1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vài thắc mắc về Hiến Pháp

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Kien_Lua, 07/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0

    Được MinhTrinh sửa chữa / chuyển vào 05:18 ngày 09/10/2003
  2. Kien_Lua

    Kien_Lua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2001
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    C. ÐỊNH CHẾ CÔNG LÝ VÀ TƯ PHÁP
    I. VỀ CƠ CẤU: Việt Nam chúng ta cũng đang đứng trước những chọn lựa cơ chế và định chế tư pháp khi đang bước vào ngưỡng cửa thời đại mới. Mô hình tư pháp hiện nay, vốn lấy từ mô thức Sô Viết cũ, cần phải được thay thế và cải tổ sâu rộng và toàn diện.
    1. Thứ nhất, trên phương diện cơ chế, phân nhánh tư pháp (judiciary) có hệ thống tòa án là cấu trúc cơ bản. Ðịnh chế tư pháp mới phải minh định nguyên tắc bổ nhiệm mà trong đó các chánh án của tòa án quốc gia tối cao (nay là Tòa án Nhân Dân Tối Cao) và các tòa kháng án vùng sẽ được đề cử bởi hành pháp và thông qua bởi quốc hội. Chánh án các tòa án tỉnh và huyện thì được đề cử bởi chính quyền liên hệ và thông qua bởi hội đồng nhân dân địa phương. Nhiệm kỳ của các chánh án phải được lâu dài và tùy theo tòa án - cũng như là vấn đề lương bổng và quyền lợi phải hợp lý, hợp tình. Trong mô thức này, hệ thống tòa án, các chánh án và cán bộ tòa án là một hệ thống hoàn toàn độc lập nằm dướI sự giám sát (nhưng không có thẩm quyền trực tiếp) của quốc hội lập pháp qua chức năng của ủy ban tư pháp quốc gia. Vấn đề quản trị và nhân sự tòa án sẽ do một ủy ban điều hành được bổ nhiệm bởi một hội đồng chánh án thuộc tòa án quốc gia tối cao. Mô thức này nhằm bảo đảm được chức năng và thẩm quyền hoàn toàn độc lập của tòa án đối vớI uy quyền và áp lực chính trị, quyền lợi từ phía Ðảng hay là nhà nước.
    2. Thứ hai, Bộ Tư Pháp sẽ được mang tên là Bộ Công Lý và sẽ bao gồm luôn chức năng truy tố của viện Kiểm Sát Nhân Dân. Như thế, vai trò chính của bộ Công Lý là duy trì và phát huy công lý quốc gia qua hai chức năng căn bản: (1) truy tố, trừng phạt, cải huấn, phòng ngừa tội phạm, và (2) duy trì, phát huy chế độ pháp trị. Bộ Công Lý thuộc về phân nhánh hành pháp với chức năng và thẩm quyền hoàn toàn độc lập với Ðảng, Quốc Hội, và Tư Pháp với hệ thống tòa án.
    II. MỘT BẢN SẮC CÔNG LÝ MỚI: Song song với dự án cải cách sâu rộng và căn bản cấu trúc và định chế chính trị, công quyền và tư pháp, một nội dung công lý mới cũng cần phải phát huy. Nền tảng công lý này bao gồm hai phương diện: công lý định chế và công lý bản chất.
    1. Công lý định chế: Muốn thực hiện được một nền công lý bình đẳng thì nền tảng định chế phải có khả năng thực thi bình đẳng. Nguyên tắc đầu tiên là mọi công dân phải được đối xử như nhau trước pháp luật. Ðây không phải chỉ là một khẩu hiệu lý tưởng mà là một chỉ tiêu pháp chế cần phải được thực thi. Vấn đề hiện nay ở Việt Nam là bình đẳng trước pháp luật vẫn chưa được thực hiện đến một mức độ vừa phải - nhất là sự bất bình đẳng giữa cán bộ nhà nước, đảng viên đối với công dân, giữa người giàu có, thế lực đối vớI thường dân không có ảnh hưởng kinh tế. Bất cứ xã hội nào, chế độ nào cũng phải chấp nhận một mức độ bất công nào đó. Vấn đề là sự chuyển hướng và nỗ lực định chế của chính trị và công quyền liên hệ có phát huy được khả thể công lý bình đẳng trên phương diện cơ chế đế mức độ nào.
    Vì thế, cải tổ định chế công lý phải nhắm vào thực trạng lạm dụng quyền lực chính trị và công quyền hiện nay ở Việt Nam đối với tầng lớp đảng viên và cán bộ nhà nước. Muốn thế, những điều kiện sau đây cần phải được thực thi:
    a. Chức năng điều tra và truy tố tội phạm phải được chuyên môn hóa, trong sạch hóa, và phải được độc lập ra khỏi thẩm quyền chính trị và hành chánh cũng như các ảnh hưởng quyền lực và thẩm quyền khác.
    b. Chức năng và thẩm quyền của tòa án và thủ tục tố tụng, thi hành án, kháng án phảI được hoàn toàn độc lập và vô tư trên cơ bản pháp lý. Chánh án phải được bổ nhiệm theo quy chế, thủ tục, phẩm chất, nhiệm kỳ và lương bổng thích hợp và xứng đáng nhằm ngăn chặn nạn thối nát thẩm quyền. Chánh án phải đóng đúng vai trò và chức năng xử án vô tư hoàn toàn theo tiêu chuẩn pháp lý trên cơ sở thủ tục và luật pháp áp dụng. Một quy chế chánh án và tòa xử lưu động, ví dụ, có thể được thực thi nhằm tránh các vấn đề tiêu cực.
    c. Xây dựng một cơ chế luật sư đoàn dân sự độc lập và hiệu năng, từ con số đến quy chế - nhất là trên lãnh vực hình luật - để phát huy chức năng và đạo đức chuyên môn cũng như là có khả năng pháp lý trên phương diện định chế nhằm cân bằng thẩm quyền truy tố và điều tra bằng chứng của công quyền. Luật sư đoàn và luật sư biện hộ phải là độc lập và đứng ngang hàng trong tư cách pháp lý trước pháp luật - chứ không phải là công cụ và là hỗ trợ viên làm cảnh cho tòa án, công tố và công an.
