alto, San Jose, Sunnyvale, Mountain View, Cupertino hay Los Altos.
    Đầu những năm của thế kỷ XX, nơi đây đã lừng danh với các cây ăn quả như: mận, cam, hạt rẻ ý và một loại rượu nho thượng hạng. Bầu trời luôn trong xanh, mùa hè không nắng oi bức, mùa đông nhiệt độ dừng lại ở 20 độ. Đất đai màu mỡ có một không hai. Dân sống ở vùng này có thể trồng mọi loại cây quả của các miền khác nhau. Nhiều người có cảm giác như đang sống ở thiên đường, họ cũng đã từng mong rằng sẽ không ai để ý tới vùng đất này.
    Từ tầu hoả đến trường ĐH
    Sự bình yên cũng như niềm vui của dân bản điạ đã bị cướp đi sau trận động đất năm 1906. 4/5 San Francisco là những đống gạch vụn. Những chỗ cắm trại tại Santa Clara trở thành chỗ dừng chân tránh nạn duy nhất cho mọi người. Sau lần đó một số dân cư đã di tản sâu vào các vùng nông thôn. Một số đã "cuốn gói" đi tìm cuộc sống mới, bỏ xa thành phố "động đất" này.
    Trường đại học Stanford là bước thứ hai tấn công vào sự bình yên vào đất "thánh" của người dân nơi đây. Leland Stanford là một trong những người thành lập nên tuyến đường tầu hoả Central Pacific. Tuyến đường này đã mở đường đến California cho những người nông dân. Sau này ông lên làm thống đốc bang với một số tài sản đồ sộ. Với số tiền đó ông đã tài trợ và xây dựng tại Palo Alto trường đại học để tưởng nhớ người con trai đã chết trẻ của mình. Trường đại học mang tên Stanford University. Ngôi trường đã bị đẩy lùi và luôn làm nền cho cung cách giảng dậy ở châu âu vào giai đoạn đó. Mãi đến năm 40 tên tuổi của trường mới được nhiều nhà chuyên môn nhắc tới. Cũng tại thời điểm đó một số nhà máy sản suất máy nông nghiệp đã chuyển sang chế tạo xe tăng và đạn dược. Từ đó Stanford University được biết đến nhờ những viện nghiên cứu và các sản phẩm công nghệ, điện tử hiện đại.
    Phần lớn các nhà bác học, nhà nghiên cứu hay các kỹ sư bậc cao không muốn sinh sống tại nơi đông đúc - giữa Palo Alto và San Francisco. Phía nam của Palo Alto có khí hậu mát mẻ và đất rộng rãi hơn, cứ như vậy dân số của miền thung lũng Santa Clara (hay thung lũng Silicon) ngày một tăng lên rõ rệt. Chen lẫn với những cây cam bắt đầu mọc lên những ngôi nhà một gia đình. Tại đây nhà được ghép từ ghỗ dán. Thời gian đầu giá đất rẻ, chỉ cần 10 000$ là có thể mua được một mảnh đất khá tương đối. Hiện tại giá của một cơ ngơi tương tự lên tới hàng triệu USD.
    Gara ôtô để làm gì?
