1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vài nét sơ lược về các nguyên tố Hoá Học

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi tucurie, 19/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Vài nét sơ lược về các nguyên tố Hoá Học

    Br
    Brom tên latinh là Bromum,là nguyên tố Hoá Học thuộc nhóm VII của hệ thống tuần hoàn Mendeleev;só thứ tự nguyên tử là 35,khối lượng nguyên tử xấp xỉ 79,904,thuộc họ halogen.Brom tinh khiết là một chất lỏng nặng,nâu thẫm,sôi ở +58,8 độ C và kết tinh ở -7,2 độ C.
    Trong các Halogen,người ta đã biết clo và iot vào lúc nhà hoá học Đức nổi tiếng Libic(J.Liebig) thực tế đã tiếp xúc với brom nhưng ông cho rằng đó là hỗn hợp của clo và iot và "đã bỏ qua" sự phát minh ra nguyên tố mới.Vinh dự tìm ra brom,một phi kim duy nhất lỏng ở điều kiện thường trong bảng Mendeleev thuộc về nhà hoá học Pháp Bala(A..Balard).Ông đã nghiên cứu chất lỏng thu được khi hoà tan tro rong biển vào nước.Khi cho dòng khí clo đi qua,Bala nhận thấy dung dịch có màu nâu đỏ.Ngày 30/11/1825,Bala gửi cho Viện hàn lâm khoa học Pari một thông báo "về một chất đặc biệt có trong nước biển".Hội đồng của viện hàn lâm bao gồm các nhà Hoá Học nổi tiếng đã kiểm tra phát minh đó và đặt tên cho nguyên tố mới là Brom,vì hơi của chất đó có mùi khó chịu.Chữ cổ Hy Lạp bromos dịch là "hôi".
    Mùi của Brôm quả thật rất khó chịu,còn bản thân brôm thì độc.Ta không gặp brom ở trạng thái tự do vì nó là một halogen,có hoạt tính hoá học cao.Brom có trong thực vật,cơ thể động vật và người ở dạng hợp chất.Các hợp chất vô cơ và hữu cơ của brom có tác dụng an thần đối với hệ thần kinh.Trong cơ thể người brom có nhiều hơn hết ở trong não.Trong thực vật,brom tích tụ nhiều ở trong cây họ đậu và nhất là trong rong biển.Nước biển là nguồn chủ yếu của nguyên tố phân tán brom.Khoáng vật được biết nhiều nhất của brom là bromacgirit AgBr.Người ta điều chế brom bằng cách dùng clo đẩy nó ra khỏi muối nước muối tự nhiên,tức là nước đã bão hoà muối của biển và các hồ muối.
    Brom tinh khiết được sử dụng hạn chế để brom hoá các hidrocacbon và một số hợp chất hữu cơ khác.Các muối của brom được sử dụng rộng rãi và đa dạng hơn.
    Chẳng hạn nhờ bắt nhạy sáng,bạc bromua AgBr trở thành chất chính để làm giấy ảnh,phim ảnh và phim điện ảnh.Người ta dùng tính diệt khuẩn của KBr để bảo quản rau quả.NaBr là một chất phụ gia không thể thay thế đối với thuốc thuộc da dùng trong nghành công nghiệp thuộc da.
    Những hợp chất hữu cơ đã brom hoá cũng được sử dụng rộng rãi.Ví dụ,tetrabromidigo là phẩm nhuộm đỏ.Brometon,bromalin và bromuran là những thuốc an thần rất quen thuộc,còn xerofom là thuốc sát trùng rất tốt./.


    Tucurie
  2. Lala2086

    Lala2086 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Kali
    Kali tên latinh là Kalium,là nguyên tố Hoá Học nhóm I của hệ thống tuần hoànMendeleev,số thứ tự nguyên tử là 19,khối lượng nguyên tử xấp xỉ 39,098,là kim loại kiềm.
    Tên kali có nguồn gốc từ chữ Ả Rập "alkali" nghĩa là "tro".Thật vậy trong tro có khá nhiều nguyên tố đó.Năm 1807,nhà Hoá Học Anh ĐêVi(H.Davy) lấn đầu tiên điều chế được Kali khi điện phân kali hidroxit KOH nóng chảy.Kali chiếm 2,5% khối lượng vỏ Trái Đất.Người ta biết được vài trăm khoáng vật chứa Kali,ví dụ như xinvin KCl,cacnalit
    KCl.MgCl2.6H2O....Khoáng vật phổ biến nhất Octocla là muối nhôm và Kali của axit silixic.Khoáng vật đó có công thức là K2O.Al2O3.6SiO2 và chiếm 18% khối lượng vỏ Trái Đất.Tuy octocla tác dụng yếu với nước nhưng chính từ octocla,phần lớn Kali đã đi vào đất.Quá trình phong hoá hoá học,tức quá trình phá huỷ octocla dưới tác dụng của nước tự nhiên và khí cacbonic,tạo nên kalicacbonat.kalicacbonat dễ tan trong nước,nhờ đó thực vật có thể hấp thụ Kali.
    kali rất mềm,có thể cắt bằng dao.Nó rất nhẹ,có thể nổi trên mặt nước(tỉ khối 0,862 g/cm khối),dẫn nhiệt và dẫn điện tốt,nóng chảy ở 63,55 độ C.Kali rất hoạt động về mặt Hoá Học.Khi tác dụng với nước,kali lập tức bị nước oxihoá trong khoảnh khắc,bốc cháy và thậm chí gây nổ.Phản ứng tạo nên một trong những chất kiềm mạnh nhất là kalihidroxit KOH.Kali kết hợp với các phi kim trừ khí trơ.Trong các hợp chất,số oxihoá cao nhất của kali là +1.
    Đa số muối kali dễ tan trong nước.Chính vì vậy,do sự rửa trôi muối kali ra khỏi đất( và do một phần kali rời khỏi đất cùng với mùa màng ),người ta phải bón cho đồng ruộng những lượng lớn phân kali.Mặc dù trong tự nhiên có nhiều octocla và các hợp chất khác của kali nhưng các quá trình phá huỷ hoá học đối với chúng vẫn thường xuyên xảy ra.
    Khi thiếu kali,cây sẽ châm lớn,lá bị vàng,quả kém ngọt,hạt mất khả năng nảy mần.Phân bón kali là những muối kali tự nhiên hay muối kali biến đổi trong quá trình chế hoá hoá học như xinvinit KCl.NaCl,kali clorua KCl,kalisunfat K2SO4.Kali sunfat đắt tiền nhất trong số 3 loại phân kali quan trọng nhất đó.Nhưng lại cần phải điều chế và sử dụng phân đó,vì việc thừa ion Cl- rõ ràng có hại đối với đất và một số cây.người ta thường bón phân chứa kali cho đất vào mùa thu,để mưa thu và nước tuyết tan mùa xuân mang đi một phần các ion clo,còn các ion K+ mà đất giữ lại sẽ bảo tồn trong đất.