    d. Mở rộng quy chế công ty và văn phòng luật sư tư nhân để đáp ứng với nhu cầu pháp chế mới. Gia tăng nhân số luật sư với một quy chế chuyên môn thích hợp với nhu cầu pháp lý đang gia tăng. Mở một chiến dịch đào tạo chuyên môn, đạo đức tương ứng cho tập thể luật sư.
    e. Các đơn vị công quyền và đảng viên, cán bộ nhà nước là những đơn vị pháp nhân chịu trách nhiệm trong tư cách là những đối tượng pháp luật cho công dân có quyền thưa kiện đối với những sai lầm từ chính sách đến lạm dụng thẩm quyền của nhân sự.
    f. Cá nhân các bị cáo đuợc quyền đại diện bởi luật sư độc lập, được giả định vô tội cho đến khi có bản án, có quyền được giữ im lặng không tự khai trước tòa, được đối xử nghiêm chỉnh và tôn trọng nhân phẩm (ví dụ, không bị buộc phải mặc áo tù nhân và đứng trước vòng móng ngựa), có quyền thay đổi chánh án và tòa án nếu có yếu tố có thể ảnh hưởng đến vai trò vô tư của tòa, có quyền thế chân tại ngoại, có quyền cưỡng bách nhân chứng và bằng chứng, có quyền đuợc xử án công khai trong một thời hạn cố định, có quyền kháng án rõ ràng và độc lập.
    g. Hình sự hóa những hành vi can thiệp vào tiến trình thi hành luật pháp (ngăn cản công lý) - nhất là áp dụng vào các đối tượng đảng viên và nhân viên nhà nước.
    h. Thiết lập những quy chế hiệu năng, công bình cho những thủ tục tranh tụng dân sự, nhất là trên lãnh vực kinh tế và bất động sản. Từ vai trò và chức năng của luật sư, thủ tục toàn án, quy chế bằng chứng, nhân chứng, cho đến nội dung luật pháp thành văn đều phải được minh bạch, rõ ràng, khách quan và dễ hiểu để cho đa số thành phần công dân đều có thể tham dự vào tiến trình công lý pháp chế quốc gia, từ địa phương đến trung ương.
    i. Xây dựng những định chế và cơ cấu hiệu năng và rõ ràng nhằm thi hành án lệnh và phán quyết của tòa - cả về hình sự lẫn dân sự - trong tiến trình pháp lý cũng như khi đã đến chung cuộc.
    k. Công nhận, minh định và phát huy một định chế truyền thông, độc lập, trong sạch, chuyên môn, đáng tin cậy, rộng mở và đa dạng nhằm tôn trọng và cai chế hợp lý quyền tư tưởng, báo chí, ngôn luận như là một nền tảng pháp quyền căn bản, một định chế cần thiết để giám thị, để quân bình hóa, trong sạch hóa công quyền và xã hội.
    l. Cải tổ sâu rộng hệ thống, cơ cấu, định chế, thủ tục, nhân sự hệ thống hành chánh công quyền, từ trung ương đến địa phương, trên cơ bản pháp luật khách quan, chuyên môn và phi chính trị. Phải phát huy một văn minh hành chánh công quyền mới nhằm gia năng hiệu năng và giảm thiểu thối nát, tiêu cực.
    m. Cải tổ hệ thống giáo dục luật khoa để nâng trình độ lý thuyết cũng như chuyên môn của cán bộ và nhân viên pháp chế từ luật sư đến chánh án, từ luật gia đến nhân sự pháp chế. Thành lập những viện nghiên cứu luật khoa và pháp chế nhằm theo đuổi những dự án, công trình nghiên cứu, phân tích về các lãnh vực tư tưởng, ngôn ngữ, định chế và chính sách pháp luật.
    2. Công Lý Nội Dung: Một nội dung công lý mang bản chất công bằng và hợp lý cũng phải được xây dựng và thực thi. Ðây là vấn đề vượt qua khỏi chế độ chính trị và thể thức định chế. Khởi đi từ nguyên tắc pháp luật trên hết, hãy xây dựng một bản chất công lý mới nhằm phát huy một phong hóa trọng pháp, một văn minh chính trị và công quyền nhân phẩm, phát huy tính liêm sĩ và tự trọng cho định chế, cơ cấu, cho con người, không phải chỉ ở ngôn từ và khẩu hiệu vô nghĩa mà là trên cơ bản thực chất, hành động và kết quả.
    a. Công lý nhân bản thay vì công lý tổ chức; thời đại thay vì lịch sử: Ðã đến lúc mỗi công dân Việt Nam phải có quyền hưởng trọn nguyên tắc công lý vượt qua khỏi món nợ bù trừ lịch sử. Ví dụ, chế độ lý lịch chính trị công dân phải được thay thế bởi một chế độ lý lịch cá nhân (ví dụ: lịch sử tín dụng, kinh tế, giáo dục và khả năng, kinh nghiệm chuyên môn). Mọi phân biệt đối xử trên cơ sở lý lịch chính trị, liên hệ, tôn giáo đều phải được loại trừ. Mỗi công dân Việt Nam là một đơn vị pháp lý mang tư cách chủ nhân quốc gia cho hôm nay và tương lai. Những gì được công nhận một cách phổ biến và hoàn vũ là công bằng và hợp lý cho thời đại và nhân loại thì đó chính là chỉ tiêu công lý cho nhân dân Việt Nam. Chúng ta không thể tiếp tục tách rời giá trị thời đại và nhân loại ra khỏi ưu tiên chính trị và pháp chế quốc gia trên biện minh đặc thù của dân tộc.