    Bị ảnh hưởng bởi đợt sóng hiện đại hoá, mỗi gia đình ở đây đều có gara để ôtô. Sau này cung cách xây dựng đó đã trở thành một huyền thoại. Dân sinh sống và làm việc ở đây thường trêu nhau rằng, nếu ai muốn kiếm tiền nhanh, trở thành tỷ phú trong nháy mắt, người đó bắt buộc phải có gara để ôtô. Ý nói đến một số nhà kinh doanh thành đạt đã trở thành tỷ phú đã tiến thân từ gara ôtô. Các giáo sư và sinh viên trường đại học Stanford đa số đều nhận đề án từ các công ty sau đó phần lớn thời gian họ nghiên cứu và làm việc tại nhà. William Hewlett và David Packard đã từng làm như vậy. Sau những buổi học trên trường họ lại nhốt mình trong gara của Hewlett để sản suất và nghiên cứu một số dụng cụ điện tử dân dụng. Hewlett-Packard (tên của hai người thành lập công ty. Được đặt theo thứ tự như vậy nhờ tung xu) đã là một trong những công ty tung ra thị trường những chiếc máy tính mini đầu tiên. Cũng không ai ngờ rằng chỉ sau 3 thập niên công ty nhỏ này đã trở thành một tập đoàn có tầm cỡ thế giới chuyên về buôn bán, sản xuất các lọai máy tính và đồ dùng dân dụng với tổng số tiền buôn bán lên tới hàng tỷ đôla. Con đường tiến thân trong thế giới mã số cũng như vậy đối với công ty Apple Computer - do Steve Wozniak và Steve Job thành lập.
    Cũng có thể nói rằng tuyết không bao giờ rơi trên miền thung lũng này. Mưa rơi rất ít vào mùa đông. Tại đây không có tệ nạn xã hội, không có kẻ cắp. Do vậy sẽ tiện hơn nếu để ôtô trước cửa nhà còn gara dùng làm xưởng làm việc nhỏ hay nhà kho mini chứa những đồ dùng lặt vặt.
    Địa chỉ của hơn 700 công ty
    Công ty trong gara hay ngoài gara có khoảng 700 tại thung lũng Silicon. Tại đây đã sinh ra nhưng ý tưởng mới, tạo ra những hướng phát triển trong thế giới high-tech. Thường thường những sáng kiến mới chỉ cần 1 đến 2 năm để tràn lan trên thị trường toàn cầu. Đây là trung tâm lớn nhất của ngành công nghệ thông tin, high-tech, kiến trúc và sản suất bất kể những thứ gì có liên quan đến PC (Personal Computer). Trong các gara ôtô hay dưới những mái nhà ghép từ ghỗ dán kia, mọi người làm việc và kiếm tiền trong một tháng đủ để cho các phân sưởng sản xuất máy móc tại một số nước làm vất vả trong cả một năm.
    Đây là trụ sở của những tập đoàn đồ sộ như Apple, Hewlett-Packard, Sun hay Silicon Graphics. Tập đoàn IBM, Digital hay Microsoft cũng đã phải rời một số trụ sở quan trọng của mình đến miền đất này. Họ chuyển đến "góp vui" không phải chỉ vì mang tính chất có cho vui, điều quan trọng hơn cả là bạn sẽ không tìm được một chuyên gia tài ba nào ngoài vùng đất này. Bởi lẽ đây là địa chỉ chung của những người kiệt xuất nhất trong những người giỏi nhất.
    Ngoài ra đây là cái nôi của mọi thông tin sốt rẻo nhất, chính xác nhất, do vậy các tập đoàn đồ sộ khó có thể cạnh tranh nổi khi nằm ở quá xa vùng đất này. Khi không có các thông tin trực tuyến, hay không được cạnh tranh trên các thương trường thì các nhà nghiên cứu, chuyên gia hay kỹ sư đều có cảm giác như mình đã về hưu và đang hưởng những ngày tháng quá bình yên và nhàm chán cuối cuộc đời.
    Mặc quần đùi, đi dép lê
    Những nhà doanh nghiệp, lần đầu tiên đến thăm Thung lũng Silicon đều ăn mặc rất chỉnh tề và lịch sự: comlê, kravát, áo sơ mi trắng, đôi giầy đen được đánh bóng lộn và chiếc cặp mầu đen. Họ sẽ phải ngạc nhiên ngay từ những giây phút ban đầu. Ra tiếp khách sẽ là chủ tịch tập đoàn, ông trông như một tay quần vợt vừa trở về từ sân chơi tennis, hay mặc những bộ quần áo, khách cảm tưởng như ông đang bận dọn kho. Mọi người ở đây không quan tâm nhiều đến cách ăn mặc. Ai cũng như ai, đi làm trong bộ quần áo mùa hè đơn giản và hầu như ai cũng thích đi dép lê.
