1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VÀI NÉT VỀ CÁC "CONCOURS" ÂM NHẠC QUỐC TẾ

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Desert_Rose_new, 21/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Desert_Rose_new

    Desert_Rose_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2002
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    VÀI NÉT VỀ CÁC "CONCOURS" ÂM NHẠC QUỐC TẾ

    Hiện nay trên thế giới có khoảng gần một trăm cuộc thi âm nhạc quốc tế: " Concours", đó là cuộc đua tài của các nghệ sĩ biểu diễn, các nhà soạn nhạc, nghệ nhân chế tác nhạc cụ, các nhomc hoặc tập thể biểu diễn... được tổ chức theo những điều kiện được công bố trước.

    Trong lịch sử âm nhạc thế giới, hình thức Concours đã có từ thời cổ Hi Lạp. Đến thời kì đế chế La Mã thì những Concours âm nhạc được tổ chức thường xuyên hơn và những người chiến thắng được phong danh hiệu "Lauréat" mà tên gọi đó vẫn còn được sử dụng cho đến bây giờ. Ở thời kì Phục Hưng đã diễn ra những cuộc thi ngẫu hứng giữa các nhạc sĩ nổi tiếng ở Châu Âu trình diễn trên đàn organ, clavecin, về sau trên piano hoặc violon... được các quan chức Nhà nước hay các Mạnh Thường Quân giàu có tổ chức. và những cuộc thi tài giữa J.S.Bach và L.Marshall, G.handel và A.Scarlatti (nửa đầu thế kỉ 18), W.Mozart và M.Clếmnti, I.Yarnovich và J.Viotti (cuối thế kỉ 18), F.David và Joachim (1844)... đã trở thành những sự kiện lịch sử. Vào thê kỉ 19, từ năm 1803, Viện Hàn lâm Nghệ thuật Paris- Pháp tổ chức tặng giải thưởng hàng năm cho sinh viên tốt nghiệp có tác phẩm xuất sắc nhất (loại cantate hoặc loại opera một màn), được gọi là giải thưởng Roma, có nghĩa là người đoạt giả lauréat được lĩnh học bổng đi tu nghiệp ở Roma.

    Người đầu tiên đề xướng loại Concours dành cho nghành biểu diễn có dáng dấp mẫu mực cho những Concours hiện nay là nhà sạon nhạc kiêm nghệ sĩ piano kiệt xuất, nhạc trưởng A.Rubinstein: từ 1890 tổ chức một cuộc thi quốc tế dành cho các nhà saọc nhạc và nghệ sic theo chu kì 5 năm một lần kéo dài đến 1910 (do Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất phải ngừng lại) qua các địa điểm luân phiên là là thủ đô các nước lớn ở châu Âu: Péterburg, Vienna, Paris. Concours mang tên A.Rubinstein này đã phát hiện được một số nhạc sĩ lớn của thế kỉ như F.Busoni, G.Bachauer, J.Levine, A.Ghedike...

    Sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ I kết thúc, các loại Concours ngày càng phát triển trên các nước một cách mạnh mẽ. Mở đầu là Concours cho các nghệ sĩ piano mang tên Chopin năm 1927 ở Ba Lan, tiếp theo ở Vienne 1932, Budapest (mang tên F.Liszt) -1933, Brussel (mang tên Isaye dành cho các nghệ sĩ violon) năm 1937, Genève -1939. Từ 1939 đến 1945, các Concours hầu hết phải đinh lại do cuộc Chiến tranh thế giới thứ II xảy ra. Nhưng sau chiến tranh, truyền thống tổ chức các Concours âm nhạc trong nhiều quốc gia đã được khôi phục và phát triển rất nhanh chóng. Một loạt các Concours lớn và nổi tiếng được diễn ra định kì và thường xuyên ở các nước Pháp, Tiệp Khắc, Hungari, Bỉ, Italia và đến giữa thập kỉ 50 thì có thêm các loại hình Concours cho hoà tấu thính phòng, guitar, arcordeon, Concours cho các nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc... Ở Bỉ, tiếp theo Cncours mang tên nữ hoàng Elizabeth dành cho các nghệ sĩ piano, violon và các nhà soạn nhạc là những Concours ở Brussel; Concours tứ tấu ở Liège. Ở Đức xuất hiện các Concours cho nghệ sĩ organ, hợp xướng; Concours đàn dây và piano mang tên J.S.Bach; Concours thanh nhạc mang tên Schumann. Ở Italia có các Concours violon mang tên Paganini; piano mang tên Busoni; nhạc trưởng ở Romna; piano và nhà soạn nhạc mang tên Viotti... Ở Pháp có Concours mang tên M.Long & Jacques Thimbauld nổi tiếng dành cho piano và violon; Concours nhạc trưởng ở Besacon; Concours ca sĩ ở Toulouse. Ở Rumani có Concours Enescu dành cho violon và piano bắt đầu từ 1958. Concours mang tên Tchaikovsky ở Moscow cũng xuất hiện vào năm 1958, tuy muộn so với các Concours kể trên nhưng đã trở nên có uy tín lớn trên thế giới.

    Từ thập kỉ 60 trở đi, các Concours âm nhạc quóc tế ngày càng được phát triển ở nhiều nước trên thế giới như Brasil, Hoa Kì, Canada, Phần Lan, Urugoay và Nhật Bản. Những Concours ở thời kì cuối thế kỉ 20 còn mang tên các nhà soạn nhạc, các danh cầm, danh ca của thế giới như Sibélius, Clara Haskil, Van Cliburn, C.Nielsel, Rostropovich, Bashmet... Tóm lại, các Concours âm nhạc quốc tế nhiều đến mức đưọc ví như " một đại dương các Concours" liên tục đón nhận các tài năng trẻ hàng năm đến đọ sức đua tài, phấn đấu để trở thành "Lauréat" trước khi bước vào cuộc đời sự nghiệp của mình.