    b. Công lý cá thể và công lý tập thể: Công lý cá thể phải đứng trên thứ tự giá trị cao hơn là nhu cầu tập thể nếu các yếu tố khác được ngang hàng như nhau. Ðây là vấn đề của chọn lựa ưu tiên và phân định cán cân công lý tùy theo hoàn cảnh. Những vấn đề công ích quốc gia, tập thể phải được công khai lượng định để chinh phục nhân dân về sự chọn lựa liên hệ. Một định hướng mới về ưu tiên cá nhân cho chính trị và pháp chế cho quốc gia phải được phát huy. Nhìn lại lịch sử dân tộc thì trên cương vị cá thể, con người Việt Nam đã hy sinh chính bản thân của mình quá nhiều cho quốc gia, cho giá trị tập thể. Ðã đến lúc mà cán cân giá trị giữa cá nhân và tập thể trên phương diện pháp chế phải đuợc tái phối trí ở một mức độ thích ứng và hợp thời. Lịch sử pháp chế của các nước tiền tiến đều nhắm đến một sự quân bình hợp lý và cần thiết giữa thẩm quyền tập thể và quyền hạn cá thể. Việt Nam chúng ta chưa hề có một khái niệm về tính quân bình nầy và thực tế xã hội và quyền lực chỉ cho thấy một điều là cá nhân con người Việt Nam vẫn chỉ là những con chốt vô nghĩa trên bàn cờ tập thể.
    c. Công lý pháp chế thay vì công lý chính trị: Khi mà lịch sử dân tộc đã tiêu thụ hết cái nhiệt tình chính trị trừu tượng cho giá trị tập thể; khi mà với biết bao máu xương và khổ đau đã phải hứng chịu bởi con người Việt Nam thì đã đến lúc luật pháp phải bước vào để làm nguội lắng năng lực lý tưởng quốc gia trên cơ sở nhân bản, phổ biến, khách quan và lý tính. Ðây là yếu tính của công lý pháp chế thay vì công lý chính trị. Từ căn bản nầy, một cá thể pháp lý tượng trưng cho nền pháp chế mới là một công dân có ý thức trong bốI cảnh và tiêu chuẩn đạo đức và xã hội thời đại trên hai vế trách nhiệm và quyền hạn. Mệnh lệnh đạo đức chính trị phải nhường bước cho mệnh lệnh luật pháp: cá thể phải hành động hay không, bị trừng phạt hay không là tùy vào giá trị thời đại đã được chọn lựa và định chế hóa thành văn và khách quan qua thẩm quyền pháp chế chứ không là vì nhu cầu chính trị. Chủ đích pháp chế là một nền công lý hiệu năng và khách quan thay vì công lý dự phóng và lý tưởng.
    d. Công lý kinh tế và công bằng xã hội: Pháp chế hóa công quyền và xã hội là khai thông hóa những con lộ cơ hội kinh tế và xã hội cho đại đa số quốc dân. Luật pháp không phải chỉ dành riêng cho một thiểu số quần chúng có quyền lực, có giáo dục, ở thành thị mà phải là bao gồm và nhắm đến đại đa số quần chúng, nhất là ở nông thôn và giới nghèo khổ, lao động, dân trí thấp. Ðây là cái tiến trình mở rộng cái cổ chai ( De Soto's bell-jar) nhằm chuyển hóa một văn hóa xã hội và kinh tế ngoài vòng pháp luật ( extra-legals) trở nên một xã hội thông thoáng, rõ ràng và mở lối cơ hội và quyền hạn bao gồm. Trên định hướng phổ biến và đồng đều cơ hội này, một số cải tổ cần phải thực thi. Về phương diện bất động sản, xây dựng một định chế sở hữu chủ minh bạch, khách quan, hiệu năng, tôn trọng quyền tư hữu sẽ tạo nên một năng động kinh tế mới mà trong đó cái số vốn bị nằm yên (dead capital) sẽ được tác động và giao thương, đưa vốn kinh tế quốc gia lên một tầm mức cao hơn. Và hơn thế nữa, việc cần làm khẩn cấp là cải tổ chế độ thuế khóa - nhất là trên lãnh vực thuế lợi tức và thuế bất động sản - thích hợp và hiệu năng. Về lãnh vực thuế nhà đất, Việt Nam đang ở trong giai đoạn khủng hoảng, lẫn về cơ bản khái niệm lẫn chính sách và định chế, quy tắc. Thuế bất động sản ở các thành phố lớn ở Việt Nam sẽ đem đến những nguồn tài chánh dồi dào cho quốc gia, tạo năng động tái phối trí tài nguyên và giàu có, cũng như là cơ chế công bình hóa cán cân kinh tế xã hội.
    Khi hướng về những vấn đề của đất nước và con người Việt Nam, với nhiều lo lắng trộn lẫn với ít nhiều hy vọng, chúng tôi thiết nghĩ rằng con người và cơ chế Việt Nam có xứng đáng với nhu cầu của thời đại và khả thể tối ưu của dân tộc hay không là tùy vào ý thức, trách nhiệm, lòng can đảm và ý chí tác hành của đại khối con dân Việt, dù ở trên cương vị nào. Ðịnh chế và cơ cấu quốc gia chỉ có thể hiệu năng đến mức độ nhân phẩm và kỷ luật đạo đức của con người và nhân sự liên hệ cho phép. Khi cá nhân chưa xứng đáng với lý tưởng quốc gia thì tất cả mọi dự án, công trình cũng chỉ là hình thức ngoại thể vô nghĩa.
    Hồi đầu năm nay, một nhà báo ỡ thành phố Hố Chí Minh đã nói với tôi, đại ý rằng, có thể là dân trí và điều kiện xã hội đất nước hiện nay chưa xứng đáng hay là chưa sẵn sàng để có một chế độ chính trị khác; tuy nhiên, điều chắc chắn là vậy, nếu không có một công cuộc cải tổ sâu rộng nhằm đưa Việt Nam đến một quốc gia pháp trị thì bất cứ dưới chế độ hay hệ thống chính trị công quyền nào đi nữa, dân tộc chúng ta cũng sẽ không thể thăng tiến được./.
    " ... Đẩy mạnh quyền làm chủ của nhân dân, chúng ta sẽ xây dựng thành công CNXH..."
    Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Tiến Lên!
  3. tieuhaidong