    Nói chung tại một số tập đoàn truyền thống lớn, họ cũng có nhiều cách ăn mặc riêng. Tại IBM, bộ trang phục nơi công sở là áo sơ mi trắng và nơi túi áo luôn kẹp vài cái bút chì, bút bi các mầu. Trong một công ty lớn các bữa ăn trưa đều do công ty cung cấp. Đa số là thức ăn nhanh và đồ uống hoa quả các loại được đặt sẵn trong các máy bán hàng tự động. Nhanh, tiện nhưng luôn đủ chất. Cung cách phục vụ như vậy có lợi hơn cả, vì không làm tốn nhiều thời gian qúy giá của mọi người.
    Tại nhiều nơi không quy định giờ làm việc một cách cứng nhắc, nhưng ai cũng làm việc hết khả năng của mình ?" khi bạn rời phòng nghiên cứu với một công việc chưa hoàn thành thì hết ngày hôm ấy và suốt đêm bạn sẽ ?oquay cuồng? với những câu hỏi dính dáng đến những gì bạn đang làm rở. Khi làm việc bạn có thể chợp mắt một lúc trên salông nếu việc đó cần và giúp cho bộ não của bạn. Thường thường, khi làm việc và nghiên cứu trên máy tính, bạn như không để ý đến thời gian hay bất cứ những gì chung quanh bạn.
    Công nhân đi lại trong công sở bằng xe đạp, tại đây danh mục điện thoại được ghi theo tên của nhân viên, chung quanh công sở có bảo vệ cùng chó kiểm xoát, trong phòng là những mắc treo quần áo của mỗi người, trai lọ từ nước ngọt được xếp ngổn ngang ở góc phòng ?" những hình ảnh đó đã quá quen thuộc với sinh viên sống ở ký túc xá. Phần lớn sinh viên mới ra trường được nhận vào làm ngay trong những công ty nghiên cứu lớn - đa số họ là sinh viên suất sắc của trường đại học Stanford, MIT hay Berkeley. Vẫn quen với cuộc sống sinh viên, ngay ở nơi công sở họ cũng không muốn đổi những thói quen của mình.
    (còn nữa)
    Trần Cao Dũng
    (sưu tầm & dịch)
    Iris
  5. hoa_diem_vi

    hoa_diem_vi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2003
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Thung Lũng Silicon(phần II)
    Cuộc sống ở thung lũng
    Văn hoá và cách sống của thế hệ người những năm 60 đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến phong cách của các tập đoàn và mỗi cá nhân đang sinh sống và làm việc ở vùng đất này. Máy tính cá nhân đã ra đời đúng với khẩu hiệu ?opower to the people? (sức mạnh cho mọi người). PC đã dần dần được trao cho mỗi cá nhân, để trở thành một công cụ hữu ích, con người sẽ dùng nó để thay đổi thế giới. Mỗi một căn hộ nơi đây đều có vườn tược, patio và cửa sổ kính khổ lớn ?" giúp con người sống gần với thiên nhiên hơn.
