1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vài thắc mắc về Hiến Pháp

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Kien_Lua, 07/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Kien_Lua

    Kien_Lua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2001
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Maine 2002
    Con Ðường Pháp Chế Hóa: Một Ưu Tiên Chọn Lựa cho Việt Nam
    Nguyễn Hữu Liêm
    Mỗi giai đoạn lịch sử của mỗi quốc gia đòi hỏi một chọn lựa định hướng cơ chế vĩ mô nhằm quản trị được hiện tại và điều kiện hóa cho tương lai. Khi đã nói đến chọn lựa tức là nói đến những khả thể đang được đối diện mà vấn đề là quyết định được tính tối ưu (optimal) và khả năng thành đạt cao nhất. Chúng ta hãy thử nhìn đến một chọn lựa cơ chế tối ưu và khả thi nhất cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay với tất cả những điều kiện thực tế của dân trí, xã hội, con người và bối cảnh quyền lực liên hệ.
    Ở thời điểm này, quan điểm chính trị của một số đông người Việt trong và ngoài nước đang ở vào thế tiến thoái lưỡng nan giữa hai vế chọn lựa duy nhất: một chế độ chính trị dưới sự lãnh đạo và cầm quyền của đảng CS hay là một thể chế chính trị rộng mở, đa đảng. Thực chất thì cả hai vế chọn lựa giữa CS và không CS vẫn chỉ là một chọn lựa một chiều. Ðây là nguồn gốc và lý do chính của sự bế tắc trên nhiều phương diện. Vế chí nh trị chống CS thì dựa trên một quan điểm toàn diện hóa lý tưởng dân ch ủ vốn đã trở nên một năng động duy tình cảm, thuần tiêu cực và thiếu thực tế; vế của ÐCS thì vẫn chủ trương duy trì độc quyền như là một tự hào lịch sử, cũng cố lập trường bảo thủ chí nh trị cứng ngắt trước những thử thách mới của nhân dân và thời đại. Một đằng thì biện minh chính trị từ lý tưởng d ân ch ủ đặt ước vọng dự phòng nhằm giải quyết chuyện thực tế của nước nhà; một đằng thì biện minh chí nh trị từ lịch sử đặt cơ sở chính thống lãnh đạo và chính quyền vào quá khứ. Cả hai vế đều vướng vào cái vũng lầy của bất lực và không thực tế.
    Việt Nam sẽ có d ân c hủ khi quốc dân Việt Nam thực sự mong muốn và sẵn sàng d ân ch ủ hóa đất nước. Thời điểm đó chưa đến, ít nhất là trên thực tế. Còn hiện nay, khi dân tộc cũng đã quá mõi mệt với lịch sử nhưng vẫn chưa mong muốn d ân ch ủ đủ mạnh trong những điều kiện thực tế của con người và xã hội vốn chưa trưởng thành thì một chọn lựa chính trị dâ n c hủ hóa theo các mô hình Tây Phương vẫn chưa phải là một cánh cửa khả thi. Dù rằng trên phương diện lịch sử, trên phương diện kinh tế so với mấy thập kỷ trước, Việt Nam đã và đang vượt qua những chặng đường dài đáng khích lệ; tuy nhiên, trên viễn ảnh lớn hơn cho con người và thời đại thì đất nước đang bị lún vào một vũng lầy hiện tại đầy khó khăn và tiêu cực. Chuyến xe lịch sử dân tộc đang bị đặt vào một tình trạng bất định hướng.
    Chọn lựa còn lại cho Việt Nam, do đó, là con đường pháp chế hóa ch ính tr ị, công quyền, kinh tế và xã hội để đưa Việt Nam đến một xã hội pháp trị. Cuộc cách mạng pháp chế này có thể tiến hành ngay mà không đòi hỏi một thể chế chính trị dân chủ rộng mở, đa đảng như là một điều kiện phải có. Ngay trong những điều kiện chính trị, xã hội, dân trí và kinh tế Việt Nam hiện nay, cơ đồ pháp chế hóa cần và có thể hiện thực được.
    A. CHÍNH THỐNG PHÁP CHẾ
    Tiền đề cơ bản cho cơ đồ pháp chế hóa là sự kiến tạo một nền tảng chính thống chính trị và lãnh đạo vượt qua biện minh lịch sử hay là thể chế d ân c hủ đại diện. Ðó là tiến trình ph áp c hế hóa chính quyền, kinh tế và xã hội để kiến tạo chính thống quyền lực trên cơ bản pháp luật thành văn, khách quan và công bằng. Trên cơ bản pháp chế hóa công quyền, tất cả các hiện tượng tiêu cực, sai lầm, bất lực, và thối nát sẽ là những vi phạm pháp chế khách quan vượt ra ngoài và qua khỏi vấn đề chí nh t rị nội bộ của đ ảng cầm q uyền.
    Ðể xây dựng một nền tảng pháp chế cho Việt Nam, nhiều định chế về cơ cấu và tổ chức guồng máy chính quyền của quốc gia cần phải được cải tổ sâu rộng. LƯu tâm lớn nhất là vấn đề đôäc đ ảng và pháp luật. Làm thế nào để luật pháp không thể chỉ là một công cụ tùy tiện của đảng cầm quyền? Ðây là vấn đề lớn bao gồm từ phương diện văn hóa, con người, định chế và quy tắc. Cơ bản của vấn đề là một tiến trình kiến tạo một văn hóa trọng pháp để thay thế cho văn hóa độc tài, chủ quan và tùy tiện của chế độ đảng t rị. Con đường chuyển hóa nầy không phải dễ dàng. Nó đòi hỏi một ý chí và tinh thần mới vượt qua được những đọa lực từ quá khứ với quá nhiều tiêu cực tính. Tuy nhiên đây cũng không phải chỉ là vấn đề trừu tượng và lý tưởng. Trái lại, nó cần đến một phương thức giải quyết bằng định chế và cơ cấu nhằm khách quan hóa những tiêu chuẩn pháp chế để không còn một tập thể, tổ chức hay phe nhóm nào có thể nhân danh giá trị độc tôn hay chủ quan để mà vi phạm hay vượt qua khỏi quy tắc pháp lý. Tiến trình và phương thức này bao gồm những phương diện và lãnh vực xin được phác họa dưới đây. Tất cả những phác họa nầy đều nằm trên cơ bản ch ính trị thực tế hiện nay rằng ÐCS Việt Nam (ÐCS VN) sẽ vẫn là đả ng chí nh trị duy nhất. Và ÐCS VN sẽ lãnh đạo và mang trọng trách cho cuộc cách mạng pháp chế này.
