1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vài nét về các nhà bác học Hoá Học

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi tucurie, 14/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Vài nét về các nhà bác học Hoá Học

    Mikhailo Vasilevich Lomonosov

    (1771-1765)



    Mikhain Vaxilevich Lomonoxov sinh ngày 8/11/1711 ở làng Misaninxkaia,cạnh làng Khonmogo,thuộc tỉnh Akhangenxkaia,trong một gia đình ngư dân sống gần biển.Sau khi học đọc và học viết ở một người cùng quê,chẳng bao lâu,Lomonoxov đã đọc hết tất cả các sách có thể kiếm được ở trong làng.Tính hiếu học và long ham hiểu biết tha thiết đã thúc đẩy ông lúc 19 tuổi rời bỏ làng xóm thân yêu.

    Vào mùa đông năm 1730, Lomonoxov hầu như tay không đã đi bộ đến Maxcơva,ở đó ông được nhận vào học viện Xlavianogrekolatin-trường đại học duy nhất ở Matxcơva thời bấy giờ.

    Những khả năng lỗi lạc và lao động kiên cường đã cho phép Lomonoxov học xong chương trình 7 lớp của học viện trong 4 năm.Trong số 12 sinh viên ưu tú,ông được chuyến đến Petecbua để học tập ở viện hàn lâm khoa học.

    Chưa đầy một năm sau khi đến Petecbua,Lomonoxov được gửi ra nước ngoài để học luyện kim và nghề mỏ.Năm 1741 sau khi trở về tổ quốc, Lomonoxov được chỉ định là nghiên cứu sinh của Viện hàn lâm về vật lí học,và chẳng bao lâu ông đã trở thành giáo sư hoá học và thành viên Viện hàn lâm khoa học Nga.

    Lomonoxov thuộc số những thiên tài kiệt xuất có tư tưởng khoa học của họ vượt quá thời đại của mình hàng chục năm.Hoạt động khoa học và thực tế sôi nổi của ông có đặc điểm là rộng và nhiều mặt lạ thường.Theo lời của viện sĩ Vaxilov : "Những cái ông đạt được một mình trong các lĩnh vực Vật lý,hoá học,thiên văn học,chế tạo dụng cụ,địa chất học,địa lí học,lịch sử,ngôn ngữ học là đã xứng đáng bằng cả hoạt động của toàn bộ Viện hàn lâm".

    Lomonoxov lần đầu tiên đã định nghĩa hoá học là một khoa học "về sự biến đổi xảy ra trong vật thể hỗn hợp". Lomonoxov đã hình dung khoa học này như những sự kiện hoá học thống nhất với phương pháp trình bày toán học và lập thành hệ thống trên cơ sở các khái niệm cấu tạo chât.Những thí nghiệm chính xác với chất nguyên chất,dùng "đo và cân",phải kèm theo sự phân tích lý thuyết các kết quả. Lomonoxov đã soạn thảo thuyết hạt về cấu tạo chất,thuyết này dự đoán trước học thuyết nguyên tử,phân tử hiện đại,vượt quá các nhà hoá học đương thời hành chục năm.

    Lomonoxov đã coi "nghề chính" của mình là Hoá học,nhưng cũng thời bấy giờ ông đã là vật lý học xuất săc đầu tiên.Khi trình bày rõ ràng sự cần thiết của mối quan hệ chặt chẽ giữa hoá học và vật lý học,ông cho rằng hoá học cần phải nghiên cứu nhờ vào Vật lý học và phân tích hoá học chỉ có thể có được giải thích đúng đắn trên cơ sở các định luật của Vật lý học.Khi ứng dụng Vật lý học để giải thích các hiện tượng hoá học,Lomonoxov đã đặt cơ sở cho một môn khoa học mới là Hoá Lý.

    Lomonoxov không những là nhà tự nhiên học thiên tài,mà còn là nhà triết học duy vật.Khi khảo sát các hiện tượng tự nhiên ông đã giải quyết vấn đề cơ bản của triết học-về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại-một cách duy vật.

    Theo yêu cầu của và theo bản thiết kế của ông,năm 1775 trường đại học tổng hợp Matxcơva đầu tiên ở nước Nga đã được mở.Sau đó trường này trở thành một trong những trung tâm giáo dục và khoa học ở Nga.

    Tucurie

    Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra!

