1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vài thắc mắc về Hiến Pháp

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Kien_Lua, 07/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    nhưng có một điều mà em thắc mắc là thê nào là MỘT NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN"
    như thế có nghĩa là tồn tịa nhà nước Pháp quyền Tư bản chủ nghĩa chăng?
    --------------------------------------------------------------------------------
    thằng bé bao giờ chẳng phải hô to
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  2. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    nhưng rõ ràng việc qui định như vậy mang lại cho người dân nhiều lợi ích chứ bác nhỉ
    có qui định như vậy thì mới qui định được quyền bầu cử ,bãi miễn ĐBQH và HĐND , và quyễn bỏ phiếu phúc quyết của nhân dân nếu Qh tổ chức trưng cầu dân ý
    Nhân dân còn có quyền giám sát nữa : khiếu kiện tố cáo ,lập ban thanh tra ND, và...(hình như còn thêm 4 kênh nữa cả thảy)
    Có qui định được điều 2 thì mới có cơ sở lý luận để qui định được những điều trên phải không ạ
    Hơn nữa khi em học , thầy bảo qui định như thế là cũng để đặt ra cơ sở pháp lý để ngăn ngừa bất cứ ai âm mưu sử dụng quyền lực nhà nước như 1 thứ sở hữu, 1 của cải riêng
    Còn về 2 chữ "thuộc về" , em không biết bên tiếng Việt định nghĩa như thế nào , nhưng theo em nghĩ ,theo ngữ cảnh điều 2 thì nó chỉ ra nguồn gốc của quyền lực nhà nước , tất cả các cơ quan nhà nước đều nhận quyền lực từ nhân dân
    to bác Cười hay mếu: sao bác không giải thích ý kiến của bác ,để mọi người tham khảo ạ
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  3. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Anh nói thật, những cái trên chú nói chứng tỏ chú chưa tiêu hoá hết SGK.
    2 từ "Thuộc về" không chỉ ra nguồn gốc, để chỉ nguồn gốc người ta có thể dung vô số từ khác, vd: có từ, từ, đuợc trao bởi .v.v. Thiếu *** gì.
    * Đại khái thế này nhé. Có thằng muốn mua con gà con lợn hoặc cái nhà của ta, nó đến nhà hỏi ta, nhưng ta bảo nó anh ơi quyền bán nhà bán gà bán lợn thuộc về con vợ em cơ, em *** có quyền gì sất.
    Ví dụ ta là NN, vợ ta là ND, quyền lực của ta thuộc về vợ ta, do vợ ta trao cho ta, vợ cho bán thì đc bán mà không trao cho ta cái quyền bán gà bán lợn thì ta đa`nh bó tay, phỏng ạ? Vi dụ vợ ta nó dã man nó ko trao cho ta cái quyền con *** gì thì ta cứ gầm chạn mà chui cả đời, phỏng? Cái đấy gọi là mọi quyền lực của ta thuộc về vợ ta, đừng nói là chuyện con lợn nải chuối mà từ chuyện đẻ con gì, sinh năm nào, đặt tên ra sao .v.v. ta cứ phải trưng cầu ý kiến vợ ta chứ ta làm đc cái *** gì.
    * NN cũng thế, nhân dân trao quyền cho NN thì quyền đấy phải để nó được thuộc về NN, thì NN mới thực hiện được chức năng của mình. Chứ nó thuộc về một cái gì ngoài NN thì NN làm gì??? Còn NN là NN, NN *** phải là Nhân dân, nhá! Cái đấy chú nào thắc mắc thì cứ tự tìm hiểu.
    Chú công an bắt cướp, anh bộ đội bắn giặc, Toà án tống tội phạm vào tù .v.v. Tại sao họ làm được? Tại vì đấy là họ đang thay mặt NN, thực hiện quyền lực NN. Chứ nếu quyền lực ấy ko thuộc về họ mà thuộc về nhân dân thì trước khi bắt cướp chú công an phải hỏi ý kiến nhân dân, anh bộ đội súng lên cò cũng phải hỏi nhân dân .v.v.
    Rộng hơn Quốc Hội ban hành 1 đạo luật, Toà án xét xử vụ án, Chính phủ chấp pháp và quản lý hành chính trên toàn lãnh thổ, VKS kiểm tra, giám sát hoạt động của các CQQLNN khác mà ko cần phải hỏi nhân dân là bởi vì nó đã có quyền lực độc lập của nó rồi, nó dùng quyền lực ấy để thay mặt nhân dân quản lý... nhân dân đấy.
    - Tóm lại ND trao quyền lực của mình cho NN để NN thay mình thực hiện các cái abc gọi là chức năng hoặc là cái *** gì cũng được ...
    - Nhưng khi ND đã trao quyền rồi thì quyền đấy là của NN chứ không còn là của ND nữa.
    Để hiểu rõ hơn chú cứ đọc cho kỹ LSNNPL và đừng để những giáo điều trong SGK làm mụ mị đầu óc là đc.