    B. CHÍ NH T RỊ VÀ CÔNG QUYỀN
    I. Phân Ðịnh Vai Trò Lãnh Ðạo và Chức Năng C ầm Qu yền: Nhằm kiến tạo nền tảng biện minh lãnh đạo khách quan cho ÐCS VNtrong giai đoạn lịch sử hiện nay, cần phải có một sự phân định biên giới và tách rời chức năng lãnh đạo chí nh trị ra khỏi chức năng công quyền và tư pháp. Công cuộc pháp quyền hóa bao gồm những phương diện cơ bản sau đây: Thứ nhất là vai trò lãnh đạo của Ðả ng, thứ hai là chức năng cầm quyền của nhà nước, thứ ba là cơ bản liên hệ giữa Ðảng và nhà nước, và thứ tư là xác định tư thế độc lập của ngành tư pháp. Tức là vai trò và chức năng của ÐCS VNvề lãnh đạo định hướng và chính sách vĩ mô phải được phân biệt và tách rời khỏi chức năng quản trị, tức c ầm quyền, của chính phủ và nhà nước, và chức năng pháp lý của ngành tư pháp. Nguyên tắc phân định này sẽ không ảnh hưởng đến vai trò lãnh đ ạo độc quy ền của ÐCS V N. Chúng ta hãy hình dung ÐCS VN như là hội đồng quản trị (board of directors) ; trong khi đó, nhà nước và chính phủ là guồng máy quản lý (administration) dưới sự điều động của chủ tịch điều hành (chief executive officer), tức là thủ tướng chính phủ. Phân nhánh thứ ba là tư pháp (judiciary): một định chế độc lập khỏi chí nh trị và công quyền. Vấn đề hiện nay là cơ cấu lãnh đạo của ÐCS VN - qua Bộ Ch ính Trị và cơ chế Trung Ương Ðảng - không có một định chế và cơ cấu khách quan mang đủ biện minh đạo đức và yếu tính cưỡng chế pháp lý và hành chánh để kiểm soát chức năng và hành động của guồng máy và nhân sự nhà nước. Từ đó, sự bất lực, thối nát, lạm dụng quyền thế của công chức nhà nước không được cai chế bằng pháp luật khách quan trên cơ sở biện minh chính thống. Các biện pháp quản chế trên phương thức chí nh trị, như kiểm điểm, phê bình, đều không đưa đến một mức độ kết quả thích ứng. Với tình trạng này, vai trò lãnh đạo của ÐCS VN mất đi tính hiệu năng cần thiết. Ngay cả trên phương diện ch ính trị và đạo đức lãnh đạo cũng không còn mang ý nghĩa thực tại nào đối với hệ thống công quyền nhà nước hiện nay. Khi hai vế lãnh đạo và c ầm quyền không được minh định, chỉ cần một khủng hoảng mang tính chất nhân sự - ví dụ "vụ Năm Cam" hiện nay - sẽ mang theo nhiều hậu quả ch ính trị, tốn kém không biết bao nhiêu là thì giờ và năng lực cũng như là số vốn đạo đức của vai trò lãnh đạo của Ðảng. Khi đã pháp chế hóa lãnh đạo và cầm quyền thì qua chức năng tư pháp, với pháp luật vô tư, khách quan, độc lập, phi chí nh trị thì tất cả những vi phạm và sai lầm từ phía chính phủ, nhà nước đều phải đuợc đối xử như là những vi phạm thuần pháp lý. Trên cương vị lãnh đạo chính trị, ÐCS VNsẽ không nhúng tay vào tiến trình xử lý pháp luật vì đó là một vấn đề hoàn toàn thuộc phạm vi chức năng và thẩm quyền của ngành tư pháp.
    II. Ðịnh Chế ÐCS và Quốc Hội Lập Pháp: Từ cơ sở phân định lãnh đạo và công quyền, Ðảng và nhà nước, cán bộ và nhân viên công quyền, chúng ta hãy thử đưa ra một định chế pháp lý mới cho cơ chế ÐCS VN và cán bộ Ðảng. Trước hết là nền tảng chính thống lãnh đạo của Ðảng.
    Từ Biện Minh Lịch Sử: Cho đến nay, ÐCS VNđặt cơ sở chính thống lãnh đạo và cầm quyền hoàn toàn trên phương diện lịch sử và thực chất quyền lực. Cơ sở chính thống lịch sử và quyền lực thực tế đã đến lúc bị thử thách. Ðiều này bất cứ ai cũng thành thật nhận thấy. Vì thế, lý luận để biện minh cho độc qu yền ch ính trị của Ðảng hiện nay được đặt trên viễn tượng tiêu cực và phủ định. Ám ảnh nội chiến, bất an, mối nguy chia rẽ và bất lực, là những lý do tiêu cực. ÐCS VN không thể biện minh chính thống chí nh trị trên những phạm trù dự phóng phủ định. Một biện minh độc quyền khác là tính hiệu năng của Ðảng. Ðây là một biện minh tích cực. Tuy nhiên, vấn đề của biện minh hiệu năng là nó không có cơ sở khách quan, mang tính định chế và chinh phục lòng dân. Vậy thì chúng ta hãy thử đề nghị một cơ sở biện minh mới cho vai trò độc quyền của ÐCS VN.
    Ðến Biện Minh Thời Ðại: Hãy bắt đầu bằng tiền đề chính trị căn bản: Hãy dân c hủ hóa Ðảng. Hãy nhìn thẳng vào vấn đề và thử phân tích dự án này. Làm thế nào để dân ch ủ hóa ÐCS VN? Chúng tôi đề nghị rằng nhân dân Việt Nam sẽ trực tiếp bầu cử và chọn lựa cán bộ Ðảng. Tức là, bầu cử kín, phổ thông và trực tiếp trên nguyên tắc rộng mở và dân c hủ sẽ quyết định thành phần cán bộ đảng CS. Ðơn vị bầu cử là làng ở nông thôn và phường ở thành phố. Tiêu chuẩn ứng cử đảng viên sẽ hoàn toàn là khách quan và không dựa theo tiêu chuẩn và lý lịch chí nh trị. Lý do chính là cử tri trong làng và phường sẽ biết đến tư cách và khả năng của các ứng cử viên để bầu cử. Nhân số đảng viên sẽ là cố định và giới hạn và chỉ được bầu cử cho một nhiệm kỳ và giới hạn ở một nhiệm kỳ mà thôi. Ðiều nầy cũng để kiểm soát và bảo đảm thêm lãnh vực chất lượng của đảng viên. Nghĩa rằng Ðảng sẽ là một định chế dân c hủ có nhiệm kỳ và mỗi đảng viên chỉ là đảng viên cho một nhiệm kỳ duy nhất.
    Một Cơ Chế Quốc Hội Lập Pháp Mới: Sau khi đã được bầu cử, ÐCS đóng vai trò và chức năng của một Ðại hội đồng lãnh đạo quốc gia (ÐHÐLÐQG). Ðại hội đồng lãnh đạo nầy sẽ (1) chọn lựa và quyết định diễn đàn ch ính trị, k inh tế và xã hội cho nhiệm kỳ liên hệ, và (2) bầu cử từ trong nội bộ đảng một cơ cấu thường trực trung ương đóng vai trò Quốc Hội Lập Pháp cho quốc gia. Tức là ÐCS sẽ chính thức cả về danh lẫn nghĩa là phân nhánh lập pháp bao gồm cả định chế và chức năng quốc hội. Quốc hội lập pháp quốc gia là ủy ban trung ương Ðảng. Ủy ban thường trực quốc hội là bộ chính trị Ðảng. Ðại biểu quốc hội là ủy viên trung ương Ðảng. Nhiệm kỳ của ÐHÐLÐQG là nhiệm kỳ của quốc hội. Trên mô thức này, tổng bí thư Ðảng là chủ tịch quốc hội và là ************* .
    Với mô thức định chế này, ÐCS VN và Quốc Hội Lập Pháp vừa có biện minh và chính thống chí nh trị dân chủ vừa có khả năng và đạo đức tổ chức cho vai trò lãnh đạo quốc gia và giám sát hành pháp, tư pháp.