    Hiện tượng các Concours biểu diễn âm nhạc trong thế kỉ 20 vừa qua đã tăng lên dữ dội, chứng tỏ thế giới rất chú trọng đến việc đào toạ và phát triển những tài năng trẻ trong lĩnh vực âm nhạc. Điều đó còn nói lên trình đọ biểu diễn nghệ thuật luôn luôn không ngừng được nâng cao của các thế hệ tiếp nối nhau; chính nhờ vậy mà các tác phẩm bất hủ của các nhà soạn nhạc từ mấy thế kỉ vẫn giữ được sức hấp dẫn, vẫn có tác dụng giáo dục tình cảm và thẩm mĩ cho nhân loại ngày nay và mai sau. Và cũng nhờ ở sự tiến bộ về trình độ nghệ thuật diễn tấu mà những sáng tạo mới trong sáng tác và biểu diễn âm nhạc có điều kiện để phát triển. Rõ ràng nhờ có Concours mà những giá trị nghệ thuật âm nhạc, nói cách khác là di sản âm nhạc của nhân loại vừa được bảo tồn vừa được phát huy liên tục.

    Các loại Concours rất đa dạng về hình thức tổ chức và các bước tiến hành, về qui chế cũng như nội dung các chương trình, tiết mục là các tác phẩm hoặc bắt buộc hoặc đề ra để thí sinh tự chọn. Song, mọi Concours đều mang tính chất dân chủ rõ rệt, không phân biệt nam nữ, màu da, các dân tộc, các quốc gia, mà chỉ có sự hạn chế về độ tuổi tuỳ theo quy định của mỗi Concours. Thí sinh dự thi Concours phải chuẩn bị một chương trình được ấn định theo các vòng loại, có thể từ 2 đến 4 vòng. Theo nguyên tắc tuyển chọn thì số thí sinh qua các vòng sẽ gaỉm dần để số người vào chung kết đúng theo giới hạn quy định (thường tối đa là 12) là những nghệ sĩ xuất sắc nhất.

    Những đặc điểm nghệ thuật của Concours được quy định trước hết bởi tính chất và nội dung của chương trình. Có Concours chỉ chuyên trình diễn các tác phẩm nghệ thuật của một tác giả (chẳng hạn Concours Chopin) nhưng phần lớn các Concours đều đề ra một chương trình đa dạng gồm nhiều tác phẩm, tác giả cổ điển và hiện đại nhằm mục đich phát hiện đầy đủ khả năng sáng tạo của các nghệ sĩ. Làm trọng tài cho một Concours thông thường là một ban giám khảo quốc tế bao gồm các nhà hoạt động nghệ thuật có uy tín từ nhiều nước đến, có trình đọc chuyên môn và nhận cách, nhằm đảm bảo sự chính xác và công bằng cho kết quả tuyển chọn nhân tài. Song cũng không ít ban giám khảo đã không giữ đưọc công tâm trong thời gian gần đây, làm ảnh hưởng đến sự thiêng liêng và uy tín của Concours.

    Những cuộc thi âm nhạc quốc tế trong thời đại ngày nay có một sức thu hút mãnh liệt, một nguồn đọng viên lớn lao đối với các nghệ sĩ trẻ, Concours là nơi phát hiện và giới thiệu các tài năng trẻ bước vào sự nghiệp âm nhạc chân chính một cách chính xác nhất. Đại đa số các nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ cũng như các ca sĩ, chỉ huy dành nhạc được thế giới tuyển chọn làm nghệ sĩ độc tấu hoặc nổi lên từ các sân khấu hoà nhạc, các nhà hát opera đều kinh qua các cuộc thi tài ở Concours. Chính vì sự phát triển phổ biến của các Concours quốc tế mà một tổ chức phối hợp điều hành đã được thành lập năm 1957, có trụ sở ở Genève- Thuỵ Sĩ với tên gọi Hiệp hội các Concours âm nhạc Quốc tế (Fédération de concours Internationaux) bao gồm nhiều thành viên của các nước trên thế giới.

    Người Việt Nam đầu tiên đi dự thi âm nhạc quốc tế là nghệ sĩ violon Tạ Bôn năm 1958, lúc ông mới 16 tuổi và đã lọt vào vòng II của Concours Enescu ở Bucarest, Rumani. Chính ông cũng là người đầu tiên đoạt danh hiệu "Lauréat" ở Festival Helsinki- Phần Lan 1962.

    Năm 1980 là ănm rạng rỡ nhất cho ngành biểu diễn âm nhạc của Việt Nam ở thế kỉ 20: Nghệ sĩ piano 22 tuổi Đặng Thái Sơn đã đoạt giả lớn và tất cả các giải phụ của Concours Chopin lần thứ 10 tại Warsaw- Ba Lan; tiếp theo là nữ nghệ sĩ piano Tôn Nữ Nguyệt Minh đoạt giải II Concours Smetana ở Praha, Tiệp Khắc. Từ đó đến nay, tuy chưa vươn tới tầm cỡ các Concours lớn Quốc tế như Chopin, Paganini, Tchaikovsky, M.Long, nữ hoàng Elizabeth... một số nghệ sĩ trẻ Việt Nam đã đoạt được các giải thưởng Concours ở một vài nước trên thế giới.


    (AN&TD)
  2. classic_lover

    classic_lover Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Thanks, nhưng mà lần sau cô em post bài vào cái topic của anh nhé ! cho nó đỡ bị trôi xuống !
    --------------------------------------------------------
    "Music - the one incorporeal entrance into the higher world of knowledge which comprehends mankind but which mankind cannot comprehend" - Beethoven

Chia sẻ trang này