    Người ta thường sử dụng kali ở dạng muối.Diêm tiêu kali nitrat KNO3 là một phân bón kép và chất oxi hoá tốt,một thành phần của thuốc súng có khói;kali florua KF là chất giúp chảy quan trọng trong luyện kim;kali penmanganat KMnO4 là chất oxi hoá và chất sát trùng;Kali clorat KClO3(muối Bectole nổi tiếng) cần cho kĩ thuật thuốc nổ,potat K2CO3 được dùng để nấu thuỷ tinh.
    Người ta sử dụng kali kim loại hết sức hạn chế,làm chất khử khi điều chế titan kim loại và chất mang nhiệt trong lò phản ứng nguyên tử.(Nhưng ở đây người ta ưa dùng hợp kim của kali với natri hay chính natri nguyên chất hơn là dùng kali nguyên chất)./.
  3. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Natri
    Natri tên latinh là Natrium,là nguyên tố thuộc nhóm I của hệ thống tuần hoàn Mendeleev,số thứ tự nguyên tử 11,khối lượng nguyên tử xấp xỉ 22,989;là kim loại kiềm.
    Natri là kim loại kiềm và cũng là một trong những nguyên tố phổ biến nhất trong tự nhiên,chiếm 2,5% khối lượng vỏ Trái Đất.Natri có trong Granit,bazan,fenspat,nhiều khoáng vật,nước biển.Những hợp chất của Natri trong tự nhiên là halit(muối mỏ) NaCl và mirabilit(muối Glaube) Na2SO4.10H2O.
    Năm 1807,nhà Hoá Học kiêm Vật Lí người Anh ĐêVi(H.Davy lần đầu tiên đã điều chế được natri ở dạng tinh khiết khi điện phân Natri hidroxit NaOH.Đêvi cũng là người đầu tiên nghiêm cứu tính chất của natri.
    natri kim loại là kim loại màu trắng bạc,mềm,nhẹ hơn nước.Natri rất hoạt động,phản ứng mãnh liệt với nước,cháy trong oxi,flo,clo.Cũng như kali,natri phản ứng với tất cả các phi kim,trừ các khí trơ.
    natri là nguyên tố quan trọng đối với đời sống.Nó tham gia tích cực vào sự trao đổi các chất vô cơ trong cơ thể động vật và người.Natri có trong các hồng cấu cảu máu,trong huyết thanh,dịch tiêu hoá.Natri có vai trò quan trọng trong sự trao đổi muối,nước và duy trì cân bằng axit-bazơ.Natri cũng có trong các mô thực vật,tuy nhiên vai trò của natri trong đời sống thực vật chưa được nghiêm cứu đến cùng.Natri có trong thành phần của nhiều dược phẩm,trong đó có những dược phẩm dùng rộng rãi như natri bicacbonat,nosunfazon.Nhiều thuốc kháng sinh được dùng trong y học chủ yếu ở dạng muối của natri.
    Ứng dụng của natri và hợp chất của nó trong công nghiệp cũng đa dạng như vậy.natri lỏng được dùng để làm chất tải nhiệt trong một số kiểu kết cấu lò phản ứng nguyên tử.Những kim loại có giá trị như ziriconi,tantali,titan,được natri kim loại khử từ những hợp chất.Phương pháp công nghiệp đầu tiên trên thế giới sản xuất cao su tổng hợp do X.V.Lebeđep đề xướng đã dự tình sử dụng chất xúc tác natri.Natri còn tham gia vào một số quá trình tổng hợp hữu cơ.
    Nhiều hợp chất cảu natri là sản phẩm quan trọng của công nghiệp hoá chất.Trước hết đó là natri hidoxit NaOH,xôđa Na2CO3,natri bicacbonat NaHCO3,natri nitrat NaNO3,natri sunfat Na2SO4./.
    Tucurie
  4. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Al
    Nhôm tên latinh là Aluminium,là nguyên tố hoá học thuộc nhóm III hệ thống tuần hoàn Mendeleev,số thứ tự nguyên tử 13,khối lượng nguyên tử 26,981.
    Trong vỏ Trái Đất có 8,8% nhôm.Đây là nguyên tố phổ biến hàng thứ ba trong hành tinh chúng ta,sau 0xi và silic.Nhôm có trong đất sét,fensfat,mica...Khoáng vật quan trọng nhất của Nhôm là boxit chứa 28->60% alumin tức nhôm oxit Al2O3.
    Nhôm là kim loại phổ biến nhất trong tự nhiên,nhưng chỉ đến năm 1825,lần đầu tiên mới được nhà vật lí Đan Mạch Ơxtet(J.C.Oersted) điều chế ở dạng tinh khiết,như vậy là muộn hơn so với nhiều kim loại khác.Nhôm là kim loại nhẹ,trắng bạc,dẫn nhiệt,dẫn điện tốt.Nhôm là chất có hoạt tính hoá học cao,dễ bị oxi oxi hoá nhưng chỉ ở trên bề mặt.Màng oxit Al2O3 bảo vệ cho nhôm không bị oxi hoá tiếp.Nhưng nếu đốt mạnh bột nhôm hay lá nhôm thì kim loại cháy với ngọn lửa sáng chói tạo thành oxit nhôm.Nhôm tan trong axit clohidric,axit sunfuric và cả trong dung dịch kiềm trong nước.Nhôm phản ứng mạnh với các halogen.Nhôm hidroxit là hợp chất lưỡng tính điển hình,là một chất nhầy,trắng và nửa trong suốt.
    Trong đa số hợp chất,nhôm có hoá trị III nhưng ở nhiệt độ cao,nó có khả năng thể hiện số oxihoá +1.Tất nhiên,hợp chất quan trọng nhất của nhôm là oxit Al2O3.
    Công thức Al2O3 biểu diễn thành phần của quặng Alumin và khoáng vật corunđum rất cứng.Vì có lẫn tạp chất nên tinh thể corunđum có màu xanh gọi là safia,màu đỏ là rubi.Ngày nay,người ta điều chế safia và rubi nhân tạo với quy mô công nghiệp.
    Một thời gian rất dài sau khi được điều chế ở dạng tinh khiết,nhôm vẫn là kim loại rất hiếm và đắt tiền.Việc tách nhôm ra khỏi các hợp chất tự nhiên gặp nhiều khó khăn,vì trong đó,nhôm liên kết rất vững chắc với oxi và các nguyên tố khác.Có thể điều chế nhôm bằng cách điện phân nhôm oxit nòng chảy,nhưng chất này nóng chảy ở 2050 độ C nên phải tiêu tốn quá nhiều năng lượng.
    Nhôm chỉ có thể trở thành kim loại quan trong đối với công nghiệp với điều kiện là tìm được phương pháp hạ thấp nóng chảy của nhôm oxit dù chỉ đến 1000 độ C.Gần như đồng thời với nhau,người Mĩ Hônlơ(Ch.Hall) và người Pháp Hêrun(P.Heroult) đã tìm ra "mưu mẹo khôn khéo" đó.Các ông đã phát hiện ra rằng nhôm oxit tan trong criolit nóng chảy,khoáng vật có thành phần AlF3.3NaF.Tại các nhà máy luyện nhôm,người ta điện phân hỗn hợp nóng chảy ở nhiệt độ chỉ vào khoảng 950 độ C.Chẳng mấy chốc,sau phát minh này,người ta biết được rằng dự trữ criolit ở vỏ Trái Đất là rất có hạn.Người ta đã phải tổ chức sản xuất criolit tổng hợp,và hiện nay nhôm là kim loại rẻ tiền nhất trong tất cả các kim loại màu.