    Những tập đoàn và triết lý sống của họ
    Trong những tập đoàn lớn việc làm thế nào để có nhiều lợi nhuận nhất đã không còn là động cơ chính. Tất nhiên là phải làm tất cả thật tốt để công ty có lời lãi, nhưng ngoài việc đó sự quan hệ giữa mọi người mới quan trọng. Sau đây là một số những đức tính quý báu mà mỗi một nhân viên đều phải có:
    . Hãy là người thật thà, nên tin người khác và làm thế nào để họ cũng tin mình
    . Hãy biểu dương và học hỏi từ những tấm gương
    . Hãy luôn biết nói ra những ý tưởng của mình
    . Hãy chuyển bị cho sự thay đổi, đừng ngại sự liều lĩnh
    . Luôn biết nhận ra những khuyết điểm của mình, rồi từ đó rút ra sự sáng suốt
    . Hãy làm việc và nghiên cứu cùng mọi người
    . Hãy là một người quản lý mẫu mực và là một nhân viên có tiềm năng
    . Hãy coi khách hàng như những người đang cùng làm việc
    Cái giá phải trả
    Buổi tối nơi đây thật vắng vẻ và yên lặng. Parking trước các công ty lớn đều trật cứng ôtô cho đến tận nửa đêm. Hình ảnh đó cũng đủ nói rõ lên rằng, trong cuộc sống không thể có tất cả. Khi đã là thành viên của cuộc chạy đua điện tử khốc liệt kia thì ai trong số họ cũng phải trả giá bằng cách từ bỏ những vui thú riêng tư.
    Cẩn tắc bất áy náy!
    Thung lũng chuẩn bị cho các đợt động đất "không báo trước" một cách rất chu đáo và chuyên nghiệp. Mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn đến từng li từng tý. Mọi người khi cần, đều biết mình phải làm gì. Sự tổn thất là điều dĩ nhiên, không ai chống lại được thiên nhiên, nhưng nếu có khả năng thì làm sao cho thiệt hại ở mức độ ít nhất. Các công ty đều dùng hệ thống tủ có khoá, được vặn chặt vào tường. Toàn bộ hệ thống máy vi tinh để bàn được vặn ốc, bắt chặt xuống bàn làm việc. Hộp thuốc cứu thương có thể tìm thấy ở khắp các phòng. Ai cũng biết đồ ăn giự trữ được cất ở đâu và đi đường nào xuống gara ôtô để lấy nước. Mọi người đều được thông báo tỉ mỉ đâu là điểm trú ngự khi xẩy ra sự cố không may, và người hàng xóm nào xung quanh đã được đào tạo qua lớp cấp cứu... Mọi thứ đều được chuẩn bị đến mức độ cao nhất trước những sự cố rủi ro của núi lửa. Nhưng có lẽ các tập đoàn máy tính không để tâm đến các thiên tai cho lắm. Đối với họ, những biểu đồ, con số trên thị trường chứng quán mới là sự sống còn và phát triển.
    Cánh của luôn rộng mở
    Bất chấp mọi nguy hiểm từ thiên nhiên, các anh tài có đầu óc siêu việt ở mọi nơi ngày ngày vẫn đổ về đây tìm đất sống. Ở đây hệ thống biển số ôtô được đăng ký theo bang California, nhưng phần lớn các hệ thống vận tải dừng chân lại đây đều có những biển số bang khác, hay biển số nước ngoài cùng hai chữ cái viết hoa chỉ tên nước. Một xã hội nhiều chủng tộc trên đất Mỹ đã là chuyện thường nhật, nơi đây cũng không ngoại lệ.
    Nơi đây mỗi một công ty làm ăn lớn đều có những chi nhánh chuyên nghiên cứu và tuyển các thí sinh mới cho công ty. Chi nhánh theo dõi xát xao những gì xảy ra trong lĩnh vực của mình, hay trao đổi cùng các nhà "săn lùng tài năng" từ khắp mọi nơi. Chi nhánh cũng có "những con mắt" trong các trường đại học như Stanford, hay Harvard... Khi đã có "đối tượng theo yêu cầu", thường thường cuộc nói chuyện và mọi thủ tục ra nhập kéo dài không lâu. Tiền lương thì thí sinh có thể chắc rằng không đâu cao bằng ở đây, ngoài ra thí sinh còn nhận được cổ phần của công ty, bảo hiểm lao động, bảo hiểm sức khoẻ... Nếu thí sinh ở xa và có nguyện vọng dọn đến ở gần nơi làm việc mới, công ty sẽ tìm nhà thích hợp để thuê, chi trả tiền vận chuyển đồ đạc, nhiều công ty ngỏ ý muốn giúp một khoản tiền khi nhân viên mới có nhu cầu mua nhà!
