1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vài thắc mắc về Hiến Pháp

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Kien_Lua, 07/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Có gì mà khó hiểu ?
    Một hôm, đi dưới trời HN, đọc 1 biểu ngữ đỏ chói :
    Toàn dân quyết tâm phát huy óc sáng tạo của Mác Lênin .
    Đi thêm 1 đoạn lại có 1 biểu ngữ giăng giữa đường :
    Hôm nay có chuyên gia Nhật hướng dẫn sử dụng nồi cơm điện National ....
    Ngẫm nghĩ 1 lúc thì hiểu ngay : À, thời 2 ông này chưa có nồi cơm điện ! Đơn giản thôi mà .
  2. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Trích từ bài của tieuhaidong viết lúc 20:53 ngày 14/07/2004:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Tôi vẫn cứ giữ ý kiến của mình, vẫn thấy để nguyên như vậy là không rõ ràng, gây nhầm lẫn cho người đọc. Thực tế là mọi người vẫn cứ đinh ninh rằng ý nghĩa của câu đó là mọi quyền lực đều nằm trong tay của nhân dân, chứ không để ý là mọi quyền lực chỉ nằm trong tay của công-nông-trí thôi.
    Và về thực chất câu đó thể hiện tính mị dân đến trình độ cao, lại vẫn xác định được lập trường tư tưởng giai cấp. Giả sử có ai không nằm trong liên minh công-nông-trí vẫn thấy rằng mình vẫn được liệt kê vào diện có quyền lực trong tay, câu nói kia không hề gạt mình ra ngoài, và vẫn rất lấy làm sung sướng, hài lòng. Điều này hết sức nguy hiểm vì nó không giúp cho người đó nhận ra vấn đề, cứ tiếp tục trông chờ vào cái mà mình không có.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Chào bạn, câu nói đó không có gì sai nếu bạn có một cách nhìn khác, tổng thể hơn.
    Giai cấp Công Nông và tầng lớp trí thức là thành phần chính của xã hội, và xã hội (VN) luôn hướng tới xây dựng. Các giai cấp và tầng lớp khác chỉ chiếm một thiểu số nhỏ.
    Bạn nói rằng các giai cấp khác không có thực quyền lãnh đạo, quyền lực NN thuộc về nhân dân chỉ là hình thức???
    Trở lại vấn đề Quyền lực NN bắt nguồn từ đâu và thông qua đâu. Chính là bắt nguồn từ nhân dân và thông qua các hình thức bầu cử (ĐB QH và ĐB HDND các cấp), và tất cả các giai cấp, tầng lớp đủ 18 tuổi có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi có quyền ứng cử. Vậy có ai cấm tư sản hay gì gì đó ứng cử và thể hiện chí chí của họ đâu. Có điều là các giai cấp, tầng lớp khác chiếm đa số nên họ lựa chọn ra người của họ mà họ tin cậy, và nếu bạn cho rằng giai cấp nào đó không đưa được người vào là do Hiến pháp quy định thì sai, đó chính là nguyên tắc bỏ phiếu của bất kỳ quốc gia nào: Bình đẳng và đa số thắng thiểu số.
    Như vậy thì có đúng quyền lực NN thuộc về nhân dân không. Quay lại, ở nhiều nước tư bản, họ quy định điều kiện về tiền bạc để trở thành ứng cử viên nghị viện ... vậy giai cấp chiếm đa số, tầng lớp chiếm đa số là trung lưu có thể nắm quyền được không.
    Về lý thuyết, để một công dân trở thành thủ tướng VN rất đơn giản: Ứng cử và trúng cử ĐB QH - không mất một xu nào cả- sau đó tại kỳ họp thứ nhất của QH, người đó tự ứng cử chức Thủ tướng chính phủ và trúng cử - cũng không mất một xu nào cả. Còn trở thành Tổng thống mỹ thì bao nhiêu tiền.
    Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------

    Tóm lại, nếu đã xác định được nhân tố nào thực sự nắm quyền lực và theo như chủ ý của bản hiến pháp (92) là muốn đảm bảo việc nắm quyền lực của nhân tố đó thì tốt nhất là viết thẳng ra cho rõ ràng là "Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về ĐCS", cần gì phải bôi ra điều 2 với điều 4 làm gì.
    Trước sau gì thì đưa ra Quốc hội, mọi đại biểu cũng đồng ý 100%, tại sao cứ phải tìm cách lươn lẹo lập điều này ra làm bình phong rồi lập điều kia ra để đứng trên cái bình phong đó làm gì? Đã có gan đưa điều 4 vào thì bỏ điều 2 đi cũng chằng có gì là không làm được!
    --------------------------------------------------------------------------------
    Bạn lại nhầm lẫn rồi, Đảng không lãnh đạo trực tiếp QH hay Chính phủ, Đảng không bắt Quốc Hội phải làm điều này hay điều khác, Đảng lãnh đạo thông qua các Đảng viên trong tổ chức đó.
    Bạn cũng biết rằng, một Đảng viên của ĐCS hay Đảng dân chủ, Đảng bảo thủ đều phải tuân thủ điều lệ Đảng. Và Đảng CS VN lãnh đạo các cơ quan thông qua lãnh đạo Đảng viên = Điều lệ Đảng. Thông qua các Đại hội Đảng, đã bầu ra cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng thì tất yếu các Đảng viên phải thực hiện chỉ đạo của cơ quan đó.
    Ví dụ, Khi QH quyết định đưa một vấn đề ra xem xét, có hai ý kiến A và B, Cơ quan cao nhất của Đảng cho rằng nên theo phương án B, và lãnh đạo các Đảng viên nên thực hiện, bỏ phiếu theo phương án B. Tại Qh, có người không phải Đảng viên, họ có quyền theo phương án khác, và ĐẢng viên là ĐBQH cũng có quyền cá nhân của mình khi xem xét vấn đề, bạn nên nhớ rằng mọi quyết định đều mang tính bí mật (không thể biết Đại biểu nào quyết định ra sao mà chỉ biết kết quả chung mà thôi). Tuy nhiên Đại biểu là đảng viên không theo ý kiến của Đảng thì tính Đảng, kỷ luật Đảng của người đó không tốt.
    Đảng không quyết vấn đề một cách cụ thể, mà nhiều vấn đề để các cơ quan tự quyết. Bạn nên nhớ rằng ở các nước tư bản cũng vậy thôi. Chỉ có điều Chính phủ thuộc Đảng nào cầm quyền mà thôi.
    Được no-fear sửa chữa / chuyển vào 18:55 ngày 15/07/2004
  3. sinhviendatviet

    sinhviendatviet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2003
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    tôi nghe nói điều 2 đã hủy bỏ rồi mà ? do sai lầm từ trong chủ thuyết, dù sao ai cũng nhận ra điều này, Những người đang tham gia vào các vai trò xử lý cơ cấu tổ chức chính trị và xã hội ai cũng nhận thức ra điều đó nếu tôi nhớ không lầm.
    Còn đều này nữa Pháp luật dĩ nhiên cần thiết đễ bảo vệ nhân dân và sự công bằng của xã hội . Tuy nhiên, pháp luật phải được tao ra và đại diện cho quyền lợi của toàn dân chớ không phải một thành phần hay tập đoàn nào thì mới gọi là hòan hảo,
    qua những lời bàn của các anh chị ở trên em thấy các anh chị hình như cũng có chút chút ý kiến về DC phải không ?
    Tôi thấy VN cũng tốt lắm chứ có sao đâu, này nhé , có bầu cử, có quốc hội mà nhiều người bảo là không dân chủ và nói này nói nọ .
    Thử xem qua các chế độ Đa đảng cãc nứơc xem sao ? Hãy tưởng tượng 1 chiếc ô tô có 3, 4 tay lái và hành khách đều nghĩ mình là tài xế , thế có chết không cơ chứ.