    Phần lớn nhôm sản xuất trên thế giới dùng để chế tạo các hợp kim nhẹ.Người ta cho thêm đồng,magie,silic,kẽm,mangan vào nhôm để nâng cao độ bền của nhôm.Người ta gọi nhôm là kim loại chủ yếu của nghành kĩ thuật hàng không hiện đại,nó cũng cần cho các nghành chế tạo phương tiện vận tải,nghành đóng tàu,công nghiệp hoá học và kĩ thuật điện....Nhôm là kim loại rất dễ gia công:có thể xử lý bằng áp suất ở nhiệt độ thường và nhiệt độ hơi cao,các đồ bằng nhôm có thể làm theo các phương pháp kéo,cán,dập,rèn,ép..../.
    Tucurie
  5. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG CÁI NHẤT
    TRONG THẾ GIỚI
    CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
    Tính chất của các nguyên tố hoá học rất phong phú và đa dạng. Nghiên cứu các tính chất của các nguyên tố hoá học, tìm ra những cái nhất về tính chất nào đó của chúng thật thú vị.
    Khí nhẹ nhất là Hyđrô (1H). Khối lượng riêng của Hyđrô chỉ bằng... 1/14,5 của không khí. Năm 1783, lợi dụng tính chất này của Hyđrô, người ta đã thả vào không trung quả bóng khí cầu bơm đầy khí Hyđrô và có mang theo các dụng cụ đo lường. Ngày nay, người ta vẫn dùng những khí cầu chứa Hyđrô hoặc hỗn hợp của Hyđrô và Hêli để nghiên cứu khoa học và vận tải.
    Khí nặng nhất ở dạng đơn chất là Rađon (86Rn). Khối lượng riêng của nó gấp... 111 lần Hyđrô.
    Kim loại có độ nóng chảy cao nhất là Vonfram (74W). Khi đốt nóng đến 3.410oC thì nó mới nóng chảy. Vào năm 1910, con người sử dụng tính chất quý báu này để làm "sợi tóc" cho bóng đèn. Nó còn được dùng để chế thành hợp kim thép - Vonfram làm dao cắt để cắt với tốc độ cao.
    Kim loại cứng nhất là Crom (24Cr), có độ cứng đạt tới 9. Crom còn chịu được ăn mòn và mãi mãi giữ được vẻ sáng bạc.
    Tuy nhiên, "vua về độ cứng" là Kim cương. Kim cương là cacbon thuần khiết (C), độ cứng của nó là 10. Con người dùng nó để chế mũi khoan cho những giếng khoan dầu, mài vật liệu, và "dao" để cắt gọt thuỷ tinh.
    Kim loại vốn có tính dát mỏng rất tốt, mà "quán quân về khả năng dát mỏng" chính là Vàng (79Au). Người ta đã từng dùng có 28 gam vàng mà theo thành sợi vàng dài tới 65.000 mét! Người ta cũng có thể dát mỏng để có lá vàng độ "dày" 0,116 - 0,127 mm, tức là bằng 1/600 độ dày trang giấy của một quyển sách bình thường.
    Khí khó hoá lỏng nhất là Hêli (2He). Mãi tới năm 1908, một nhà vật lí Hà Lan mới biến nó thành dạng lỏng ở nhiệt độ ?" 268oC. Hiện cũng chưa có phương tiện để nghiên cứu vật chất tiếp cận với độ không tuyệt đối (?" 273oC) nên hêli đã trở thành "thần tượng" của những nhà vật lí nhiệt độ thấp.
    Trong số 109 nguyên tố hoá học, đã phát hiện quán quân tuyệt đối về khả năng tạo ra các hợp chất là Cacbon (12C). Số các hợp chất của cacbon đã lên tới 5 triệu. Do chúng có những tính chất đặc thù, nên người ta đã gộp chúng thành một loại, gọi là những chất hữu cơ.
    Trong vỏ Trái Đất, nguyên tố có nhiều nhất là Oxy (16O). Kim loại có nhiều nhất là nhôm. Theo những kết quả nghiên cứu mới đây, nguyên tố nhiều nhất trong vũ trụ là Hyđrô (1H). Vì sao lại như vậy? Hiện nay điều này còn là bí mật. Làm sáng tỏ điều bí mật này, chúng ta sẽ hiểu sự tiến hoá của Trái Đất và vũ trụ.
    Kim loại nhẹ nhất là Liti (3Li). Mỗi centimet khối (cm3) kim loại này chỉ nặng có 0,534 gam, nghĩa là nó còn nhẹ hơn nước.
    Kim loại nặng nhất là Osmi (76Os). Khối lượng riêng của nó là 22,48 g/cm3, nghĩa là nặng hơn gấp 42 lần so với Liti.
    Kim loại mẫn cảm nhất đối với ánh sáng là Cesi (55Cs). Con người lợi dụng đặc tính này để làm tế bào quang điện, thước ngắm quang học của súng bắn ban đêm, máy tiếp nhận vô tuyến truyền hình...
    Kim loại chống gỉ tốt nhất là Tali (73Ta) và Niobi (41Nb). "Nước vua" (gồm 3 thể tích axit clohiđric đặc và 1 thể tích axit nitric đặc; còn gọi là nước cường toan hay nước cường thuỷ) có thể hoà tan Platin (Pt) và vàng nhưng với Tali và Niobi thì chịu bó tay, chẳng làm gì nổi. Chính bởi bản lĩnh tuyệt diệu của hai kim loại này mà công nghiệp hoá học dùng chúng làm các máy móc chịu axit.
    Nguyên tố đắt nhất không phải là vàng, hay Platin, mà là Califoni (98Cf) thu được vào năm 1950 bằng phương pháp nhân tạo. Nguyên tố này được xếp vào ô thứ 98 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Nó có thể liên tục trong một số năm phát ra lượng lớn nơtron, giết chết tế bào ác tính ở người và động vật. Người ta đã dùng Califoni trong phân tích hoạt hóa nơtron. Cho tới hiện nay, toàn thế giới vẻn vẹn mới sản xuất được 2 gam Califoni. Trên thị trường quốc tế, mỗi gam Califoni có giá là 10 triệu đôla Mĩ (USD).
    Còn những nguyên tố có những đặc tính tuyệt vời mà con người chưa phát hiện được hết. Chẳng hạn như nguyên tố Gecmani (Ge) là vật liệu bán dẫn rất tốt, nhưng khi nó chứa tạp chất thì lại mất tính bán dẫn. Chỉ khi con người làm tinh khiết nó tới mức có độ tinh khiết 99,999999% trở lên thì mới phát hiện ra đặc tính quý báu thật sự của nó. Xem vậy mới biết rằng việc nghiên cứu tìm tòi các loại tính chất kì diệu của các nguyên tố và các hợp chất của chúng ta là không có giới hạn. Rất nhiều "kho báu" hãy còn chờ người "lao tâm khổ tứ" để phát hiện.