    III. Quy Chế Nhân Sự Công Quyền: Trên phương diện cán bộ và nhân sự thì cần xác định nguyên tắc cơ bản: Nhân sự công quyền phải được độc lập với nhân sự ch ính trị. Cán bộ ÐCS VN phải là khác và tách biệt với nhân viên công quyền. Sự phân định cơ bản nầy phải được đặt trên một hệ thống quy chế theo điều kiện đã được pháp chế hóa. Tiêu chuẩn phẩm chất cần thiết cho nhân viên công quyền phải là khách quan và vượt qua yếu tố lý lịch và quan điểm chí nh trị để nhắm đến trình độ giáo dục và khả năng chuyên môn và đạo đức cá nhân. Muốn như thế, cần phải thiết lập một định chế lao động và nhân dụng đối với cán bộ công quyền có tư thế và chức năng độc lập và khách quan nhằm bảo đảm tính hiệu năng nhân dụng và quản trị cũng như công bằng trên các lãnh vực thu nhận, thăng tiến nghề nghiệp hay là sa thải. Việt Nam có thể phỏng theo và tuyển lọc được những ưu khuyết điểm của các mô hình civil service về các quy chế tuyển mộ, trưng dụng và quản trị lao động của các nước Âu Mỹ.
    <P><FONT color=red size=4>" ... Đẩy mạnh quyền làm chủ của nhân dân, chúng ta sẽ xây dựng thành công CNXH..."</FONT></P>
    <P align=right><FONT color=#00008b><STRONG>Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Tiến Lên!</STRONG></FONT></P>
    е?c no-fear s?a v௠18:26 ng๠30/09/2003
    u?c no-fear s?a vo 18:32 ngy 30/09/2003
  2. Kien_Lua

    Kien_Lua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2001
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    C. ÐỊNH CHẾ CÔNG LÝ VÀ TƯ PHÁP
    I. VỀ CƠ CẤU: Việt Nam chúng ta cũng đang đứng trước những chọn lựa cơ chế và định chế tư pháp khi đang bước vào ngưỡng cửa thời đại mới. Mô hình tư pháp hiện nay, vốn lấy từ mô thức Sô Viết cũ, cần phải được thay thế và cải tổ sâu rộng và toàn diện.
    1. Thứ nhất, trên phương diện cơ chế, phân nhánh tư pháp (judiciary) có hệ thống tòa án là cấu trúc cơ bản. Ðịnh chế tư pháp mới phải minh định nguyên tắc bổ nhiệm mà trong đó các chánh án của tòa án quốc gia tối cao (nay là Tòa án Nhân Dân Tối Cao) và các tòa kháng án vùng sẽ được đề cử bởi hành pháp và thông qua bởi quốc hội. Chánh án các tòa án tỉnh và huyện thì được đề cử bởi chính quyền liên hệ và thông qua bởi hội đồng nhân dân địa phương. Nhiệm kỳ của các chánh án phải được lâu dài và tùy theo tòa án - cũng như là vấn đề lương bổng và quyền lợi phải hợp lý, hợp tình. Trong mô thức này, hệ thống tòa án, các chánh án và cán bộ tòa án là một hệ thống hoàn toàn độc lập nằm dướI sự giám sát (nhưng không có thẩm quyền trực tiếp) của quốc hội lập pháp qua chức năng của ủy ban tư pháp quốc gia. Vấn đề quản trị và nhân sự tòa án sẽ do một ủy ban điều hành được bổ nhiệm bởi một hội đồng chánh án thuộc tòa án quốc gia tối cao. Mô thức này nhằm bảo đảm được chức năng và thẩm quyền hoàn toàn độc lập của tòa án đối vớI uy quyền và áp lực chính trị, quyền lợi từ phía Ðảng hay là nhà nước.
    2. Thứ hai, Bộ Tư Pháp sẽ được mang tên là Bộ Công Lý và sẽ bao gồm luôn chức năng truy tố của viện Kiểm Sát Nhân Dân. Như thế, vai trò chính của bộ Công Lý là duy trì và phát huy công lý quốc gia qua hai chức năng căn bản: (1) truy tố, trừng phạt, cải huấn, phòng ngừa tội phạm, và (2) duy trì, phát huy chế độ pháp trị. Bộ Công Lý thuộc về phân nhánh hành pháp với chức năng và thẩm quyền hoàn toàn độc lập với Ðảng, Quốc Hội, và Tư Pháp với hệ thống tòa án.
    II. MỘT BẢN SẮC CÔNG LÝ MỚI: Song song với dự án cải cách sâu rộng và căn bản cấu trúc và định chế chính trị, công quyền và tư pháp, một nội dung công lý mới cũng cần phải phát huy. Nền tảng công lý này bao gồm hai phương diện: công lý định chế và công lý bản chất.
    1. Công lý định chế: Muốn thực hiện được một nền công lý bình đẳng thì nền tảng định chế phải có khả năng thực thi bình đẳng. Nguyên tắc đầu tiên là mọi công dân phải được đối xử như nhau trước pháp luật. Ðây không phải chỉ là một khẩu hiệu lý tưởng mà là một chỉ tiêu pháp chế cần phải được thực thi. Vấn đề hiện nay ở Việt Nam là bình đẳng trước pháp luật vẫn chưa được thực hiện đến một mức độ vừa phải - nhất là sự bất bình đẳng giữa cán bộ nhà nước, đảng viên đối với công dân, giữa người giàu có, thế lực đối vớI thường dân không có ảnh hưởng kinh tế. Bất cứ xã hội nào, chế độ nào cũng phải chấp nhận một mức độ bất công nào đó. Vấn đề là sự chuyển hướng và nỗ lực định chế của chính trị và công quyền liên hệ có phát huy được khả thể công lý bình đẳng trên phương diện cơ chế đế mức độ nào.
    Vì thế, cải tổ định chế công lý phải nhắm vào thực trạng lạm dụng quyền lực chính trị và công quyền hiện nay ở Việt Nam đối với tầng lớp đảng viên và cán bộ nhà nước. Muốn thế, những điều kiện sau đây cần phải được thực thi:
    a. Chức năng điều tra và truy tố tội phạm phải được chuyên môn hóa, trong sạch hóa, và phải được độc lập ra khỏi thẩm quyền chính trị và hành chánh cũng như các ảnh hưởng quyền lực và thẩm quyền khác.
    b. Chức năng và thẩm quyền của tòa án và thủ tục tố tụng, thi hành án, kháng án phảI được hoàn toàn độc lập và vô tư trên cơ bản pháp lý. Chánh án phải được bổ nhiệm theo quy chế, thủ tục, phẩm chất, nhiệm kỳ và lương bổng thích hợp và xứng đáng nhằm ngăn chặn nạn thối nát thẩm quyền. Chánh án phải đóng đúng vai trò và chức năng xử án vô tư hoàn toàn theo tiêu chuẩn pháp lý trên cơ sở thủ tục và luật pháp áp dụng. Một quy chế chánh án và tòa xử lưu động, ví dụ, có thể được thực thi nhằm tránh các vấn đề tiêu cực.
    c. Xây dựng một cơ chế luật sư đoàn dân sự độc lập và hiệu năng, từ con số đến quy chế - nhất là trên lãnh vực hình luật - để phát huy chức năng và đạo đức chuyên môn cũng như là có khả năng pháp lý trên phương diện định chế nhằm cân bằng thẩm quyền truy tố và điều tra bằng chứng của công quyền. Luật sư đoàn và luật sư biện hộ phải là độc lập và đứng ngang hàng trong tư cách pháp lý trước pháp luật - chứ không phải là công cụ và là hỗ trợ viên làm cảnh cho tòa án, công tố và công an.
    d. Mở rộng quy chế công ty và văn phòng luật sư tư nhân để đáp ứng với nhu cầu pháp chế mới. Gia tăng nhân số luật sư với một quy chế chuyên môn thích hợp với nhu cầu pháp lý đang gia tăng. Mở một chiến dịch đào tạo chuyên môn, đạo đức tương ứng cho tập thể luật sư.