    Được tucurie sửa chữa / chuyển vào 19:13 ngày 14/03/2003

    Được tucurie sửa chữa / chuyển vào 19:16 ngày 14/03/2003
  2. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Linus Can PAULING
    (1901 - 1994)

    Pauling - nhà hoá học vĩ đại của Mĩ thế kỉ 20 - sinh ngày 28-2-1901, tại Porland. Ông tốt nghiệp Viện Nông nghiệp Oregon (nay gọi trường Ðại học Tổng hợp bang Oregon) năm 1922, và nhận học vị Tiến sĩ Hoá học tại Caltech năm 1925.
    Trong những năm 20 của thế kỉ này, Pauling là một trong những nhà khoa học đầu tiên sử dụng được công cụ mới đó là tinh thể học tia X để xác định chính xác cấu trúc phân tử. Từ đó, ông đi sâu nghiên cứu vai trò của cấu trúc phân tử trong chức năng phân tử.
    Các công trình của Pauling về bản chất của các liên kết hoá học (kể cả những khái niệm về cộng hưởng và lai tạo) đã làm thay đổi tận gốc bộ môn hoá học. Việc áp dụng thuyết cấu tạo hoá học của Pauling vào các phân tử sinh học đã mở đầu một cuộc cách mạng trong sinh học phân tử, mà đến nay vẫn còn tiếp diễn. Do những đóng góp cho môn hoá học, đặc biệt là công trình về liên kết hoá học, Pauling được tặng giải Nobel Hoá học năm 1954.
    Ngoài hoạt động khoa học, Pauling còn là một chiến sĩ đấu tranh cho hoà bình, cấm vũ khí hạt nhân, chống chiến tranh. Vì vậy, ông được tặng giải thưởng Nobel Hoà bình năm 1962. Ông là người độc nhất từ xưa đến nay nhận 2 giải thưởng Nobel mà không phải chia xẻ với ai. Nhưng cũng chính vì những hoạt động của mình mà Pauling đã bị Ủy ban điều tra những hoạt động chống nước Mĩ của Hạ viện quy ông là người có cảm tình với cộng sản. Bộ Ngoại giao Hoa Kì từ chối không cấp hộ chiếu cho ông ra nước ngoài.
    Năm 1960, Pauling bị kết tội coi thường Quốc hội, vì không giao cho Thượng viện danh sách những nhà khoa học đã giúp ông thu thập chữ kí để ra bản tuyên bố cấm thử vũ khí hạt nhân. Năm 1963, sau 21 năm ở cương vị Chủ tịch phân ban Hoá học và Hoá Kĩ thuật, ông rời Caltech. Pauling tham gia Hội Hoá học Mĩ từ năm 1920, là Chủ tịch của Hội năm 1949, và là Ủy viên ban chấp hành trong những năm 1948 - 1950. Pauling công khai tỏ ý bất bình về việc năm 1954, Ban chấp hành Hội từ chối không kết nạp Irène Joliot Curie - người được giải thưởng Nobel Hoá học - làm thành viên của Hội Hóa học Mĩ, do Hội không thừa nhận quan điểm chính trị của bà.
    Trong những năm cuối đời, nhiều rạn nứt trong quan hệ của Pauling với các tổ chức đã được hàn gắn. Hội Hoá học Mĩ đã trao cho ông vinh dự cao nhất - huân chương Priestley năm 1984.

    Ông qua đời ngày 19-8-1994 (do bệnh ung thư) tại trang trại của ông ở Bắc Carolina, thọ 93 tuổi. Sau khi Pauling mất, cuối tháng 8-1994, Ban chấp hành Hội Hoá học Mĩ - họp ở Washington - đã thông qua nghị quyết biểu lộ tình cảm sâu sắc của mình trước việc Pauling, một người khổng lồ trong số các nhà hoá học, qua đời.
    Tucurie

    Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra!
  3. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Michael FARADAY
    (1791 - 1867)
    Ông sinh ngày 22-9-1791 ở gần London, trong một gia đình nghèo, bố làm nghề thợ rèn. Từ nhỏ, Faraday đã tỏ ra thông minh và hiếu học, nhưng phải sớm thôi học để giúp gia đình. Từ đó ông vừa học nghề đóng sách, vừa tự học qua việc đọc sách. Ông đặc biệt thích thú môn hóa học, bắt nguồn từ một cuốn sách phổ thông. Ông tự mình kiểm nghiệm lại những điều khẳng định của tác giả cuốn sách. Faraday say mê nghiên cứu khoa học trong những lúc nhàn rỗi, đồng thời tranh thủ dự các lớp học buổi tối do Hội Triết học tổ chức.
    Năm 1812, ông tham dự các buổi thuyết trình của giáo sư hóa học Humphry Davy, hội viên Hội Khoa học Hoàng gia London. Faraday thường hỏi giáo sư Davy những vấn đề khoa học. Lòng hiếu học của Faraday được giáo sư Davy chú ý, tin yêu. Tháng 10-1812, Faraday được nhận làm phụ tá ở phòng thí nghiệm của giáo sư Davy - phòng thí nghiệm Học viện Hoàng gia (Royal Institution Laboratory). Do công lao của Faraday, tháng 3-1813, Faraday được thăng chức trợ lý khoa học.
    Trong cuộc đi thăm các nước Pháp, Italia của giáo sư Davy, Faraday được giáo sư cho đi cùng. Trong cuộc hành trình từ 1813-1815, Faraday được gặp nhiều nhà bác học như Ampère, De la Rive? đã giúp Faraday nhận thức được nhiều vấn đề.
    Năm 1821, Faraday được cử làm giám sát của phòng thí nghiệm Học viện Hoàng gia; và trong thời gian này ông đã cưới Sarah Barnard - em gái một người bạn của ông. Từ năm 1816, Faraday đã có những công trình khoa học lần lượt được công bố. Năm 1824, ông được bầu làm hội viên Hội Khoa học Hoàng gia London. Năm 1825, ông được giao trách nhiệm chỉ đạo phòng thí nghiệm. Năm 1833, Faraday được cử làm giáo sư hóa học ở Học viện Hoàng gia thay chân giáo sư Davy; cũng chính năm này, Faraday đưa ra lí thuyết và hiện tượng điện phân. Ông phát biểu về các định luật định tính, định lượng; Các từ điện phân, điện cực, ion là do ông đặt ra. Năm 1835, ông được chính phủ Anh trợ cấp món tiền 15.000 bảng hàng năm để phục vụ nghiên cứu khoa học. Ông còn được mời diễn giảng ở Hội Khoa học Hoàng gia và ở Hội triết học. Sau khi khám phá ra hiện tượng cảm ứng điện từ ngày 29-8-1831, Faraday được nhiều nước châu Âu phong tặng học vị tiến sĩ danh dự, được mời giữ chức chủ tịch Hội Khoa học Hoàng gia nhưng ông từ chối. Các viện Hàn lâm Khoa học Pháp, Ðức, Nga tặng ông danh hiệu viện sĩ. Năm 1844, ông được viện Hàn lâm Khoa học Paris công nhận là người kế tục Dalton trong số 8 thành viên nước ngoài của Viện.

    Năm 1843, Faraday đưa ra lí thuyết về sự nhiễm điện bằng cảm ứng. Năm 1846, ông khám phá ra rằng năng lượng tĩnh điện được định vị trong các chất điện môi, khám phá này chuẩn bị cho sự xuất hiện lí thuyết điện tử của Maxwell sau này. Cùng với khám phá đó, Faraday tìm ra ?ohằng số điện môi?.
    Tất nhiên, các công trình nghiên cứu của Faraday hầu như chỉ có một mình ông thực hiện, ngoại trừ một người giúp việc là ông Anderson.
    Ðể thưởng công cho ông, nữ hoàng Victoria đã tặng ông ngôi nhà ở Hampton Court và phong cho Hầu tước, ông chỉ nhận nhà với sự biết ơn, và từ chối tước.
    Mùa hè 1867, ông bị điếc và mất trí nhớ. Ông qua đời ngày 25-8-1867 tại Hampton Court, thọ 76 tuổi. Faraday đã để lại cho nhân loại những phát minh bất tử.
    Tucurie

    Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra!
  4. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Friedrich August KEKULE
    (1829-1896)
    Born: Darmstadt, Germany, 7th September 1829
    Died: Bonn, 13th July 1896.
    Ông là nhà hoá học hữu cơ Đức,đã đưa ra những quan niệm về tính hoá trị IV của Cacbon và về sự tạo thành mạch của các nguyên tử cacbon;những quan niệm này đã đặt cơ sở cho sự phát triển hoá học hữu cơ;ông đã xây dựng thuyết cấu tạo các hợp chất thơm.
    Trên bìa một cuốn sách giáo khoa phổ thông về hoá hữu cơ có minh hoạ công thức sáu cạnh của benzen với các liên kết đơn và liên kết đôi luân phiên.Công thức được dùng để tượng trưng cho hoá hữu cơ đó do Kekule đưa ra năm 1865,khi ông đề xuất lí thuyết cấu tạo các hợp chất thơm.Công thức của Kekule phản ánh đúng đắn trật tự kết hợp các nguyên tử trong phân tử benzen và là một mô hình đơn giản thành công nhất về cấu tạo hợp chất này.
    Luận điểm cơ bản trong thuyết cấu tạo hợp chất thơm là luận điểm về sự bắt buộc phải có mặt nhân benzen trong tất cả các hợp chất,những nguyên tử hidro trong đó có thể bị thay thế bởi các nguyên tố khác hoặc bằng các nhóm nguyên tử có cấu tao khác nhau.Trên cơ sở lý thuyết này,người ta đã nhanh chóng tìm ra phương pháp sản xuất công nghiệp các chất thơm,là nguyên liệu ban đầu để điều chế thuốc nhuộm tổng hợp.
    Nhưng nếu không có những quan niệm quan trọngnhất về sự cấu tạo các hợp chất hữu cơ do Kekule đưa ra vào những năm 1857-1858 thì không thể xây dựng được thuyết cấu tạo các hợp chất thơm.Năm 1857,Kekule đã định nghĩa hoá trị của một nguyên tố là số nguyên tử của các nguyên tố khác liên kết với nó.Trên cơ sở này,ông đã chia ra ba nhóm nguyên tố chủ yếu : nhóm nguyên tố hoá trị I như hidro,clo,brom,kali;nhóm nguyên tố hoá trị II như lưu huỳnh,oxi;nhóm nguyên tố hoá trị III như Nitơ,photpho,asen.Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học,Kekule đã đưa ý kiến về hoá trị IV của cacbon.Ông dẫn ra nhiều ví dụ về các hợp chất của cacbon hoá trị IV:rượu etylic,etyl clorua,axit axetic.....Nhà bác học đã nhận thấy rằng nguyên nhân tạo thành các hợp chát hữu cơ là "một phần nguyên tử của các nguyên tố khác được ái lực của cácbon giữ lại trong hợp chất,còn chính những nguyên tử cácbon càng nối với nhau,tất nhiên phần ái lực của nguyên tử này liên kết với một lượng tương đương ái lực của nguyên tử khác".Nói cách khác,Kekule đã giải thích được nguyên nhân tạo thành mạch nguyên tử cacbon trong các hợp chất hữu cơ.Ông đưa ra cả công thức tính toán số lượng nguyên tử hidro : 2n+2,trong đó n là số lượng các nguyên tử các bon.
    Cuối những năm 1850-1860 là giai đoạn nhiều thành ông nhất trong cuộc đời nhà bác học.Vào thời gian này,ông cũng cho in hai tập đầu tiên "Giáo trình hoá học hữu cơ",trong đó lần đầu tiên ông coi khoa học này là "hoá học các hợp chất của cacbon".
    Kekule cũng là một trong những người tổ chức "Đại hội quốc tế các nhà hoá học ở thành phố Đức Caclơxruhe (Karlsruhe) (1860),đại hội này đã chính xác hoá nội dung các khái niệm hoá học cơ bản:nguyên tử,phân tử,đương lượng.
    Tucurie

    Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra!
  5. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Alexanđrơ Ecminhinghenđovich Acbuzop
    (1877-1968)
    Ông là nhà hoá học hữu cơ Liên Xô,chuyên gia lớn nhất về hoá học các hợp chất cơ-photpho.
    A.E.Acbuzop đã trên nửa thể kỉ đứng đầu trường phái các nhà hoá học ở Candan do N.N.Zinin sáng lập ra.Từ khi còn trẻ,ông đã say mê hoá học.Sau khi tốt nghiệp xuất sắc trường đại học Cadan năm 1900,năm 1905,Acbuzop đã bảo vệ luận án "về cấu tạo của axit photphorơ và các dẫn xuất của nó" ,trong đó ông trình bày phản ứng đồng phân hoá các este của axit photphorơ thành este của axit ankyl-photphinic dưới tác dụng của ankyl hologenua do ông tìm ra.Phản ứng này sau đó được gọi là "phản ứng acbuzop" hoặc đồng phân hoá acbuzop,làm cơ sở cho quá trình tổng hợp nhiều chất cơ-photpho.
    Việc nghiên cứu các hợp chất cơ-photpho do A.E.Acbuzop và nhiều học trò của ông tiến hành ở Trường đại học Cadan từ năm 1911 và Việc hoá công nghiệp Cadan từ năm 1930 đã tạo được hàng loạt các hợp chất cơ photpho mới.Các thuốc trừ sâu có tác dụng mạnh được tạo ra trên cơ sở nhiều hợp chất này.Việc nghiên cứu các hợp chất cơ-photpho đã tạo điều kiện phát triển mạnh một lĩnh vực mới trong hoa học các hợp chất cơ-nguyên tố là hoá học của photpho có hoạt tính sinh học.
    Cuộc đời dài của anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa,viện sĩ A.E.Acbuzop và hoạt động khoa học và xã hội rộng lớn của ông là một tấm gương phục vụ Tổ quốc vô điều kiện.
    Tucurie