    tieuhaidong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    461
    Đã được thích:
    0
    Vài thắc mắc về Hiến Pháp

    Hiến pháp là luật pháp cao nhất (hay cơ bản nhất) của một đất nước. Tôi đọc ở đâu đó một định nghĩa như vậy. Mà đã là hiến pháp, thì mọi điều quy định trong hiến pháp đều phải hết sức rõ rành rành mạch. Nhưng khi đọc bản hiến pháp của nước ta (hiện tại đang là bản hiến pháp năm 1992), tôi thấy có nhiều chỗ phức tạp quá. Vậy xin được đem lên đây để hỏi anh chị em box KHPL, để cái hiểu của tôi về hiến pháp được thêm rõ ràng.

    Một vài thắc mắc của tôi là như thế này:
    1. Nhân dân và nền tảng
    Ở điều 2 của hiến pháp quy định: "Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức."
    Câu màu xanh ý nghĩa rất không rõ ràng. "Nền tảng" ở đây bổ nghĩa cho nhân dân, tức là nền tảng của nhân dân, và xác định rõ nền tảng gồm những thành phần nào. Cái tính không rõ ràng ở đây là "Quyền lực nhà nước" thuộc về nhân dân hay thuộc về nền tảng của nhân dân thôi?

    Tốt nhất là nên viết lại thành
    "Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức."
    thế cho nó rõ ràng?

