1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vài nét về vũ trụ học hiện đại

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi RAGNAROK, 27/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Odin2003

    Odin2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2003
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    chú Nguyên lại cứ phải khích. Anh nghĩ anh em mình chỉ là "thế hệ già" thôi chứ chưa hề cũ, già rồi để lớp trẻ tung hoành chứ. Khi nào chú thấy muốn anh em già cả chiến nhau như xưa thì sẽ khác, còn câu hỏi này chú dành cho thế hệ "mới" mà
  2. intoDream

    intoDream Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Đúng vậy. Chính những câu hỏi như vậy làm thế hệ già ( mà ngày đó cũng chỉ là coi thế hệ trẻ) một thời hoành tráng. Những câu này thằng RAG và anh Duy trả lời hoành tráng lém, Em xem muốn thử xem thế hệ trẻ thời nay thick kiến thức hay thick Spam thôi mà.
  3. hoanggiao

    hoanggiao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Nếu thế hệ trẻ không trả lời, thế hệ già thì không tham gia thì còn gì là thảo luận nữa. Già về tuổi, trẻ về thâm niên, vậy xin được tham gia đôi lời tranh luận cùng các bạn
    Lí thuyết lượng tử năng lượng của Plank đưa ra năm 1900 chính là cởđầu tiên để dẫn đến việc tìm ra các con số lượng tử đều thông qua các phương trình có mặt một hệ số chính là hằng số Plank.
    Bạn đã có nhầm một chút khi không phân loại rõ các mô hình vũ trụ. 3 mô hình đóng, mở, phẳng là suy ra từ mô hình vũ trụ của thuyết BigBang. Nó dựa trên 2 hệ số chính là hằng số Hubble và mật độ trung bình tính trên đơn vị thể tích của vũ trụ.
    Vũ trụ tĩnh (hay tĩnh định) là mô hình ra đời từ nền vật lí Aristotle, nó không có cơ sở về vật lí mà chỉ lấy từ hình học phẳng Euclit.
    Vũ trụ cầu thì lúc này quả thật tôi cũng không nhớ ra được chi tiết về nó, đợi các bạn khác cho ý kiến vậy.
    Tôi nghĩ các vấn đề thảo luận này khá hấp dẫn, mong sẽ còn nhiều tranh luận để cùng trao đổi và học hỏi nhiều hơn
  4. Circlops

    Circlops Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2004
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    khi tôi đưa topic này sang diễn đàn thư viện cộng đồng cũng đã có khá nhiều bài hỏi đáp và thảo luận thú vị, có thể tham khảo các bài viết này tại địa chỉ sau: http://thuviencongdong.net/forums/viewtopic.php?t=615&postorder=asc
  5. intoDream

    intoDream Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    sao thuyết lượng tử em nghe lúc thì 1900, lúc khác 1901. comót thắc mắc nữa với các mem: "phân biệt giữa vũ trụ mở và vũ trụ phẳng", nó khác nhau ở chỗ nào, lưu ý là cả hai vũ trụ này đều giãn nỡ mãi
  6. hoanggiao

    hoanggiao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Có một điểm khác cơ bản. Vũ trụ mở giãn nở gia tốc, còn vũ trụ phẳng thì gia tốc là âm, tốcđộ giãn nơcủa nó sẽ tiệm cận về 0, vì trong mô hình này lực hút và đẩy trong tương lai sẽ tương đối cân bằng với nhau
  7. intoDream

    intoDream Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác, nhưng mà bác làm ơn nói rõ hơn về từ "tiệm cận" của bác đi, như thế có nghĩa là sao nhỉ. Theo như em hiểu thì ý bác là nó vẫn giãn nở nhưng chậm dần lại. Có điều nó có ngừng hẳn không. Nếu mà lực hút và lực đẩy cân bằng nhau thì tại sao nó lại làm cho ngừng giãn nở được. Dường như mô hình này có gì đó gần giống với mô hình tĩnh trước đây, tức là khi đến tương lai thì vũ trụ sẽ dần về trạng thái tĩnh
  8. hoanggiao