    [VŨ ĐỨC TOÀN, Cậy gậy thần Hoá học (tập 1),
    NXB. Giáo Dục, 1994, tr. 10 - 13]
    Tucurie
    Được tucurie sửa chữa / chuyển vào 20:54 ngày 02/11/2002
  6. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Nguyên tố phát minh ra nhà hoá học
    Câu chuyện phát hiện ra brôm thật là một bài học quý cho nhiều người công tác khoa học ở mọi lứa tuổi.
    Một ngày đầu năm 1825, nhà bác học danh tiếng ở Đức là Liebic nhận được hai chai nước muối màu đỏ nhạt của một hãng buôn lớn gửi tới và đề nghị nhà bác học cho biết đó là chất gì. Vì đã tiếp xúc nhiều với khí clo có màu vàng lục và những tinh thể iôt màu tím thẫm, cả hai nguyên tố này đều thường gặp trong nước muối nên không cần thực nghiệm nữa Liebic cũng trả lời được cho hãng buôn nọ rằng trong chai nước này có chứa hỗn hợp của clo và iôt.
    Vào cuối năm 1825, anh sinh viên Caclôvic ở trường đại học Hâydembe (Đức) đang nghiên cứu nước muối miền Crâymônac, khi cho khí clo lội vào nước đó thì thu được chất nước đỏ nhạt. Caclôvic dùng ête chiết ra được chất này, rồi cho bay hơi thì thu được một chất lỏng màu nâu mùi khó ngửi. Vì thiếu kinh nghiệm thực hành, thiếu lòng tin và thiếu tính "táo bạo" nên Caclôvic chỉ biết đưa chất lỏng này cho giáo sư của mình là Gơmenlin. Giáo sư Gơmenlin bảo Caclôvic điều chế thật nhiều chất đó.
    Đúng thời gian này, tại phòng thí nghiệm hoá học của giáo sư Anggat, anh kĩ thuật viên trẻ tuổi là Angtoan Bơla cũng đang làm việc với nước muối. Bơla mới chỉ học xong trung học rồi xin vào làm việc trong phòng thí nghiệm. Công việc hàng ngày của Bơla xem ra có vẻ tẻ nhạt và quá đơn giản: làm bay hơi nước muối và nước tro của các loài thảo mộc vùng nước mặn cho đến khi xuất hiện muối ăn. Nhưng Bơla đã làm việc đó một cách say sưa lí thú, mang trong mình một ý nghĩ là quan sát thật tỉ mỉ các quá trình xảy ra ngay cả khi xử lí phần nước ót còn lại, mong tìm được ứng dụng gì trong thực tế. Khi cho khí clo lội qua nước thì thấy màu đỏ nhạt xuất hiện. Lúc đầu Bơla cũng cho rằng, màu đỏ đây là hỗn hợp của clo và iôt, rồi Bơla tìm mọi cách tách hỗn hợp đó để phân tích nhưng không đưa đến kết quả gì. Thất bại không làm cho Bơla nản chí. Anh ta lại đặt giả thiết khác táo bạo hơn cho rằng đó đó là màu đỏ của một nguyên tố mới chưa ai biết. Khi dùng ête kéo ra rồi bay hơi thì được chất lỏng màu đỏ nâu. Lần khác Bơla lại dùng mangan dioxyt và axit sunfuric tác dụng lên nước muối, cũng thu được chất lỏng màu đỏ nâu đó. Sau khi tách ra được một lượng lớn chất lỏng mới này, xác định mọi tính chất hoá lí của nó, Bơla mạnh dạn đặt tên chất đó là murit (chữ Latinh có nghĩa là nước muối). Được giáo sư Anggat khuyên bảo, Bơla mạnh dạn gửi báo cáo về Viện hàn lâm khoa học Pari vào ngày 30?"11?"1825.
    Mặc dù bản báo cáo của một thanh niên không có tiếng tăm gì nhưng nội dung súc tích đầy sức thuyết phục của nó đã làm Viện hàn lâm khoa học phải lập ngay một hội đồng kiểm tra phát minh, gồm những nhà bác học có tiếng như Gay Luyxăc, Vôkêlen, Têna. Hội đồng đã nhanh chóng xác nhận sự phát minh ra nguyên tố mới là đúng đắn nhưng đề nghị gọi tên nó là brôm vì chất lỏng này có mùi rất xốc và hôi một cách đặc biệt (chữ Hi Lạp thì brômôxơ là hôi thối).
    Sau phát minh của Bơla thì Liebic mới nhớ đến kết luận sai lầm trước đây. Ông cho sai lầm đó là một tai hoạ lớn trong cuộc đời hoạt động khoa học của mình: "Không thể có một tai hoạ nào lớn hơn đối với một nhà hoá học khi mà ông ta khong thoát khỏi định kiến của mình và ra sức giải thích mọi hiện tượng mà không dựa vào thí nghiệm".
    Giáo sư Liebic đã nói một cách tế nhị rằng không phải Bơla đã tìm thấy brôm, mà chính brôm đã phát minh ra Bơla. Quả vậy, sau khi phát minh ra brôm thì cậu thanh niên xứ Mônpelie (miền Nam nước Pháp) ít ai biết tới trước đây bỗng nhiên nổi tiếng trên thế giới. Ít lâu sau, nhà bác học nổi tiếng người Anh là Đêvy đã đánh giá rất cao phát minh này và đề nghị Hội khoa học hoàng gia Anh tặng thưởng huy chương cho Bơla.
    Vài chục năm sau phát minh của Bơla, brôm được sử dụng một cách rộng rãi trong đời sống.
    Quan tâm đến brôm trước hết không phải các nhà hoá học mà là các nhà y học. Thuốc đầu tiên sử dụng hợp chất của brôm được điều chế vào năm 1835. Rồi đến năm 1850 thì hợp chất của brôm được áp dụng rộng rãi để chữa bệnh thần kinh, động kinh, cao huyết áp, bệnh về tim mạch.
    Hiện nay bất kì một hiệu thuộc nào bạn cũng có thể mua được thuốc an thần như brômaton, brômalin, brômural. Chất sát trùng tốt nhất hiện nay là hợp chất bitmut với tribrômphenol (xerôfloc). Trước kia, chất gây mê thường dùng trong giải phẫu là clorôfoc, bây giờ đã có chất gây tê thuận tiện và hiệu nghiệm hơn nhiều, trong đó phổ biến nhất là fluotan (hanlotan) ?" sản phẩm brômô hoá dicloetylen. Halotan (là chất lỏng nặng sôi ở nhiệt độ 49 ?" 51oC) khác với các chất gây mê khác là giữ lâu dài không bị phân huỷ, không gây nổ khi phản ứng với oxy và điều quan trọng là không gây nên một hiệu ứng phụ nào cả khi sử dụng.
    Etylbrômua cũng là chất gây tê hiệu quả; brômacamphora, brômôfoc giữ hoạt động bình thường cho tim.
    Brômatetraxylin được sử dụng rộng rãi, là một chất kháng sinh tố khi chữa nhiều bệnh.