    .Hãy nhớ rằng cho dù không đồng ý, chúng ta vẫn phải tôn trọng hiến pháp và pháp luật . Nếu khôn ngoan thật sự thì hãy tranh đấu trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật ấy cho phép. thân mến
    Được sinhviendatviet sửa chữa / chuyển vào 22:28 ngày 15/07/2004
  4. tieuhaidong

    tieuhaidong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    461
    Đã được thích:
    0
    OK, đầu tiên là để tôi làm rõ cái sự không rõ ràng của câu chúng ta đang đề cập đến, sau đó sẽ trả lời các ý trong bài của bác.
    Câu nguyên văn:
    Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.
    Tôi cho là có thể được hiểu theo 2 nghĩa:
    Nghĩa 1: Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân (mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức).
    Nghĩa 2: Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.
    Nghĩa 1 là nghĩa gốc của câu ban đầu. Thành phần trong ngoặc dùng để giải thích thêm nền tảng của nhân dân là những thành phần nào chứ không tham gia để xác định nghĩa chính của câu (Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân). Như vậy, thành phần trong ngoặc là thừa khi đưa vào điều luật của hiến pháp. Rõ ràng nó chỉ làm cho câu văn thêm phức tạp, rắc rối, chẳng giải quyết được vấn đề gì ngoại trừ việc nhấn mạnh tính giai cấp trong bản hiến pháp này cũng như nhấn mạnh cái cơ cấu của nền chuyên chính vô sản được tạo dựng bởi công-nông-trí.
    Nghĩa 2 là nghĩa do tôi đưa ra. Nghĩa này trái với nghĩa 1, nghĩa gốc của câu ban đầu, nhưng lại hoàn toàn hợp lý nếu kết hợp với điều 4 và với lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê.
    Và quay trở lại với cái gốc của vấn đề: HP 80 được tạo ra hoàn toàn gắn liền với mục đích đưa lý luận về chuyên chính vô sản và chủ nghĩa XH (CNCS) vào hiến pháp.
    Kết hợp với những điểm tôi phân tích ở các bài viết trước, một câu hỏi được đặt ra là có hay không một thế lực nào đó đứng đằng sau QH, chỉ đạo và áp đặt tư tưởng cho các nhà lập pháp để ép buộc các đại biểu quốc hội thông qua một bản hiến pháp có rất nhiều sai trái bất cập nhất từ trước tới nay: bản HP năm 1980.
    Trở lại với bài viết của bác, tôi xin được bàn với bác một vài khía cạnh dưới đây:
    Bác có chắc chắn rằng XH tương lai mà VN luôn muốn hướng tới sẽ là xã hội mà công-nông-trí sẽ là những thành phần chính, còn các g/c, tầng lớp khác chỉ chiếm thiểu số? Nếu thực sự như vậy thì đó là một xã hội hết sức kỳ cục. Có lẽ lúc đó xã hội đó sẽ đạt được chỉ tiêu "công bằng" nhưng là nghèo công bằng như nhau, ai ai cũng trở thành vô sản, không có tư liệu sản xuất, trong khi các tầng lớp khác vì chỉ chiếm thiểu số nên sẽ chẳng có nhiều người dồi dào về tư liệu sản xuất. Nếu đó là XH mà VN muốn vươn tới thì thật là hết sức nguy hiểm.
    Nói quyền lực NN thuộc về nhân dân thực sự chỉ là hình thức, nếu không muốn nói là nguỵ biện, giả dối. Trên thế giới chỉ có những nước sau quy định quyền lực NN thuộc về nhân dân:
    1. Trung Quốc: quy định ở điều 2 hiến pháp
    Article 2. All power in the People''''s Republic of China belongs to the people. The organs through which the people exercise state power are the National People''''s Congress and the local people''''s congresses at different levels. The people administer state affairs and manage economic, cultural and social affairs through various channels and in various ways in accordance with the law.