    hoanggiao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    làm sao giống mô hình tĩnh được hả bạn thân mến? Vũ trụ phẳng vẫn giãn nở, chí có tốc độ giãn của nó nhỏ dần đi thôi. Nếu như lực đẩy lớn hơn lục hút thì khi đó vũ trụ sẽ là mở, vì thế tôi mới nói nếu 2 cái này cân bằng nhau thì nó sẽ kiềm chế sự giãn, nhưng mà nó chỉ cân bằng chứ lực hút không lớn hơn vì mật độ khối lượng không đủ, do đó vũ trụ không bị co lại, nó giống như bạn đang chạy nhanh, có 1 cái dây cao su đàn hồi vô hạn buộc kéo lại, bạn không thể cho nó đứt được mà nó cũng không giật bạn lại được nhưng lực đàn hồi phát sinh và lớn dần làm bạn sẽ chạy chậm dần lại.
    Vài lời cùng thảo luận, mong còn nhiều dịp trao đổi thêm để cùng hoàn thiện kiến thức
  9. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    ờ, có một điểm khác với cái dây cao su đấy, đó là người mà chạy với 1 cái dây kéo đằng sau thì mãi cùng ... kiệt sức mà phải dừng lại. Còn vũ trụ thì không.
    Lí do: định luật bảo toàn năng lượng áp dụng được cho một hệ kín là vũ trụ, chứ không áp dụng cho một người được
  10. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Một số định nghĩac về các mô hình vũ trụ, bản quyền của Rag trong cuón từ điển vẫn đang biên soạn dở. Chưa đầy đủ vì gần đây bận quá nên đang hoãn kế hoạc này lại]
    vũ trụ học. cosmoslogy. Một ngành khoa học thuộc Vật lí và Thiên văn học hiện đại. Nó nghiên cứu về nguồn gốc, cấu trúc và sự tiến hoá của vũ trụ. Cùng với hàng không vũ trụ, nó được coi là bộ phận mũi nhọn nhất của Thiên văn học hiện đại
    vũ trụ mở. open universe. Một trong các mô hình vũ trụ cơ bản suy ra từ thuyết Big Bang, trong đó cho biết vũ trụ sẽ giãn nở vĩnh viễn. Mô hình này tiên đoán rằng lượng vật chất tồn tại trong vũ trụ không đủ lớn để sinh ra một hấp dẫn đủ chống lại sự nở ra của vũ trụ. Vũ trụ sẽ giãn nở mãi và thời gian chỉ có thể bị coi là kết thúc khi mật độ vật chất trong vũ trụ là quá nhỏ, không đủ để gây ra các tương tác hấp dẫn đáng kể. Hiện nay thiên văn học hiện đại thừa nhận mô hình này mô tả vũ trụ chính xác nhất, vũ trụ sẽ giãn nở vĩnh viễn với gia tốc ngày càng lớn.
    vũ trụ khép kín. closed universe. Một trong các mô hình vũ trụ cơ bản suy ra từ thuyết Big Bang. Mô hình này tiên đoán rằng sau sự bùng phát của Big Bang, vũ trụ đã nở rộng ra không ngừng. Nhưng sau đó lượng vật chất tồn tại trong vũ trụ đủ lớn để chống lại sự giãn nở, và vũ trụ chuyển từ giãn nở sang co dần lại. Trong mô hình này, không gian và thời gian là hữu hạn, không chỉ thế mà chúng sẽ kết thúc cùng với sự kết thúc của vũ trụ. Toàn bộ vũ trụ sẽ co dần lại đến khi tạo thành một cuộc suy sập hấp dẫn giống như ngôi sao co lại thành lỗ đen, và kết thúc của cuộc suy sập này là một vụ co lớn (Big Crunch). Hiện nay, mô hình này được coi là không chính xác vì các quan sát chi tiết đều chỉ ra rằng mô hình của vũ trụ hiện nay là mô hình vũ trụ mở.
    vũ trụ phẳng. flat universe. Một trong các mô hình vũ trụ suy ra từ thuyết Big Bang. Mô hình này cho biết mật độ vật chất trong vũ trụ là đủ lớn để ngăn cản sự giãn nở của vũ trụ nhưng lại đủ nhỏ để không thể làm vũ trụ co lại. Vũ trụ tương lai trong mô hình này sẽ có tốc độ giãn nở giảm dần nhưng không bao giờ sự giãn nở triệt tiêu hoàn toàn. Trong hệ qui chiếu không - thời gian, tốc độ giãn nở của vũ trụ theo thời gian được biểu diễn bằng một đường tiệm cận với giá trị không vận tốc. Hiện nay mô hình này không được thừa nhận vì các quan sát hiện nay đều cho thấy vũ trụ tuân theo mô hình vũ trụ mở.
    vũ trụ song song. parallel univers. Một (hay nhiều) vũ trụ giả thiết, được xem là tồn tại độc lập với vũ trụ chúng ta đang có. Các vũ trụ song song có không gian và thời gian hoàn toàn biệt lập, không có sự tương tác lẫn nhau. Sự tồn tại củấcc vũ trụ này được giả thiết từ các hệ quả của cách giải thích đa thế giới, cơ học lượng tử và lí thuyết lạm phát hỗn độn.

Chia sẻ trang này