  6. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Alexay Nhicolaevich Bakho
    (1857-1946)
    Ông là nhà hoá học Xô Viết,là viện sĩ,người sáng lập ra trường phái các nhà hoá sinh học Liên Xô.
    Cuối thể kỉ XIX,Bakhơ bị cuốn hút bởi những vấn đề cơ bản của môn hoá sinh học trẻ tuổi như : cơ chế hoá học của sự đồng hoá cacbon trong quá trình quang hợp,cơ chế của quá trình oxi hoá trong tế bào,trước hết là cơ chế thở của tế bào,cũng như học thuyết về enzim...
    A.N.Bakhơ cho rằng các hợp chất trung gian quan trọng nhất tạo thành trong quá trình quang hợp là các hợp chất peoxit.Vào những năm 1893-1897 ông đã đưa ra lý thuyết peroxit về quá trình oxi hoá chậm.Quan điểm về sự hoạt hoá oxi là cơ sở của lý thuyết này.Để giải thích cơ chế phản ứng oxi hoá,người ta đã đưa ra các giả thuyết về hoạt hoá của oxi trong các phản ứng đó.
    Những giả thuyết phổ biến nhất cho rằng oxi phân tử được hoạt hoá bằng cách đứt gãy thành hai nguyên tử.Bakhơ cho rằng không xảy ra sự đứt gãy như thế,chỉ có một liên kết giữa những nguyên tử oxi bị đứt gãy và tạo thành các hợp chất peroxit.
    Bằng cách phát triển thuyết này một cách thích ứng với các quá trình xảy ra trong cơ thể,Bakhơ đã đi đến một kết luận quan trọng là tất cả những quá trình trao đổi chất đều là những phản ứng liên hợp,kế tiếp nhau theo qui luật.Đó là bước đầu tiên để lập ra sơ đồ của các quá trình trao đổi,mà hiện nay đã đi vào tất cả các giáo trình hoá sinh học.
    Năm 1918,sau cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại,Bakhơ đã tổ chức phòng thí nghiệm hoá học trung tâm trực thuộc Hội đồng kinh tế tối cao CHXHCNLB Nga,sau này chuyển thành Việc hoá lý mang tên L.Ia.Cacpop.Đó là cơ quan nghiên cứu hoá học đầu tiên của Liên Xô.
    Năm 1935,A.N.Bakhơ cùng với A.U.Oparin đã tổ chức Viện hoá sinh học trực thuộc Viện hàn lâm khoa học Liên Xô,hiện nay mang tên ông.Cho đến cuối đời,ông là Viện trưởng của viện này.Tại đây,ông bắt đầu nghiên cứu các vấn đề của enzim học-học thuyết về enzim và xúc tác sinh học.Trên cơ sở những nghiên cứu do ông thực hiện,người ta đã đưa ra nhiều đề nghị thực tế về sử dụng enzim trong các nghành sản xuất thực phẩm khác nhau.Bakhơ đã thở thành người sáng lập ra môn khoa học mới : hoá sinh học kĩ thuật.
    Tucurie

