1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vài thắc mắc về Hiến Pháp

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Kien_Lua, 07/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Kien_Lua

    Kien_Lua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2001
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    to No-fear
    Bác lại thế. Chán quá. Không thèm đối lý với bác kiểu này nữa đâu.
    Em nói thế này nhá. Mọi quy định mọi luận điểm ban đầu của pháp luật đều không rõ căn cứ thì làm sao mà có thể làm mọi người tuân theo được chứ?
    Ví dụ như chuyện em là một người nước ngoài. đùng đùng một cái em bị nhập cảnh vào Việt Nam chẳng hạn. Chưa hiểu biết gì về pháp luật ở đây thì xử thế nào nếu em vi phạm pháp luật. Áp dụng theo điều luật nào khoản nào nếu em bị rớt máy bay xuống chứ không phải là nhập cảnh thông quan hải quan đâu nha. MÀ cũng nên nhớ là em chỉ vi phạm luật ở nước sở tại chứ không vị phạm luật quốc tế đâu à nha. Bác xử dùm em há.
    Còn nhiều chuyện nữa mà thôi không nói ở đây. Chỉ có một điều buồn cười là pháp luật ở Việt Nam mình có nhiều lỗ hổng lắm. Không biết nói làm sao cho hết ấy. Nhưng mà nếu ai giỏi làm sao mà bắt bẻ hết các câu chữ trong Hiến pháp thì sẽ biết pháp luật hổng chỗ nào mà. Nhiều lắm không biết nói sao cho hết nhưng mà cái này là bạn em nói. Em không biết. Em học kiến trúc mà lị. hi`
    QUYỀN LỰC CÀNG CAO, TRÁCH NHIỆM CÀNG LỚN.
    Được Kien_Lua sửa chữa / chuyển vào 08:00 ngày 21/08/2003
  2. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Thì ý nó là thế thôi mà em
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  3. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Theo yêu cầu của tác giả, tớ chuyển nó sang Thảo luận.

    No sign!!!
  4. Kien_Lua

    Kien_Lua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2001
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    hình như ở đây không ai giải thích rõ ràng vấn đề này giùm tôi thì phải. Buồn cho box Khoa học pháp lý quá đi thôi
    QUYỀN LỰC CÀNG CAO, TRÁCH NHIỆM CÀNG LỚN.
  5. hcmt

    hcmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    bạn có vấn đề gì, nói ra đi , mình sẽ cố giúp cho
  6. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Lâu quá rồi, cái chủ đề này của bác Kiến cứ bị chuyển đi chuyển lại hết Thảo luận lại Khoa học pháp lý mà chả ai có hứng vào tranh luận với bác ý cả.
    1. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
    Đây là tính chất của Hiến pháp Xã hội chủ nghĩa, luôn có tính định hướng và đặt mục tiêu. Đến nay thì lý luận khẳng định Việt Nam đang ở giai đoạn nào của quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa vẫn còn đang bàn cãi. Vì vậy, ta hãy tạm coi đây là mục tiêu của Việt Nam được đưa vào thành một quy tắc hiến định. ==> đây không phải cái "tính xã hội'''' của Bản chất nhà nước đâu satthutinhdoi ạ. Sẽ nói tiếp ở phần 2.
    (còn tiếp)

    No sign!!!
  7. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    3.? Việc lợi dụng liên minh này ?o
    Nghe có vẻ to tát quá. Thật ra thì đó là việc một người/nhóm người/bộ phận người lợi dụng một tổ chức nào đó (Đảng, Mặt trận tổ quốc,...) để thực hiện cho mục tiêu chống lại chế độ hiện hành? Ý bác Kiến đây phải không?
    Nếu đúng là thế thì khi đó chính họ sẽ bị trước hết là chế tài của chính các tổ chức đó (vì đi trái mục tiêu của tổ chức), và chế tài của nhà nước (quy định trong Luật).
    Còn nếu họ thành lập ra một tổ chức nào để thực hiện cho mục tiêu phá hoại của mình cũng không được đâu vì ?~?TC ông dân có quyền tự do lập hội?T?T nhưng tiêu chí hoạt động phải phù hợp với quy định của nhà nước. Cái này giống như mở box trên TTVN vậy. Bác có biết vì sao mãi đến giờ Khoa học pháp lý mới được mở trên TTVN không? (hình như mới được mở hơn 1 tháng rưỡi).
    4. Dân chủ XHCN khác dân chủ TBCN thế nào?
    Dân chủ XHCN là dân chủ cho đa số nhân dân lao động. Còn TBCN, chỉ cho giai cấp tư sản thôi. Đó là quan điểm truyền thống.
    Còn quan điểm riêng em thì em cho rằng mỗi chế độ có cái tốt và xấu. Không thể nói tư bản xấu khi mà ở các nước tư bản phúc lợi xã hội rất cao, an sinh xã hội tốt. Cũng không thể bảo XHCN tồi khi còn nhiều người nghèo, lương công chức không đủ ăn. Vấn đề là ta làm thế nào cho bản thân nội tại đất nước ta tốt hơn: giữ cái tốt và sửa cái xấu. Còn theo chế độ nào thì cũng chỉ là về mặt hình thức.
    Như nhà nước Aten là dân chủ chủ nô đó (chủ nô chiếm 20% dân số), vẫn được coi là chế độ dân chủ thì theo bác nó khác dân chủ XHCN thế nào??? :D
    Ui, em chả nhớ các bác bàn luận những gì nữa. Viết quá dài rồi.Em dừng đây.