    Đối với các công ty việc tìm công nhân viên mới từ các trường đại học là tiện lợi nhất, đỡ tốn kém, bớt phiền phức vì không phải qua tay kẻ trung gian. Sinh viên mới ra trường có một kho tàng kiến thức quý báu, đang quen với việc học hành vất vả, chưa va chạm, phần lớn không đòi hỏi nhiều. Các tập đoàn tin học hay các ngành công nghệ cao luôn để mắt tới các trường đại học như: MIT, Princeton, Stanford và Berkley, họ có quyền lựa chọn những sinh viên giỏi nhất trong số xuất sắc nhất!
    Các chi nhánh chọn nhân viên mới cho công ty phải luôn nhớ tới những quy tắc vàng sau:
    1. Không bao giờ và mãi mãi không bao giờ được phép đánh giá thí sinh qua mầu da và giới tính.
    2. Những gì không dính dáng đến công việc, không được hỏi! Có thể hỏi về trình độ ngoại ngữ, nhưng không nên tò mò hỏi thí sinh đã học ngoại ngữ ở đâu, cũng như nơi sinh, chỗ ở của bố mẹ, quốc tịch.
    Hiện tượng Thung lũng Silicon chắc sẽ chỉ có một. Tổng doanh thu của các tập đoàn nơi đây lên tới con số 200 tỉ USD mỗi năm. Nhiều nước châu Âu đã cố tạo ra những cái nôi thông tin và high-tech tương tự, nhưng có lẽ điểm nóng duy nhất của vũ trụ thông tin huyền bí kia đã thuộc về nước Mỹ.
    Trần Cao Dũng
    (sưu tầm & dịch)
    Grenoble 26.10.2003
    Iris
  6. Jihad_vn

    Jihad_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2002
    Bài viết:
    1.113
    Đã được thích:
    0
    Tặng 1 người cần được đọc , be happy gurl

    Mặt trời rực rỡ. Trên bờ biển, một cậu bé cắm cúi xúc cát đổ vào chiếc xô nhỏ đặt bên cạnh. Khi chiếc xô đầy cát, cậu bé úp ngược nó xuống mặt cát. Nhấc chiếc xô ra và cậu bé đã có một toà nhà tròn xoay bằng cát. Tuy nhiên, trí tưởng tượng của một cậu bé không chỉ dừng lại ở một ngôi nhà hình tròn. Cậu bé đào những rãnh nhỏ xung quanh ngôi nhà làm hào bảo vệ. Những chiếc nắp chai và vỏ ốc trở thành những người lính gác còn những que kem trở thành cây cầu nối những tòa nhà với nhau. Một tòa lâu đài thực sự của một chàng hoàng tử khôi ngô trong truyện cổ tích.
    Cách đó rất xa, thành phố đông đúc, không khí ồn ào, xe cộ như mắc cửi. Một người đàn ông đang làm việc trong văn phòng. Ông xếp lại các chồng giấy tờ trên bàn làm việc, trao đổi vài câu qua điện thoại, rồi lại gõ máy tính. Khuôn mặt ông sáng lên vì đạt được kết quả tốt đẹp: hợp đồng được ký kết và thu nhiều lợi nhuận. Hàng ngày ông đều đến nơi làm việc, lập những kế hoạch, dự đoán tình hình thị trường. Có những người lính gác, có tiền lương, có lợi nhuận, và công ty cũng là một toà lâu đài mơ ước trong đó ông ấy là một vị vua điều hành tất cả.
    Hai người cùng đang xây dựng những lâu đài của mình. Họ có rất nhiều điểm giống nhau: đạt được những kết quả mà đối với họ là tốt đẹp từ những cố gắng rât nhỏ. Họ đều say mê và kiên trì. Đối với mỗi người, tòa lâu đài mình đang xây dựng đều có ý nghĩa thật đặc biệt và rất quan trọng.