  7. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Antoine Laurent Lavoisier
    (Angtoan Lorang Lavoadiê)
    (1743-1794)
    Ông là nhà hoá học Pháp xuất sắc,một trong những người xây dựng nên khoa học hoá học.
    Lavoisier say mê các môn khoa học tự nhiên từ thời niên thiếu.Nhưng Lavoisier không thể vi phạm truyền thống gia đình:ông đành phải theo học tại khoa luật của Trường đại học Pari,và chỉ những thời gian rỗi còn lại sau những buổi học căng thẳng ông mới đi dự các bài giảng về Vật lý,hoá học,địa chất học,khoáng vật học.Lòng khao khát đo lường được một cách kĩ lưỡng những yếu tố khác nhau ảnh hưởng tới diễn biến của phản ứng hoá học,tài nghệ của một nhà thực nghiệm kinh tế,và lòng mong muốn khám phá ra những định luật tổng quát nhất của tự nhiên là những nét cơ bản trong phương pháp sáng tạo của Lavoisier,hình thành ở ông từ những năm còn đi học.
    Vào những năm 70 của thế kỉ XVIII,Lavoisier bắt tay vào giải quyết một vấn đề quan trọng nhất của Hoá học là nghiên cứu quá trình chảy và hô hấp,là những vấn đề hồi đó được xem xét theo quan điểm của thuyết nhiên tố (phlogiston),chất mang "tính dễ cháy" của vật thể.
    Nhà hoá học phải cần đến hai mươi năm lao động căng thẳng để chứng minh sự không hoàn chỉnh của lí thuyết này.Ông đã tiến hành rất nhiều phân tích định lượng các sản phẩm phản ứng,và xác định rằng quá trình cháy chứ không phải là sự phân huỷ "chất cháy" làm thoát ra phlogiston,mà là sự kết hợp của các chất với oxi.Theo Ănghen (F.Engels),Lavoisier "lần đầu tiên đã giúp cho toàn bộ hoá học đứng bằng chân,còn trước đây hóa học bị lộn ngược đứng bằng đầu dưới dạng pjlogiston".Năm 1783,Lavoisier đã chứng minh bản chất phức tạp của nước.Thì ra chất phổ biến nhất trên trái đất này là chất oxit của "không khí cháy" (hiđro).
    Lavoisier còn phát hiện ra "không khí cháy" cả trong thành phần các sản phẩm cháy của các "cơ thể động vật và thực vật",như tên gọi hồi đó của các chất hữu cơ.Ông đã giải thích thành phần chủ yếu của các chất này là cacbon,hiđro,và oxi.Chính bằng điều đó,Lavoisier đã đặt cơ sở để phân tích các hợp chất hữu cơ,tạo tiền đề cho sự xuất hiện môn hoá học hữu cơ vào thế kỉ XIX.
    Năm 1789,Lavoisier cho xuất bản "Giáo trình sơ cấp về hoá học",trong đó đã đưa ra "bảng các đơn chất".Trong danh sách các đơn chất này có tới 23 nguyên tố (oxi,photpho,cacbon...) và một số hợp chất (vôi,đất sét..).
    Trong khoa học hoá học mới mẻ,những phản ứng của các nguyên tố hoá học thực sự và các hợp chất của chúng,xem xét trên cơ sở định luật bảo toàn chất và chuyển động,đã thế chân cho những chuyển hoá đầy bí mật của các "bản nguyên".
    Tucurie

  8. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Amedeo Avogađro
    (1776-1856)
    [​IMG]
    Ông là nhà hoá học và vật lý học người Italia,một trong những người sáng lập ra thuyết nguyên tử,phân tử,đã phát minh ra định luật mang tên ông sau này.
    Kế tục truyền thống của gia đình,Avogađrô đã trở thành một trạng sư,nhưng lòng ham thích khoa học tự nhiên từ khi còn thanh niên đã đột ngột thay đổi đường đời của ông.Năm 1806,ông bắt đầu giảng dạy Vật lý ở Trường đại học tổng hợp Turin.Những công trình quan trọng hơn của của Avogađrô đối với sự phát triển những luận điểm cơ bản của hoá học là ba bài báo đăng trong những năm 1811-1821.Trong những bài báo này đã nêu lên những kết luận quan trọng nhất mà về sau đã làm cơ sở cho thuyết nguyên tử-phân tử.
    Avogađrô là người đầu tiên bắt đầu xác định một cách hệ thống thành phần định tính và định lượng của hợp chất từ tỉ lệ thể tích của các chất khí tạo thành hợp chất đó.Điều này đã cho phép Avogađrô xác định chính xác công thức các hợp chất quan trọng như amoniac,nitơ oxit,hidro sunfua,etylen,metan và nhiều chất khác.Avôgađrô đã viết công thức của nước là H2O,khác với công thức do Dalton đề ra là HO,công thức của khí cacbonic là CO2,thay cho công thức CO đã được công nhận trước kia,công thức của Cacbon (II) oxit là CO thay cho C2O,công thức của mêtan là CH4 thay cho trước kia là CH2,công thức etylen là C2H4 thay cho CH (tất cả các công thức được viết dựa trên cơ sở những quan niệm hiện đại về khối lượng nguyên tử tỉ đối của các nguyên tố khác nhau và dựa trên việc sử dụng các kí hiệu hoá hiện đại).
    Avogađrô đã phát minh một định luật cho phép xác định các đặc trưng về lượng của các chất ở thể khí,định luật này từ khi đó,được công nhận rộng rãi : những thể tích khí bằng nhau của các chất khí khác nhau chứa cùng số phân tử khí trong những điều kiện nhiệt độ và áp suất như nhau.Định luật này mang tên người phát mình.
    Avogađrô đã giả định là ngay cả những chất khí đơn giản như nitơ,oxi,hiđro đều tồn tại ở dạng phân tử hai nguyên tử như Dalton và sau này Becxeliut (I. Berzelius) đã giả định.
    Dựa trên cơ sở những lập luận đó,Avogađrô đã đề nghị một phương pháp đơn giản và tin cậy để xác định khối lượng tỉ đối của phân tử các chất ở thể khí bằng cách chia tỉ khối của của chất khí cho tỉ khối của hidro làm chuẩn.
    Khi đối chiếu khối lượng phân tử các chất khí xác định được bằng phương pháp trên với thành phần của chúng,Avogađrô đã tìm ra khối lượng phân tử và khối lượng nguyên tử của oxi,nitơ,cacbon,lưu huỳnh,photpho,clo,gần bằng giá trị hiện nay.
    Sự phát triển tiếp theo của thuyết phân tử của Avogađrô ở nửa sau thế kỉ XIX đã dẫn đến sự phát biểu rõ ràng của một trong số những khái niệm quan trọng nhất của hóa học : nguyên tử,phân tử,đương lượng.
    Tucurie

