1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vài nét sơ lược về lịch sử phát triển ngành thiên văn.

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi RAGNAROK, 17/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Vài nét sơ lược về lịch sử phát triển ngành thiên văn.

    Chào các bác!
    Dưới đây em xin được đưa ra một chủ đề tóm tắt toàn bộ tiểu sử ngành thiên văn thế giới. Do kiến thức còn hạn chế và thời gian không cho phép nên bài viết của em còn nhiều hạn chế, có gì mong các bác bỏ qua và cho em thêm ý kiến.

    VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ NGÀNH THIÊN VĂN

    1Thời kì sơ khai: thần linh và các huyền thoại
    Thời sơ khai của con người, loài người nguyên thuỷ có cuộc sống đầy lo âu và sợ hãi. Đa số sự sợ hãi đó xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về các hiện tượng tự nhiên, các hiện tượng có được do vận động của Trái Đất và vũ trụ. Họ sợ hãi trước sự thay đổi của thời tiết, sợ hãi bóng tối. Với họ, Mặt Trời và Mặt Trăng là hai thiên thể thân yêu cho họ ánh angs và chỉ đường cho họ.Họ hoàn toàn không biết gì về vũ trụ và từ đó họ tin vào các sức mạnh thần bí quanh mình , gán cho chúng thành thần , thánh.
    Mọi hiện tượng trong thiên nhiên đều được người thời cổ thần thánh hoá. Thần thoại bắt đầu được dựng lên khi con người có những khái niệm đầu tiên về thiên nhiên và cùng với sự phát triển của óc tưởng tượng , các câu truyện thần thoại ngày càng phong phú . Các nước đầu tiên có sự phất triển của thần thoại là Hi Lạp, Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc.
    Thần thoại Hi Lạp ghi rằng: Thuở xưa, cách đây lâu lắm rồi, trước ngày khai thiên lập địa, lúc đó không gian bao la hỗn độn của vũ trụ chỉ là một quả trứng khổng lồ.; Thế rồi cũng đến ngày quả trứng phải nở. Một hôm vỏ quả trứng nứt làm đôi, một vị thiên rthần có cánh bay ra. Vừa thoát khỏi vỏ trứng, vị thần liền lấy hai tay nâng nửa vỏ quả trứng lên cao và dùng chân đạp nửa vỏ quả trứng kia xuống dưới tạo thành trời đất. Vị thần đầu tiên của thế gian ra đời là thần ái tình. Tiếp đó là sự ra đời của thần trời và thần đất. Thần trời và thần đất rất yêu nhau và chung sống với nhau sinh ra muôn loài, tiếp đó là sự ra đời của các vị thần khác cai quản mọi mặt của thế gian.
    Theo thần thoại Ấn Độ thì thần Mẹ là người sáng tạo ra tất cả, bên cạnh thần Mẹ là thần Nam , ngoài ra còn có thần cây, thần núi, ma quỷ và yêu tinh...
    Ở Việt Nam có truyện thần trụ trời kể về sự xuất hiện của vũ trụ. Theo truyện, thoạt đầu trời đất là một vùng hỗn độn tối tăm lạnh lẽo không có muôn vật và con người. Bỗng nhiên một vị thần khổng lồ xuất hiện. Thần đứng dậy ngẩng đầu đôi trời lên và tự tay lấy đất đá đắp thành cột chống trời. Khi trời đất đã phân đôi thì thần phá nát cột, lấy đất đá ném đi khắp nơi tạo thành gò, đồi , núi , đảo.