    e. Các đơn vị công quyền và đảng viên, cán bộ nhà nước là những đơn vị pháp nhân chịu trách nhiệm trong tư cách là những đối tượng pháp luật cho công dân có quyền thưa kiện đối với những sai lầm từ chính sách đến lạm dụng thẩm quyền của nhân sự.
    f. Cá nhân các bị cáo đuợc quyền đại diện bởi luật sư độc lập, được giả định vô tội cho đến khi có bản án, có quyền được giữ im lặng không tự khai trước tòa, được đối xử nghiêm chỉnh và tôn trọng nhân phẩm (ví dụ, không bị buộc phải mặc áo tù nhân và đứng trước vòng móng ngựa), có quyền thay đổi chánh án và tòa án nếu có yếu tố có thể ảnh hưởng đến vai trò vô tư của tòa, có quyền thế chân tại ngoại, có quyền cưỡng bách nhân chứng và bằng chứng, có quyền đuợc xử án công khai trong một thời hạn cố định, có quyền kháng án rõ ràng và độc lập.
    g. Hình sự hóa những hành vi can thiệp vào tiến trình thi hành luật pháp (ngăn cản công lý) - nhất là áp dụng vào các đối tượng đảng viên và nhân viên nhà nước.
    h. Thiết lập những quy chế hiệu năng, công bình cho những thủ tục tranh tụng dân sự, nhất là trên lãnh vực kinh tế và bất động sản. Từ vai trò và chức năng của luật sư, thủ tục toàn án, quy chế bằng chứng, nhân chứng, cho đến nội dung luật pháp thành văn đều phải được minh bạch, rõ ràng, khách quan và dễ hiểu để cho đa số thành phần công dân đều có thể tham dự vào tiến trình công lý pháp chế quốc gia, từ địa phương đến trung ương.
    i. Xây dựng những định chế và cơ cấu hiệu năng và rõ ràng nhằm thi hành án lệnh và phán quyết của tòa - cả về hình sự lẫn dân sự - trong tiến trình pháp lý cũng như khi đã đến chung cuộc.
    k. Công nhận, minh định và phát huy một định chế truyền thông, độc lập, trong sạch, chuyên môn, đáng tin cậy, rộng mở và đa dạng nhằm tôn trọng và cai chế hợp lý quyền tư tưởng, báo chí, ngôn luận như là một nền tảng pháp quyền căn bản, một định chế cần thiết để giám thị, để quân bình hóa, trong sạch hóa công quyền và xã hội.
    l. Cải tổ sâu rộng hệ thống, cơ cấu, định chế, thủ tục, nhân sự hệ thống hành chánh công quyền, từ trung ương đến địa phương, trên cơ bản pháp luật khách quan, chuyên môn và phi chính trị. Phải phát huy một văn minh hành chánh công quyền mới nhằm gia năng hiệu năng và giảm thiểu thối nát, tiêu cực.
    m. Cải tổ hệ thống giáo dục luật khoa để nâng trình độ lý thuyết cũng như chuyên môn của cán bộ và nhân viên pháp chế từ luật sư đến chánh án, từ luật gia đến nhân sự pháp chế. Thành lập những viện nghiên cứu luật khoa và pháp chế nhằm theo đuổi những dự án, công trình nghiên cứu, phân tích về các lãnh vực tư tưởng, ngôn ngữ, định chế và chính sách pháp luật.
    2. Công Lý Nội Dung: Một nội dung công lý mang bản chất công bằng và hợp lý cũng phải được xây dựng và thực thi. Ðây là vấn đề vượt qua khỏi chế độ chính trị và thể thức định chế. Khởi đi từ nguyên tắc pháp luật trên hết, hãy xây dựng một bản chất công lý mới nhằm phát huy một phong hóa trọng pháp, một văn minh chính trị và công quyền nhân phẩm, phát huy tính liêm sĩ và tự trọng cho định chế, cơ cấu, cho con người, không phải chỉ ở ngôn từ và khẩu hiệu vô nghĩa mà là trên cơ bản thực chất, hành động và kết quả.
    a. Công lý nhân bản thay vì công lý tổ chức; thời đại thay vì lịch sử: Ðã đến lúc mỗi công dân Việt Nam phải có quyền hưởng trọn nguyên tắc công lý vượt qua khỏi món nợ bù trừ lịch sử. Ví dụ, chế độ lý lịch chính trị công dân phải được thay thế bởi một chế độ lý lịch cá nhân (ví dụ: lịch sử tín dụng, kinh tế, giáo dục và khả năng, kinh nghiệm chuyên môn). Mọi phân biệt đối xử trên cơ sở lý lịch chính trị, liên hệ, tôn giáo đều phải được loại trừ. Mỗi công dân Việt Nam là một đơn vị pháp lý mang tư cách chủ nhân quốc gia cho hôm nay và tương lai. Những gì được công nhận một cách phổ biến và hoàn vũ là công bằng và hợp lý cho thời đại và nhân loại thì đó chính là chỉ tiêu công lý cho nhân dân Việt Nam. Chúng ta không thể tiếp tục tách rời giá trị thời đại và nhân loại ra khỏi ưu tiên chính trị và pháp chế quốc gia trên biện minh đặc thù của dân tộc.
    b. Công lý cá thể và công lý tập thể: Công lý cá thể phải đứng trên thứ tự giá trị cao hơn là nhu cầu tập thể nếu các yếu tố khác được ngang hàng như nhau. Ðây là vấn đề của chọn lựa ưu tiên và phân định cán cân công lý tùy theo hoàn cảnh. Những vấn đề công ích quốc gia, tập thể phải được công khai lượng định để chinh phục nhân dân về sự chọn lựa liên hệ. Một định hướng mới về ưu tiên cá nhân cho chính trị và pháp chế cho quốc gia phải được phát huy. Nhìn lại lịch sử dân tộc thì trên cương vị cá thể, con người Việt Nam đã hy sinh chính bản thân của mình quá nhiều cho quốc gia, cho giá trị tập thể. Ðã đến lúc mà cán cân giá trị giữa cá nhân và tập thể trên phương diện pháp chế phải đuợc tái phối trí ở một mức độ thích ứng và hợp thời. Lịch sử pháp chế của các nước tiền tiến đều nhắm đến một sự quân bình hợp lý và cần thiết giữa thẩm quyền tập thể và quyền hạn cá thể. Việt Nam chúng ta chưa hề có một khái niệm về tính quân bình nầy và thực tế xã hội và quyền lực chỉ cho thấy một điều là cá nhân con người Việt Nam vẫn chỉ là những con chốt vô nghĩa trên bàn cờ tập thể.
    c. Công lý pháp chế thay vì công lý chính trị: Khi mà lịch sử dân tộc đã tiêu thụ hết cái nhiệt tình chính trị trừu tượng cho giá trị tập thể; khi mà với biết bao máu xương và khổ đau đã phải hứng chịu bởi con người Việt Nam thì đã đến lúc luật pháp phải bước vào để làm nguội lắng năng lực lý tưởng quốc gia trên cơ sở nhân bản, phổ biến, khách quan và lý tính. Ðây là yếu tính của công lý pháp chế thay vì công lý chính trị. Từ căn bản nầy, một cá thể pháp lý tượng trưng cho nền pháp chế mới là một công dân có ý thức trong bốI cảnh và tiêu chuẩn đạo đức và xã hội thời đại trên hai vế trách nhiệm và quyền hạn. Mệnh lệnh đạo đức chính trị phải nhường bước cho mệnh lệnh luật pháp: cá thể phải hành động hay không, bị trừng phạt hay không là tùy vào giá trị thời đại đã được chọn lựa và định chế hóa thành văn và khách quan qua thẩm quyền pháp chế chứ không là vì nhu cầu chính trị. Chủ đích pháp chế là một nền công lý hiệu năng và khách quan thay vì công lý dự phóng và lý tưởng.
