1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vài suy ngẫm về Trung Quốc

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Willingheart, 02/04/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Willingheart

    Willingheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2005
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Vài suy ngẫm về Trung Quốc

    I. Một số điều nên lưu ý khi nghiên cứu Trung Quốc đương đại

    Trung Quốc là một nước lớn, 9,6 triệu km vuông, chiếm 1/5 diện tích thế giới, 1/4 diện tích châu Á, đứng thứ 3 thế giới (sau Nga và Canada). Trung Quốc hiện có khoảng 1,3 tỷ dân (là nước đông dân nhất thế giới, chiếm khoảng 1/5 nhân loại) dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên đến 1,5 - 1, 6 tỷ dân (lúc đó sẽ đứng thứ hai thế giới sau Ấn Độ).

    Trung Quốc là nước có đường biên giới trên đất liền tiếp giáp với 19 nước, dài trên 20.000 km, và bờ biển dài 18.000 km. Từ đầu những năm 60 đến cuối những năm 70 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã chủ động gây ra 3 cuộc chiến tranh biên giới trên bộ (với Ấn Độ, Liên Xô cũ và Việt Nam). Đến nay Trung Quốc còn tranh chấp lãnh thổ với Ấn Độ (theo phía Ấn Độ thì Trung Quốc đã chiếm của họ hàng vạn km vuông lãnh thổ, trong khi Trung Quốc cho là họ chỉ thu hồi lại phần đất mà trước đây thực dân Anh đã chiếm của họ một cách bất công). Trung Quốc đang tranh chấp về chủ quyền đảo, biển với nhiều nước, nổi bật là chủ quyền đảo Senkaku (Điếu Ngư) với Nhật Bản (hiện nay Nhật Bản đang chiếm giữ đảo này), quần đảo Hoàng Sa với Việt Nam, quần đảo Trường Sa với Việt Nam và một phần quần đảo này với Phi-líp-pin, Brunei, Malayxia, Đài Loan, với Indonesia và (Bắc) Triều Tiên, Hàn Quốc có việc phân chia lãnh hải. Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (năm 1974) và 6 bãi đá ngầm trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam (năm 1988). Trong tranh chấp ở biển Đông, Trung Quốc đã từ chỗ chưa bao giờ có, nay đã đứng vững trên quần đảo Hoàng Sa và có chỗ đặt chân trên quần đảo Trường Sa, thể hiện chủ quyền thực tế.

    Trung Quốc hiện đã trở thành cường quốc kinh tế, năm 2004, GDP đạt 13.615,5 tỷ NDT (khoảng 1665 tỷ USD), sản xuất được 970 triệu tấn xi măng, 175 triệu tấn dầu mỏ, 272 triệu tấn thép, 73,28 triệu tivi màu, 30,38 triệu tủ lạnh, 66,42 triệu điều hòa không khí, 42 tỷ mét vải v.v.., kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1154,8 tỷ USD (trong đó xuất khẩu 593,4 tỷ USD, nhập khẩu 561,4 tỷ, xuất siêu 32 tỷ USD); dự trữ ngoại tệ đạt 609 tỷ USD (năm 2002 đạt 270 tỷ USD, năm 2003 đạt 403,3 tỷ, trong 3 năm liền tăng với tốc độ rất cao). Trung Quốc đã là nước thu hút đầu tư lớn nhất thế giới, năm 2004 đạt trên 60 tỷ USD. Việc Trung Quốc được mời vào nhóm G7 đã là hiện thực.

    Sau Nga và Mỹ, Trung Quốc là cường quốc quân sự hàng đầu trên thế giới, có bom nguyên tử, bom khinh khí và phương tiện mang các vũ khí này tới mọi nơi trên thế giới; sau Nga và Mỹ, Trung Quốc đã tự đưa được người của mình vào vũ trụ.

    Trung Quốc là một cường quốc chính trị (Nhật Bản hiện giàu mạnh hớn Trung Quốc về kinh tế nhưng Nhật Bản chưa được thế giới coi là cường quốc về chính trị) là thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, là nước có ảnh hưởng không thể bỏ qua trong khu vực (Đông Nam Á và Đông Bắc Á).

    Trung Quốc là một trong mấy nước có nền văn minh cổ xưa huy hoàng nhất thế giới, nền văn minh đó có lúc lên lúc xuống, nhưng trước sau vẫn nổi tiếng, xưa nay chưa bao giờ gián đoạn, và có triển vọng phát triển rực rỡ trong thế kỷ 21, Trung Quốc còn có hơn 30 triệu người Hoa ở khắp nơi trên thế giới, trong đó có nhiều tỷ phú, nhiều nhà khoa học nổi tiếng v.v..