    Bromatpirin có tác dụng hạ nhiệt mạnh hơn atpirin nhiều. Ở các xứ nhiệt đới có bệnh phổ biến nhất là sốt rét cơn, hồi xưa chủ yếu dùng kinin. Đến năm 1932, các nhà bác học Liên Xô đã tổng hợp được một chất chống sốt rét tốt hơn nhiều gọi là acriklin. Gần đây xuất hiện một loại bromasunfamit (bromural) là loại chất có triển vọng vượt qua hẳn kinin và acriklin.
    Từ năm 1839, nhà sáng chế người Pháp là Daghe đã sử dụng thành công tính nhạy cảm của bạc brômua vào kĩ thuật nhiếp ảnh. Phim ảnh và giấy ảnh đều được tráng một lớp cực mỏng bạc brômua và gêlatin.
    Dưới tác dụng của ánh sáng, bạc brômua bị phân huỷ, brôm tác dụng với gêlatin còn bạc thì tách ra thành những tinh thể rất nhỏ, mịn gắn chặt vào giấy hoặc phim. Độ phân huỷ của bạc brômua tuỳ thuộc ào cường độ chiếu sáng, càng sáng thì phân huỷ càng mạnh và làm cho lớp bạc càng dày đặc.
    Trên mặt trận nông nghiệp, brôm cũng giữ một vai trò quan trọng. Nhiều hợp chất của brôm được dùng làm chất độc diệt nấm và các loại sâu phá hoại mùa màng.
    Brôm còn có trong thành phần chất độc làm chảy nước mắt được dùng rộng rãi trong đại chiến thế giới lần thứ nhất. Ngày nay, lĩnh vực ứng dụng này đang được phát triển thịnh hành ở Mĩ và các nước tư bản khác. Đội quân cảnh sát ở Mĩ và các nước tư bản khác thường phải dùng một số hợp chất độc có brôm để giải tán các cuộc biểu tình của nhân dân lao động.
    Tất cả những lĩnh vực trên đây chỉ sử dụng một lượng brôm không lớn lắm, bởi vậy số brôm khai thác được từ các giếng khoan hoặc mỏ muối cũng đã đáp ứng đủ nhu cầu. Nhưng từ đầu đại chiến thế giới thứ hai, nhu cầu brôm của thế giới bỗng nhiên tăng vọt. Chúng ta còn nhớ rằng nhiên liệu cung cấp cho động cơ chạy xăng của thế giới từ đại chiến thế giới thứ hai trở đi đóng một vai trò cực kì quan trọng. Trong nguyên tắc làm việc của loại động cơ này là phải nén hỗn hợp nhiên liệu trước khi đốt, nén càng mạnh thì động cơ làm việc càng có hiệu suất cao. Nhưng có một trở ngại lớn là khi nén đến một mức độ cao quá thì nhiên liệu chưa kịp cháy đã xảy ra phản ứng nổ. Để tránh hiện tượng nổ đó, người ta phải thêm vào hỗn hợp nhiên liệu một ít tetra?"etyl chì. Nhưng việc thêm tetraetyl chì lại sinh ra trở ngại khác là khi động cơ làm việc thì chị lắng đọng lại trên các piston, van, bugi v.v... Rất may mắn là etylen đibrômua có thể loại hẳn trở ngại này. Thường thường trong hỗn hợp nhiên liệu xăng có chứa một lượng etylen đibrômua.
    Sự phát minh ra tính chất đó làm cho lĩnh vực hoạt động của brôm chuyển hẳn sang nhiên liệu. Những nguồn khai thác brôm trước đây không thể nào đáp ứng nhu cầu của thế giới. Cần phải tìm nguồn khác. Suy nghĩ duy nhất của các nhà khoa học là hướng về biển và đại dương.
    Hàm lượng trung bình của brôm trong lục địa là 0,001% trong khi đó hàm lượng trung bình của brôm trong nước đại dương là 0,008%. Như vậy thì có thể xem toàn bộ nước đại dương là một mỏ khổng lồ của brôm. Thật vậy, khoảng 99% brôm trong vỏ Trái Đất tập trung ở đại dương. Trự lượng brôm trong nước biển và đại dương có đến 90.000 tỉ tấn. Năm 1940, thế giới khai thác được 30.000 tấn brôm từ nước biển, năm 1967 khai thác được 100.000 tấn. Nếu giữ quy mô khai thác như vậy thì nước biển và đại dương còn đủ cung cấp cho con người được 900 triệu năm (!).
    Việc lấy brôm từ nước biển hiện nay đã tiến hành ở những quy mô rất lớn. Ở Mĩ có những "nhà máy nổi" hàng ngày hút nước biểnlên trộn với clo, anilin, axit sunfuric để kết tủa hợp chất không tan là tribrômanilin. Cứ một chuyến ra khơi 25 ngày, "nhà máy nổi" ấy có thể sản xuất trực tiếp từ nước biển ra 33.000 kg brôm.
    Ở Anh, Ấn Độ, Canađa, Braxin cũng có những nhà máy lớn sản xuất brôm từ nước biển. Nhật Bản sản xuất được brôm từ nước biển chẳng những đủ thoả mãn các nhu cầu trong nước mà còn xuất cảng nữa.
    Ở Liên Xô tình hình có hơi khác. Mặc dù có một hải phận rộng lớn nhưng nguyên liệu chủ yếu để sản xuất brôm không phải từ nước đại dương; vì trong đất nước Liên Xô có nhiều nguồn brôm giàu hơn, đó là các hồ và biển kín. Trong đó Xivat là quan trọng nhất, cứ một mét khối nước hồ này có đến 180 ?" 200 gam brôm. Ở đây có thể xây dựng những nhà máy sản xuất vài nghìn tấn brôm trong một năm.
    (PHAN VĂN TƯỜNG,
    Đại dương ?" nguồn nguyên liệu vô tận cho công nghiệp Hoá học,
    NXB. Khoa học & Kĩ thuật, Hà Nội, 1978, tr. 43 ?" 47)
    Tucurie

    Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra!
  7. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Cacbon
    Sự phi thường của than
    Từ thời nguyên thuỷ xa xăm, con người đã sớm biết đến than (các bon). Than có tên latinh là "cacbonium" - tên gọi này chính là chỉ than đá. Trên toàn thế giới, người ta đã tìm thấy hơn 4 triệu loại hợp chất hoá học, trong số đó các hợp chất hoá học không chứa cacbon chỉ có khoảng 100.000 loại. Các hợp chất hoá học trong thành phần chứa cacbon nhiều gấp khoảng 40 lần. Chính vì vậy, có người gọi "họ hàng" nhà cácbon là đại gia đình đông đúc nhất trong thế giới vật chất.
    Cacbon chiếm khoảng 0,4% trong lượng vỏ trái đất. Cacbon là nguyên liệu cơ bản tạo nên sự sống. Trên trái đất, đâu đâu cũng thấy sự "hoá thân" của cacbon. Cacbonic (có chứa cacbon) có khoảng 2200 tỷ tấn trong khí quyển. Cacbonic có khả năng hấp thụ tia hồng ngoại, giữ cho sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm trên trái đất đến độ nhỏ nhất. Nhờ vậy đã tạo điều kiện thích hợp cho sự sống tồn tại, sinh sôi. Hàng ngày, chất diệp lục của giới thực vật, thông qua hiện tượng quang hợp đã biến cacbonic trong tầng khí quyển thành xenlulô, tinh bột, Anbumin, cung cấp cho các loại động vật trên trái đất.