    2Thời kì thứ hai: Kinh THánh và tôn giáo
    Mở đầu chương Sáng chế kí trong Kinh thánh có nói Đức Chúa Trời đã sáng tạo ra toàn bộ vũ trụ trong 6 ngày. Ngày thứ nhất là từ chỗ vô hình và trống không Đức Chúa sáng tạo ra sự sáng và sự tối. Ngày thứ hai Đức chúa nặn ra bầu trời, ngày thứ 3 Trái Đất. Mặt Trời, Mặt Trăng và các sao được nặn ra vào ngày thứ tư, các loài cây và động vật được nặn ra vào ngày thứ năm và ngày thứ sáu Đức Chúa nặn ra loài người.
    Như vậy, sau 6 ngày lao động sáng tạo, Đức chua trời đaxây dựng nên toàn bộ vũ trụ mà ở tâm là Trái Đất nằm yên. Không gian ngoài Trái Đất thuộc về thiên đường, thế giới bên kia mà người trần tục không thể nhận thức được.
    Những luận điểm náy đã trở thành cơ sở cho tôn giáo trong nhiều năm do các nhà duy tâm tạo dưnhgj nên. Vậy điều vô lí thể hiện trong Kinh thánh là gì?
    a_ Ngày đêm có được là do ánh sáng Trái Đất nhận được từ Mặt Trời. Vậy khi chưa có Mặt Trời và Trái Đất thì cái lúc mà Đức chúa sáng tạo ra tất cả trong 6 ngày thì đó là ngày như thế nào? Phải chăng nếu sáng suốt hơn thì Trái Đất và Mặt Trời nên được sáng tạo ra từ thơì điểm khởi đầu còn sau đó Đức chúa cứ việc ngồi trên Trái Đất 6 ngày mà "nặn".
    b_ Cũng theo Kinh thánh, Đức chúa Jesur giáng sing sau ngày khai thiên lập địa 7468 năm và như vậy vũ trụ đã được sáng tạo ra cách đây không đầy 1 vạn năm. Trong khi đó ai cũng biết loài người đã tồn tại được hơn 1 triệu năm.

    3 Những tư tưởng duy vật đầu tiên về vũ trụ
    Người có thể coi là đầu tiên đưa ra quan điểm duy vật về tiến hoá vũ trụ là Tallet. Từ thế kỉ thứ 6 trước Công nguyên, Tallet đã có thể dự đoán được những ngày sẽ xảy ra nhật thực, nguyệt thực. Biết được Mặt Trăng sáng là do Mặt Trời và tính được chu kì thời tiết dài 365 ngày.
    Theo Tallet mọi vật thể trong vũ trụ đều từ nước biến hoá ra và cuối cùng dều trở lại thành nước. Nước là vật chất đầu tiên xây dựng nên vạn vật. Không có nước thì không có sự sáng tạo nào hết.
    Phát triển từ quan điểm của Tallet, Anaximendre cho rằng trong quá trình vận động của mình nước đã chuyển thành đất, lửa, không khí. Sự vận động vật chất là một quá trình vĩnh viễn và tất yếu. Không có vật chất thì không có gì cả.
    Tiếp đó, Democrit cho rằng Trái Đất là một phần rất nhỏ bé trong vô số các thiên thể. Theo ông vạn vật không do chúa trời hay một đấng siêu nhân nào sáng tạo ra mà hình thành từ vật chất, do sự kết hợp các nguyên tố, của sự vận động trong bàn thân vật chất.
    Từ những quan điểm đầu tiên đó, con người bắt đầu chú ý nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên tưqf một góc nhìn khác.
    Vào thế kỉ thứ hai, nhà thông thái cổ HiLạp Ptolemy đã bắt đầu ngiên cứu cấu trúc vũ trụ. Dựa vào chuyển động các thiên thể nhìn thấy trên bầu trời, Ptolemy đưa ra mẫu vũ trụ địa tâm (còn gọi là mẫu địa tâm Ptolemy). Trong mẫu địa tâm ,Ptolemy thừa nhận TĐ có dạng cầu và ông cho rằng Trái Đất là trung tâm vũ trụ, các thiên thể trong đó có Mặt Trời, Mặt Trăng và các thiên thể khác tạo thành các mặt cầu quay quanh Trái Đất với chu kì khác nhau. Tuy nhiên chính bản thân Ptolemy cũng thừa nhận ông xây dựng mẫu địa tâm chỉ với mục đích giải thích cho các hiện tượng tự nhiên chứ ông không dám khẳng đinhk đó là cấu trúc chính xác của vũ trụ.
    Thế nhưng chính sự thiếu sót trong tác phẩm này mà mẫu địa tâm bị lợi dụng trơt thành cơ sở cho tôn giáo tồn tại vững chắc thêm hơn 1000 năm nữa.