    Tuy vậy, Trung Quốc đang phải đối mặt với mấy vấn đề: An toàn về dầu mỏ, an toàn về nước và an toàn về lương thực.

    Mặc dù năm 2004, Trung Quốc đã sản xuất được 176 triệu tấn dầu mỏ, nhưng Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu 100 triệu tấn. Trung Quốc đã là nước nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ hai, sau Mỹ. Dự kiến đến năm 2010, lượng nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc mỗi ngày sẽ tăng gấp đôi, đạt 4 triệu thùng/ngày và đến năm 2030 vào khoảng 10 triệu thùng/ngày.

    Nguồn tài nguyên nước của Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 6% thế giới, bình quân đầu người chỉ bằng 1/4 trung bình thế giới. Dự tính vào khoảng năm 2030, Trung Quốc sẽ đạt đến đỉnh cao về sử dụng nước, và lượng nước dùng lúc đó đã đến cực hạn của nguồn nước có thể lợi dụng.

    Mấy năm gần đây, trung bình mỗi năm Trung Quốc mất khoảng 300.000 ha đất canh tác, trong khi dân số mỗi năm tăng khoảng 10 triệu người, người tăng đất giảm, nên việc cung cầu lương thực ở Trung Quốc đã và sẽ luôn ở trạng thái cân bằng căng thẳng.

    Trung Quốc là đất nước có đủ loại tôn giáo, trong đó đạo Phật rất được tôn sùng ở Tây Tạng, đạo Hồi ở Tân Cương, Ninh Hạ có nhiều khả năng tự phát, hoặc bị lợi dụng để phát triển thành mâu thuẫn tôn giáo, mâu thuẫn dân tộc, các tà giáo (như Pháp Luân Công...) còn có đất phát triển.

    Chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp trong xã hội ngày càng mở rộng. Một bộ phận quần chúng, chủ yếu là nông dân nghèo, công nhân viên chức bị mất việc trong quá trình cải cách có tâm lý bất mãn (năm 2004 đã xảy ra nhiều vụ biểu tình, tuần hành của thôn dân ở Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Hồ Nam..) với hàng chục vạn người tham gia, gây mất ổn định cục bộ.

    Qua một số số liệu và tình hình trên, có thể thấy Trung Quốc đã trở thành một cường quốc chính trị, quân sự, kinh tế trên thế giới có vai trò đặc biệt ở khu vực. Địa vị cường quốc đó ngày một lớn và triển vọng trở thành siêu cường ngang hàng với Mỹ trong khoảng hai mươi năm nữa không phải là không có khả năng.
  2. Willingheart

    Willingheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2005
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    II. Vài nhận định căn bản về liên hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam
    Trước khi đề xuất kiến nghị về chính sách và đối sách có tính lâu dài, cần thấy rõ, làm rõ một số vấn đề sau:
    A. Chiến lược, sách lược, sức mạnh của Trung Quốc đến năm 2020
    Cần phải thấy sự tan rã của Liên Xô, kết thúc chiến tranh lạnh là một cơ hội ?otrời cho? đối với Trung Quốc. Để thoát khỏi thế hai cực thống trị thế giới hình thành sau đại chiến thế giới thứ hai, thoát khỏi kiềm chế của Liên Xô và Mỹ trong những năm 50, 60, 70 của thế kỷ trước, cấp lãnh đạo Trung Quốc (từ Mao Trạch Đông đến Đặng Tiểu Bình) đã tìm trăm phương ngàn kế nhằm nhoi lên thành một cực, một siêu cường nhưng chưa thực hiện được. Liên Xô tan rã, một cực, một siêu cường mất đi. Đây là cơ hội vàng để Trung Quốc nhoi lên thành siêu cường mới (nước Nga còn rất yếu về kinh tế, Nhật Bản chưa đủ sức mạnh về quân sự và dã tâm chưa rõ, EU là một thực thể mạnh về kinh tế, nhưng không thống nhất v.v..) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng sự tăng trưởng lớn mạnh về kinh tế của mình có thể giữ được tốc độ cao và tương đối cao liên tục trong 40 năm (từ năm 1980 đến năm 2020) để đến lúc đó, Trung Quốc trở thành cường quốc hàng đầu về kinh tế trên thế giới (Theo tính toán của Ngân Hàng Thế Giới năm 1997 thì đến năm 2020 GDP của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, còn theo tính toán của Hồ An Cương ?" một nhà kinh tế học nổi tiếng Trung Quốc thì đến năm 2020, Trung Quốc sẽ trở thành một thực thể kinh tế lớn nhất thế giới, chiếm 22% GDP thế giới ?" của Mỹ lúc đó chỉ là 20%, còn nếu tính theo sức mạnh tổng hợp đất nước (tức năng lực tổng hợp của một quốc gia thông qua những hành động có mục đích nhằm theo đuổi mục tiêu chiến lược của mình)) năm 1998 của Mỹ là 22,7% của thế giới. Đứng đầu thế giới, của Trung Quốc là 7,78% đứng thứ hai thế giới trên cả Nga, Ấn Độ. Đáng chú ý là nếu năm 1980, sức mạnh tổng hợp đất nước của Trung Quốc mới bằng 1/5 của Mỹ, thì đến năm 1998, Trung Quốc đã bằng 1/3 của Mỹ, tức là trong 20 năm, Trung Quốc từ chỗ kém Mỹ năm lần rút ngắn còn ba lần thôi.
    Trung Quốc cho rằng ?oHòa bình và phát triển vẫn là chủ đề chính của thời đại. Sự phát triển đa cực hóa thế giới và xu thế toàn cầu hóa kinh tế mang lại cơ hội và điều kiện có lợi cho hòa bình và phát triển của thế giới. Đại chiến thế giới mới sẽ không xảy ra trong khoảng thời gian có thể dự tính được. Việc tranh thủ môi trường quốc tế lâu dài và môi trường xung quanh tốt đẹp là có thể thực hiện được?.
    Ngoài những chủ trương lớn như độc lập, tự chủ, gìn giữ hòa bình, xây dựng trật tự kinh tế công bằng hợp lý, cải thiện và phát triển quan hệ với các nước láng giềng, nước đang phát triển, chống chủ nghĩa khủng bố v.v.. ra, cần chú ý đến những nguyên tắc của họ: ?oAi cũng không sợ, nhưng không làm mếch lòng ai ?oQuyết không đi đầu?...
    Để thực hiện mục tiêu chiến lược ?oDân giàu nước mạnh? đưa Trung Quốc trở thành siêu cường, cạnh tranh vai trò siêu cường duy nhất của Mỹ hiện nay, Trung Quốc dốc nhiều tâm sức vào việc đối phó với đối thủ hàng đầu là Mỹ và một số đối thủ tiềm ẩn khác như Nhật, Nga, Ấn Độ... Tuy vậy, Trung Quốc không ?obỏ qua? Việt Nam trong chiến lược toàn cầu của họ.
    B. Trung Quốc muốn gì ở Việt Nam?
    Việt Nam có trên 1.300 km biên giới trên bộ với Trung Quốc, ngoài ra với hơn 3.000 km bờ biển, án giữ Biển Đông, chúng ta là nước duy nhất (không kể Đài Loan) có tranh chấp về chủ quyền với Trung Quốc toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ khi Việt Nam tiến hành cải cách và đổi mới, đặc biệt là sau khi gia nhập ASEAN, bình thường quan hệ với Mỹ, tích cực chuẩn bị gia nhập WTO, chúng ta đã có vai trò đáng kể ở Đông Dương và khu vực Đông Nam Á. Đó là một sự thực mà Trung Quốc không thể xem thường. Mặc dù hai nước đã thỏa thuận xây dựng quan hệ Việt ?" Trung theo phương châm 16 chữ ?oLáng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai? nhưng qua những diễn biến kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ đến nay, có thể thấy:
    - Yêu cầu tối đa của Trung Quốc là biến Việt Nam thành một đồng minh trung thành của họ (trường hợp tốt hơn nữa là ?otay sai tin cậy? của họ).
    - Yêu cầu trung bình của Trung Quốc là không muốn Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, trở thành nước cạnh tranh về kinh tế với Trung Quốc ở Biển Đông, tranh giành ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
    - Yêu cầu tối thiểu tức là khi họ không ngăn được sự phát triển nhanh về mọi mặt của ta thì Việt Nam giữ được vị trí trung lập, không đi theo các nước lớn khác chống Trung Quốc.
    Cần thấy thêm là ban lãnh đạo Trung Quốc hiện nay (và có thể thế hệ sau), không tin ta, một bộ phận Trung Quốc nhất là thế hệ trẻ không còn cảm tình với ta như trước (do bị giáo dục sai lệch từ cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 đến nay), khi muốn ?ogây sự? với Việt Nam, Trung Quốc không cần phải chuẩn bị dư luận nội bộ. Trung Quốc là nguy cơ trực tiếp nguy hiểm nhất về lãnh thổ, lãnh hải của ta.
    3. Việt Nam nên nhận thức Trung Quốc như thế nào?
    Trung Quốc là một nước lớn (sẽ trở thành siêu cường) láng giềng chung đường biên giới trên bộ ?" biển (Mỹ là siêu cường ở xa ta, nên mức độ nguy hiểm giảm đi nhiều). Đừng quên bài học đối đầu với nước lớn láng giềng Trung Quốc trong mười mấy năm qua.
    Trung Quốc là nước còn tồn tại nhiều vấn đề với ta nhất; ngoài lãnh thổ, lãnh hải, biển đạo còn các vấn đề ?onạn kiều? (280.000 người rời Việt Nam, trong đó có những người có công với cách mạng Việt Nam) người Hoa (hơn 1 triệu người), nợ vay từ thời xây dựng hòa bình và thời kỳ chống Mỹ (khoảng 1,5 tỷ NDT, vừa qua dịp Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đi thăm Trung Quốc, Trung Quốc đã xóa bớt cho ta còn 420 triệu NDT), những phụ nữ Việt Nam nhập cảnh phi pháp lấy chồng sinh con đẻ cái (do bị dụ dỗ và do cả tự nguyện) hiện còn đang sinh sống nhiều nơi trong Trung Quốc (chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng không ít hơn mười mấy vạn người). Khi muốn gây chuyện và gây sức ép, Trung Quốc không thiếu con bài để sử dụng.
    Trung Quốc không còn chung ý thức hệ với Việt Nam. Họ không còn tinh thần quốc tế vô sản, ?oĐồng chí? đối với họ chỉ là mỹ từ dùng để lừa gạt những ai nhẹ dạ. Cần nhớ là trong thời gian qua Trung Quốc chưa giúp được nước nào phát triển cả.
    Những người lãnh đạo Trung Quốc và ban tham mưu của họ là những bậc thầy về lợi dụng mâu thuẫn. Về chính trị, kinh tế, không bao giờ họ chỉ sử dụng một con bài, một phương án, họ luôn có con bài dự trữ. Nên ghi nhớ câu nói của người Trung Quốc: ?oNgười tốt với ta một, ta tốt với người mười. Người xấu với ta một, ta xấu với người một trăm? và ?oTa thà phụ người chứ không bao giờ để người phụ ta? (Ba cuộc chiến tranh biên giới với Ấn Độ, Liên Xô và Việt Nam, Trung Quốc đều bất ngờ ?ora tay trước?).
    Mặc dù Trung Quốc đang tồn tại nhiều vấn đề, sự phát triển không đều giữa các vùng, nông dân, nông nghiệp, nông thôn chưa xử lý tốt, chênh lệch giàu nghèo ngày càng mở rộng, vấn đề dân tộc, tôn giáo đang âm ỉ, nhưng nhìn chung xã hội Trung Quốc đang trên đà phát triển ổn định. Khẩu hiệu ?oChấn hưng Trung Quốc? xây dựng một xã hội hài hòa đã thấm sâu vào lòng người, với tư tưởng quan trọng ?oBa đại diện? Đảng cộng sản Trung Quốc còn có thể duy trì được sự lãnh đạo của mình trong nhiều năm nữa (vì Đảng này đang tự thay đổi về nhiều mặt tư tưởng, lý luận, tổ chức, chính sách..) vì vậy đừng đặt ảo tưởng vào việc Trung Quốc xảy ra động loạn lớn hay quay trở lại con đường đồng chí anh em với ta.
  3. Willingheart

    Willingheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2005
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Xem tiếp tại www.thoidai.org
  4. negropone

    negropone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Bài viết:
    959
    Đã được thích:
    18
    suy với ngẫm làm gì nữa, bác chịu khó xem lại các topic khác sẽ thấy sự "thân thiện " và "quý mến" Tàu của anh em trong box ta to lớn cỡ nào nhé
  5. vnhn

    vnhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2004
    Bài viết:
    840
    Đã được thích:
    0
    Dân số của TQ thực chất là khoảng tỷ 4,tỷ 5 chứ không phải tỷ 3..Số liệu công bố 1 tỷ3 chỉ là con số những người dân có hộ khẩu,thực ra lớn hơn rất nhiều.
  6. nguyenphiha

    nguyenphiha Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/02/2005
    Bài viết:
    3.417
    Đã được thích:
    1
    bác chủ topic post bài này với mục đích gì vậy? tuyên truyền gì vậy?
  7. To_lai_nd

    To_lai_nd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Bài viết:
    1.214
    Đã được thích:
    21
    cái tên " khựa " có nguồn gốc từ đâu thế nhỉ các bác ?
  8. Kinh_Diec

    Kinh_Diec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    211
    Đã được thích:
    0
    Cũng hiếm có nước nào bẩn tưởi như Tàu. Tự vỗ ngực cho mình là con trời, coi mình là trung tâm văn minh thế giới, các nước khác là man di mọi rợ. Chuyên đánh cắp các công nghệ lẫn sản phẩm văn hóa của các dân tộc khác trong đó nhiều nhất là của Bách Việt để xào xáo và tự nhận là của mình. Biểu hiện đó còn in đậm cho tới ngày nay. Tàu vẫn là nước sản xuất hàng nhái nhiều nhất thế giới.
    Chỉ tội cho những "con trời" bị nhồi sọ đến thảm thương không nhận ra được thực tế cuộc sống lúc nào cũng hoang tưởng mình là to nhất, giỏi nhất.
    Làm cái gì cũng muốn mình là nhất thế giới hoặc thể hiện mình là nhất thế giới dù rằng nhiều nước nhiều nơi người ta không thèm làm. Xây dựng thuỷ điện phải to nhất thế giới, dự trữ ngoại tệ phải bự nhất thế giới tìm mọi cách vượt qua Nhật Bản... Đơn cử như cố gắng đưa ngưòi vào vũ trụ. Thực ra nếu muốn Nhật Bản đã có thể đưa người vào từ lâu trước đó rồi. Tuy nhiên họ lại không có tư tưởng "đại hán", tư tưởng "con trời" nên không nhất thiết phải vậy
    Luôn tham lam lãnh thổ. Không có nước nào trên thế giới này có nhiều cuộc đụng độ và ăn cướp, tranh chấp lãnh thổ nhiều như Tàu.
    Con người thì thâm nho, ki bo (tất nhiên không phải tất cả). Thực tế chứng minh Tàu đã và đang là mối đe dọa tới hòa bình, an ninh, kinh tế và văn hóa với tất cả các nước trên thế giới.
    Đối với Campuchia gián tiếp giết chết 1/2 dân số nước này. Gây ra thảm họa diệt chủng với cả nhân dân Campuchia. Những tội ác mà thấy ghê tởm và có lẽ chỉ made in china mới có. Tuy nhiên thật đáng khâm phục thế mà dân Cam hiện nay lại thích bắt tay và chóng quên kẻ giết người giấu mặt này. Thậm chí lại quay ra thù Việt Nam nước đã giúp họ thoát khỏi nạn diệt chủng. Kể cũng có tài đấy.
    V.v... và v.v... còn rất nhiều suy ngẫm về Trung quốc.
    Tôi chỉ là một thanh niên chả có chút kiến thức chuyên sâu nào về ngoại giao, lịch sử, văn hóa. Ngẫu hứng lên thì nói vui thôi. Thế nên bác nào không thích thì đừng đọc vì nó hơi mang phong cách quán nước.
  9. mc_queen1

    mc_queen1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    4.151
    Đã được thích:
    4.157
    Đấy là chuyện của tự nhiên mà, có gì là lạ đâu. Chúng ta mà là TQ có khi tham vọng của chúng ta còn lớn hơn ý chứ. Nói chung việt nam bây giờ phải cố gắng làm tốt vai trò tiểu bá vương ở ĐNA thôi.
    Chúng ta ghét tàu cũng như Anh, Pháp, Đông Âu ghét Đức, Mỹ la tinh ghét Hoa kì thôi.
  10. pbdkhatmau

    pbdkhatmau Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    2.503
    Đã được thích:
    1.511
    Đồng chí, xin được gọi bác bằng từ này. Xin tặng bác 5* để bày tỏ tình cảm
    Tiếp nối câu hỏi của bác To_lai_nd, các bác làm ơn cho em hỏi cái tên "chệt" có nguồn gốc từ đâu hả các bác?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này