1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vài thắc mắc về Hiến Pháp

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Kien_Lua, 07/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Nếu thích rõ ràng (theo hướng của tieuhaidong) thì cách viết trên có vẻ chưa đạt yêu cầu , chẳng cần phải viết thêm cái đoạn đánh số 2 nữa, thay luôn cái cụm đó đó thành 3 chữ đờ cờ sờ cho nhanh -chắc làm vậy không trái ý tieuhaidong ?
    Thực ra thì cái câu ở Điều 2 HP viết rất rõ ràng rồi, chỉ có cái không rõ ràng ở đây chỉ có "ý đồ" của bạn tieuhaidong, cách viết của bạn khiến cho người ta đặng lời mà quên ý ! Làm một phép so sánh, thì cũng chẳng khác gì cách người ta đã xây dựng 1 điều luật nào đó trong HP ;) - đặng lời quên ý hay đặng ý quên lời ?!
    Để tôi "đặng ý quên lời" rồi sẽ viết tiếp sau! Tạm thế đã .
    ------------------------------
    1 topic cũ cũng về Điều 2 HP : http://www.ttvnol.com/khpl/245628/trang-1.ttvn
  2. Nimarxnijesus

    Nimarxnijesus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    Đã bảo chuyện " tình yêu " khó nói mà lại !
    Đầu tiên là hai cái mẫu so sánh của Tiểuhàiđồng nó cũng không hẳn như thế ...
    Thuý Kiều chấp nhận Sở Khanh không vì Sở Khanh chơi bạo lực ... chẳng qua là Thúy Kiều giao duyên lầm tướng cướp như cái nhà chị trong Riz-noir , đàng này, cô gái đã nhất định rằng " em chã, em chã " mà vẫn bị cưỡng bức .
    Đến ví với Nhac Bât Quần thi cũng chỉ 1 phần, Ông này dù sao cũng chỉ đạo đức giả, hèn hạ chứ tài nghệ không phải loại " răng đen mã tấu " , cái vai Nhạc bất quần này cũng cũng chỉ thích hợp với 1 ông CM 1 môn phái ở VN . ( cái này ngoài đề, ai muốn biết thêm xin mời qua box Võ thuật ) .
    Thôi thì cứ coi như là 1 vu cưỡng bức tình cảm đi .
    ===============
    Xin bàn leo về luật 1 tí vậy .
    To satthutinhdoi :
    Tổ chức nhà nước VN rất gần với tổ chức bên xứ tuyết phủ quanh năm Gia nã đại, người dân bầu ra Quốc hội và từ cơ cấu cao nhất nước này, hành pháp, tư pháp được phân nhiệm, phân quyền dựa theo luật, cứ thế mà làm .
    Nhưng 1 điều khác biệt rất lớn là : Ai muốn ra ứng cử cũng được, chẳng cần phải được đảng giới thiệu .
    Tiếng là cơ cấu quyền lục cao nhất, rất nhiều vấn đề quan trọng có tính lâu dài , đã ban hành hoặc phê chuẩn nhưng khó sửa đổi ( hiệp ước quốc tế về lãnh thổ chẳng hạn ) đều phải đưa ra trưng cầu ý kiến dân chứ không phải muốn làm gì thì làm .
    Trong khi đó thì tại VN, các ông chủ tìm trong đám đầy tớ để bầu ra, nhưng khi đầy tớ thương lượng với hàng xóm thì đầy tớ tự quyết, chả cần hỏi ý và ông chủ cũng bị cấm thò mồm vào ; ngay cả nội dung thương lượng cũng được xếp vào loại " top secret " ... cấm bàn, cấm thắc mắc , chỉ được hoan hô !!!
    Như vậy thì sao đây hả điều 2 ?
    ========
    Đến lời bàn của anh LVHa ...
    Quả đúng như anh nói, khổ nỗi là những người soạn lời nói đầu gồm toàn những người say men và ngủ gục trên chiến thắng, lúc ấy họ còn dọa giải phóng cả Mỹ ngay trên đất Mỹ nữa thì ông anh hai phương Bắc có nghĩa lý gì, chưa kể là lúc ấy cũng đang hục hặc về mấy hòn đảo, phải chửi cho sướng chứ !
    Có 1 chuyện vui và cũng khổ cho thân già này vì hay đùa ngay cả lúc tính mạng còn thua con kiến ...
    Anh cán bộ ( may mắn là anh này cũng thuộc loại biết đánh vần thông thạo ) trong lúc ngồi bệt dưới đất quanh thành vòng tròn với anh em SV ( học tập cải tạo tại trường ) giảng rằng :
    Kissinger và cụ Lê nói chuyện tâm tình trong khi nâng ly ăn mừng việc ký kết Hiệp định Paris .