    d. Công lý kinh tế và công bằng xã hội: Pháp chế hóa công quyền và xã hội là khai thông hóa những con lộ cơ hội kinh tế và xã hội cho đại đa số quốc dân. Luật pháp không phải chỉ dành riêng cho một thiểu số quần chúng có quyền lực, có giáo dục, ở thành thị mà phải là bao gồm và nhắm đến đại đa số quần chúng, nhất là ở nông thôn và giới nghèo khổ, lao động, dân trí thấp. Ðây là cái tiến trình mở rộng cái cổ chai ( De Soto's bell-jar) nhằm chuyển hóa một văn hóa xã hội và kinh tế ngoài vòng pháp luật ( extra-legals) trở nên một xã hội thông thoáng, rõ ràng và mở lối cơ hội và quyền hạn bao gồm. Trên định hướng phổ biến và đồng đều cơ hội này, một số cải tổ cần phải thực thi. Về phương diện bất động sản, xây dựng một định chế sở hữu chủ minh bạch, khách quan, hiệu năng, tôn trọng quyền tư hữu sẽ tạo nên một năng động kinh tế mới mà trong đó cái số vốn bị nằm yên (dead capital) sẽ được tác động và giao thương, đưa vốn kinh tế quốc gia lên một tầm mức cao hơn. Và hơn thế nữa, việc cần làm khẩn cấp là cải tổ chế độ thuế khóa - nhất là trên lãnh vực thuế lợi tức và thuế bất động sản - thích hợp và hiệu năng. Về lãnh vực thuế nhà đất, Việt Nam đang ở trong giai đoạn khủng hoảng, lẫn về cơ bản khái niệm lẫn chính sách và định chế, quy tắc. Thuế bất động sản ở các thành phố lớn ở Việt Nam sẽ đem đến những nguồn tài chánh dồi dào cho quốc gia, tạo năng động tái phối trí tài nguyên và giàu có, cũng như là cơ chế công bình hóa cán cân kinh tế xã hội.
    Khi hướng về những vấn đề của đất nước và con người Việt Nam, với nhiều lo lắng trộn lẫn với ít nhiều hy vọng, chúng tôi thiết nghĩ rằng con người và cơ chế Việt Nam có xứng đáng với nhu cầu của thời đại và khả thể tối ưu của dân tộc hay không là tùy vào ý thức, trách nhiệm, lòng can đảm và ý chí tác hành của đại khối con dân Việt, dù ở trên cương vị nào. Ðịnh chế và cơ cấu quốc gia chỉ có thể hiệu năng đến mức độ nhân phẩm và kỷ luật đạo đức của con người và nhân sự liên hệ cho phép. Khi cá nhân chưa xứng đáng với lý tưởng quốc gia thì tất cả mọi dự án, công trình cũng chỉ là hình thức ngoại thể vô nghĩa.
    Hồi đầu năm nay, một nhà báo ỡ thành phố Hố Chí Minh đã nói với tôi, đại ý rằng, có thể là dân trí và điều kiện xã hội đất nước hiện nay chưa xứng đáng hay là chưa sẵn sàng để có một chế độ chính trị khác; tuy nhiên, điều chắc chắn là vậy, nếu không có một công cuộc cải tổ sâu rộng nhằm đưa Việt Nam đến một quốc gia pháp trị thì bất cứ dưới chế độ hay hệ thống chính trị công quyền nào đi nữa, dân tộc chúng ta cũng sẽ không thể thăng tiến được./.
    " ... Đẩy mạnh quyền làm chủ của nhân dân, chúng ta sẽ xây dựng thành công CNXH..."
    Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Tiến Lên!
  3. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Hì, Chào bà chị Remediot. (vì Constancy thấy Remediot ăn nói khẩu khí lắm + vào net rất nhiều: sáng, chiều, tối nên đoán chắc ra trường rồi, mà iem thì còn đang ngồi mòn đít quần ở giảng đường ĐH). Khi mà em post bài này lên thì cũng không có ý định bàn tiếp về nó nữa. Số là cái chủ đề này của bác Kiến được mở từ lâu rồi. Chủ đề được chuyển đi chuyển lại từ KHPL ra Thảo luận rồi lại từ Thảo luận về KHPL mà chả ai trả lời làm bác ý tâm phục khẩu phục cả. Thế là em quyết định thử sức một phen (nhưng trong đầu thì chán cái chủ đề này lắm rồi - nói bác Kiến đừng buồn nhé). May thế nào lại gặp người nhiệt tình như bà chị. Vui quá. Nay em trao đổi lại với bà chị đây. Cũng xin lỗi bà chị là tuần vừa qua em cai net (bị đau mắt) nên không .. nóng sốt được. Dài dòng kể lể thế được rồi nhỉ? (có vẻ không giống lắm với khẩu khí một luật sư - chả là bác Random Walker bảo em không có khiếu làm luật sư mà). Giờ vào vấn đề chính nhé.
    ------------------
    Về cái Thứ nhất: bà chị quote của em có một đoạn thế mà vin là em nói không đúng thì oan cho em quá. Phải đọc cả đoạn chứ:
    Khi giải thích như thế, em cũng mới chỉ tham khảo hai Hiến pháp của Pháp và Mỹ. Và em có nhận xét là nó không quy định như vậy. Đến sau này khi có xem Hiến pháp của Nhật và Đức thì em cũng không thấy có cái câu "Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân''''. Nó chỉ có câu đại ý là: Nhân dân X căn cứ và .... đã thông qua bản hiến pháp với nội dung như sau :" >>>>> Vậy ý của em ở đây muốn giải thích là: Cái quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là đặc trưng của chế độ xã hội chủ nghĩa. Và nó được quy định thành một nguyên tắc Hiến định. Các nhà nước tư sản khác dù có bằng hình thức này hay hình thức khác để thể hiện rằng nó vẫn bảo đảm Quyền và lợi ích cho nhân dân nhưng không bao giờ " Quyền lực nhà nước là thuộc về nhân dân" cả.
    Về cái thứ hai:
    - Em khi bàn luận về chủ đề này cũng cố gắng tìm cho mình một cái khái niệm gọi là ''''tính giai cấp xyz''''. Nhưng thật sự là thấy không ổn. Nhà nước tư sản có tính giai cấp tư sản. Chả ai nói thế cả. Các giáo trình chỉ bảo là: Nhà nước tư sản, xét về bản chất giai cấp, là công cụ thống trị của giai cấp tư sản với những giai cấp, tầng lớp còn lại trong xã hội. Hay nói về nhà nước xã hội chủ nghĩa, người ta nói rằng đó là kiểu nhà nước chuyên chính vô s.ản. Tóm lại thì không ai nói là tính giai cấp tư sản, vô sản, hay abc xyz nào đó cả.
    Để tìm một cách gọi, em đã bắt chước cách người ta gọi Chính thể của VN là Cộng hoà XHCN. Ở VN cụm từ XHCN bị lạm dụng quá nhiều. Lấy ví dụ như cách gọi chính thể của VN. Học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, khi bàn về hình thức chính thể, người ta nói đến: Cộng hoà và Quân chủ. Trong Cộng hoà thì có Cộng hoà dân chủ và Cộng hoà quý tộc.
    Bàn về Chế độ chính trị thì có Dân chủ và phản dân chủ. Và thường là người ta kèm Chính thể với chế độ dân chủ để gọi hình thức chính thể của một nhà nước.