    Tuy nhiên, khi thủy triều lên, cậu bé không hề ngạc nhiên hay lo sợ gì cả. Cậu nhảy lên trên những ngọn sóng, vỗ tay reo mừng và cười toe toét khi thấy những con sóng cuốn toà lâu đài vào biển cả. Cậu bé hoàn toàn bình thản. Cậu cầm xẻng và xô ra về vì biết rằng thủy triều đã cuốn cát ra biển, và rằng sáng mai cậu sẽ lại xây được một ngôi nhà mới đẹp hơn.
    Nhưng những người lớn thường không như vậy. Khi những khó khăn đến, họ coi đó là một điều thật tệ hại chứ không bình thường như thủy triều những lúc hoàng hôn. Họ thường chán nản đến mức không nghĩ rằng vào sáng hôm sau thủy triều sẽ rút và chúng ta lại có thể bắt đầu xây một cái gì đó khác đẹp hơn, tốt hơn.
    Có lẽ đó là một trong những điều mà chính người lớn lại phải học từ trẻ em.
    Một anh có cảm tình cùng một lúc với hai cô gái nhưng anh ta không biết mình yêu cô nào hơn. Một người bạn của anh ta đã cho một lời chỉ dẫn. Hãy trả lời thành thật câu hỏi: ?oKhi hạnh phúc, bạn muốn chia sẻ niềm hạnh phúc đó với cô gái nảo?`, cô gái bạn n hĩ đến lúc ấy chính là người bạn yêu. Và cũng hãy thành thật trả lời câu hỏi này: ?oKhi đau khổ, cô gái nào bạn muốn cùng san sẻ??, cô gái bạn nghĩ đến lúc ấy chính là người bạn yêu. Thật tuyệt vời nếu trong niềm vui và nỗi buồn bạn đều muốn chia sẻ với cùng một cô gái. Nhưng nếu khi vui hoặc buồn bạn lại nghĩ đến hai cô gái khác nhau, tôi khuyên bạn hãy chọn cô gái mà bạn mong muốn được san sẻ nỗi buồn.
    Trong cuộc sống có nhiều nỗi khổ đau hơn là niềm hạnh phúc. Sẽ có rất nhiều người bạn có thể chia sẻ niềm vui với họ, không cần thiết là bạn phải yêu họ. Nếu bạn có một cuộc sống hạnh phúc, bạn có thể tự mình hưởng thụ nó. Nhưng trong nỗi buồn sẽ không có nhiều người sẵn sàng san sẻ với bạn. Nếu bạn mong muốn nói về hạnh phúc của bạn với một người, tôi tin chắc rằng người ấy rất thân thiết và là người rất hiểu bạn. Nhưng mọi chuyện không chỉ dừng ở đó. Nếu người ấy chỉ nghĩ đến bạn khi người ấy vui, còn khi buồn người ấy lại san sẻ với người khác, tôi có thể nói với bạn rằng tình yêu đó không bền vững.
    Điều dĩ nhiên, tôi sẽ rất hạnh phúc nếu là người đầu tiên được người ấy chia sẻ niềm hạnh phúc. Và khi người ấy buồn, tôi sẽ tự nguyện ở bên cạnh người ấy để xoa dịu nỗi lòng vì khi đó tôi tin rằng mình đã giữ một vị trí rất quan trọng trong trái tim người ấy.
  7. MrDickcutter

    MrDickcutter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2003
    Bài viết:
    1.143
    Đã được thích:
    0
    Con của ai?
    Tôi và vợ tôi sửa soạn đi xem chiếu bóng thì ngoài cổng bỗng có tiếng chuông vang lên. Tôi ra mở cửa. Trước mặt tôi là một cậu bé ăn mặc lôi thôi, mặt ngăm đen vì nắng gió.