  9. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Dmitri Ivanovich Mendeleev
    (1834-1907)

    Ông là nhà hoá học Nga,đã phát minh định luận tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
    Năm 1955,các nhà vật lý Mỹ đứng đầu là Sibo (G.Seaborg) tổng hợp được nguyên tố hoá học có số thứ tự 101.Họ đặt tên nguyên tố này là Mendelevi để công nhận sự cống hiến của nhà bác học Nga vĩ đại.Hệ thống tuần hoàn do ông thiết lập hơn một trăm năm nay là chìa khoá dẫn đến sự phát minh nhiều nguyên tố hoá học mới.
    Định luật tuần hoàn và hệ thống tuần hoàn là cống hiến quan trọng nhất của D.I.Mendeleep trong sự phát triển khoa học tự nhiên.Nhưng đó chỉ là một phần trong di sản sáng tạo to lớn của nhà bác học.Toàn bộ sáng tác của ông gồm tới 25 tập sách.Đây là một bộ bách khoa toàn thư thực thụ.
    Mendeleep hệ thống hoá những tri thức tản mạn về hiện tượng đồng hình,và điều đó đã có tác dụng phát triển hoá địa.Ông phát hiện nhiệt độ sôi tới hạn,trên nhiệt độ này chất không thể tồn tại ở trạng thái lỏng,ông xây dựng thuyết hiđrat về dung dịch và do đó xứng đáng được coi là nhà hoá lý xuất sắc.Khi tiến hành những nghiên cứu sâu về tính chất các khí loãng,ông đã chứng tỏ là một nhà vật lý thực nghiệm xuất sắc.Mendeleep đề xuất thuyết nguồn gốc vô cơ của dầu mỏ,thuyết này cho đến nay vẫn được nhiều người ủng hộ;nghiên cứu quá trình chế thuốc súng không khói;nghiên cứu sự du hành trên những tầng cao của khí quyển,khí tượng học,hoàn thiện kĩ thuật đo lường.Khi là người lãnh đạo Viện đo lường trung ương ,ông đã có nhiều đóng góp để phát triển kỹ thuật đo lường.Nhờ những cống hiến khoa học của mình,Menđeleep được bầu làm Viện sĩ của hơn 50 Viện hàn lâm và Hội khoa học ở nhiều nước trên thế giới.
    Thep lời ông,ông coi hoạt động khoa học là "sự phục vụ đầu tiên đối với tổ quốc".
    Sự phục vụ thứ hai là hoạt động sư phạm.Menđeleep là tác giả của sách giáo khoa "Cơ sở hoá học",khi ông còn sống,cuốn sách này đã trải qua 8 lần xuất bản và nhiều lần được dịch ra tiếng nước ngoài.Menđeleep giảng dạy ở nhiều trường thuộc Petecbua.Vào cuối đời,ông viết: "Trong số hàng nghìn học sinh,nhiều người hiện nay là những nhà hoạt động có tiếng ở khắp nơi,và mỗi khi gặp học sinh cũ,bao giờ tôi cũng nghe nói rằng tôi đã gieo hạt giống tốt trong con người họ chứ không chỉ đơn thuần làm tròn nghĩa vụ của mình".
    "Sự phục vụ thứ ba đối với Tổ quốc" trong môi trường công nghiệp và nông nghiệp thật là đa dạng và hữu ích.Ở đây,Menđeleep tỏ ra là một người yêu nước chân chính,quan tâm đến sự phát triển và tương lai của nước Nga.Tại điền trang Boblôvo của ông,Menđeleep tiến hành "những thí nghiệm trồng lúa mì".Ông nghiên cứu chi tiết các phương pháp khai thác dầu mỏ và nêu nhiều chỉ dẫn quí báu nhằm hoàn thiện công việc này.Ông thường xuyên đi sâu tìm hiểu những nhu cầu sống còn của công nghiệp,thăm những công xưởng,nhà máy,khu mỏ và hầm mỏ.Uy tín của Menđeleep lớn đến mức ông thường xuyên được mời làm chuyên gia để giải quyết những vấn đề kinh tế phức tạp.
    Trước khi mất không lâu,ông cho xuất bản cuốn sách "Để nhận thức nước Nga",trong đó ông vạch ra một chương trình rộng lớn phát triển những lực lượng sản xuất của đất nước.
    "Hạt giống khoa học sẽ nảy mầm cho mùa gặt của nhân dân",đó là khẩu hiệu của toàn bộ hoạt động của nhà bác học.
    Menđeleep là một trong những người có trình độ văn hoá cao nhất thời đại ông.Ông quan tâm sâu sắc đến văn học và nghệ thuật,xây dựng một bộ sưu tập khổng lồ phiên bản tranh của các hoạ sĩ thuộc nhiều nước và nhiều dân tộc.Những nhà hoạt động văn hoá xuất sắc thường gặp nhau ở nhà ông.
    Tucurie