    2. Điều 4 quy định:
    Ðản g Cộn g sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
    Mọi tổ chức của Ð ảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.


    Ở điều này có một vài vấn đề thế này:
    - một là tự dưng trong hiến pháp lại đi khen ngợi nhau là "trung thành". Chả ai lại đi khen ngợi nhau trong hiến pháp cả, hay trung thành ở đây gắn liền với "quyền lợi", thành "trung thành quyền lợi"? Có lẽ đây là thuật ngữ mới của quốc hội, chính ra phải định nghĩa cho dân hiểu rõ mới đúng.
    - hai là đã nói là "cả dân tộc" rồi, lại còn mang cả "giai cấp công nhân" và "nhân dân lao động" vào nữa, hay là dân tộc ở đây ý nói khác ? Hay các vị làm hiến pháp muốn nhấn mạnh vấn đề gì chăng?
    - ba là: "đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam" có đại diện cho nhân dân Việt nam không? Hỏi như vậy vì ở điều 2 rõ ràng đã nói quyền lực nằm trong tay nhân dân, thế mà đến đây lại có một tổ chức khác lãnh đạo nhà nước thì có vẻ như cãi nhau chan chát thì phải.
    Đáng ra phải sửa điều 2 thành: mọi quyền lực đều nằm trong tay Đ ảng thì mới hợp lý với điều 4 này.

    ....

    Tôi còn nhiều thắc mắc nữa, nhưng hiện giờ cứ tạm đưa 2 cái lên để hỏi các bác đã vậy.
  4. Nimarxnijesus

    Nimarxnijesus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    Ông này đụng vào đúng 2 điều " đại kỵ " đấy nhé ! Cẩn thận mà giữ lấy cái nick .
    Chỉ dám bàn quanh thế này :
    Có tên chúa đảng cướp dẫn quân đến cướp ở 1 làng .
    Ngoài tài sản châu báu, đám cướp cũng cũng bắt cóc và dâng cho chúa đảng 1 cô gái đẹp , tên cướp dùng bạo lực để chiếm đoạt ; trước sự hung bạo , cô gái không thể chống cự nên đành chấp nhận nhưng không vì thế mà quên được người tình xưa .
    Tên cướp biết chuyện ấy, nhưng trước nhan sắc của nàng, hắn cố gắng mua chuộc tình cảm . Đôi lúc, vì ngu dốt, hắn tưởng đấy là tình yêu !
    Ra vẻ nghệ sĩ và cũng ra vẻ có học , hắn ngồi viết thư cho nàng , ngây ngô như thuở ... học trò lớp ba ..
    Nhưng viết đi, viết lại mấy lần, viết sao cũng tự cảm thấy vô duyên đành phải cắt bỏ dần, chỉ còn giữ lại những lời hứa hẹn .
    Đọc lại vài lần nữa, lại thấy những điều hứa chỉ là hứa hão .
    Thật tâm cũng muốn đục bỏ luôn cả lời hứa nhưng đục hết thì chẳng còn gì để người đẹp nghĩ tới thành ra đành giữ nguyên, cuối cùng thì cái lá thư tình chỉ toàn là những lời hứa hão kèm với ràng buộc .
    Nhưng rồi thi tên cướp cũng chỉ giữ được thân xác của nàng , không phải vì nàng chê hắn nữa ( Thật ra thì vì lâu ngày, nàng cũng chẳng còn nhớ đến người tình xưa ) mà chỉ vì chính bản thân tên cướp cũng biết : Hắn chỉ yêu " ta " chứ không yêu " nàng " vì nếu quả là yêu nàng thì hắn đã để cho nàng được tự do chọn lựa và cái yêu đúng nhất lại là : đừng chiếm đoạt nàng .
    Ối ba cái nhạy cảm khó viết quá đi, đề nghị chuyển hướng
    Chuyện tình yêu khó nói lắm người ơi .
    Được nimarxnijesus sửa chữa / chuyển vào 04:07 ngày 13/07/2004
  5. ltv_dhl

    ltv_dhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2004
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi chúng ta đang bàn về ngữ pháp Việt Nam, không có gì "kỵ" lắm.
    Có lẽ những câu văn kiểu như trên là do ảnh hưởng của loại ngữ pháp "khẩu hiệu". Nghe thì loảng xoảng nhưng cắt nghĩa ra (nhất là dịch sang tiếng nước ngoài) thì chẳng ra mô tê gì. Nhưng có điều hay là nếu người đọc không cắt nghĩa cụ thể những câu văn đó thì thì họ lại hiểu được đại ý của người viết muốn nói gì
  6. tieuhaidong