    Trong cơ thể sống của động thực vật trên trái đất hiện tại dự đoán có chứa khoảng 700 tỷ tấn cacbon. Cacbon tạo thành rễ, thân, lá của thực vật tạo thành xương, cơ, máu huyết của động vật.
    Di thể của động thực vật thời cổ đại, nằm trong lòng đất đã tạo thành than đá, dầu mỏ và khí đốt. Dự đoán tổng trữ lượng của chúng lên tới 6500 tỷ tấn.
    Có khoảng 5 triệu tỷ tấn cacbon trong các lớp nham trầm tích dưới đáy biển. Nước cũng hoà tan một lượng không nhỏ khí cacbonic. Tuy nhiên, nếu nói "không có cacbon thì không có sự sống" thì có gì quá đáng không?
    Lịch sử tiến hoá vài tỷ năm của trái đất chính là khúc ca hùng tráng của sự sống mà giai điệu chủ đạo của nó là sự biến hoá của cacbon, Nếu ví sự sống muôn vẻ của trái đất này là một tòa nhà nguy nga lộng lẫy thì vật liệu chính để xây dựng lên lâu đài đó chính là nguyên tố cacbon. Hơn 3 tỷ năm trước đây các hợp chất trên mặt đất không ngừng bị sông suối rửa trôi đổ vào lòng đại dương. Trong môi trường nước biển, sự tương tác giữa các hợp chất hoá học ngày càng tăng. Sau một thời gian dài, những hợp chất hoá học có cấu tạo phức tạp hơn được sản sinh, một số chất có trạng thái cấu tạo Anbumin. Chính những chất này dần tạo thành những vật thể nhỏ có khả năng tiến hành quá trình của sự sống - dạng Anbumin với thành phần chủ yếu bao gồm Anbumin và axit hạch.
    Vật thể nguyên sinh lúc đầu còn chưa có cấu tạo tế bào nhưng đã có hiện tượng của sự sống, đó là tự thân tiến hành quá trình trao đổi chất. Do đó, chúng có khả năng sinh trưởng và sinh sản. Vật thể nguyên sinh phát triển một bước nữa và xuất hiện tế bào và sinh vật đơn bào xuất hiện sớm nhất. Sau một quá trình tiến hoá phức tạp chúng dần trở thành những sinh vật đa bào rồi trở thành thực vật đơn giản, cấp thấp.
    Ðộng thực vật hiện có trên trái đất cho dù hình dáng, diện mạo của chúng có khác nhau nhưng chúng vẫn cùng chung tổ tiên. Từ vật thể đơn giản thành sinh vật hạ đẳng, phức tạp dần lên trở thành sinh vật cao đẳng (bậc cao) - đó chính là quá trình tiến hoá của sự sống. Tóm lại, đã là cơ thể sống thì đều có cơ sở vật chất chung: Ðó là cacbon. Và chính điều này khẳng định sự phi thường của nguyên tố này.
    (Theo "Tìm hiểu thế giới hóa học")

    Tucurie

    Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra!
  8. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Canxi
    Vào năm 1808, Boatsiriat ?" nhà hóa học nổi tiếng người Thụy Điển đã gửi tới Đacwyn một bức thư ngỏ lời yêu cầu Đacwyn điện phân hỗn hợp oxyt thủy ngân và vôi sống. Và Đacwyn đã nhận lời. Sau khi dùng phương pháp điện phân mới, ông thu được một lượng lớn hợp kim thủy ngân ?" canxi. Chưng cất hợp kim này để thủy ngân bốc hơi bay đi, ông đã thu được canxi tinh khiết (calcium).
    Vôi sống là do đá trắng đem nung mà thành, từ ?ođá trắng? theo tiếng la tinh là ?ocalx?. Nguyên tố canxi được tinh luyện từ vôi sống nên được gọi là calcium (có nguồn gốc từ calx).
    Kim loại canxi có sắc trắng bạc. Mặc dù rất cứng nhưng canxi vẫn có thể dãn dài được. Nguyên tố này nóng chảy ở nhiệt độ 8000C và sôi ở nhiệt độ 12400C. Khả năng tác dụng hóa học của canxi rất mạnh. Trong không khí, canxi nhanh chóng kết hợp với oxy tạo thành một lớp oxyt canxi. Khi bị đốt, canxi cháy phát ra ngọn lửa màu đỏ. Khi gặp nước nóng, tạo phản ứng mãnh liệt và giải phóng hydro. Trong công nghiệp canxi thường dùng làm chất tách nước (thoát nước), hoàn nguyên, tách lưu huỳnh và khử oxy. Canxi là thành phần chủ yếu tạo nên bộ xương của con người và động vật. Phụ nữ có thai và trẻ em cần được thường xuyên bổ sung canxi. Thực vật cũng rất cần canxi.
    Canxi phân bố rất rộng trong tự nhiên. Nó thường tồn tại dưới dạng muối cacbonat và sunfatcanxi. Trong vỏ trái đất, hàm lượng canxi chiếm khoảng 3,4%, đứng sau các nguyên tố : oxy, nhôm, silic và sắt. Trong công nghiệp đời sống, các hợp chất của canxi có phạm vi ứng dụng rất rộng. Nó có thể kết hợp với lưu huỳnh, nitơ, photpho và oxy để tạo thành các hợp chất. Đặc biệt, oxit canxi rất khó nóng chảy nên thường được dùng để chế tạo gạch chịu lửa, nồi nấu, quặng, lò nung? Các đảo san hô, các tầng vỏ sò, dãy núi đá vôi, nham đá hoa. ? rải rác khắp nơi trên trái đất, thành phần chính đều là cacbonat canxi. Đá vôi cho vào lò nung cùng với than sẽ cho vôi sống - tức oxit canxi. Khi thả vôi sống vào nước, một phản ứng rất mãnh liệt sẽ xảy ra, tỏa nhiều nhiệt và tạo thành hydroxyt canxi - một loại hợp chất rất cần trong xây dựng. Dùng nước vôi quét tường, lúc đầu chưa hiện rõ màu trắng nhưng càng khô tường càng trắng hơn, thực ra đây là một quá trình hoàn nguyên thú vị. Chính hydroxyt canxi đã hấp thụ khí cacbonic trong không khí để biến thành cacbonat canxi trắng xóa.
