1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vài thắc mắc về Hiến Pháp

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Kien_Lua, 07/08/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tieuhaidong

    tieuhaidong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    461
    Đã được thích:
    0
    Tôi trả lời bạn đây:
    Bạn viết:
    Còn tôi viết thế này:
    Bạn viết
    Trong đoạn này bạn viết đúng hết, trừ mỗi câu tôi bôi vàng. Việc bạn kết luận như vậy rất phù hợp với phong cách của bạn.
    Thêm một số cái sai trong lập luận:
    1. các nước được LHQ công nhận nhưng "không tự quản lý được đất nước hay vùng lãnh thổ" khác hoàn toàn với những nước như nước VN ta.
    2. Các chương mà bạn nói không dành cho những nước có độc lập, có chủ quyền.
    CHAPTER XI DECLARATION REGARDING NON-SELF-GOVERNING TERRITORIES
    CHAPTER XII INTERNATIONAL TRUSTEESHIP SYSTEM
    CHAPTER XIII THE TRUSTEESHIP COUNCIL
    3. Các ví dụ của bạn không chứng minh được vấn đề. Các nước quan hệ với nhau thông qua các hiệp định, hiệp ước, văn bản ký kết giữa 2 nước và tuân theo luật phát quốc tế mà 2 bên thừa nhận và tham gia.
    4. Bạn tham khảo lời nói đầu của HP 80
    Có lẽ tại tôi trình bày tối nghĩa quá, xin lỗi bạn nhé.
    Bạn viết:
    Không dám cãi với bạn những điều bạn viết bên trên, tôi chỉ viết thế này ở bài viết trước:
    và thế này nữa
    Vâng, tiếp thu ý kiến của đồng chí ạ.
    Vâng, ở bài trước tôi đã nhận là ngô nghê rồi, giờ nhận thêm 1 lần nữa là hết sức ngô nghê ạ
    Ấy chết, ai lại thế, tôi không dám nhận đâu. Tôi chỉ muốn mở rộng hiểu biết của mình, chứ thắng thua thì làm gì hả bạn? Từ trước tới giờ tôi tranh luận chả thắng ai bao giờ, và cũng chẳng dám thắng ai bao giờ. Xin bạn lưu ý cho!
    Đọc đoạn này tôi chợt nhớ lại bài đầu tiên tôi trả lời bạn. Lần đó ý tôi chỉ muốn nói bạn xử chiêu thứ 2. Sau đó tôi rút lại lời tôi nói. Còn bây giờ thì lại thấy thêm hình ảnh của chiêu thứ 1. Cũng vui, hì hì, đúng là tạo hoá xoay vần tác hợp, cho lương duyên đôi lứa 1 2 được cận kề
    Dù sao cũng là cái duyên tri ngộ được gặp nhau ở đây, xin được cụng ly với bạn gọi là
    Columbia là một trong những Business school danh giá, hy vọng bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực của mình . Và cũng mong bạn học được những tinh hoa của nền giáo dục Mỹ.
  2. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin được góp chút ý kiến với hy vọng chúng ta sẽ chấm dứt được phần thảo luận về HP nhé .
    Có nhiều chuyện trên đời, người ta biết mười mươi, nhưng người này phê bình lại không sao, người khác phê bình thì đâm có vấn đề , trường hợp THD cũng còn kể là may chứ cũng đề tài này, có người chỉ viết hơi khác 1 tí là đã bị " nhân cơ hội " cho đi 1 chuyến tàu suốt .
    Thật ra thì Tieuhaidong không phải là TV đầu tiên trên PL nêu ra hai điều 2, 4 của HP để bàn luận , ngoài ra, trên box TL và rất nhiều websites hải ngoại đều đã đề cập tới .
    Tieuhaidong và Bigapple đều là những TV kỳ cựu từ boxes khác và đã quen với cách thảo luận từ các boxes đó , Vì thế mà đến hôm nay thì TV quen biết của PL phải dạt ra ngoài để đọc, là vì cả hai bạn, dù đã tôn trọng nhau lắm nhưng vẫn chưa hết được cách " đánh gía " cá nhân hoặc bàn ra quá rộng thay vì dùng lý luận để chứng minh .