    tieuhaidong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    461
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, em thì em cho là ví dụ của anh lấy hơi ngược.
    Tay tướng cướp kia dù là dùng sức mạnh để cưỡng đoạt người con gái, nhưng chí ít hắn còn có lương tâm và cũng vì mục đích tốt là thương yêu người con gái (?) và muốn chinh phục tâm hồn của nàng. Và người con gái kia nếu có thể giúp tên tướng cướp hoàn lương, thay đổi cái tâm ác thì cũng là một việc hợp với đạo trời. Cũng như tên tướng cướp khi xuất hiện trong cuộc đời của người con gái là một hình ảnh xấu, nên chỉ có thể thay đổi ngược lại là theo chiều hướng tốt lên.
    Em thì em nghĩ đến hình ảnh nàng Kiều gặp Sở Khanh. Tưởng như Kiều gặp được cứu tinh của đời mình, gặp người quân tử, văn nhân nho nhã, sẽ cứu nàng ra khỏi cảnh trái ngang. Nhưng rốt cuộc hoá ra không phải vậy, mà lại bị bán vào lầu xanh, bắt đầu những tháng ngày tủi nhục.
    Một hình ảnh khác là nhân vật Nhạc Bất Quần trong "Tiếu ngạo giang hồ" được giang hồ ca ngợi là quân tử, nhưng rốt cuộc lại hiện nguyên hình là kẻ tiểu nhân nguỵ quân tử, đầy xấu xa nhan hiểm.
    Ở cả 2 hình ảnh này, đều có người con gái tự nguyện (chí ít ra là thế) trao thân gửi phận cho người ngỡ là tử tế, nhưng rốt cuộc lại gặp toàn kẻ vô lại. Thế mới tráo trở làm sao.
    Kính bác
    Được tieuhaidong sửa chữa / chuyển vào 21:43 ngày 13/07/2004
  7. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Vâng, khiếp, em chờ đợi bác tieuhaidong tung chưởng mãi, nhưng mà lúc bác tung ra thì mới biết nội công của bác thâm hậu đến chừng nào . Hic, bác tương cho bọn em một cái topic vĩ mô quá, bái phục, bái phục.
    Dạ, em thì không đủ tầm để lạm bàn về những vấn đề quá ư là to lớn bác đưa ra, chỉ có 2 câu nhắn gửi bác thôi.
    Một là, ngay từ bé chúng ta đã thuộc lòng câu ?oĐảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý? rồi ạ.
    Hai là, trong tất cả mọi thứ đều phải có cái chính, cái phụ. Có thế thì mới tôn vinh được sự quan trọng của cái chính chứ ạ. Nhưng mà theo thời gian thì cái chính có thể trở thành cái phụ và cái phụ hoàn toàn có thể được tôn vinh thành cái chính. Nói chung là chẳng có gì tuyệt đối cả, vì thế cho nên, cứ để nó lơ lửng cá vàng cho dễ, ai hiểu sao thì hiểu, ai tán ra sao thì cứ tán.
    P/S: lần sau bác có ra đề thì ra cái đề dễ dễ một tí, chứ xương không thế này thì ?.
    Được you_know_who_am_I sửa chữa / chuyển vào 14:04 ngày 13/07/2004
  8. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Công nhận topic xương thật
    Liệu điều 2 và điều 4 có mâu thuẫn không ?
    Điều 2 khẳng định quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân
    Điều 4 khẳng định Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội và lại khẳng định tất cả các hoạt động của Đảng đều phải trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật
    ý kiến của em là thế này :trước hết phân tích về điều 2
    quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân, quyền lực bao gồm quyền hành pháp ,lập pháp ,tư pháp . Nhân dân trực tiếp bầu ra quốc hội, kết quả là tất cả mọi quyền lực đổ về quốc hội, khác với các nước khác quốc hội ta có quyền cao nhất
    Về điều 4: có 2 nội dung
    Nội dung 1 là: Đảng lãnh đạo, nhưng đảng lãnh đạo cái gì ? đảng lãnh đạo về đường lối, về công tác ca''n bộ. Nội dung là Đảng đào tạo giới thiệu nhân sự vào các cơ quan quyền lực nhà nước để nhân dân bầu, đảng đề ra các chính sách sách lược để quốc hội biểu quyết thông qua. Cái này em củng không hiểu kĩ nhưng đại loại là thế
    Cái lợi ha.i ở điều 4 chính là nội dung thứ 2, trước đây người ta chỉ biết đến nghị quyết của Đảng mà thôi, nay nội dung lãnh đạo của đảng chỉ bó hẹp ở các vấn đề trên, đồng thời chỉ còn hiệu lực đối với Đảng viên , Đảng phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật mà quốc hội đặt ra
    Có vài ý kiến mong được học hỏi từ các bác
  9. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Các bạn đã gặp Hiến pháp nước nào mà ngay trong Lời nói đầu đã vỗ ngực khoe rằng chúng ta là một đất nước đã từng "uýnh" cả các siêu cường như Mỹ và Pháp, tiếp đó chỉ đích danh "bọn bá quyền Trung Quốc" là kẻ thù của nhân dân chưa.
    Một cách nôm na, tôi có vài câu hỏi thế này:
    1. Nếu bạn ở cạnh một thằng hàng xóm ranh con mà dám dán khẩu hiệu trên bàn thờ rằng gia đình bạn là bá quyền, là kẻ thù của gia đình nó, bạn có bực không?- Thi thoảng cũng phái kiếm cớ để lấn vài tấc ao và hàng ráo nhà nó cho bõ tức chứ!
    2. Nếu bạn gặp một thằng thuyền trài nghèo kiết xác lúc nào cũng vỗ ngực ở chợ rằng nó đã từng đánh đo ván bạn, bạn có mua cá và mua tôm của nó không?
  10. tieuhaidong