    2. Bắc Hàn: quy định tại điều 4:
    Article 4
    The sovereignty of the DPRK resides in the workers, peasants, working intellectuals and all other working people.
    The working people exercise power through their representative organs -- the Supreme People''''s Assembly and local people''''s assemblies at all levels.

    3. Cu ba: quy định tại điều 3
    ARTICLE 3. In the Republic of Cuba sovereignty lies in the people, from whom originates all the power of the state. That power is exercised directly or through the assemblies of People?Ts Power and other state bodies which derive their authority from these assemblies, in the form and according to the norms established in the Constitution and by law.
    When no other recourse is possible, all citizens have the right to struggle through all means, including armed struggle, against anyone who tries to overthrow the political, social and economic order established in this Constitution.
    4. Việt nam
    5. Liên Xô (cũ):
    Article 2
    (1) All power in the USSR belongs to the people.
    (2) The people exercise state power through Soviets of People''''s Deputies, which constitute the political foundation of the USSR.
    (3) All other state bodies are under the control of, and accountable to, the Soviets of People''''s Deputies.
    Ngoài những nước này ra, các nước khác chỉ quy định/làm rõ quyền lực nhà nước của 3 bộ phận hành pháp, tư pháp, và lập pháp. Ngoài ra, một số nước theo chế độ quân chủ lập hiến thì có thêm phần quy định về chế độ quân chủ và những người đứng đầu (vua, nữ hoàng).
    Những phần nói về nhân dân là những điều luật quy định các quyền, trách nhiệm, & nghĩa vụ của công dân.
    Vậy nếu quyền lực NN thuộc về nhân dân thật thì tại sao các nước khác không quy định điều đó?
    Tôi xin trả lời là không phải quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Đây chỉ là nguỵ biện. Người dân có quyền đi bầu/bỏ phiếu (cũng như có quyền không đi bầu/bỏ phiếu) cho những người nắm quyền lực thực sự, điều đó không có nghĩa là quyền lực đó cũng thuộc về người dân. Nếu có thì đấy chỉ là bánh vẽ, không hơn, không kém.
    Tôi không nghĩ có nước nào có quy định như vậy. Bác có thể chứng minh không?
    Về lý thuyết nhé, muốn trở thành tổng thống Mỹ cũng không mất một xu. Ứng viên chỉ cần có đủ chữ ký ủng hộ, nộp đơn ứng cử, rồi chờ đến ngày bầu cử dân bầu xong là thành tổng thống. Không hề mất một xu!
    Nhưng đấy chỉ là lý thuyết thôi.
    Trong hiến pháp và pháp luật VN, không hề có điều khoản nào quy định, làm rõ Đảng lãnh đạo bằng cách nào, trực tiếp hay không trực tiếp, thông qua các Đảng viên hay bắt buộc các cơ quan quyền lực khác. Còn điều lệ Đảng không có giá trị về mặt pháp lý!
    Nếu Cơ quan cao nhất của Đảng cho rằng nên theo phương án B mà các cơ quan quyền lực nhà nước làm theo phương án A thì không còn gì gọi là lãnh đạo nữa cả! Lãnh đạo mà muốn làm một đằng cấp dưới lại làm một nẻo thì hỏng bét?
    Chúc sức khỏe bác
    Được tieuhaidong sửa chữa / chuyển vào 22:05 ngày 17/07/2004
  5. Nimarxnijesus

    Nimarxnijesus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    Bạn tieuhaidong nên biết rằng nhiều anh em chúng ta ở đây " nói dzậy mà hổng phải dzậy " .
    Tôi thì ít quan tâm đến hình thức cũng như nội dung các bản hiến pháp vì ngay đến HP Irắc, A Phú Hãn ... tuy chưa được đọc nhưng có lẽ cũng khẳng định thể chế dân chủ Cộng hoà và cũng bảo rằng nhân dân làm chủ, dân được pháp luật bảo vệ và hưởng các quyền tự do căn bản .