    Quả thật không ngoa là qua cách đặt vấn đề, nhất là đối với 1 TV lạ ( đối với box PL ) , rồi nếu lại tìm hiểu thêm về các bài đã viết trên TL của Tieuhaidong thì ai cũng sẽ nghĩ rằng con ong này định thừa cơ châm chích chứ chẳng phải chỉ định " ong **** " ...
    Còn bạn Bigapple quả là có kiến thức về luật nhưng nếu bạn chỉ lý luận thẳng vào hai điều bằng cách định nghĩa, lý luận về thể chế của tinh thần bản HP thì chắc cũng không cần phải nặng lời với nhau .
    Cũng nói thêm với Bigapple là LHQ và các quốc gia thừa nhận ( công nhận ) 1 quốc gia không có nghĩa là thừa nhận HP của 1 nước ... nhiều khi chưa có HP mà vẫn được công nhận và có khi có HP rồi mà vẫn không được công nhận .
    Nói chung, tại đây , nhiều khi chúng ta chỉ cần nêu vấn đè, nói chuyện đâu đâu thì anh em cũng đã hiểu đươc người viết đang muốn thố lộ hay định phản biện ra sao ... càng bàn xa, càng bàn sâu, chúng ta sẽ tắc tị bởi vì 1 sự thật : Chúng ta đang được thảo luận tự do trong 1 khuôn khổ giới hạn .
    Mong rằng anh em chúng ta sẽ gặp nhau thảo luận thật thoải mái bằng các đề tài khác .... thường thì thảo luận về dân luật dễ hơn và vui hơn, tất nhiên là ít nhạy cảm hơn .
    Còn về HP ; tôi cho rằng HP, thậm chí tinh thần bản HP chỉ quan trọng ở vấn đề hình thức, Các sự kiện thực tiễn ngoài đời mới là dẫn chứng để đánh gía cụ thể về 1 chế độ và tinh thần trọng pháp của chế độ đó ...
  3. bigapple_k33

    bigapple_k33 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    1.035
    Đã được thích:
    1
    Kể cũng lạ thật đấy nhỉ, trong chương 11 có chỉ ra rõ ràng trong trường hợp cư dân sống trong một vùng lãnh thổ mà không có sự TỰ TRỊ thì được giải quyết bằng 2 phương pháp nói gọn là (1) nhanh chóng thành lập nhà nước (quốc gia độc lập), hoặc (2) chịu lệ thuộc vào nước khác (phụ thuộc). Còn đối với các quốc gia độc lập có sự tự trị rồi thì việc đối xử chắc chắn sẽ là việc tôn trọng lãnh thổ, sự độc lập, tự chủ, tự trị... Nếu các bạn đọc bất cứ một HP nào cũng có các phần cơ bản gồm: Nhà nước, công dân, quốc hội, chính phủ, bầu cử, toà án, cơ quan ngoại giao và các quy định cơ bản khác. Tại sao lại vậy??? Điều đơn giản là để xác định đó là một quốc gia hay vùng lãnh thổ về mặt pháp lý. Bạn nên nhớ rằng nếu các tranh chấp giữa các quốc gia được đưa ra xét xử tại toà án quốc tế thì các bên liên quan sẽ được định nghĩa thế nào đây??? Và trong quan hệ ngoại giao giữa các nước thì người đại diện cho một quốc gia sẽ được nhìn nhận bằng cách nào nếu không tôn trọng và thừa nhận HP đây. Nếu như các bạn nói rằng không có sự tôn trọng hay thừa nhận hiến pháp của một quốc gia thành viên của LHQ thì tôi thực sự ngạc nhiên (VN có đại sứ tại LHQ đó, làm sao để thừa nhận người đó là đại sứ của VN đây??? Căn cứ vào đâu vậy?). Các bạn có biết rằng ở hại ngoại có những chính phủ lưu vong muốn đại diện cho người VN đó, nếu họ tự đóng mác như vậy và các nước không thừa nhận HP VN rồi công nhận mấy cái "chính phủ" đó chắc là vui lắm nhỉ????