    tieuhaidong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    461
    Đã được thích:
    0
    Bạn You know cho là tôi đưa vấn đề ra quá vĩ mô, nhưng tôi lại nghĩ đó là vấn đề hết sức bình thường. Hiến pháp là luật pháp cơ bản của một đất nước và nhân dân phải có quyền được hiểu, được biết và được kiến nghị sửa đổi nếu những điều nằm trong hiến pháp đi ngược lại với quyền lợi, nghĩa vụ của nhân dân, đi ngược lại với sự phát triển, hưng thịnh đất nước.
    Đưa ra những thắc mắc về hiến pháp, mục đích của tôi chỉ để nói lên một điều duy nhất đó là những người góp phần làm ra bản hiến pháp năm 1980 và 1992 đều không có cái tâm trong sáng, đều bị chi phối bởi một lực lượng vô hình, dẫn đến việc tạo ra một bản hiến pháp rất rắc rối mông lung, lại mắc quá nhiều sai lầm thiếu sót.
    Hiến pháp năm 1980 là một bản hiến pháp tệ hại nhất trong số những bản hiến pháp của VN. Và khi tiến hành sửa sai để tạo ra bản hiến pháp 1992, đáng nhẽ ra những người làm hiến pháp phải quay về cái mốc trước đó là bản hiến pháp năm 1959, lấy bản hiến pháp này làm gốc để thay đổi cho phù hợp, thì trái lại, họ lại dùng bản hiến pháp năm 80 để sửa đổi. Kết quả là hiến pháp 92 vẫn không thể thoát ra được nhưng mâu thuẫn tiềm tàng trong hiến pháp 80.
    Để chứng minh, tôi xin đưa ra đây nhận xét về bản HP năm 1980 được đăng trên website của Mặt trận tổ quốc Việt nam:
    "Hiến pháp 1980 ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang chan hoà khí thế lạc quan của cuộc đại thắng mùa Xuân 1975; tưtưởng chủ quan, duy ý chí, nóng vội đã xuất hiện; không kịp thời khắc phục cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trong thời chiến. Hiến pháp 1980 đã không tránh khỏi những nhược điểm nhất định.
    Đại hội lần thứ V của Đảng đã nêu ra và vạch rõ phương hướng khắc phục những sai lầm và nhược điểm đó. Đường lối kinh tế coi công nghiệp hoá là trung tâm của thời kỳ quá độ (Điều 16) về cơ bản là đúng. Nhưng do tưtưởng nóng vội, xuất phát từ tưtưởng muốn đi nhanh, không tính đến khả năng thực tế, nên chủ trương "Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng"; bởi vậy, trong thực tế, chúng ta thiên về xây dựng những công trình công nghiệp nặng và với quy mô lớn. Không coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Không tập trung sức giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Nhiều quy định vượt quá điều kiện kinh tế xã hội cho phép như"Học không phải trả học phí" (Điều 60) "Khám bệnh không phải mất tiền" (Điều 61).
    Do chịu ảnh hưởng của Hiến pháp Liên Xô 1977 và quan niệm giáo điều về nền tảng kinh tế của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là chế độ công hữu về tưliệu sản xuất nên Hiến pháp 1980 quy định về cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, thiết lập và củng cố chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tưliệu sản xuất nhằm thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: Thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động (Điều 18). Một số quy định của Hiến pháp đã cản trở sự phát triển của các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước như"Nhà nước giữ độc quyền về ngoại thương và mọi quan hệ kinh tế khác với nước ngoài" (Điều 21), "Những cơ sở kinh tế của địa chủ phong kiến và tưsản mại bản đều bị quốc hữu hoá không bồi thường" (Điều 25).
    Trong thực tế, quan niệm coi việc giải quyết xong vấn đề sở hữu thì coi nhưcăn bản hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa là một sai lầm, phải trả giá. Bởi vậy, Đại hội VI và các đại hội sau này đều coi cải tạo xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ lâu dài suốt cả thời kỳ quá độ, phải trải qua những bước đi, những hình thức trung gian thích hợp. Một thực tế nữa là: Khi chủ trương làm cho kinh tế xã hội chủ nghĩa chiếm ưu thế, không có nghĩa là phải nhanh chóng xoá bỏ tất cả thành phần kinh tế khác. Trong khi chúng ta tích cực xây dựng các thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, làm cho chúng đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, thì các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, nhưkinh tế tiểu sản xuất hàng hoá, kinh tế tưbản tưnhân vẫn tồn tại có mức độ và có sự quản lý Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là một tồn tại khách quan. Về tổ chức bộ máy Nhà nước, sau một thời gian kiểm nghiệm bằng thực tế nhiều thiết chế Nhà nước tỏ ra kém hiệu quả, chế độ thẩm phán bầu không đảm bảo được tính ổn định và phẩm chất nghề nghiệp của thẩm phán. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước chưa được phân định rõ ràng. Vai trò của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng - người đứng đầu Chính phủ, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất chưa được nổi bật vì có rất ít thẩm quyền. Chế định Chủ tịch tập thể làm cho các quyết định của cơ quan này chậm chạp, không nhanh nhạy với những thay đổi của đời sống xã hội và khó khăn trong việc ngoại giao.
    Tóm lại, sau một thời gian có hiệu lực, nhiều quy định của Hiến pháp 1980 tỏ ra không phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước. Tình hình thực tiễn của đất nước đòi hỏi phải có một bản Hiến pháp mới, phù hợp hơn để thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. "
    Nguồn: HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP 1992 - website mặt trận tổ quốc VN
    Link: http://www.mattran.org.vn/DatnuocVN/VietNam/CHXHCNVN1-2.htm