    Vấn đề luôn luôn nằm ở thiện chí của chính quyền và ý thức dân chủ của nhân dân .
    Ở vào thời điểm đang phát triển, chúng ta cần 1 sự thông cảm cho nhà nước về việc hạn chế ít, nhiều về quyền tự do nhưng người ta cũng khó thông cảm cho việc sắp xếp các bản án một cách lộ liễu mà nguyên nhân chính không phải vì ấu trĩ trong chính trị mà là vì thiếu sót 1 tinh thần độc lập của tư pháp .
    Chỉ trong 1 vị thế phân quyền rõ ràng và độc lập, Tư pháp mới có thể hành xử đúng theo tinh thần các điều luật và mới có thể đưa ra các biện pháp chế tài khi cần đối với các cơ quan nhà nước cũng như đối với các thành phần đảng viên ..
    Khi nào, các Chánh Án và nhân viên thi hành Pháp luật cũng là đảng viên và phải - Theo anh NL viết -
    1/ Thông qua các Đại hội Đảng, đã bầu ra cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng thì tất yếu các Đảng viên phải thực hiện chỉ đạo của cơ quan đó.
    2/ Tuy nhiên Đại biểu là đảng viên không theo ý kiến của Đảng thì tính Đảng, kỷ luật Đảng của người đó không tốt.
    Thì không bao giờ có thể có được " Chí công vô tư " trong sinh hoạt PL mà chỉ có thể nói rằng đấy là toà án đảng để xử nhân dân chứ không thể gọi là toà án nhân dân .
    Tôi cũng chưa hiểu được là : Giả sử có những điều luật hay quy định đối nghịch với các điều trong HP thì cơ quan nào sẽ đứng ra xét xử ... chắc cũng lại phải nhờ vào đảng !!!
  6. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Trích từ bài của tieuhaidong viết lúc 08:34 ngày 16/07/2004:
    --------------------------------------------------------------------------------
    OK, đầu tiên là để tôi làm rõ cái sự không rõ ràng của câu chúng ta đang đề cập đến, sau đó sẽ trả lời các ý trong bài của bác.
    Câu nguyên văn:
    Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.
    Tôi cho là có thể được hiểu theo 2 nghĩa:
    Nghĩa 1: Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân (mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức).
    Nghĩa 2: Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.
    Nghĩa 1 là nghĩa gốc của câu ban đầu. Thành phần trong ngoặc dùng để giải thích thêm nền tảng của nhân dân là những thành phần nào chứ không tham gia để xác định nghĩa chính của câu (Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân). Như vậy, thành phần trong ngoặc là thừa khi đưa vào điều luật của hiến pháp. Rõ ràng nó chỉ làm cho câu văn thêm phức tạp, rắc rối, chẳng giải quyết được vấn đề gì ngoại trừ việc nhấn mạnh tính giai cấp trong bản hiến pháp này cũng như nhấn mạnh cái cơ cấu của nền chuyên chính vô sản được tạo dựng bởi công-nông-trí.
    Nghĩa 2 là nghĩa do tôi đưa ra. Nghĩa này trái với nghĩa 1, nghĩa gốc của câu ban đầu, nhưng lại hoàn toàn hợp lý nếu kết hợp với điều 4 và với lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê.
    Và quay trở lại với cái gốc của vấn đề: HP 80 được tạo ra hoàn toàn gắn liền với mục đích đưa lý luận về chuyên chính vô sản và chủ nghĩa XH (CNCS) vào hiến pháp.
    Kết hợp với những điểm tôi phân tích ở các bài viết trước, một câu hỏi được đặt ra là có hay không một thế lực nào đó đứng đằng sau QH, chỉ đạo và áp đặt tư tưởng cho các nhà lập pháp để ép buộc các đại biểu quốc hội thông qua một bản hiến pháp có rất nhiều sai trái bất cập nhất từ trước tới nay: bản HP năm 1980.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Thấy các bác tranh luận về vấn đề này Magic cũng muốn tham gia một chút mà trước hết xin phép "trình bày đôi chút" với ông bạn tieuhaidong này về mặt câu chữ và cách hiểu của bạn.