    "Cháu là con nhà ai?" - Tôi hỏi.
    Nhưng chú bé không trả lời, chỉ nhìn tôi trân trân như có vẻ tủi bực. Mãi nó mới lắp bắp được một câu: "Ơ kìa bố...".
    - Cháu bảo cái gì cơ? - Tôi sửng sốt.
    - Bố à? - Vợ tôi vội nhảy bổ ra cửa, tưởng chừng như bị bật lò xo. Cô ta hằn học nhìn tôi rồi lại nhìn chú bé - Cháu nói đây là bố cháu phải không?
    - Thằng bé lạ lùng thật! - Tôi lẩm bẩm - Ở đâu đến đây tự nhiên lại nhận người ta là bố...
    - Thôi ông cứ đợi đấy, tôi sẽ tìm hiểu xem có gì lạ không? - Vợ tôi rít lên giận dữ - Chẳng trách tôi cứ nghi ngờ trước khi quyết định lấy ông. Bây giờ cháy nhà mới ra mặt chuột nhé!
    Vợ tôi quay lại hỏi vặn chú bé từ nãy giờ vẫn đứng sững: "Thế mẹ cháu là ai?".
    Chú bé sụt sịt chỉ vào vợ tôi nói: "Mẹ là mẹ con đây chứ còn ai nữa!". Được lời như cởi tấm lòng, tôi quay lại vợ tôi: "Đấy nhé, thế mà bảo bà không muốn lấy tôi. Vì đứa con riêng này đấy chứ gì...".
    - Thằng bé này nói dối! - Vợ tôi hét to lên - Cháu... cháu nói dối thế mà không biết xấu hổ à?
    Thằng bé lại sụt sịt thò tay vào túi áo móc ra một tấm ảnh, mặt sau có ghi tên và địa chỉ. Sau ảnh là tôi và vợ tôi chụp chung sau ngày cưới.
    - Thật là quái quỷ! - Tôi lẩm bẩm - Chắc một âm mưu gì đây...
    - Khoan đã! Không khéo nó là con trai chúng ta thật. Nhưng nó ở tận quê với bà nội cơ mà?
    Chú bé lúc ấy mới lúng túng vẻ mừng rỡ: "Mẹ nói đúng rồi. Con đây mà, con đấy!".
    - Ôi Baiaxlagan, con đấy ư? - Vợ tôi nói gần như khóc - Con tha lỗi cho mẹ, nhưng sao con lại thế này, ai mà nhận ra được!
    - Không, con không phải là Bai-a-x-la-gan. Con là anh nó cơ!
    - Thế mà cũng đòi là mẹ! - Tôi được thể đế luôn vợ - Đến con mình đứt ruột đẻ ra mà cũng không biết! Yoi-đai-an! Thôi, đi vào trong nhà đi con.
    Nhưng chú bé lại tiếp tục lắc đầu. Cuối cùng hỏi ra mới biết nó là thằng lớn nhất, tên là Ba-i-a-xa-i-khan(!).
    - Ai lại có thể biết được rằng con cái mình chóng lớn thế này không! - Vợ tôi ôm đứa bé và sửa lại đầu tóc cho nó.
    Tôi có cảm tưởng như là mới ngày hôm qua chúng tôi gửi mấy đứa cho bà nội trông nom. "Nhưng tại sao con lại mò về thế này?". Chú bé nhìn tôi vẻ sợ sệt và ấp úng: "Tại... Tại hôm nay con đi học muộn. Cô giáo không cho vào lớp. Con không dám về nhà sợ bà mắng. Thế là con lên xe buýt và về đây...".
    - Khá thật! Thế là trốn học à? - Vợ tôi nói - Đấy, giáo dục ở nông thôn là như vậy đấy. Chả ai thèm quan tâm, để ý gì đến bọn trẻ cả, tệ thật!
    Trích từ báo thanh niên!!!

Chia sẻ trang này