    No sign!!!
  8. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    2. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân với nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với nông dân và đội ngũ trí thức.
    - Tại sao lại sửa tầng lớp thành đội ngũ. Theo như tớ được biết thì đó là quan điểm của các nhà lập pháp (nắm Luật hay không thì không rõ(?)) cho rằng: ngày nay trí thức chiếm lực lượng đông đảo, không còn là một bộ phận nhỏ như thời điểm ra đời của HP 1992 nữa, nhưng cũng chưa đủ những điều kiện phù hợp với lý luận về khái niệm giai cấp, vì vậy, dùng từ đội ngữ là thích hợp nhất.
    Bình luận thêm một chút: Các nhà làm luật Việt Nam có vẻ rất quan tâm đến câu từ. Nhiều khi quan tâm đến câu từ quá mà người ta làm rối vấn đề cần trình bày. [đùa] Vì vậy, tớ nghĩ muốn thành đại biểu QH chắc trước hết chúng ta nên học thêm một khoá học về tu từ học[/đùa]. Đọc hiến pháp của Pháp, chả bao giờ nó sửa đổi từ như mình cả. Nếu đã sửa là một thêm cả một câu, hai là bỏ đoạn cũ đi, thêm một đoạn mới vào. Tuy nhiên cũng có bác cho rằng ở Việt Nam ta theo đường lối mềm dẻo, không cứng nhắc theo một định hướng có sẵn nào mà mỗi thời kỳ chúng ta có sự biến đổi cho phù hợp. Và HP là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất để thể hiện cho cái quan điểm ''''phù hợp'''' đó.
    - "Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân" chẳng qua là để phân biệt với nhà nước của bọn tư s.ản. Ý các nhà làm luật của ta muốn khằng định rằng: Nhân dân VNam đã giành độc lập dân tộc, nhân dân VNam đã xây dựng đất nước VNam. Để thay mình quản lý xã hội, thì nhân dân cùng bầu ra một người đại diện cho mình, đại diện đó chính là nhà nước. Và theo đó thì trao cho nó (nhà nước) quyền lực của mình (quyền lực nhân dân). Cái này có thể hiểu nôm na như là nhân dân cùng là một khế ước xã hội để uỷ quyền cho nhà nước. (tuy nhiên ở đây thì chả có cái khế uớc nào cả(?)). Nhân dân có toàn quyền quyết định đối với cái ''''quyền lực nhà nước'''' đó.Thể hiện của quyền đó thể nào thì các bác đã nói rõ rồi. Em không nói thêm.
    Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của nhà nước thì nhà nước có một số đặc quyền mà những cái gọi là ''''phi nhà nước'''' khác không có. Ví dụ ban hành luật, xét xử, ..... (xem lại bài của cuoihaymeu). Và cái đó gọi là quyền lực nhà nước trong từng lĩnh vực cụ thể. Nhưng đừng tưởng có đặc quyền đó mà anh muốn làm gì thì làm. Những đặc quyền đó cũng chỉ là trong phạm vi được nhân dân uỷ quyền. Nếu làm không đúng phạm vi được uỷ quyền thì sẽ bị rút lại quyền và có chế tài trừng phạt. (cái này các bác cũng nói rồi). è quyền lực nhà nước là tương đối.
    Còn nếu nói như bác cuoihaymeu Quyền lực NN là thuộc NN thì em thử lấy ví dụ thế này: Tập thể lớp bầu ra lớp trưởng, lớp trưởng có quyền quản lý lớp. Nhưng nếu lớp trưởng làm không tốt có thể bị tập thể lớp cách chức bất cứ lúc nào. (xuất phát ban đầu là từ ý kiến một thành viên, rồi được tập thể đồng tình).