    Vậy thì VN mình đúng ra phải nói là Có Chính thể "Cộng hoà dân chủ''''. Nhưng để phân biệt với Cộng hoà dân chủ tư sản thì các bác nhà mình ko biết nên gọi thế nào? Thế là có bác bảo là Chính thể "CH XHCN''''. hic... Ngày trước em học thì cô em bảo là '''' VN là Chính thể Cộng hoà dân chủ thuộc phạm trù XHCN'''' >>> Hay ho lắm thay.
    Người ta lạm dụng thế thì em cũng bảo VN là nhà nước có tính giai cấp XHCN. Chả sao cả.
    Thật ra thì theo em ta nên quan tâm ở đây là bản chất của vấn đề mà thôi. Thật ra nội hàm của tính giai cấp của nhà nước XHCN là gì? (Em đã trình bày ở bài trước) Còn về mặt câu từ, thuật ngữ cũng không nên kỹ càng quá. Tuy nhiên, nếu mà tìm được một cách gọi chính xác thì vẫn hay hơn. Nhưng khi trong khoa học người ta còn đang đi tìm thì ta có thể tự cho phép mình đưa ra một cách gọi mới.
    - Giờ giả sử gọi nhà nước XHCN VN có tính giai cấp vô s.ản. Vậy thì phải hiểu giai cấp vô s.ản là gì? Theo định nghĩa của học giả người Đức thì đó là giai cấp không nắm được lực lượng sản xuất chính trong xã hội. Vậy đặt hoàn cảnh VN bây giờ thì thật sự khái niệm Giai cấp vô s. ản có còn chính xác không? Nhất là khi một đặc điểm quan trọng của bản chất nhà nước XHCN VN giờ không chỉ còn thuần nhất có tính giai cấp và tính xã hội mà là sự kết hợp của tính giai cấp, tính xã hội, tính nhân dân và tính dân tộc.
    Về cái thứ ba:
    Không phải em không thừa nhận tầm quan trọng của tính xã hội. Nhất là trong điều kiện hiện nay khi tính xã hội đang được đề cao và quan tâm. Tuy nhiên ý của em ở đây là" Nếu nhà nước không có tính giai cấp thì không là nhà nước, nhưng mất tính xã hội thì có sao không?''''. Liệu giả sử ta tiến được lên CS CN thì còn tính xã hội không?
    Còn về cái điều 3 HP thì đúng là em bỏ sót. Cám ơn bác. (chả là hồi đọc nó, cả TViệt lẫn TPháp thì em chả quan tâm lắm đến mấy câu ''''tuyên ngôn'''' thế mà. Lại thêm lúc đó cũng mệt quá rồi, đầu óc cũng không được sáng suốt, hic... bé nên nhầm là đúng mà, bà chị nhỉ?)
    Rất mong được trao đổi tiếp với bà chị. (riêng tư một tý: bà chị có học tiếng pháp không mà có tên là Le Reme thế? Nếu có thì vào tham gia cùng bọn em trong chủ đề dịch Hiến Pháp Pháp - bản sửa đổi năm 2003 đi)

    No sign!!!
  4. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Tự nhiên mấy cái ý kiến còi của tớ lại kéo Constancy cô nương sa vào cái topic này trong khi đang đau mắt, thật ngại quá (hì, vờ khách sáo tẹo) . Xin trả lời cô thế này :
    <<<<Khi tranh luận (cãi nhau) tớ ít xưng anh-chị-em --> cho đỡ có cảm giác lớn nhỏ, nên tớ gọi tắt Constancy = cô, nghe có vẻ không amitié cho lắm nhưng Constancy đừng để ý nhá - Khi nào ko tranh cãi, tớ sẽ xưng hô .. âu ím hơn >>>>
    Vấn đề 1:
    Đây là câu tớ quote lại của cô : "Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân" chẳng qua là để phân biệt với nhà nước của bọn tư s.ản.
    ==> Cái mà chúng ta đang nói tới là sự ghi nhận về vấn đề quyền lực trong hiến pháp. Và câu đó của cô là nói về sự khác biệt giữa HP Việt Nam và HP những nước TS khác : Trong hiến pháp của VN quy định "Tất cả quyền lực của thuộc về nhân dân" , còn HP các nước tư sản khác không có quy định đó . Tớ hiểu như vậy có đúng ý của cô định viết không ???
    Mà chắc là tớ ko hiểu sai, vì bài sau của cô lại càng khẳng định điều đó : Khi giải thích như thế, em cũng mới chỉ tham khảo hai Hiến pháp của Pháp và Mỹ. Và em có nhận xét là nó không quy định như vậy. Đến sau này khi có xem Hiến pháp của Nhật và Đức thì em cũng không thấy có cái câu "Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân''''''''''''''''''''''''''''''''.
    Mà giả sử tớ đã hiểu sai, nếu ko do trình độ của tớ thì là bởi cách diễn đạt của cô nó khiến tớ không thể hiểu khác!
    Tại sao tớ chỉ quote 1 câu mà ko quote cả đoạn , bởi cái đoạn sau của cô ko sai, nên tớ không quote lại, nếu tớ quote cả đoạn hoá ra bắt tớ bảo cô sai hết ah ?? Chỗ nào không chính xác thì bẻ riêng chỗ đó, vậy thôi. Không chính xác vì sao thì bài trên tớ viết rồi: về vấn đề này, HP VN và HP TS có quy định tương tự như nhau. Đó là trong HP, còn trên thực tế Quyền lực nhà nước có thực sự thuộc về nhân dân hay không thì lại là vấn đề khác . Quan điểm của tớ là sự ghi nhận đó (trong mọi HP) đều chỉ mang tính chất "tuyên ngôn" là chủ yếu - kiểu như "nói dzậy mà hổng phải dzậy" .
    Vấn đề 2: Thuật ngữ
    hi`hi`, vậy là cô tuy thấy ko ổn nhưng là do " lạm dụng như người ta" nên "chả sao cả" ?? ==> cách của cô thật "hay ho lắm thay" ! - tớ cũng lạm dụng cách nói của cô .
    Đọc đoạn này tớ chợt nhớ tới món cua bể , có cái mai thật cứng và những cái càng biết bò ngang (liên tưởng tí, cô đừng giận nhá).
    Cô bảo "Còn tính xã hội của NN không phải là một thuộc tính quan trọng của bản chất NN", rồi lại bảo rằng nói thế nhưng tớ đừng hiểu rằng cô "ko thừa nhận tầm quan trọng của tính xã hội" ==> Tớ chịu thôi Cons ah. Nếu mà cô muốn tớ hiểu ra được cái "ý của em ở đây là" thì cô xem lại cách diễn đạt 1 tẹo, chứ bảo tớ bắt mình đọc A mà lại hiểu là Không A để đừng bắt bẻ cô thì khó lém !
    Tớ hơi lắm lời, cô chịu khó đọc vậy . Mong cái mắt đau của cô chóng khoẻ
    Được remediot sửa chữa / chuyển vào 23:20 ngày 03/10/2003
  5. Kien_Lua

    Kien_Lua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2001
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Lâu lâu vào lại topic của mình thấy cũng hay. Khi không lại co một bài trả lời nghe cung được nên vui ấy mà. Mà ở đời có nhiều chuyện. Chẳng hiểu.
    Cái xuôi xẻo thì nó đến suốt ngày mà ngay cả chuyện vui cũng vậy. Sao chẳng cái nào chịu san sẻ cho cái nào để mọi chuyện đỡ buồn hơn nhỉ.
    ==> Nhà nước mang tính giai cấp, và trước hết nó bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị (tức là cái liên minh đó đó), như vậy cũng có nghĩa là giai cấp thống trị sử dụng NN như một công cụ để bảo đảm cho sự thống trị của mình, bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp mình . Do vậy câu hỏi này không cần đặt ra với 2 từ "giả sử" , mà nó thực tế nó là vậy khi xét về bản chất nhà nước .