    Tôi cũng trích ra đây nội dung chương I của bản HP năm 1959:
    CHƯƠNG I
    NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ ​
    Điều 1
    Đất nước Việt Nam là một khối Bắc Nam thống nhất không thể chia cắt.
    Điều 2
    Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, thành lập và củng cố do thắng lợi mà nhân dân Việt Nam đã giành được trong Cách mạng tháng Tám vẻ vang và kháng chiến anh dũng, là một nước dân chủ nhân dân.
    Điều 3
    Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một nước thống nhất gồm nhiều dân tộc.
    Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Nhà nước có nhiệm vụ gìn giữ và phát triển sự đoàn kết giữa các dân tộc. Mọi hành vi khinh miệt, áp bức, chia rẽ dân tộc đều bị nghiêm cấm.
    Các dân tộc có quyền duy trì hoặc sửa đổi phong tục, tập quán, dùng tiếng nói, chữ viết, phát triển văn hoá dân tộc của mình.
    Những địa phương có dân tộc thiểu số sống tập trung thì có thể thành lập khu vực tự trị. Khu vực tự trị là bộ phận không thể tách rời được của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
    Nhà nước ra sức giúp đỡ các dân tộc thiểu số mau tiến kịp trình độ kinh tế và văn hoá chung.
    Điều 4
    Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp và các cơ quan Nhà nước khác đều thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ.
    Điều 5
    Việc tuyển cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp đều tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
    Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp có thể bị cử tri bãi miễn trước khi hết nhiệm kỳ nếu tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
    Điều 6
    Tất cả các cơ quan Nhà nước đều phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân.
    Tất cả các nhân viên cơ quan Nhà nước đều phải trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, tuân theo Hiến pháp và pháp luật, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân.
    Điều 7
    Nhà nước nghiêm cấm và trừng trị mọi hành động phản quốc, chống lại chế độ dân chủ nhân dân, chống lại sự nghiệp thống nhất Tổ quốc.
    Điều 8
    Lực lượng vũ trang của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là của nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ thành quả của cách mạng, bảo vệ độc lập, chủ quyền, lãnh thổ toàn vẹn và an ninh của Tổ quốc, bảo vệ tự do, hạnh phúc và sự nghiệp lao động hoà bình của nhân dân.
    Trong toàn bộ chương I, không hề có một từ nào nói đến giai cấp, nói đến tầng lớp xã hội mà chỉ có một từ "nhân dân". Đó chính là cái đại ý không phân biệt trai gái, giống nòi, tầng lớp xuất thân... Và đó cũng chính là cái tư tưởng đại đoàn kết dân tộc.
    Trong khi đó HP 80 & HP 92 thì lại toàn những lời lẽ gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, chia thành nền tảng với không nền tảng, giai cấp này, giai cấp kia, lại còn tán ra tán vào mấy vị "trung thành quyền lợi" với cả các vị còn lại (số còn lại trên 70 triệu người). Thế mà suốt ngày hô hào ra rả đại đoàn kết với cả tiểu đoàn kết, tập trung dân chủ với cả không tập trung dân chủ!
    Mà cũng có cái hay, là điều 4 ở 3 bản HP (59, 80, 92) đều bàn đến quyền lực. Nhưng ở 2 bản sau (80 & 92) và bản trước 59 lại gờm gờm với nhau phát khiếp
    Được tieuhaidong sửa chữa / chuyển vào 22:41 ngày 13/07/2004

Chia sẻ trang này