    Tóm lại thì NN có quyền lực của NN. Nhưng quyền lực đó là từ nhân dân mà ra. Chứ không phải tự nhiên mà có NN, rồi NN đó tự nhiên có quyền lực. NN chẳng qua là một thiết chế đặc biệt trong xã hội mà thôi.
    Còn mấy trương hợp ngoai lệ mà bác cuoihaymeu nói, đó không phảI là trường hợp ngoạI lệ mà tạI thờI điểm đó (mấy cái ví dụ của bác) thì Quyền lực của NN đúng là của NN. Và NN ở đây là bộ máy quản lý không phảI đạI diện cho nhân dân mà cho một bộ phận - giai cấp thống trị. Nói cách khác, một bộ phận nhỏ - giai cấp thống trị đã lập cho mình một cái vỏ là NN để thống trị những giai cấp, tầng lớp còn lạI trong xã hội. Vì vậy mà NN (hay chính là g.iai cấp thống trị) là chủ thể có quyền lực nhà nước. Và quyền lực đó là tuỵệt đối.
    - ''''Nền tảng '''' ở đây là để chỉ tính giai cấp của NN, làm rõ tính giai cấp hơn mà thôi.
    Theo lý luận của các học giả M-ác x-ít thì NN phải có tính giai cấp. Nếu NN không có tính giai cấp thì NN không còn là NN nữa. Theo đó, các học giả trường phái này cho rằng đến một giai đoạn nào đó khi lực lưởng sản xuất tiến tới một trình độ phát triển vượt bậc, dẫn đến trong xã hội không còn chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, các giai cấp cũng mất đi, thì NN cũng biến mất. Đó là chế độ C.ộng sản c.hủ nghĩa.
    Để khẳng định rõ NN Việt Nam có tính giai cấp XHCN, các nhà làm luật đã cho cụm từ ?onền tảng là liên minh giai cấp công nhân và nông dân với đội ngũ trí thức?T?T. Trong một xã hội có nhiều giai cấp. Có giai cấp lãnh đạo và các giai cấp khác. Ở đây khằng định giai cấp lãnh đạo là giai cấp công nhân, vớI sự giúp sức của giai cấp nông dân và đôi ngũ trí thức (bộ phận này chiếm số đông trong xã hộI, chứ không phảI như các kiểu nhà nước khác - tạm loạI trừ tư b.ản vì kiểu NN này hiện nay vẫn còn nhiều bàn cãi - là chỉ chiếm một bộ phận nhỏ) ===> đây là quan điểm truyền thống.
    Nhưng hiện nay với việc nâng dần về trình độ của công nhân, nông dân thì dường như không có sự cách biệt của họ với trí thức nữa. Tuy vậy, cũng không phải tất cả nông dân, công nhân đều là trí thức. Cái này thì chắc các bác biết rõ hơn em. Vì vậy có quan điểm cho rằng hiện nay nhà nước XHCN VN không chì đơn thuần là có tính giai cấp nữa. Bên cạnh đó nó còn có tính nhân dân.( đại diện cho toàn dân chứ không phải đơn thuần một giai cấp nào). Một luận cứ nữa để khẳng định cho quan điểm này là họ dẫn chứng cả quy định ?o là NN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân?.
    Mặc dù vậy, việc quy định trong hiến pháp ?~?Tvới nền tảng là ...? là vẫn khẳng định tính giai cấp của NN. Có điều nếu hiểu đúng với quan điểm hiện nay thì nó mờ nhạt đi thôi.
    - Còn tính xã hội của NN không phải là một thuộc tính quan trọng của bản chất NN, nên không cần ?~?Ttuyên ngôn?T?T mà có thể thấy nó qua các quy định khác, như quy định về chế độ văn hoá ?" xã hội. Hiểu nôm na thì đó là việc thực hiện phúc lợi xã hội: công trình công cộng, trợ cấp thất nghiệp, .....

