1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vài nét về bộ string

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Franz_Schubert, 19/02/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Franz_Schubert

    Franz_Schubert Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2004
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Vài nét về bộ string

    Bộ vĩ (string) gồm có 4 loại nhạc khí: Violon, Alto(Viola), Cello và contrebasse. Khi tham gia dàn nhạc bộ Vĩ tham gia với 5 thành phần :riêng violon chia ra làm hai bè.
    __Bộ vĩ là hạt nhân của dàn nhạc : không một bộ nào có thể so sánh về âm hưởng, về khả năng thể hiện, tính đồng nhất trong âm sắc, về cường độ âm thanh khi diễn tấu. Vai trò của bộ Vĩ quan trọng tới mức trong nhiều sác tác, các nhạc khí khác chỉ còn nhiệm vụ bổ sung cho nó về độ vang và giàu thêm âm sắc.
    __Về mối quan hệ giữa violon 1 và violon2, giữa violon 1 với Alto, giữa Alto với cello trong tứ tấu có người cho rằng violon như giọng sorprano còn Cello như giọng bass. Đó cũng chính là ý kiến của Berlioz về violon và cello trong giàn nhạc. Sâu hơn vào cách so sánh này vào thời kỳ cổ điển (thế kỷ XVII - XVIII ) ở châu âu giọng nữ cao được ưa chuộng nhất do hầu hết các nữ quí tộc đều luyện thanh nhạc theo giọng này; như một ảnh hưởng nhất định trong dàn nhạc giao hưởng vốn để phục vụ chủ yếu nơi cung đình Violin cũng được hưởng ưu ái như vậy: các nhạc khí khác đều nhường bước cho Violon, chơi xung quanh nó lấy nhạc cụ này làm trung tâm như những người đàn ông với người phụ nữ đẹp. Nói đến tính cách và giới tính so sánh như thế cũng có phần đúng: phải chăng khi vui khi buồn nữ giới thường bày tỏ thể hiện mạnh mẽ hơn nam giới. Cây Violon cũng vậy, nó bộc lộ cảm xúc mãnh liệt ở hai thái cực cảm xúc: Khi thì hân hoan vui sướng ,khi thì đau khổ day dứt; có khí lại duyên dáng dịu dàng êm lắng nhưng cũng không ít khi oán thán kêu thét giận hờn.
    __Cello như tiếng nói đại diện của phái mạnh với những cảm xúc điều hòa trầm tĩnh hơn nhưng cũng chứa đựng những sự nhạy cảm say mê cởi mở. Có 1 nhà phê bình đã nhận xét "Khi cello độc tấu, đáy là giọng cảm dộng cà trang nghiêm, không phải là cái giọng của những người muốn tô vẽ, chải chuốt cho những thú vui đam mê để tôn kích chúng lên, cường điệu chúng lên, mà đáy chính là giọng của những người muốn chế ngự thú vui đó để nâng tâm hồn mình lên chỗ cao hơn..."
    __Nói như thế nhưng ta cũng cảm nhận được nét đẹp của âm sắc cây cello. Khi mơ màng trong căn phòng nhỏ hiển nhiên đó là một giấc mơ cao thượng sang trọng. Khi cất tiếng trong dàn nhạc, chắc chắn không phải để trình bày những âm thanh sáo rỗng. Nhưng cũng có khi đó là những âm thanh mộc mạc của những giai điệu dân ca êm ả. Nhưng có một điểm chung cello hẳn phải là giọng của một con người tâm huyết, có tâm hồn thi sĩ biết rung cảm trước vẻ đẹp đồng thời cũng là giọng của người nghệ sĩ biết cách diễn đạt tình cảm thành tiếng hát, một giọng nam ấm áp ngập tràn cảm xúc.
    __Đó là một số so sánh về cello và Violon nhưng cũng không thể bỏ qua được Alto. Alto với âm sắc mờ ảo nhưng không huyễn hoặc, đượm buồn nhưng không tuyệt vọng phủ lên bản nhạc một vẻ đẹp lung linh mỏng manh uyển chuyển.
    __Trong hòa tấu Violon ngự trị trong dàn nhạc nếu có nhường lời cho nhạc khí khác thì cũng chỉ trong chốc lát để ngay sau đó lại vang lên rực rỡ tỏa sáng trên đỉnh cao của âm sắc và giai điệu. Nói thế không có nghĩa là ta phủ nhận vai trò các nhạc cụ còn lại (trong phạm vi bài viết xin chỉ để cập đến các nhạc khí khác trong bộ Vĩ). Cello giữ một vai trò khác, tác dụng ấy chính là phần đệm với nhịp độ đều đặn nhịp nhàng người nghe chợt nhận ra ảnh hưởng của loại nhạc cụ này trong việc kết nối đặt các âm thanh khác vào một trật tự hòa hợp với nhau.
    __Xin đưa ra một so sánh khác muốn xây dựng 1 lâu đài to đẹp ( ở đây là lâu đài của những âm thanh bộ Vĩ )ta cần một nền móng tốt đó là bè trầm với Contrebasses và cello. Để lâu đài ấy nguy nga tráng lệ ta cần những đường nét nổi bật tinh tế và không thể khác đó là giai điệu thường do violon đảm nhiệm. Nhưng có là gì nếu lâu đài ấy trống trơn trơ trọi và đây rồi Alto xuất hiện để tô điểm nốt cho lâu đài ấy.
    __Những ý kiến so sánh trên đây chỉ là 1 cách nói đơn giản về mối quan hệ của các nhạc cụ trong hòa tấu.
    (Bài viết có tham khảo tài liệu "các nhạc khí trong dàn nhạc giao hưởng" của tác giả Trịnh Tuấn)
    Bài này mình viết bên yeuamnhac.com định viết bài mới nhưng lười quá copy sang đây cho mọi nguoi đọc tạm vậy nhé

Chia sẻ trang này