    Bạn hiểu theo ý 1 trên kia và lập luận như vậy tôi thấy có sai lầm rất lớn. Rõ ràng Điều 2 quy định : Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.. Quyền lực NN thuộc về nhân dân, nền tảng của nhân dân, của quyền lực đó chính là liên minh giai cấp công-nông-trí thức. Từ "nhân dân" bình thường mà xét thì nó cũng gần giống với khái niệm "toàn bộ cư dân của 1 nước" mà ở đây là của VN. Trong xã hội nào cũng có rất nhiều thành phần tuy nhiên đối với xã hội Việt Nam, giai cấp công nhân+nông dân+tầng lớp trí thức không chỉ là thành phần chiếm đa số mà còn chính là những người đã sáng lập và lãnh đạo Đảng cho tới thời điểm này. Do đó, nếu theo ý bạn cái câu giải thích dưới là thừa thì bạn sai rồi. Để có được một thể chế như hiện nay, để có được một Nhà nước Việt Nam như hiện nay người Việt nam không phải đi cướp của người khác mà đã phải tốn không biết bao nhiêu công sức và xương máu-điều này bạn cũng biết phải không?- mà trong đó liên minh giai cấp công - nông -trí là liên minh có ý nghĩa quyết định trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Như vậy bạn nói rằng đoạn giải thích này thừa tức là bạn đã hoàn toàn phủ nhận những gì liên minh giai cấp này đã làm? Nếu bạn làm một điều gì đó có ích cho xã hội-bạn có muốn người khắc nhắc đến tên bạn không? Và nếu người ta không nhắc đến bạn mà nhắc đến một người khác trong khi chính vì có bạn thì mới có kết quả đó thì bạn sẽ nghĩ sao? Hơ..bạn đã nói rằng đó là một câu giải thích và thừa nhưng đó là với bạn, bạn đã có một lượng tri thức đủ lớn để hiểu được điều này mà không cần người kách phải giải thích thêm...nhưng còn đại đa số những người khác, đặc biệt là những người ít khi tiếp xúc với những bản Hiến pháp của VN liệu họ có thể hiểu ngay ra điều "nền tảng là liên minh.." mà không cần giải thích !!! Nếu theo bạn nó là thừa thì khi nói "quyền lực NN thuộc về nhân dân"...như đã nói ở trên...nếu nói thế này thì người ta biết "nhân dân " ở đây là ai, là thành phần nào...nếu chỉ nói vậy thì tính giai cấp để ở đâu?
    Sang đến ý thứ 2 mà bạn có đưa ra khi cho rằng quyền lực NN hoàn toàn thuộc về liên minh giai cấp công - nông - trí và qua đây kết hợp với Đ4 bạn cho rằng Đảng hoàn toàn nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối, điều này đúng nhưng suy nghĩ của bạn về phương thức lãnh đạo của Đảng là sai lầm. Cái này anh ngứa lưỡi đã giải thích rồi. Xem xét điều 4 ta hoàn toàn có thể hình dung ra phương thức lãnh đạo của Đảng.
    Điều 4
    Đảng CS Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
    Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
    Đảng CS là đội tiên phong, là đại biểu của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, của cả dân tộc ===> là đội tiên phong, là đại biểu chứ không phải là một quyền lực tối cao chi phối mọi hoạt động lãnh đạo NN và XH. Chính vì có câu này và câu cuối cùng "Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật "mà câu tiếp theo là "...là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" đã phần nào thể hiện được phương thức lãnh đạo, các công cụ lãnh đạo của Đảng CS. Không biết mình có hiểu sai không nhỉ, Đảng lãnh đạo NN và XH bằng đường lối, chính sách, cương lĩnh...đó là sự lãnh đạo ở tầm vĩ mô....việc triển khai, thực hiện chúng là ở các cơ quan Nhà nước. Đảng CS không bao giờ giơ tay chỉ trỏ bắt cơ quan Nhà nước phải làm thế này phải làm thế kia cả...Cái này bạn nói rằng Đảng CS đứng sau làm một thế lực để chỉ đạo hoàn toàn các hoạt động của các cơ quan NN ngay cả trong lập pháp là sai.