    No sign!!!
  9. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Trước hết, cần làm rõ vấn đề thuật ngữ Bản chất NN là gì đã :
    Bản chất nhà nước bao gồm hai yếu tố : Tính giai cấp và tính xã hội. Xác định bản chất giai cấp của nhà nước tức là làm rõ nhà nước đó do giai cấp nào tổ chức lên và lãnh đạo, phục vụ lợi ích cho giai cấp nào là trước tiên. Tính xã hội : nói đến vai trò xã hội, giá trị xã hội của Nhà nước trong việc đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội.
    Tiếp đến, về nội dung điều 2 HP 1992 :
    Có thể hiểu nội dung điều 2 theo từng phần chia nhỏ như sau :
    Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam >>> Đoạn này xác định hình thức chính thể của NN ta là Chính thể Cộng hoà xã hội chủ nghĩa.
    Nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức>>> Đoạn này nhằm khẳng định rõ bản chất nhà nước - một trong những vấn đề quan trọng nhất khi xây dựng HP. Đây là câu quan trọng nhất , sao lại cho rằng là dài dòng, là kỳ kỳ?? Ở đây xác định bản chất nhà nước là bản chất giai cấp vô sản, nhà nước do giai cấp vô sản -liên minh công-nông-trí lập nên và lãnh đạo.
    Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân ==> Khẳng định bản chất và nguồn gốc của quyền lực nhà nước là thuộc về Nhân dân, Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực NN. (Không chỉ HPVN, HP một số nước tư sản cũng quy định tương tự như vậy. Tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân tôi thì quy định "của dân- do dân- vì dân - trong HP (nói chung) mang tính "khẩu hiệu" , bản chất "3 dân " thực sự đến đâu thì.. phụ thuộc nhiều thứ lém, những thứ... dân đen ai mà biết được )
    Như vậy trong điều 2 HP 1992 (chưa sửa đổi) thì mỗi đoạn/ ngữ có vai trò, nhiệm vụ truyền tải riêng của nó, không dài dòng và không hề thừa !
    ==> Nhà nước mang tính giai cấp, và trước hết nó bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị (tức là cái liên minh đó đó), như vậy cũng có nghĩa là giai cấp thống trị sử dụng NN như một công cụ để bảo đảm cho sự thống trị của mình, bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp mình . Do vậy câu hỏi này không cần đặt ra với 2 từ "giả sử" , mà nó thực tế nó là vậy khi xét về bản chất nhà nước .
    Kien_lua nói rằng "nếu người ta cố tình lợi dụng cái liên minh giai cấp này để làm việc cho mình thì liệu lúc đó Nhà nước có còn là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân nữa không" ==> Cách nói như vậy là ko chính xác, ở đây ko có "người ta" nào cả, chính là liên minh đó (công-nông-trí) sử dụng NN để bảo vệ địa vị thống trị của mình chứ ko có người ta nào nữa lợi dụng cái liên minh này. Hay chăng hiểu cách khác nữa thì ở đây ý của Kien_lua định ?ogiả sử? về việc lợi dụng quyền lực của một bộ phận trong bộ máy lãnh đạo???? Nếu mà ý bạn là nói đến một bộ phận thì .. khỏi bàn, vì việc phát hiện, xử lý, cũng như là thắc mắc .. ta ko với tới được - hơi nhày nhạy 1 tẹo mí lại toàn các bác quan nhớn, đợi khi nào ta ?onhớn? và ta được làm quan thì .. tính tiếp .
    Quay trở lại câu hỏi của bạn, tôi có ý kiến thế này: Nhà nước nào cũng mang bản chất giai cấp, tuy nhiên khẳng định bản chất giai cấp không có nghĩa là loại trừ tính nhân dân - của dân , do dân , vì dân . Hai điều này tồn tại song song, có điều mức độ biểu hiện của mỗi cái đến đâu, tương quan giữa chúng như thế nào thì trong mỗi kiểu nhà nước, hay mỗi một nhà nước ở các giai đoạn cụ thể khác nhau thì khác nhau . Không thể chỉ nói đơn giản rằng NN có tính giai cấp (tức là bảo vệ trước hết/phục vụ trước hết lợi ích cho giai cấp thống trị) thì tức là không còn nhà nước của dân, do dân, vì dân. Trong giai đoạn hiện nay, tính giai cấp của nhà nước có phần mờ nhạt hơn , tuy vậy việc ko tuân thủ nguyên tắc "của dân- do dân - vì dân" là hoàn toàn có thể xảy ra với các mức độ khác nhau trong các NN khác nhau hoặc tại các giai đoạn khác nhau trong cùng 1 nhà nước.
    Được remediot sửa chữa / chuyển vào 20:55 ngày 28/09/2003
  10. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    To : Constancy
    Có mấy ý kiến ..nho nhỏ về bài viết của bạn, xin trao đổi :
    Thứ nhất :
    "Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân" ==> Đây không phải là phân biệt với quyền lực nhà nước trong nhà nước tư sản như bạn nói vì rất nhiều HP tư sản cũng khẳng định như vậy. Ở đây chỉ muốn nói tới quyền lực thống nhất thuộc về Nhân dân, Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực NN. Sự khác biệt là ở nhiều chỗ khác, không phải ở điểm này !
    Thứ hai :
    I chà, sao Cons lại khẳng định "không phải một thuộc tính quan trọng của bản chất nhà nước" , vốn dĩ rất quan trọng và ngày càng quan trọng hơn í chứ lại, bé cái nhầm .
    Xét trong giai đoạn hiện nay, tính giai cấp "vận động" theo chiều hướng mờ nhạt dần, trong khi đó tính xã hội của nhà nước ngày càng được đề cao, nhà nước ngày càng thể hiện vai trò tích cực của mình đối với việc ổn định trật tự và phát triển kinh tế, xã hội . Cũng không thể nói rằng nó ko cần phải được "tuyên ngôn" trong HP, đơn cử như điều 3 của HP 1992 : " ..xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện" ===> Vừa thể hiện vai trò xã hội của NN vừa mang tính định hướng.
    Gió cuốn đi cho mây qua dòng sông...

Chia sẻ trang này