    *********************************************************************************************
    [CÒN NỮA]


    Niềm tin cho ta tất cả
  2. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Xin tiếp tục:
    4_ Thời kì thứ 4: Bước tiến vĩ đại của thiên văn học, con tàu Trái Đất được khởi động.
    Sau hơn 1000 năm tồn tại vững chắc dưới sự bảo vệ của nhà thờ tôn giáo, đến giữa thiên niên kỉ thứ 2, mẫu địa tâm của Ptolemy đã ba3ts đầu lung lay trầm trọng do bộc lộ nhiều điểm vô lí. Nhiều người không tin vào sự sáng tạo của Đức Chúa Trời, nhiều nhà thiên văn quyết tâm bác bỏ mẫu địa tâm Ptolemy.
    Năm 1543, sau thời gian nghiên cứu không mệt mỏi và cũng là năm cuối cùng của đời mình, Nicolai Copernic đã đưa ra được công trình của mình. Công trình của Copernic là một tác phẩm gồm 6 tập nói về chuyển động của Trái Đất và bầu trời, ngày nay được gọi là hệ nhật tâm Copernic.
    Theo Copernic:
    - Mặt Trời nằm ở trung tâm vũ trụ.
    - Các hành tinh chuyển động tròn quanh Mặt Trời theo cùng một chiều với chu kì khác nhau, hành tinh càng xa có chu kì chuyển động càng lớn.
    - Trái Đất cũng là một hành tinh, ngoài chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất còn chuyển động tự quay quanh nó.
    - Mặt Trăng chuyển động tròn quanh Trái Đất.
    Về cơ bản, hệ nhật tâm Copernic khá giống với cấu trúc hệ Mặt Trời mà ngày nay chúng ta đều biết. Tuy còn vài điểm thiếu sót nhưng có thể coi đây là một bước nhaỷ vọt vĩ đại của ngành thiên văn học thế giới, đánh dấu một chặng đường mới cho nghiên cứu vũ trụ. Có thể nói "Copernic đã chặn đứng Mặt Trời và khởi động cho Trái Đất".
    Người đầu tiên công khai ủng hộ cho hệ nhật tâm Copernic trước sự phủ nhận của tôn giáo bấy giờ là nhà triết học người Italia Jordano Bruno (1548-1600). Phát triển hệ nhật tâm Copernic, Bruno cho rằng Mặt Trời của chúng ta không phải là duy nhất mà chỉ là một trong số vô số sao trong vũ trụ, quanh các sao khác cũng có các hành tinh quay quanh và sự sống là tồn tại phổ biến trong vũ trụ.
    Năm 1600, tức giận trước tư tưởng vĩ đại của Bruno, giai cấp thống trị và nhà thờ tôn giáo đã thiêu sống ông ở quảng trường Hoa La Mã. Tuy nhiên điều đó cũng không thể làm các nàh thiên văn bấy giờ phải chùn bước, công trình của Copernic và tư tưởng của Bruno vẫn tiếp tục đứng vững và trở thành cơ sở cho ngành thiên văn sau này.
    Năm 1610, sau khi sáng tạo ra kính thiên văn, Galiléo Galilei (1564-1642) đã tự hướng ống kính lên bầu trời . Kết quả quan sát cho thấy Mặt Trăng cũng như một số hành tinh có nhiều đặc diểm giống Trái Đất. Đây là một thực tiễn khoa học hùng hồn khẳng định sự đúng đắn của học thuyết Copernic và tư tưởng của Bruno.
    Ít năm sau, Galilei cho ra đời cuốn sách " Hỏi đáp về hai hệ thống vũ trụ" trong đó ông nêu lên sự sụp đổ của mẫu địa tâm Ptolemy và ca ngợi hệ nhật tâm Copernic. Cuốn sách sau khi ra đời làm toà thánh Vatincante vô cùng giận dữ và Galilei phải ra trước vành móng ngựa của toà án giáo hội mặc dù khi đó ông đã ngoài 70.