    See you next !
    Được MagicEyesInParadise sửa chữa / chuyển vào 19:52 ngày 16/07/2004
  7. bigapple_k33

    bigapple_k33 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    1.035
    Đã được thích:
    1
    Tôi thấy mấy người thích bới lông tìm vết, tỏ vẻ hiểu pháp luật nhưng thực chất lại không phải. Tại sao tôi nói vậy? Thứ nhất, mọi luật lệ đều là sản phẩm của con người cả, mục đích của nó là để mọi người phải tôn trọng và tuân theo nó . Khi mà các văn bản pháp lý có hiệu lực thì mọi công dân đều phải tôn trọng nó. Hơn nữa, luật pháp dựa trên nên tảng quản lý xã hội, duy trì trật tự và vì sự phát triển chung của xã hội. Bởi vậy, tôn trọng luật pháp là nghĩa vụ của người công dân. Nếu các bạn không tôn trọng luật pháp, vi phạm luật pháp thì bạn đã tự tưóc quyền công dân của mình.
    Thứ hai, các điều khoản trong hiến pháp là do ý chí chung của các nhà lập pháp, đó là quốc hội. Sau đó văn bản này sẽ được đưa ra để trưng cầu dân ý, chỉnh sửa theo thời gian cho phù hợp. Vì vậy, hiến pháp thể hiện những thực trạng hiện tại trong một quốc gia, như khuôn khổ quản lý, các vấn đề liên quan đến con người, đất nước , quyền lực quản lý ... Vậy thì việc các bạn bới móc điều 2 và 4 theo câu chữ chỉ là một việc làm ngô nghê mang tính chất bới bèo ra bọ một cách vô bổ.
    Thứ ba, các điều khoản trong hiến pháp đều được đưa ra trên cơ sở hợp hiến được dân chúng trong nước và các quốc gia khác thừa nhận, chỉ có những nhà lập pháp sau khi căn cứ vào các biến đổi của xã hội và dân ý mới có thể sửa đổi hiên pháp mà thôi. Vậy thì cho đến khi các điều khoản mà bạn muốn xoá hay sửa đổi sẽ hoàn toàn không phụ thuộc vào một cá nhân hay một thiểu số nào đó. Đây là một điều hiển nhiên mà tôi thấy có nhiều người không thừa nhận.
    Thứ tư, các bạn nói có sự mâu thuẫn giữa điều 2 và 4 trong hiến pháp nhưng sự chỉ ra cái mâu thuẫn đó lại không rõ ràng. Những lý giải của các bạn chỉ thể hiện sự không rõ ràng do không hiểu chứ không chỉ ra được mâu thuẫn. Điều này làm cho người đọc ý kiến hiểu rằng các bạn rất ngô nghê hay cố chấp không chịu hiểu điều quy định trong hiến pháp. Nói rõ thêm là ý kiến của các bạn chỉ mang tính chất dè bỉu một cách vô cớ và thiên cưỡng, không mang tính chất nghiên cứu pháp lý gì cả.
    Tóm lại, nếu như các bạn không chấp nhận được thực tại thì đừng có ghép vào thực tại những tưởng tượng của riêng mình. Nếu như các bạn không muốn hiểu hay chấp nhận hiến pháp thì các bạn hãy cố gắng đừng vi phạm quy định của nó. Thứ nữa, nếu các bạn cho rằng hiến pháp đó không hợp hiến, sai lầm, mâu thuẫn, hay khó hiểu thì phải chứng minh.