    Thêm một ví dụ nữa cho rõ ràng thêm, nếu có các vụ việc liên quan đến yếu tố nước ngoài, đặc biệt là chuyển đổi quốc tịch hay vấn đề di chú thì người ta sẽ căn cứ vào đâu vậy? Tỷ như xin con nuôi đi chẳng hạn, nếu luật pháp của 2 nước liên quan không được tôn trọng và thừa nhận thì căn cứ vào đâu đây? Vấn đề kết hôn nữa. Nếu không tôn trọng và thừa nhận hiến pháp thì căn cứ vào đâu để xác định tư cách pháp lý của một công dân đây, làm sao có thể xử lý các vấn đề pháp lý liên quan? Rồi các vấn đề khác liên quan đến tư cách pháp lý của các tổ chức quản lý như nhà nước, chính phủ... sẽ là như thế nào đây???
    Tôi đưa ra 2 ví dụ về ĐÀI LOAN VÀ IRAQ cùng với chương 11, 12, và 13 của hiến chương LHQ để làm rõ lý do tại sao thực tế lại sảy ra các tranh chấp cũng như xung đột như vậy. Các bạn sẽ hiểu rõ thêm thế nào là quyền tự trị và vai trò của hiến pháp quan trọng như thế nào đối với một quốc gia về đối nội cũng như trong cư xử quốc tế.
    Bạn MinhTrinh nói rằng LHQ có thể không thừa nhận HP của một quốc gia thì hình như có sự nhầm lẫn gì chăng??? Bạn có thể đưa ra một ví dụ cụ thể xem. Nếu nói về nhân quyền thì là một câu chuyện khác hẳn vì LHQ có quyền can thiệp về nhân quyền với bất cứ nước nào (tất nhiên trên thực tế vấn đề này bị các nước lợi dụng một cách thái quá bởi họ chẳng còn cái cớ nào khác để chơi nhau cả). Còn nếu nói bản thân 1 quốc gia này công nhận một quốc gia khác cho dù quốc gia đó chưa là một thành viên hay chưa được LHQ thừa nhận thì bản thân quốc gia đó sẽ phải tôn trọng và thừa nhận hiến pháp của quốc gia mà mình thừa nhận vì nếu không đây chỉ là sự thừa nhận về sự điều hành mà thôi (VD Đài Loan).
    Còn với bạn tieuhaidong, những dẫn chứng của bạn đưa ra chứng minh một điều rằng bạn sử dụng cái chữ QUYỀN LỰC để dùng chung trong việc ám chỉ quyền lực của người làm chủ và quyền lực của người lãnh đạo. Đấy chính là điều mà tôi đã chỉ ra cho bạn thấy rằng bạn nhầm lẫn. HP của Vietnam nói quyền lực tối cao mang tính chất của người làm chủ trong đó có quyền định đoạt, chỉ định người đại diện, bầu cử.... Còn cái quyền lực mà bạn nói về quyền lãnh đạo của DCS đó là quyền hạn mà người đại diện cho những người làm chủ có thể có. Hai khái niệm này rất rõ ràng, tại sao bạn lại gộp chung để nói rằng mâu thuẫn và sai trái?
    Thêm nữa, trong các quy định của luật pháp chỉ có đúng, sai, được phép, nghiêm cấm, xử phạt, khen thưởng... Các vấn đề này được quy định rất rõ ràng thông qua các định nghĩa, quy định của từng điều khoản một.
    Còn về cái mà bạn đưa ra bao biện để chỉ trích tôi thì tôi copy lại cho bạn đọc nhé:
    "Nếu bạn đọc những điều tôi trích bên trên thì bạn sẽ thấy, dù là có thêm bớt, sửa chữa, xé lẻ thành các điều riêng biệt, thì vấn đề quyền lực nhà nước được đưa ra cũng không thể thoát khỏi cái đại ý:
    Tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân."
    Còn vấn đề bạn nói về cái này tôi thấy bạn hiểu sai nên không muốn nhắc đến, tuy vậy tôi cũng copy và phân tích cho bạn biết sự nhầm lẫn của bạn:
    "Và dù có giải thích thế nào chăng nữa thì quyền lực thuộc về nhân dân được quy định ở đây cũng không thể nào vuợt ra khỏi cách giải thích là quyền lực nhân dân thực chất là quyền đi bầu, bỏ phiếu cho các đại biểu QH, đại biểu HĐND các cấp. Mà những quyền này đã được quy định ở chương "QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN", chứ chẳng có cái quyền lực nhà nước nào thuộc về nhân dân ở đâu hết."