    Trong thiên nhiên, đá vôi là một trong những nghệ sĩ chính trong việc tạo nên những kỳ quan lớn. Ở Sơn Thủy - Quảng Tây, Thanh Lâm và Quý Châu ?" Vân Nam (Trung Quốc) có rất nhiều núi cao và hang động kỳ lạ. Địa hình của vùng này chủ yếu là đá vôi. Khi nhiệt độ cao và có độ ẩm thích hợp, đá vôi dễ phản ứng với nước có hòa tan nhiều cacbonic tạo thành hydro cacbonat canxi (Dio cacbonate of calcium) hòa tan theo nước và trôi đi. Sau nhiều năm, nham thạch bị ăn mòn hoặc bị tích tụ tạo thành các đỉnh núi cao kỳ dị, hang động lạ thường. Nước hòa tan cacbonat canxi luồn lách qua khe đá, các vết nứt thấm ra ngoài, Cacbonic và hơi nước cùng bốc hơi bay đi chỉ còn lại cacbonat canxi. Loại chất này nhiều năm tích tụ lại trên các đỉnh động và nền động tạo thành các nhủ đá, măng đá hình thù kỳ lạ, hấp dẫn?
    Ở Việt Nam, mỏ đá, khánh đá, cây vàng, cây bạc.. trong động Hương Tích, tiên nữ, mãnh sư trong động Thiên Cung (Hạ Long) ? đều có sự góp mặt của canxi.
    Tucurie

    Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra!
  9. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    TiTan
    Con của thần đất
    Các nhà kiến trúc đã bắt đầu xây dựng các đài, bia tưởng niệm, bề mặt có trang trí bằng kim loại Titan từ những năm 60 của thế kỷ 20. Titan là kim loại có độ bền kim loại cao, khả năng chống ăn mòn rấl lớn, phủ ngoài mặt các bia, đài tưởng niệm là rất xứng đáng vì nó luôn hoàn toàn có khả năng trường tồn với thời gian.
    Tại Kepleptơn vila ở Matscơva vào năm 1964, người ta đã dựng lên đài tưởng niệm tên lửa. Bề mặt của đài tưởng niệm này ốp toàn bằng những tấm Titan sáng loáng. Ðài này được xây dựng để ghi nhớ công ơn những người công tác trong ngành hàng không, vũ trụ có công chinh phục khoảng không ngoài trái đất.
    Một thời gian sau UNESCO (tổ chức văn hoá - giáo dục - khoa học liên hợp quốc) cũng cho xây dựng đài tưởng niệm ở Giơnevơ (Thụy Sĩ) nhân kỷ niệm 100 ngày thành lập liên hiệp thông tin quốc tế. Ðài kỷ niệm này cao 10,5m, tạo bởi hai khối bê tông cốt thép, mặt ngoài ốp các tấm titan sáng loáng.
    Caclôt - nhà khoa học và khoáng vật học người Anh, vào năm 1791 đã tìm thấy trong quặng titanite (CaTiSiO5) một nguyên tố mới và đặt lên là Valađi (chính là tên địa phương đã tìm ra nguyên tố). Graphônte - nhà hoá học người Ðức, vào năm 1795 cũng tìm thấy một nguyên tố mới tại Bôinic (Hunggary) và đặt cho nó một cái tên thật mỹ miều "Titanium" mà theo tiếng Hy Lạp là "thái tử con thần đất". Graphôn nói, nguyên tố Valađi mà Caclôt tìm thấy cũng chính là Titan.
    Thực ra, cả hai thứ mà ông tìm thấy chỉ là một. Nó không phải là Valađi, cũng chẳng phải là Titan. Ðó chính là ôxit Titan (Titanium đi oxyde) - một loại bột kết tinh màu trắng. Về sau, rất nhiều nhà khoa học tìm cách tinh luyện Titan nguyên chất từ các hợp chất chứa Titan nhưng đều thất bại. Cho đến năm 1887, Nensân và Pitơsân (người Thụy Ðiển) đã dùng Natri hoàn nguyên Titan từ loại quặng Ôxyt titan 4 (Titanium tetraoxyt) và thu được Titan hàm lượng 95%, trong bình thép kín. Năm 1895, nhà khoa học người Pháp Morisơn đã tinh luyện được Titan hàm lượng 98%. Ðến cuối năm 1910, Hantơ - một nhà khoa học người Mỹ đã cải tiến phương pháp của Nensân, cuối cùng thu được Titan thuần khiết hàm lượng 99% trở lên. Tuy nhiên, thật đáng tiếc là tổng trọng lượng Titan thu được chỉ có một gam. Dẫu vậy tin này truyền đi đã làm chấn động địa cầu vì việc tinh luyện Titan là vô cùng khó. Như vậy, từ khi phát hiện đến khi chế tạo được Titan nguyên chất là cả một quá trình lê thê, suốt 120 năm.
    Vì Titan tìm được vẫn chưa phải là nguyên chất hoàn toàn tinh khiết nên Titan giòn và yếu, không chịu nổi gia công cơ giới nên phạm vi sử dụng Titan còn hẹp.
    Trái lại, các hợp chất của Titan như: Titanium di ôxide và Titanium tetaxi được ứng dụng nhiều. Titanium di ôxide là bột màu trắng là một thứ nguyên liệư quan trọng trong công nghiệp nhuộm. Titanium di ôxide không độc so với Sulfade zinc và tốt hơn ôxit thiếc rất nhiều. Ôxyt titan được dùng nhiều trong công nghiệp chế tạo sơn, giấy, chất dẻo, nhuộm các sản phẩm dệt, công nghiệp thuỷ tinh, gốm sứ...Titanium tetra ôxide (ôxit titan 4) có khả năng tạo ra khói mù trắng dầy đặc. Vào mùa sương giá nông dân thường dùng nó để chưng cất tạo ra mù dầy để chống sương giá bảo vệ màu màng. Người ta cũng dùng nó để chế tạo "hoả mù" dùng trong chiến tranh.
    Vào năm 1925 hai nhà khoa học người Hà Lan tên là: Fanake và Ðơbôiê dùng dây Wolfram gia nhiệt để hoàn nguyên Titan từ Titanium tetra ôxyde và đã lấy được Titan thuần khiết. Do đó, cách suy nghĩ của Hantơ: Titan giòn không chịu nổi gia công cơ khí đã bị bác bỏ. Ngược lại Titan nguyên chất có tính dẻo cao, hoàn toàn có thể gia công như thép để chế tạo tấm thỏi kéo sợi, dát mỏng.
    Titan nguyên chất có ánh kim trắng như bạc, tỷ trọng nhỏ, nhưng cường độ cơ tính cao, chịu nhiệt và chống ăn mòn tốt. Cường độ tương đương với thép nhưng trọng lượng chỉ bằng một nửa. Trọng lượng của Titan tuy gấp 1,5 lần trọng lượng nhôm nhưng cường độ cơ tính lại cao gấp 5 lần nhôm. Chính vì vậy, trong một số lĩnh vực nhôm cũng phải nhường chỗ cho Titan.
    Cho đến nay, Titan vẫn đang được coi là kim loại hiếm. Thực ra qua điều tra khảo sát, người ta đã thấy tnr lượng Titan thật dồi dào. Tổng trữ lượngTitan trong lớp vỏ trái đất, gấp mười mấy lần trữ lượng của các kim loại như: nhôm; sắt, canxi, natri, mangan, cùng các kim loại màu như: đồng, chì, thiếc, kẽm. . .