    Kien_lua nói rằng "nếu người ta cố tình lợi dụng cái liên minh giai cấp này để làm việc cho mình thì liệu lúc đó Nhà nước có còn là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân nữa không" ==> Cách nói như vậy là ko chính xác, ở đây ko có "người ta" nào cả, chính là liên minh đó (công-nông-trí) sử dụng NN để bảo vệ địa vị thống trị của mình chứ ko có người ta nào nữa lợi dụng cái liên minh này. Hay chăng hiểu cách khác nữa thì ở đây ý của Kien_lua định ?ogiả sử? về việc lợi dụng quyền lực của một bộ phận trong bộ máy lãnh đạo???? Nếu mà ý bạn là nói đến một bộ phận thì .. khỏi bàn, vì việc phát hiện, xử lý, cũng như là thắc mắc .. ta ko với tới được - hơi nhày nhạy 1 tẹo mí lại toàn các bác quan nhớn, đợi khi nào ta ?onhớn? và ta được làm quan thì .. tính tiếp .
    Quay trở lại câu hỏi của bạn, tôi có ý kiến thế này: Nhà nước nào cũng mang bản chất giai cấp, tuy nhiên khẳng định bản chất giai cấp không có nghĩa là loại trừ tính nhân dân - của dân , do dân , vì dân . Hai điều này tồn tại song song, có điều mức độ biểu hiện của mỗi cái đến đâu, tương quan giữa chúng như thế nào thì trong mỗi kiểu nhà nước, hay mỗi một nhà nước ở các giai đoạn cụ thể khác nhau thì khác nhau . Không thể chỉ nói đơn giản rằng NN có tính giai cấp (tức là bảo vệ trước hết/phục vụ trước hết lợi ích cho giai cấp thống trị) thì tức là không còn nhà nước của dân, do dân, vì dân. Trong giai đoạn hiện nay, tính giai cấp của nhà nước có phần mờ nhạt hơn , tuy vậy việc ko tuân thủ nguyên tắc "của dân- do dân - vì dân" là hoàn toàn có thể xảy ra với các mức độ khác nhau trong các NN khác nhau hoặc tại các giai đoạn khác nhau trong cùng 1 nhà nước.
    Được remediot sửa chữa / chuyển vào 20:55 ngày 28/09/2003
    [/QUOTE]
    To remediot
    Bà chị nghĩ thế nào về đoạn văn này ạ. Có mâu thuẩn với tất cả những gì bà chị viết ở trên hay không? Nó có tính chất hô hào như cái mà bà chị vừa nói không nhỉ?

    "Trong giai đoạn hiện nay, tính giai cấp của nhà nước có phần mờ nhạt hơn , tuy vậy việc ko tuân thủ nguyên tắc "của dân- do dân - vì dân" là hoàn toàn có thể xảy ra với các mức độ khác nhau trong các NN khác nhau hoặc tại các giai đoạn khác nhau trong cùng 1 nhà nước."

    Kỳ kỳ là nó kỳ kỳ vậy ấy mà.
    " ... Đẩy mạnh quyền làm chủ của nhân dân, chúng ta sẽ xây dựng thành công CNXH..."
    Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Tiến Lên!
  6. Giaaotuicom

    Giaaotuicom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Trước hết tớ xin nói rõ là tớ không muốn làm police, thổi tuýt còi và phân định phải trái. Kiến thức của tớ một nhúm, chưa đầy lòng bàn tay, không dám nói nhiều. Mà tớ cũng không chắc là kiến thức hiện thời đã là đúng và đầy đủ chưa nữa! Những gì tớ nói sau đây chỉ là ý kiến cá nhân, mong giúp ích được ít nhiều cho bất kỳ ai đó.
    1. Những khái niệm xã hội, nhà nước, pháp luật, giai cấp v.v. là những khái niệm trừu tượng. Vì vậy nếu ta đưa một định nghĩa hay thậm chí chỉ một khái niệm về một vấn đề trừu tượng cũng nên cẩn thận đôi chút.
    2. Khi chúng ta ở thế kỷ 21, được trang bị kiến thức và kỹ thuật cập nhật nhất thì tại sao chúng ta lại đặt niềm tin tuyệt đối vào những luận thuyết đã tồn tại cách đây 2 thế kỷ, khi mà những liên kết giữa các nền văn minh hầu như không tồn tại. Những người viết ra luận thuyết về nhà nước và pháp luật thời kỳ đó chỉ nhìn được hiện tượng của vấn đề trong thế giới của ông ta mà thôi. Nói cụ thể đó chỉ là nước Đức, Liên Xô hoặc rộng hơn nữa là châu Âu. Làm sao họ có thể biết gì về châu Á, châu Phi, châu Mỹ và những đặc thù văn hoá của nó. Họ cũng làm sao tiên liệu được những sự thay đổi của xã hội trong tương lai. Họ hoàn toàn mù tịt về khái niệm nhà nước phúc lợi, về toàn cầu hoá, Internet v.v. Họ chẳng thể hiểu tại sao lại có thể tồn tại nhà nước giáo quyền như Afghanistan, Iran. Ở những nước này thì giai cấp lãnh đạo là giai cấp nào? Nằm ở vị trí nào trong bản đồ giai cấp của họ?!
    3. Cách đây cũng không lâu tôi cũng hăm hở đi tìm bản chất, khái niệm của nhà nước, của pháp luật lắm. Tôi có tham dự một môn học về các học thuyết về chính trị và pháp luật. Học kỳ đầu chúng tôi có giáo trình là cuốn "A concept of law" - một cuốn sách nổi tiếng trong giới của nó. Tôi đã trải qua một kinh nghiệm khó quên. Một tuần chúng tôi chỉ phải đọc chừng 40 trang sách thôi, so với các môn học khác là quá ít. Thoạt tiên thì tôi rất mừng vì khối lượng đọc và viễn tượng rằng mình có thể hiểu được bản chất của một vấn đề đang muốn tìm hiểu. Sự thật thì không được như vậy! 6 tiếng hàng ngày và 7 ngày trong mỗi tuần tôi chỉ đọc 40 trang sách kia. Cuối kỳ tôi gần bị khủng hoảng vì đau đầu triền miên. Chưa hết, buồn hơn nữa là tôi không hiểu cuốn sách muốn nói gì cả. Mà ông tác giả mới nói đó là một khái niệm của ông ta về pháp luật (A concept of law)! Tình cờ tôi có nói chuyện với một giáo sư, ông này là người rất thực tế, chúng tôi nói luyên thuyên mọi chuyện. Một trong những chuyện đó là ông ấy bảo nhiều hệ thống đào tạo pháp luật chỉ đào tạo ra những triết gia về pháp luật. Những triết gia này hiểu lý thuyết nhưng khi đối mặt với những câu hỏi pháp lý thường ngày thì bó tay! Và nhiều môn học thực sự là không có giá trị thực tiễn. Cho những ai thực sự quan tâm sâu đến những vấn đề đó họ có thể can dự vào nhưng đối với sinh viên, không nên bắt họ phải học những kiến thức loại này.
    Thân ái!
  7. Kien_Lua

    Kien_Lua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2001
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Lại một câu nữa phản lại tất cả những gì mình viết ở trên. Hãy đọc lại thật kỹ bài bác viết đi Giaaotuicom ạ. Có thể bác sẽ hiểu vấn đề của tôi.
    " ... Đẩy mạnh quyền làm chủ của nhân dân, chúng ta sẽ xây dựng thành công CNXH..."
    Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Tiến Lên!
  8. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0

    Nghe chừng bạn vấn đề của bạn Kiến là dòm đâu cũng thấy mâu thuẫn, dưng mờ không hiểu bạn Kiến định nói đến cái mâu thuẫn nào đây trong những bài viết được bạn "bình loạn"??
    Tự nhiên ban uỵch một cái vào bài tớ 2 chữ "mâu thuẫn" to như "Song hỷ" , cười nhe răng () một cái đến là duyên dáng rồi... chạy mất ko để lại chứng cứ, khó hiểu, khó hiểu!!! Đánh vần đi đánh vần lại mấy dòng bình luận của bạn Kiến mà chả rõ ý tứ của bạn Kiến là gì nữa, phiền bạn Kiến "ní nuận" dùm xem cái mâu thuẫn của tớ nó nằm ở chỗ nào, to bé ra sao mà khiến bạn Kiến "chao ôi là buồn" thế ??? Tự dưng khiến bạn Kiến buồn mà có cái nhận xét "rầu rầu" ấy tớ cũng giựt mình, vội chạy ngay đi tìm cái kính lúp để đọc lại , nhưng không hiểu tớ cà dốt hay mắt kém mà vẫn ko thấy cái mác "mâu thuẫn" nó được bạn Kiến tha đến và gắn ở chỗ nào trong bài viết của tớ?? Nhân cơ hội này phải nhờ đích thân bạn Kiến giúp tớ "sáng mắt" mới được , bạn Kiến cứ ăn no rồi từ từ giải thích cũng được, ko cần gấp quá- nhưng tớ là hay cãi lắm đấy, bạn Kiến mà ko giải thích thoả đáng thì tớ sẽ kính bạn kiến 2 chữ "Đốt bậy" - đáp lễ 2 chữ "mâu thuẫn" bạn Kiến tớ có nhã ý gửi gắm nơi tớ . Thế nhá .
  9. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Xin được hỏi bạn Kien_lua vai dieu :
    1/ Quote :
    Nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức>>> Đoạn này nhằm khẳng định rõ bản chất nhà nước - một trong những vấn đề quan trọng nhất khi xây dựng HP. Đây là câu quan trọng nhất , sao lại cho rằng là dài dòng, là kỳ kỳ?? Ở đây xác định bản chất nhà nước là bản chất giai cấp vô sản, nhà nước do giai cấp vô sản -liên minh công-nông-trí lập nên và lãnh đạo.
    Hỏi : Tôi hoc câu này từ vài chục năm qua, xin thắc mắc một tí là : Vậy thì còn giai cấp nào giai cấp vô sản không liên minh ? Có lẽ là giai cấp Tư Sản ?
    Làm sao để xác định được ai là giai cấp Tư Sản , ai là giai cấp Vô sản ...thí dụ như cha mẹ của mấy qúy tử đua xe ...; Chúng ta làm cách mạng đã mấy chục năm, chắc chẳng còn anh tư sản nào sống sót đâu ! Thưa bạn KL, có phải như vậy không ?
    Quote : " ... Đẩy mạnh quyền làm chủ của nhân dân, chúng ta sẽ xây dựng thành công CNXH..."
    Có lẽ tôi già quá đâm ra lẩn thẩn, chậm tiến bộ nhưng mà suy nghĩ mãi vẫn chưa biết được : Xây dựng thành công XHCN sẽ đưa chúng ta đến 1 cuộc sống như thế nào ? ? Thí dụ như giàu có như Mỹ, Sức khỏe được chăm lo như Canada ...hay là đất nước sẽ có nhiều xe hơi hơn để ...chạy đua ?
    Câu hỏi cuối xin hỏi bạn KL là : Theo ý bạn, Đẩy mạnh quyền làm chủ của Nhân Dân sẽ cần thời gian là bao lâu ? Đến khi đớ Quyền làm chủ đã đẩy mạnh xong ) , các quốc gia chưa biết đẩy mạnh quyền làm chủ như Singapore, ThaiLand, Korea ...( chua nhắc đến Mỹ ; Pháp, Nhật ...) đã chạy tới chân trời nào rồi ?
    Trong 1 tinh thần xây dựng, rất mong bạn giải thích cho .
    TM
  10. Kien_Lua

    Kien_Lua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2001
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Hồi chiều em có lên mạng định trả lời bác rồi. Nhưng mà vì bận quá nên thôi. Thông cảm há. Giờ thì viết nè.
    Trong Hiến Pháp có viết nền tảng của nhà nước là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Tức là khẳng định giai cấp nền tảng của nó là liên minh giai cấp này chứ không phải là bản chất của nó. Thứ đến là bản chất của Nhà nước Cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là một nhà nước của dân do dân và vì dân. Vì vậy bác nên đọc kỹ và đặt vấn đề lại. Tôi không đồng ý với cách đặt vấn đề của bác.
    Hiến pháp nói rằng, nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam do liên minh công-nông-trí lãnh đạo. Chứ không có nói là giai cấp vô sản lãnh đạo. Vì vậy bác cũng nên coi lại nốt. Tôi không trả lời câu hỏi số 1 của bác vì lý do bác đặt vấn đề là chưa đúng. ok
    Còn chuyện mà tôi thấy kỳ kỳ trong cái liên minh giai cấp đó là. Theo ý kiến chủ quan của tôi thôi. Ai là người đứng ra quyết định tất cả. Hay nói khác hơn ai là người sẽ dùng tiếng nói của mình để làm các giai cấp còn lại trong liên minh đó phải nghe theo... Giả sử có sự lợi dụng liên minh trong đó thì vấn đề này sẽ giải quyết như thế nào?
    Về câu hỏi thứ hai của bác thì tôi cũng chẳng biết phải trả lời thế nào nữa. Cái này thì Đảng ta đã hô hào từ trước khi giải phóng đến giờ rồi. Bác còn hỏi gì nữa chứ? Muốn thì cứ đi hỏi những người có trách nhiệm ấy. Không thì lật sách ra coi. Nó viết đầy ra đó. Chỉ có điều theo tôi. Nếu xây dựng thành công nhà nước xã hội chủ nghĩa thì chúng ta được một nhà nước dân chủ pháp trị. Mọi người làm theo năng lực hưởng theo khả năng và một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh... Đại khái là vậy. Còn bác muốn bàn sâu gì thêm thì để một đề tài khác há.ok
    Về câu hỏi thứ ba của bác. Tôi không có thời gian chính xác để trả lời. Nhưng nếu bác đẩy mạnh giùm tôi cái Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam và các tổ chức trực thuộc nó hoạt động hết công suất và đúng chức năng của nó thì tôi giám chắn là chúng ta sẽ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trong một thời gian không lâu. Vấn đề là bác xử lý các tổ chức đó như thế nào thôi. OK
    Các quốc gia như Singapore, ThaiLand, Korea, Mỹ , Pháp, Nhật ... đã chạy tới chân trời nào rồi thì tôi không biết. Nhưng nó chưa xây dựng thành công xã hội xã hội chủ nghĩa.
    Còn một số ý nữa nhưng tôi cũng không nhớ là phải viết gì nên hẹn bác khi sau vậy. Đồng ý há/.
    <P><FONT color=red size=4>" ... Đẩy mạnh quyền làm chủ của nhân dân, chúng ta sẽ xây dựng thành công CNXH..."</FONT></P>
    <P align=right><FONT color=#00008b><STRONG>Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Tiến Lên!</STRONG></FONT></P>
    Được Kien_Lua sửa chữa / chuyển vào 19:27 ngày 07/10/2003

Chia sẻ trang này