    Bạn đánh đồng giữa đối tượng công dân (individual - cá thể - số ít) và nhân dân (people - số nhiều) sau đó liên kết hai cái lại để kết luận thì hình như không giống cho lắm. Việc bạn lấy râu ông nọ cắm vào cằm bà kia sau đó còn chê trách và chụp mũ người khác kiểu "Cho dù bạn có quanh co, nguỵ biện thế này thế khác thì thực tế vấn đề nó vẫn như vậy. Chẳng qua bạn thích những điều quy định đó nên người khác nói ra bản chất thì không vui mà chê là ngô nghê mà thôi." thì có phải buồn cười lắm không???
    Thực sự tôi đã nhắc khéo bạn bằng cách chỉ ra quyền lực tối cao là của nhan dân chứ không nói công dân. Đồng thời đưa ra ví dụ về công ty cổ phần để bạn hiểu thêm. Đằng này bạn đã không hiểu rồi còn cố chấp ca ngợi cái sai của mình nữa. Thế có buồn không cơ chứ. Tôi cũng có nhắc khéo bạn về mấy ngôn từ như dân chủ mà bạn cũng chẳng thấy động lòng nữa. Biết nói với bạn sao đây nhỉ???
    Thực ra tôi chẳng ghét bỏ hay coi thường bạn, điều tôi muốn nói ở đây là bạn đừng có coi thường những người viết bản hiến pháp của VN. Họ đã làm việc rất nghiêm túc và không hề có sự cẩu thả trong cách viết và ngôn từ. Hơn nữa, để đưa ra được những câu chữ đó họ phải tham khảo rất nhiều từ các chuyên gia pháp lý trong và ngoài nước. Cho dù các điều khoản như trong điều 4 nói về sự độc quyền lãnh đạo của ĐCS có vẻ không vừa ý một số người nhưng cách viết của họ không để một kẽ hở nào đâu. Bới móc ra bằng câu chữ là một việc làm ngô nghê. Còn nếu như bạn muốn có một bản hiến pháp mới với các điều khoản thay thế điều 4 thì cần phải xem xét về trình độ phát triển chung của xã hội như thế nào đã. Chừng nào người nắm quyền lực tối cao - NHÂN DÂN - thấy cần thiết phải đổi, chừng đó các tổ chức của họ trong đó có quốc hội, chính phủ, toà án... sẽ tiến hành sửa đổi hiến pháp.
    Một lần nữa lưu ý bạn, đừng nhầm lẫn công dân với nhân dân nhé vì nếu bạn nhầm thì sẽ chẳng còn gì để nói ở đây nữa.
    ATB,
    P.S. Tôi không thích mấy cái câu nói với giọng trịnh thượng của bạn đại loại như thế này - "Columbia là một trong những Business school danh giá, hy vọng bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực của mình . Và cũng mong bạn học được những tinh hoa của nền giáo dục Mỹ." Dù sao cũng cám ơn ý tốt của bạn mặc dù bạn không biết rõ về trường Columbia cũng như về cá nhân tôi cả.
    Tò mò đôi khi có thể coi là một tính xấu nhưng đoán mò kiểu của bạn thì chắc chắn là vô duyên rồi.
  4. bigapple_k33

    bigapple_k33 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    1.035
    Đã được thích:
    1
    Sorry MinhTrinh, tôi hiểu nhầm ý của bạn. Đúng, đôi khi một nước không được thừa nhận mặc dù nó có hiến pháp, tuy vậy điều tôi nói là nếu thừa nhận một quốc gia thì phải thừa nhận HP của quốc gia đó. Ở đây có sự hiểu nhầm giữa tôi và bạn về ý kiến của nhau.
  5. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Thực ra, tôi chỉ thấy là LHQ có quyền chấp nhận cho 1 QG gia nhập dưới hình thức công nhận 1 chính quyền hay không chứ cũng chưa bao giờ thấy LHQ soi mói HP của 1 QG rồi bảo họ phải thay đổi rồi mới cho vào . Nghĩa là thừa nhận hay phủ nhận 1 bản HP .