    Kissinger hỏi cụ Lê : Các anh cần gì ?
    Cụ Lê : Chúng tôi cần tiền .
    Kissinger nói : Đúng là thiếu cái gì thì cần cái đó .
    Cụ Lê hỏi lại : Thế các anh cần gì ?
    Kissinger : Cần đạo đức, giữ chữ tín .
    Cụ Lê: Thế thì cũng đúng các anh chưa có nên mới cần .
    Nghe cán bộ kể chuyện với vẻ khoái trí làm cũng khoái trí theo mà ngồi mãi cũng mỏi, chỉ mong cán bộ cho tan học còn chạy về nhà với mẹ đĩ kẻo mẹ đĩ lo , quay qua hỏi thằng bạn :
    Quỳ ( tên của nó ) cần gì ?
    Thằng khỉ chẳng chịu nói cần ăn, cần uống, ... tư nhiên nó la lên : Không có gì quý hơn độc lập tự do .
    Chuyện chẳng có gì thế mà cũng bị anh cán bộ cho là ... nhạy cảm, anh không treo nick ( Làm quái gì có nick mà treo ), anh chỉ " iu ái " cho hai thằng vào 1 phòng riêng , ( Không cho giải thích chứ nếu cho thì bảo đảm dùng miệng lưỡi cãi sạch hết tội ) . Mãi đến khuya mới được gọi ra cho đi về với lời dặn : Lần sau cấm bôi Bác .
    Lung khởi hơi xa, xin trở lại :
    Tôi đọc tên các nước khá nhiều và nhận ra tên hiệu nước mình đang ngắn mà thành dài .
    Pháp chỉ cần ghi : Cộng hoà Pháp .
    Mỹ : Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ ...
    Canada ngắn nhất thế giới : Canada . ai muốn hiểu sao cũng được nhưng hầu hết đều nghĩ rằng nó ngắn nhưng nó đủ .
    Vậy mà tên hiệu nước mình đang ngắn thành dài thì chẳng hiểu vì sợ thiếu hay vì sợ người ta không biết là mình đã có đủ hay đó lại là 1 đích để tiến tới trong vài chục năm và người dân chỉ thấy khi biết chê cơm ?
    Viết đến đây thì cảm thấy không đặng lời mà cũng chả đặng ý , để xem nếu sợi dây lơ lửng chưa nhúc nhích thì mình sẽ nhúc nhích tiếp .
    Được nimarxnijesus sửa chữa / chuyển vào 03:54 ngày 14/07/2004
  3. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Đề tài này rất hay và đang thảo luận dở chừng ... Cám ơn Reme đã nhắc lại, xin moi nó lên đây .
    Hồi đó là ma mới nên " rét " quá, không dám bạo mồm , viết có vài hàng là sợ Constancy nên phải tự ý đục bỏ ....
    Mà cũng khốn khổ cho cái đề tài, cứ bị đá qua đá lại từ PL sang TL rồi lại trở về .
    Mời anh em cùng thảo luận song song với các bài gần đây .
  4. tieuhaidong

    tieuhaidong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    461
    Đã được thích:
    0
    Khi đọc đến đoạn tất cả quyền lực nn thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh công-nông-trí, tôi cứ thấy quen quen là.
    Lục lọi trí nhớ một hồi thì chợt nhớ ra là ngày trước khi còn là học sinh, tôi vẫn được nghe cô giáo kể chuyện lịch sử về các nhân vật anh hùng đứng lên lập trại, tập hợp đông người, đi lạc thảo, quyên góp tiền của địa chủ, cường hào ác bá rồi chia cho dân nghèo theo khẩu hiệu "Lấy của nhà giàu, chia cho nhà nghèo".
    Hồi đó cứ nghe những câu chuyện như thế là tôi thích lắm, cứ mong ước rằng mai mốt mình học võ cho giỏi () rồi tập hợp anh em lại một nơi rồi tiến hành lạc thảo, lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo, để đời sống của mọi người ai cũng giàu như ai, ai cũng sung sướng như ai. Cứ nghĩ đến cái ước mơ nhỏ nhoi thời trẻ con ấy lại thấy nao nao, mà cũng thấy xí hổ nữa
    Lớn thêm một chút, tôi lại được học về chủ nghĩa Mác Lê. Cứ mỗi lần nghe giảng về việc giai cấp công nhân & giai cấp nông dân liên minh với nhau để lập nên chính quyền vô sản, để thành lập một nhà nước chuyên chính và xây dựng một chế độ xã hội công bằng, làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu, là tôi lại chợt nhớ đến cái ước mơ hồi trẻ con kia. Nhưng những lần này thì lại không cảm thấy xí hổ nữa , vì tôi tự nhiên cảm thấy có một chút gì đồng cảm, đồng vọng với chủ nghĩa Mác Lê mà tôi được học.