    Cuối cùng, có một điều tôi muốn nói rằng nếu hiểu vấn đề thì hẵng nói, nếu chưa hiểu hay hiểu chưa rõ thì đừng nói về điều mình không biết như vậy. Cho dù bạn không tôn trọng hiến pháp của Việt nam thi cũng đừng để người khác coi thường bạn khi đọc ý kiến bạn nêu ra.
  8. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Chấp nhận theo ý của bạn bigapple_k33 là chúng ta đang cố bới lá tìm sâu, bới sâu tìm vết...cuối cùng cũng chẳng được lợi gì, Hiến pháp...nghe đến là vãi rồi...Khà khà...xin lỗi anh bạn tieuhaidong, hôm qua vừa mò về đến Hà nội ngứa tay viết lách chưa ra gì nên bị "choảng"..ặc ặc....Magic sợ roài. Nhưng như ông bạn đã nói, có đi có lại mới toại lòng nhau...hi vọng là chỉ "toại lòng" thôi chứ không mất lòng......hết đồ đánh tiết canh...vịt.
    Trước hết cũng rất buồn là từ một topic nói về Luật Hiến pháp với những thắc mắc về câu chữ...thừa hay không thừa, đúng hay chưa đúng...nó đã chuyển thành đề tài để chúng ta "chỉnh nhau" về câu chữ. Nhưng nếu thật sự muốn nói về câu chữ thì phải nói là Magic đã ngồi suốt buối sáng hôm nay đọc lại tất cả những bài viết của tieuhaidong nhưng cũng không thể hiểu ý của ông bạn thắc mắc cuối cùng là cái gì. Nếu như chỉ bàn về câu chữ không thôi thì với lối văn lủng củng của mình Magic không muốn bàn vì từ xưa đến giờ văn chỉ được 5 điểm là cao, không dám ba hoa múa mép cùng các bác.
    Hê...không phải chạy trốn nhưng hôm nay không được khoẻ lém, khi nào ông bạn tieuhaidong muốn quay lại tranh luận về nội dung thì Magic sẽ tiếp chiêu, còn bàn về từ ngữ và sửa nhau thế này thì chịu. Hôm trước có post bài để tranh luận về câu từ nhưng đó là cách hiểu câu từ của tieuhaidong chứ Magic không muốn chỉnh từ ngữ chút nào. Dù sao ông bạn bỏ công sức nghiên cứu bài viết của Magic từng chữ một như vậy cũng đã là quá vinh hạnh cho Magic roài. Nhưng cũng tiếc là hiểu sai quá nhiều.
    Chỉ cần trích đoạn này thôi, đề nghị tieuhaidong đọc lại bài của Magic và chính bài của mình, uốn cong lưỡi lên coi Magic viết thế này bao giờ...nếu muốn giúp magic về câu chữ cũng đọc kĩ chút chứ...
    Được MagicEyesInParadise sửa chữa / chuyển vào 17:09 ngày 17/07/2004
  9. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Sinh con rồi mới sinh chạ
    Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông là ở điểm này đây .
    1 HP được soạn và ban hành bởi QH mà QH lại chỉ được công nhận sau khi đã có HP ....
    Thường thì việc soạn thảo HP được giao cho 1 cơ cấu gọi là Quốc hội LẬP HIẾN, quy tụ những đại diện do dân bầu hoặc chỉ định với kiến thức chuyên môn về luật .
    Khi soạn thảo, bàn bạc xong, sẽ đưa ra trưng cầu dân ý ( thường thì chẳng ai dám phản đối ) , HP sẽ được ban hành , Trách nhiệm của QH lập hiến coi như chấm dứt và các cơ cấu chính quyền sẽ dựa vào tinh thần bản HP để thành lập .
  10. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Mời bác xem lại lịch sử hình thành nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, xem thử rằng lúc đó có thành lập được cái như bác nói không?. Việc đầu tiên là bầu QH để thành lập một Nhà nước của nhân dân, để thế giới công nhận đã trong tình thế thù trong, giặc ngoài.
    Bác lý luận quá.

Chia sẻ trang này