  10. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Alexanđrơ Makhailovich Butlerop
    (1828-1886)
    Ông là nhà hoá học Nga,người sáng lập ra thuyết cấu tạo hoá học kinh điển của các hợp chất hữu cơ,người tạo ra một trường phái lớn nhất của các nhà hoá học hữu cơ.
    Năm 1844,sau khi học xong trung học,A.M.Butlerop vào học trường Cadan.Ở đấy,ông theo nghành hoá học,nghe bài giảng của nhà hoá học vô cơ nổi tiếng K.K.Claoxơ và được nhà bác học này hướng dẫn những công trình thực nghiệm đầu tiên.Nhưng chính nhà hoá học hữu cơ Nga lỗi lạc N.N.Zinin mới khơi dậy được ở Butlerop lòng say mê vĩnh viễn đối với hoá học.Tốt nghiệp xong ĐH,Butlerop được giữ lại ở khoa hoá học và mới 26 tuổi đã trở thành giáo sư hoá học ở ĐH Candan.
    Năm 1861,A.M.Butlerop lần đầu tiên đưa ra những luận điểm đầu tiên của thuyết cấu tạo hoá học các hợp chất hữu cơ.Nghiên cứu của ông đã vạch ra những con đường chủ yếu của sự phát triển hoá học hữu cơ ở thế kỉ 19-20.Butlerop đã đưa vào khoa học những khái niệm về cấu tạo hoá học của phân tử,nghĩa là về trình tự sắp xếp nhất định các liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.Nhiều công trinhg nghiên cứu tiến hành dưới sự hướng dẫn của Butlerop đã khẳng định sự đúng đắn của lý thuyết của ông.Điều này thể hiện rõ rệt nhất khi giải thích hiện tượng đồng phân: sở dĩ các hợp chất hữu cơ cũng một thành phần có các tính chất khác nhau là do có cấu tạo hoá học khác nhau.Năm 1864,Butlerop thông báo: trong năm trước,ông đã điều chế được rượu bytylic bậc ba đầu tiên là trimetylcacbinol.Sau này,năm 1865,nhà hoá học đã tổng hợp được những đồng đẳng của rượu này,đã được ông đoán trước trên cơ sở các luận điểm lý thuyết.
    Sự tiếp tục phát triển các quan điểm về đồng phân liên quan chặt chẽ đến các công trình của Butlerop.Năm 1864,ông đã tiên đoán sự tồn tại hiện tượng đồng phân đối với các hiđrocácbon no là butan và pentan.Hai năm sau,ông đã điều chế được trong phòng thí nghiệm isobutan,một hidrocacbon no đầu tiên có mạch nhánh và tiếp đó,cả hidrocacbon đồng phân chưa no đầi tiên là isobutylen được đoán trước trên cơ sở lý thuyết cấu tạo hoá học.
    Năm 1867,bằng cách tác dụng axit sunfuric lên rượu butylic bậc ba do chính ông tổng hợp,Butlerop đã thu được isobutylen và xác định khả năng trùng hợp của hợp chất này.Nhà bác học đã tiên đoán được tương lai rộng lớn của phản ứng trùng hợp ,là "một trong những phản ứng tổng hợp đáng lưu ý nhất".
    Butlerop có vai trò quan trọng trong việc lập nên trường phái đầu tiên các nhà hoá học hữu cơ ở Nga,từ đó xuất hiện không ít các nhà hoá học lỗi lạc như V.V.Maccopnhicop,D.P.Conovalop,A.E. Favocxki,.....
    Tucurie

Chia sẻ trang này