    Bây giờ, thi thoảng đôi khi tôi vẫn hay nhớ về giấc mơ hổi nhỏ, nhưng bây giờ thì không biết nên xí hổ hay nên vênh mặt lên nữa. Thôi thì cứ viết ra đây chia xẻ với mọi người trước, rồi tôi lại tiếp tục bàn luận về giai cấp sau vậy.
    Chúc mọi người vui vẻ
    Được tieuhaidong sửa chữa / chuyển vào 21:11 ngày 14/07/2004
  5. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Hì hục chuyển font post mấy tài liệu này cho các bạn nghiên cứu .
    Xong rồi .
    Nếu ngại thì cứ xóa nhá cho khỏi rắc rối .
    Rồi cần thì lôi từng đoạn ra đối chiếu cũng được .
  6. tieuhaidong

    tieuhaidong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    461
    Đã được thích:
    0
    Chào chị Remediot,
    Tôi vẫn cứ giữ ý kiến của mình, vẫn thấy để nguyên như vậy là không rõ ràng, gây nhầm lẫn cho người đọc. Thực tế là mọi người vẫn cứ đinh ninh rằng ý nghĩa của câu đó là mọi quyền lực đều nằm trong tay của nhân dân, chứ không để ý là mọi quyền lực chỉ nằm trong tay của công-nông-trí thôi.
    Và về thực chất câu đó thể hiện tính mị dân đến trình độ cao, lại vẫn xác định được lập trường tư tưởng giai cấp. Giả sử có ai không nằm trong liên minh công-nông-trí vẫn thấy rằng mình vẫn được liệt kê vào diện có quyền lực trong tay, câu nói kia không hề gạt mình ra ngoài, và vẫn rất lấy làm sung sướng, hài lòng. Điều này hết sức nguy hiểm vì nó không giúp cho người đó nhận ra vấn đề, cứ tiếp tục trông chờ vào cái mà mình không có.
    Mặt khác, khi xem xét 3 bản hiến pháp 59, 80, 92 thì rõ ràng điều 3 & điều 4 của HP 80 & điều 2 & điều 4 của HP 92 thực chất là được xây dựng từ căn bản là điều 4 của bản HP 59 mà ra, và tựu trung đều bàn về vấn đề quyền lực nhà nước ai được (tham gia) nắm giữ. Cái gốc (59) thì là thuộc về nhân dân, còn sau đó (80 & 92) thì thêm một tổ chức là tập con của nhân dân (chính xác hơn là tập con của công-nông-trí) chia xẻ quyền lực với nhân dân (công nông trí). Mà có lẽ đúng hơn thì tổ chức kia sẽ nắm quyền hành tối thượng là "lãnh đạo nhà nước", chứ không chung chung như "tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân".
    Tóm lại, nếu đã xác định được nhân tố nào thực sự nắm quyền lực và theo như chủ ý của bản hiến pháp (92) là muốn đảm bảo việc nắm quyền lực của nhân tố đó thì tốt nhất là viết thẳng ra cho rõ ràng là "Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về ĐCS", cần gì phải bôi ra điều 2 với điều 4 làm gì.
    Trước sau gì thì đưa ra Quốc hội, mọi đại biểu cũng đồng ý 100%, tại sao cứ phải tìm cách lươn lẹo lập điều này ra làm bình phong rồi lập điều kia ra để đứng trên cái bình phong đó làm gì? Đã có gan đưa điều 4 vào thì bỏ điều 2 đi cũng chằng có gì là không làm được!
  7. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Em có tý thắc mắc nhỏ với bản Hiến pháp mà anh Minh post. Đó là mấy từ viết hoa là do anh Minh tự ý viết hoa hay là từ bản gốc của Hiến pháp đã như vậy rồi? Nếu mà mấy từ viết hoa đó là xuất phát từ bản gốc (khả năng này nhiều hơn) thì mới thấy chủ ý của các nhà làm luật thời đó thật rõ ràng.
    Nhắn anh Minh: mấy cái dấu xxx anh thay bằng "CS" cũng chẳng sao đâu chứ anh để xxx sợ mọi người lại phải tư duy, hơi mệt. :)Mặc dù nếu viết là CS thì vẫn cứ phải tư duy nhưng hình như dễ dàng hơn.