    Trở lại với hệ nhật tâm Copernic, tuy đưa ra một mẫu tương đối đúng nhưng Copernic không chứng minh được cho quý đạo tròn của mình, lí thuyết này cũng không cho phép tính toán chu kì chuyển động của các hành tinh.
    Đầu thế kỉ XVII, dựa trên cơ sở của hệ nhật tâm Copernic kết hợp với việc áp dụng các định luật hấp dẫn Newton, Johane Kepler (1571-1663) đã đưa ra 3 địnhk luật Kepler- cơ sở cho nhành cơ học thiên thể sau này.
    Nội dung 3 định luật:
    1-Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo elip mà Mặt Trời nằm tại một trong hai tiêu điểm của elip quý đạo.
    2-Đoạn thẳng nối từ Mặt Trời đến hành tinh quét những diện tích bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau (còn gọi là định luật về tốc độ diện tích bằng hằng số).
    3-Bình phương chu kì chuyển động của hành tinh tỷ lệ với luỹ thừa bậc ba của nửa trục lớn quỹ đạo.
    Tiếp đó khi áp dụng các định luật Kepler để tính quỹ đạo và chu kì các hành tinh thì một lần nữa người ta lại thu được một mô hinh hệ Mặt Trời không hoàn hảo. Sự "không hoàn hảo" nảy sinh khi phát hiên quỹ đạo Mộc tinh và Thổ tinh không đúng như tính toán do chịu ảnh hưởng hấp dẫn từ một nguồn chưa xác định. Nhờ tính toán và quan sát, năm 1781, Thiên vương tinh Uranus được phát hiện. Cũng tương tự như vậy, loài người phát hiện ra Hải Vương tinh Neptune(1846) và Diêm Vương tinh Pluto(1930).
    Thế kỉ XVIII, Cante là người đầu tiên đưa ra thuyết tiến hoá vũ trụ. Ông cho rằng hệ Mặt Trời hình thành từ một đám tinh vân khổng lồ. Ông nói: "hãy cho tôi vật chất, tôi sẽ sáng tạo ra vũ trụ". Một thời gian sau, chính Cante đưa ra thuyết "Bầu trời" trong đó ông khẳng định để tạo ra mô hình hoàn chỉnh của vũ trụ ông không cần gì hơn ngoài lực hút và lực đẩy. Lự hút gom góp các hạt vật chất của mớ hỗn độn lại với nhau và lực đẩy làm lệch phương chuyển động của vật chất, uốn cong đường đi của chúng tạo thành các vòng xoáy. Lí thuyết này là một sự giải thích chi tiết hơn cho giả thuyết của Laplat đề ra cùng thời gian đó.
    Laplat cho rằng hệ Mặt Trời hình thành từ một đám khí bụi khổng lồ (xem chủ đề "Bạn biết gì về Trái Đất và hệ Mặt Trời").
    Cũng theo Cante khi đè ra thuyết "bầu trời" ông đã cho rằng chính bản thân các sao cũng phải có quỹ đạo, chúng phải quay quanh một tâm chung nào đó dựa trên các định luật Newton. Cho đến ngày nay, mọi giả thuyết về tinh vân và mây bụi đều phát triển từ thuyết Cante.
    *************************************************************************************************
    [CÒN NỮA]
    Niềm tin cho ta tất cả
    Được RAGNAROK sửa chữa / chuyển vào 10:49 ngày 20/04/2003
  3. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    hờ hờ,hồi nhỏ đọc về hệ địa tâm và hệ nhật tâm,cứ như là ru ngủ ấy,nhưng bây giờ lại thấy hay cực,lạ thế chứ.đầu óc ngày cang đổi mới mà.cám ơn RAG,hay lắm.vote 5*,à quên,vote mất tiêu rồi giờ chẳng còn sao nào nữa.

    đừng bao giờ phạm phải sai lầm chấp nhận quá sớm là mình sai

Chia sẻ trang này