    Trong những năm 80, Kampuchia là 1 thí dụ về việc LHQ công nhận về nhân vật chính thức đại diện cho 1 QG tại đấy .
    Đơn giản hơn, HP cũng giống như gia quy của 1 gia tộc, 1 gia đình , xã hội cũng chẳng bao giờ đụng chạm đến việc sắp xếp cách sinh sống trong gia tộc, gia đình đó .
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 19:18 ngày 21/07/2004
  6. sinhviendatviet

    sinhviendatviet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2003
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Tôi đọc hết các ý kiến của các bạn làm đầu óc tôi quay cuồng, Đúng thật Hiến pháp quá ư là phúc tạp, Bạn tiểu hài đồng có cái nhìn thật thấu đáo về Hiến pháp,
    Hồi nhỏ bọn trẻ con có 1 câu đồng dao rất vui đại lọai là : "kỳ nhông là ông kỳ đà, kỳ đà là cha cắc ké, cắc ké là mẹ kỳ nhông"
    Giờ thấy các bạn phân tích Điều 4 của hiến pháp tôi mới hiểu thấu đáo câu ấy nghĩa là gì.
    Hiến pháp là cái hợp đồng giữa chính quyền và người dân. Một khi một trong hai phía vi phạm hiến pháp, vi phạm hợp đồng, thì phía đó phải bị trừng phạt. Khi người dân vi phạm hiến pháp, họ bị gọi là tội phạm, bỏ tù. khi chính phủ vi phạm hiến pháp, ta gọi góp ý và sửa chữa. Thế thôi.
    Quay về vấn đề khoa học pháp lý thôi anh em ơi
  7. Kien_Lua

    Kien_Lua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2001
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Chưa đồng ý về vấn đề hiến pháp sao lại quay lại về vấn đề pháp lý. Chưa biết gì về công dân một nước sao bắt làm công dân hả trời?
    Làm vậy có quy phạm quyền tự do của con người không vậy?
  8. Kien_Lua

    Kien_Lua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2001
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Nói thật nhá. Thật ra Hiến Pháp của Việt Nam chẳng có gì sai mà cũng chẳng có gì đúng, quan trọng là đứng trên quan điểm nào để nhìn nhận vấn đề mà thôi.
    Về Hiến Pháp ấy có những điểm hơi bất đồng dẫn đến vô lý trong lý luận. Chẳng hạn nói Đảng Cộn g Sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà Nước và xã hội đi. Cái này thì cũng chẳng có gì đáng để bàn cãi. Nhưng mà theo lý luận của Mác thì phàn cái gì là một thì "không ổn định", cái gì cũng phải có hai mặt của vấn đề hết.
    Quay lại vấn đề Hiến Pháp mà soi xét. Nếu cứ khẳng định Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà Nước và xã hội thì lực lượng nào sẽ là lực lượng đối lập của Đảng để xây dựng xã hội nhưng không phá vỡ nó?
    Theo tôi nghĩ Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam có đủ thẩm quyền và quyết định chuyện ấy. Thế nhưng, trong Hiến Pháp lại quy định nhiều điều quá sơ sài về MTTQVN còn Quốc hội và Chính phủ thì hơi bị chặt chẽ. Vậy thử hỏi MTTQVN sẽ lấy quyền gì và luật gì để cân bằng với Đảng Cộn g sản Việt Nam để phát triển. Hay là để Đảng đè bẹp nó. Đó cũng là một số lý do mà tôi muốn nêu ra thắc mắc để cùng các bạn trao đổi. Nếu có thể, thì làm thế nào để MTTQVN có sức mạnh ngang bằng Đảng và chính phủ. VÀ làm thế nào để MTTQVN có thể thực thi hết tất cả các quyền của mình như giám sát Quốc hội, chính phủ . . . để làm bộ máy ta thêm trong sạch, vững mạnh?
    Chẳng lẽ tất cả những điều tôi ở trên đều không thể xem xét hoặc coi lại Hiến Pháp hay sao chứ. Nếu có thể xin các bạn góp ý và chúng ta thảo luận tiếp.

Chia sẻ trang này