  8. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    to bác Nimarxnijesus:
    Điều 4 đề cập đến vấn đề đảng lãnh đạo , bài post của em là để phân tích nội dung đảng lãnh đạo mà thôi. Đảng lãnh đạo nhưng không có lãnh đạo khơi khơi mà lãnh đạo có nội dung nhất định. Một trong những nội dung đó là đảng giới thiệu nhân sự vào bộ máy công quyền
    về vấn đề giới thiệu người vào cơ quan quyền lực nhà nước(Quốc hội, Hội đồng nhân dân)thì các tổ chức chính trị xã hội khác đều có quyền này cả :hội nông dân, hội phụ nữ.....Trước kia hiếp pháp có qui định người tự ứng cử, nhưng qui định rất chung chung, nay đã được cụ thể hoá (luật bầu cử quốc hội , HĐND, không nhớ chính xác tên). Em sẽ tìm lại các qui định cụ thể rồi post lên
    Bổ sung thêm tí, em được học nhà nước và pháp luật lúc nào cũng mang trong mình tính giai cấp và tính xã hội. Nhà nước ta cũng thế , cũng mang tính giai cấp riêng của mình. Nhưng quan điểm hiện nay (trong thời kì quá độ ) là coi tất cả các tầng lớp , giai tầng trong xã hội đều là những bộ phận của khái niệm lớn hơn là "Nhân Dân", những giai tầng này có những lợi ích khác nhau có khi thống nhất với nhau ,lại có khi xung đột với nhau nhưng bây giờ không có khái niệm đấu tranh giai cấp như hồi xưa ,những xung đột của các giai tầng khác nhau được quan niệm là những mâu thuẫn trong nội bộ "Nhân Dân"
    Và cuối cùng khi tiến tới chủ nghĩa CS thì sẽ không còn nhà nước , không còn bộ máy cưỡng chế nhà nước cũng như sẽ không còn giai cấp nào được coi là giai cấp thống trị. (Đến nay em vẫn chưa hình dung ra xã hội đó là thế nào)
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 22:02 ngày 14/07/2004
    u?c you_know_who_am_I s?a vo 08:28 ngy 15/07/2004
  9. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Bài này anh có từ lâu lắm và các chữ in đậm chắc là do người gõ chứ ngày xưa anh đọc nhiều lần thì chỉ các tiêu đề mới in đậm .
    Nhưng mà đừng tư duy làm gì cho mệt Constancy ạ ... Đọc cho ... vui thôi mà !
    Nói chung, có nhiều điều chỉ để trong lòng .
  10. tieuhaidong

    tieuhaidong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    461
    Đã được thích:
    0
    Chào bác Sát thủ,
    Bác có thể nói rõ hơn về việc lãnh đạo có nội dung của Đ được không ạ?
    Tôi thì thấy là trong toàn bộ hiến pháp và hệ thống luật pháp của Việt nam, không hề có điều khoản nào quy định tính lãnh đạo của Đảng, quy định vai trò trách nhiệm, cách thức tổ chức tiến hành và thực thi quyền lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước. Không rõ tôi có sơ sót ở đâu không nhưng quả thực là như thế.
    Điều 4 rõ ràng đã trao cho Đảng một quyền hành rất lớn là lãnh đạo nhà nước, nhưng đồng thời cũng đặt Đảng vào một khuôn khổ nhất định, ràng buộc nhất định, đó là "Mọi tổ chức của Ðảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật".
    Xét về mặt vị trí của Đảng trong chủ thể nhà nước VN, thì Đảng ở đây tương đương với 3 ngành lập pháp (quốc hội), hành pháp (chính phủ), và tư pháp (hệ thống toà án, vks), nhưng được đặt ở mức cao hơn 3 ngành nói trên và đồng thời có quyền lãnh đạo 3 ngành trên.
    Vấn đề đặt ra ở đây là, trong hiến pháp, chức vụ, quyền hạn, & nhiệm vụ cũng như cách thức tổ chức và thực thi của 3 ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp đều được quy định rõ ràng trong các chương Vi. VII, VIII, IX, X. Chỉ duy nhất có Đảng là không thấy có bất kỳ điều nào của hiến pháp hay pháp luật quy định những vấn đề trên.
    Phải chăng đây là một lỗ hổng luật pháp rất lớn trong hệ thống hiến pháp và luật của nước ta? Nếu không có những điều luật quy định rõ quyền hạn, chức vụ, nhiệm vụ và thời hạn của tổ chức nắm vai trò lãnh đạo nhà nước này, thì liệu rằng tổ chức này có được cho là hoạt động theo hiến pháp và pháp luật không? Hơn nữa nếu tổ chức này lãnh đạo nhà nước mà đi ngược lại với hiến pháp và pháp luật thì sẽ bị xử lý ra sao? Quy định ở đâu? Hay là tổ chức này chẳng bao giờ làm sai cả?
    Khó hiểu! Thật là khó hiểu!

Chia sẻ trang này