    * Chỉ có những việc mà Quyền lực NN không thể làm được hoặc NN không nên làm thì mới phải cầu đến QL Nhân dân, ví dụ thay đổi thể chế chính trị, thay đổi Hiến Pháp, bầu cử trước thời hạn, bán đất .v.v., bằng cách trưng cầu dân ý.
    Tuy nhiên trong LS cũng đã có những nơi, những lúc quyền lực NN bất chấp quyền lực ND. Ví dụ Nhà Nguyễn cắt đất cho Pháp, Căm bi chia xưa cắt đất dâng VN, Cựu TT Liên Xô cũ thay đổi chế độ .v.v. Nhưng Nhân dân có làm được cái *** gì NN đâu. Nếu QLNN cứ thuộc về ND thì NN làm được cái *** gì.
    * Có 1 sai lầm mà anh thấy nhiều đồng chí đang mắc phải khi suy nghĩ về vấn đề này. Quyền lực NN nó không thể hiện ở cái nhiệm kỳ 4, 5 năm bầu cử Quốc hội, thành lập chính phủ mới .v.v.
    Nhà nước không có cái nhiệm kỳ nào cả. Nó là tổng thể của cả 1 LS hàng nghìn năm hoặc chí ít là tổng hợp của 1 giai đoạn trong LS loài người (VD NN chủ nô, NN Phong kiến, NN Tư bản .v.v. ) - cái khoảng thời gian mà nó phản ánh đặc thù của cả hình thái XH trong 1 giai đoạn LS. Nếu muốn suy nghĩ về QLNN và QLND dưới góc độ lý luận thì hãy bắt đầu từ xuất phát điểm đó, đừng nghĩ rằng việc nhân dân bầu cử các CQNN sau mỗi nhiệm kỳ 4,5 năm là phản ánh toàn bộ quan hệ giữa QLNN và QLND.
    Anh đang đi vùng cao sâu xa nên ko nhiều lời được, đại khái thế chú nào hiểu được thì anh cám ơn mà không thì bao giờ về HN anh tranh luận tiếp. Vui vẻ nhá
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  4. Kien_Lua

    Kien_Lua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2001
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    to cuoihaymeu
    Bác lại nói thế. Không khéo hoá ra lại phá câu hỏi của em mất à. Không chơi vậy nhá. Quay lại chủ đề chính dùm em đi
    Còn theo ý bác thì chắc chắn là QL của Nhà Nước thì phải thuộc Nhà Nước rồi. Có ai tranh cãi gì với bác đâu. Sao lại đem ra đây làm loãng chủ đề của em chứ. Nhưng mà điều 2 Hiến pháp quy định có nghĩa là "tất cả quyền lực của Nhà Nước" (kể cả những quyền Nhà Nước tự thực hiện được và không thực hiện được) đều thuộc về nhân dân. Không nên đem ngữ nghĩa ra đây để mà mị dân nha bác.
    Vậy thôi há. Mong bác quay lại chủ đề chính dùm của em đi. Có gì cảm ơn các bác nhiều. Vì ở đó còn có nhiều vấn đề bàn cãi hay hơn vấn đề vấn đề của bác mà. Vậy há. Làm với em một ly nào.
    Mà hỏi bác cái này nè. Bác có ý gì khi phân biệt quyền lực của Nhà nước với quyền lực của Nhân dân nhỉ. Nói em biết đi. Biết đâu chúng ta lại cùng mục đích. hi`
    QUYỀN LỰC CÀNG CAO, TRÁCH NHIỆM CÀNG LỚN.
    Được Kien_Lua sửa chữa / chuyển vào 09:44 ngày 16/08/2003
  5. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Vâng bác Kiến, QUYỀN LỰC CÀNG CAO THÌ TRÁCH NHIỆM CÀNG LỚN MÀ.
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  6. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Quyền lực nhà nước, thì thuộc về nhà nước là điều đương nhiên. Phải có quyền lực Nhà nước thì cơ quan Nhà nước mới có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý xã hội của mình. Cái này là điều đương nhiên.
    Nguồn gốc của quyền lực nhà nước là ở nhân dân. Theo lý thuyết chung, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, khi nhân dân lao động làm chủ Nhà nước và sử dụng Nhà nước như một phương tiện hữu hiệu nhất để thực hiện quyền lực của mình - khi ấy nhà nước trở thành nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Mặt khác, học thuyết Mác - Lênin đã chỉ rõ: quyền lực nhà nước là thống nhất và có nguồn gốc từ nhân dân.
    Trong giai đoạn đầu, nội dung của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động. Đến giai đoạn sau, quyền làm chủ tập thể được phát triển nâng lên thành quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hệ thống cơ quan nhà nước, thông qua hoạt động của các đoàn thể chính trị xã hội và bằng cách sử dụng trực tiếp quyền làm chủ của mình ở cơ sở.
    Có thể khái quát như sau: Nhà nước do nhân dân thành lập nên, khi thành lập Nhà nước, nhân dân uỷ quyền cho Nhà nước thực hiện quyền lực của mình, tức là nhân dân uỷ quyền cho toàn bộ các cơ quan Nhà nước thực hiện quyền lực nhân dân. Quốc hội do nhân dân bầu ra theo định kỳ để thay mặt nhân dân thể hiện ý chí chung của nhân dân bằng hoạt động lập pháp, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước khác.