    Trung Quốc là nước được thiên nhiên ban tặng nguồn khoáng vật Titan dồi dào. Vùng Phán Mỹ Hoa (thuộc Tứ Xuyên) đã tìm thấy quặng sắt - Titan Valađi cực lớn. Trữ lượng Titan ở khu mỏ này gần bằng trữ lượng đã được thăm dò trên toàn thế giới.
    Năm 1947, Trung Quốc thực hiện công nghiệp hoá ngành sản xuất Titan, sản lượng Titan lúc đó chỉ có hai tấn. Ðến năm 1972 sản lượng Titan lên tới 200. 000 tấn.
    (Theo Tìm hiểu thế giới hoá học)
    Tucurie

    Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra!
  10. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Au
    Sự quý giá của vàng
    Thứ kim loại được con người phát hiện sớm nhất là vàng. Vàng tồn tại ở dạng đơn chất trong tự nhiên. Do vàng đốt không cháy, không đổi màu và biến chất nhưng lại dễ nung chảy, dễ gia công thành những đồ trang sức mỹ lệ nên được mọi người rất quý.
    Người ta coi vàng là biểu tượng của sự cao quý, vinh quang, trinh trắng và thuần khiết. Theo chữ la tinh thì vàng Aurum có nghĩa là "rực lơ". Từ "gold" (vàng) trong tiếng Anh có nguồn gốc từ chữ phạn có nghĩa là "chiếu dọi".
    Trong lịch sử lâu dài của nhân loại, không biết bao nhiêu người đã từng đeo đuổi giấc mộng vàng. Họ mày mò trong "giả kim thuật" với ý đồ "luyện đá thành vàng" . Ðã có thời ở Châu Âu mọc lên vô số những lò luyện vàng theo "giả kim thuật". Chính người Châu Âu cũng "khét tiếng" trong việc vượt trùng khơi, thám hiểm, tìm kiếm, vơ vét, tước đoạt vàng dẫn tới các cuộc chiến tranh tàn sát đẫm máu. Vì thế mà xung quanh vàng đã diễn ra bao đau thương, nước mắt.
    Dân tộc đầu tiên biết khai thác vàng là người Ai Cập. Họ đã có các dụng cụ khảm vàng, nạo vàng từ khoảng 4000 năm trước đây và họ cũng biết kéo vàng thành sợi để thêu hoa gấm. Việc khai quật các ngôi mộ cồ Ai Cập đã chứng tỏ đây là quốc gia nhiều vàng nhất. Nữ thần Lê A vô cùng huy hoàng, tráng lệ của người Ai Cập là bằng vàng. Pho tượng được đúc toàn bằng vàng này là một nữ thần đoan trang ngồi trên ngại vàng, hai bên là hai con mãnh sư hộ vệ. Tổng trọng lượng quần thể tượng lên tới 250 tấn vàng ròng.
    Người Trung Quốc cũng sớm biết sử dụng vàng. Minh chứng cho điều này là những chiếc lá vàng trong ngôi mộ cổ thời Thương, tám chiếc bình vàng trong ngôi mộ cổ thời Chiến Quốc. . . mà người ta phát hiện ra ở khu di chỉ cung điện thời Tần (huyện Lám Ðồng, tỉnh Thiển Tây) vào năm 1964.
    Vàng quý là do hiếm lại phân bố rải rác. Trong lớp vỏ đất, hàm lượng vàng chiếm khoảng 5/10 tỷ. Trong nước biển vàng chiếm tỷ lệ khoảng 5/tỷ (tức là gấp 10 !ần trong đất). Vàng khối trong tự nhiên thường ít gặp. Người ta đã tìm thấy khối vàng "Huletan" nặng 2 14,3kg ở Australia. Ðây là khối vàng tự nhiên nặng nhất thế giới. Trong tự nhiên, vàng thường tồn tại ở dạng cốm hoặc dạng nhỏ li ti lẫn trong cát và nham thạch. Ðể có được một nhúm vàng người ta đã phải đãi rất nhiều cát. Khi khai thác mỏ vàng, để có được 5 gram vàng, bình quân người ta phải đào bới khoảng 1000 tấn đất đá. Có thể dự đoán rằng trong vàng 500 năm tới, trữ lượng vàng trên toàn thế giới không vượt quá con số 10 vạn tấn.
    Ngoài việc dùng làm tiền tệ, đồ trang sức... càng ngày vàng càng tham gia phục vụ nhiều cho khoa học và kỹ thuật. Các thiết bị điện tử thường dùng vàng trong đèn cấp 2 hoặc đèn cấp 3. Vàng còn được kéo thành sợi mảnh để làm dây dẫn điện. Khi hàn chân các linh kiện điện tử trong các mạch quan trọng của vô tuyến điện, người ta cũng dùng vàng. Trên các tiếp điểm của rơle điều khiển tự động, người ta thường mạ vàng để tránh phát sinh tia lửa điện và kéo dài tuổi thọ cho rơ le.
    Bề mặt vàng thường nhẵn bóng, có tính trượt tốt nên giảm được ma sát. Vì vậy, các linh kiện lăn hoặc trượt trong ngành du hành vũ trụ thường được mạ vàng. Lá vàng dát mỏng, do độ dầy không đồng đều khi ánh sáng xuyên qua sẽ hiện hồng và tím. Người ta đã lợi dụng tính chất này của vàng để dùng trong các dụng cụ thám sát tia hồng ngoại trong kỹ th uật chống tên lửa. Trên cửa kính của các khách sạn, để gi úp cho căn phòng mùa hạ mát người ta đã dán những lá vàng dát mỏng lên đó. Các dây đai bảo vệ và bịt kín chỗ nối của máy gia tốc hạt được chế tạo bằng vàng. Chỗ nối của ống dẫn và buồng chân không của máy gia tốc hạt cũng được hàn bằng vàng. Do vàng có tính chất bảo vệ tốt, không cho không khí thấm qua các khí khổng, duy trì độ chân không cao trong các buồng của máy gia tốc hạt gi úp cho tuổi thọ của các hạt cơ bản được kéo dài.
    Năm 1 956, vàng là trợ giúp đắc lực cho thành công của việc nối thông đường dây điện thoại đầu tiên qua Đại Tây Dương. Trên suốt đường dây điện thoại, cứ mỗi khoảng cách nhất định người ta lại phải lắp đặt một thiết bị khuếch đại âm thanh - loại thiết bị mà toàn hộ linh kiện của nó đều được mạ vàng. Do đó mới duy trì được cường độ dòng điện ổn định, đàm thoại mới thông suốt.
    Vàng cũng có vai trò quan trọng trong kỹ thuật thám hiểm ngoài không gian. Vệ tinh nhân tạo phônbrao và ariô - 4 do Mỹ phóng lên có vỏ ngoài mạ vàng. Nó có tác dụng giữ cho việc điều tiết nhiệt độ bên trong vệ tinh cho ổn định đồng thời không bị oxy hoá. Hơn nữa, các điện tích tự do có thể xuyên qua lớp vàng phân tán ra ngoài , đề phòng phát sinh sự cố do điện.
    Tóm lại , vàng được người ta quý vì vàng biết quý máy, yêu người!
    Tucurie

    Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra!
    Được tucurie sửa chữa / chuyển vào 19:19 ngày 26/02/2003

Chia sẻ trang này