    Nhà nước xã hội chủ nghĩa được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền. Nhân dân bầu ra các cơ quan đại diện và các cơ quan này phải chịu trách nhiệm trước nhân dân. Bất cứ lúc nào nhân dân cũng có thể bãi miễn những đại biểu không xứng đáng với tín nhiệm của nhân dân. Mọi quyền lực nhà nước dù là quyền lập pháp, hành pháp, xét xử hay kiểm sát đều tập trung vào các cơ quan đại diện của nhân dân. Các cơ quan này hợp thành hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước và là cơ sở chính trị của Nhà nước XHCN. Tất cả các cơ quan khác đều trực tiếp hay gián tiếp được hình thành trên cơ sở hệ thống này.
    --------------------------------------------------------------------------------------
    Tôi thiết nghĩ, không nên bắt bẻ câu chữ, hoặc chơi chữ ở đây. Nói chung dùng câu chữ chính xác cũng là một nguyên tắc tối cần thiết với một người nghiên cứu khoa học pháp lý.
    Tuy nhiên, trong trao đổi - mong các bạn đừng nhầm tưởng một nhà tu từ học với một người nghiên cứu khoa học pháp lý.
    Có một câu chuyện thế này: Thời chiến quốc bên Tàu có Công Tôn Long đưa ra thuyết "Bạch mã phi mã". Ông nói: "Ngựa trắng không phải là con ngựa vì theo lý luận của ông, ngựa là chỉ hình, trắng là chỉ sắc, cộng cả hình và sắc lại thì làm sao mà ra con ngựa được".
    Tu từ học, chỉ nhằm hình thức, còn khoa học pháp lý, cần chuyên tâm vào nội dung, bản chất và nguồn gốc vấn đề hơn. Mong các bạn thiện chí tham gia diễn đàn nhiều hơn nữa. Cảm ơn nhiều lắm lắm.
  7. Kien_Lua

    Kien_Lua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2001
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    to No-fear
    Hình như pháp luật cũng dùng hình thức chơi chữ hoặc bắt bẻ câu chữ để răn đe mọi người đấy, không biết ý cậu thế nào chứ tôi thấy chẳng tin cái gì trong mấy cái này cả. Ngôn ngữ vẫn chỉ là con điếm không hơn không kém mà.
    QUYỀN LỰC CÀNG CAO, TRÁCH NHIỆM CÀNG LỚN.
  8. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Kiến lửa bạn hiền!
    Nếu nói pháp luật bắt bẻ chơi chữ để răn đe người khác là không chính xác rồi. Pháp luật có chức năng răn đe và giáo dục tuy nhiên không phải bằng chơi chữ và bắt bẻ - pháp luật chỉ răn đe giáo dục con người ta tuân thủ pháp luật hơn bằng cách "pháp luật công bằng - nghiêm minh" - bất cứ vi phạm pháp luật nào cũng phải bị xử lý. THông qua đó có tính chất giáo dục và ngăn ngừa từ xa.
    Tuy nhiên, tu từ học (câu chữ bắt bẻ...) cũng là một trong những môn tối quan trọng cần phải học của một luật gia, luật sư hay người làm luật... Cũng cần phải nói thêm, bắt bẻ câu chữ để răn đe chắc không có đâu. Chắc chỉ có bắt bẻ câu chữ để tìm ra luận điểm để bào chữa hoặc kết tội mà thôi, hoặc giả cũng có những trường hợp khác, như tranh luận, nghiên cứu để tìm ra từ sử dụng chính xác giữa các luật gia thì có thểi gọi là bắt bẻ câu chữ.
    Ở đâu cũng có cái này cái khác, bạn không tin tưởng vào pháp luật thì làm sao mà có thể đóng góp và tham gia vào quá trình hoàn thiện pháp luật phải không? Cũng như vậy, khi nhìn một vấn đề gì đó tiêu cực quá, tớ nghĩ sẽ không có lợi lắm. Kiến lửa nhỉ? Mong bạn tham gia diễn đàn nhiều hơn nữa nhé.
    ..Click vào đây để ghé thăm diễn đàn Khoa học pháp lý..
  9. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    NN Luật thì phải chính xác, đơn giản là thế. HP càng phải là văn bản chặt chẽ nhất về ngôn từ.
    Bác NF, thế từ những cái bác viết trên kia, bác thử phân biệt hộ xem dân chủ XHCN nó khác dân chủ TBCN ở chỗ nào.
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 08:47 ngày 20/08/2003
  10. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    To @cuoihaymeu:
    Em không hiểu ý bác câu này.
    Em thử giải nghĩa nhá: Người ta nói Luật thì phải chính xác, đơn giản nên Hiến pháp thì càng phải chặt chẽ về ngôn từ?
    To kien_lua: Mấy hôm nay hơi bận, bác đừng sốt ruột. Đã hứa với bác thì sẽ vào bàn với bác.
    KHOA HOC PHAP LY: http://www.ttvnol.com/forum/f_246

Chia sẻ trang này