1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vài thắc mắc về Hiến Pháp

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Kien_Lua, 07/08/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Không lý luận quá đâu bạn Ngualuoi, ở đây không hề có ý chê bai hoặc coi thường công lao cách mạng .
    Chúng ta chỉ nhìn vấn đề dựa vào nguyên tắc PL căn bản thôi .
    Bối cảnh lịch sử luôn được đưa ra 1 cái cớ , Quốc gia nào trong quá trình hình thành nhà nước cũng phải trải qua không khó khăn này thì khó khăn nọ .
    Vấn đề chỉ là Nhà cầm quyền muốn thực hiện ra sao thôi ...
    Mà vấn đề tôi cho là không khó vì chính phủ lâm thời của 1 quốc gia cứ việc cho tổ chức soạn thảo, ban hành hiến pháp song song với công việc điều hành lãnh đạo đất nước .
    Trong bản HP sẽ ấn định phương thức chuyển tiếp là xong . Tất cả mọi cơ cấu sẽ tổ chức lại với danh chính, ngôn thuận dựa vào tinh thần bản HP này .
  2. tieuhaidong

    tieuhaidong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    461
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, xin chào cao thủ LSVH (& Học thuật).
    Gớm, bác quá bộ sang đây chơi, chưa trà nước gì mà đã phủ đầu tôi thế thì tôi sợ chết khiếp
    Đọc bài của bác xong là tôi biết ngay bác là cao thủ bên LSVH . Chả là bên LSVH có 2 tuyệt chiêu lợi hại vô cùng, 1 là chụp mũ "*********" cho đối phương, 2 là dùng chiêu khích bẩn đối phương như bác đang sử dụng đây. Bái phục, bái phục
    May cho tôi là thời gian trước tôi bị dính chưởng roài, mà kết quả là phải tự treo nick của mình 1 tháng để tìm hiểu xem có phải đúng là mình bới lông tìm vết không. Rốt cuộc tôi cũng nhận ra cái lối không tranh luận lại được thì tìm cách xiên xỏ đối phương để đối phương tự cảm thấy có lỗi, nản lòng mà rút.
    Về bài của bác, bác đang cố tỏ ra là bậc thông thái để phán xét vấn đề, nhưng lập luận của bác thì lại đầy sơ hở và rất ngô nghê. Cụ thể thế này:
    Về ý thứ nhất: "mọi luật lệ đều là sản phẩm của con người cả" nhưng không phải là cứ làm ra xong là đưa lên bàn thờ để thờ suốt đời bất kể đúng sai. Mọi luật lệ chỉ đúng trong một khoảng thời gian, không gian và hoàn cảnh xác định, thậm chí còn sai ngay trong thời điểm luật được làm ra. Chứng minh cho điều này rất đơn giản, trong một bài tôi viết ở chủ đề này đã đưa ra những điểm sai sót của bản HP năm 1980 được đăng trên website của mặt trận tổ quốc VN, bác đọc lại để hiểu vấn đề.
    Luật đã không thể luôn luôn đúng thì cần phải góp ý, tìm ra những cái sai để sửa. Còn vấn đề tôn trọng, ý thức tôn trọng luật lại là vấn đề khác và chủ đề này không đề cập đến vấn đề đấy, nên bác cũng đừng đem ra để nguỵ biện làm gì.
    Về ý thứ 2: Bác viết loạn xị ngậu một hồi rồi đưa ra một câu kết luận chẳng ăn nhằm gì với những điều bác viết trước đó, lại không hề đưa ra dẫn chứng chứng minh cho những điều mình kết luận. Điều này chứng tỏ khả năng diễn đạt vấn đề của bác thế nào, và cũng giúp tôi hiểu tại sao bác lại phê phán người khác là lý luận ngô nghê, bới bèo ra bọ.
    Về ý thứ 3: Hiến pháp của nước mình mà phải đem ra cho các nước khác thừa nhận thì thật không còn gì để nói! Công nhận trình độ của bác cao thủ thật.
    Về ý thứ 4: Lại vẫn một giọng điệu, một kiểu viết vu vạ, la làng lên là mọi người thế này, mọi người thế kia nhưng không hề đưa ra được lấy nửa cái dẫn chứng, ví dụ để chứng minh. Có lẽ phải mời bác gặp chị Nở để tranh luận cho xứng đôi, bác nhỉ?
    Tóm lại, sau khi đọc bài của bác xong thì tôi nhận thấy quả thực lý luận của tôi ngô nghê thật, và quả thật mọi người đang cười tôi thối mũi, ôi, tôi lấy làm xí hổ quá
  3. bigapple_k33

    bigapple_k33 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    1.035
    Đã được thích:
    1
    Một điều tôi thực sự thấy ngạc nhiên là tôi không hề dùng từ "*********" trong các bài viết của mình, có lẽ bạn bị mê sảng hay bị bệnh gì đó nên khi thấy bài của người khác viết phản biện lại thì cho là chụp mũ. Chưa cần nói đến nội dung bạn tranh luận, chỉ ở khía cạnh này cũng thấy bạn tỏ ra mình là một người kém cỏi trong tranh luận.
    Bây giờ tôi xin nói rõ thêm về những ý tôi đã trình bày và chỉ ra thêm những yếu điểm của bạn trong phản biện.
    1. Pháp luật là sản phẩm của con người, đây là một điều hiển nhiên và không ai có thể chối cãi được. Việc người ta đề ra pháp luật không phải để một chỗ như bạn nghĩ đâu. Cụ thể, các hoạt động của mỗi cá nhân, tổ chức trong xã hội đều bị điều chỉnh bởi hiến pháp. Cái hình tượng bạn nói "để lên bàn thờ" thật là ngô nghê, chứng tỏ sự nhìn nhận của bạn cực đoan, bệnh hoạn, và thiên cưỡng. Thử hỏi nếu như cái bạn nói là "để trên bàn thờ" đó không được sử dụng thì tất cả các văn bản dười luật được bổ sung và sửa đổi với mục tiêu điêu chỉnh cho phù hợp với xã hội sẽ căn cứ vào đâu? Các chứng từ, giấy tờ mang tính pháp lý có còn có tác dụng không? Các bản án hay sự biện luận của luật sư được căn cứ vao đâu vậy? Chẳng nhẽ chỉ vì một vài điều bạn cho là bất hợp lý trong hiến pháp đủ để bạn thảy cả một văn bản có giá trị pháp lý cao nhất vào một chỗ??? Có lẽ ngoài việc nhắc đến việc bới lông tìm vết thì có lẽ nên nói thêm đôi chút về sự thiển cận và ngốc nghếch của bạn nữa mới đầy đủ.
    Một điều nữa tôi xin lưu ý thêm đó là do hiến pháp là sản phẩm của con người nên họ cho thể thay đổi, điều chỉnh lại nó theo thời gian. Hiến pháp của VN đã qua nhiều lần điều chỉnh cho phù hợp với thực tế xã hội. Điều này bạn đã thấy rồi nên khỏi cần chứng minh.
    Về vấn đề thứ hai, ý của tôi nói rằng việc soạn thảo ra hiến pháp đó là do ý chí của người viết ra nó, các căn cứ của người viết được dựa trên nghiên cứu xã hội, các vấn đề mới chưa được điều chỉnh, hoàn chỉnh các điều luật cũ, củng cố hay bổ trợ cho các tổ chức bọ máy nhà nước, quyền hạn.... Và việc điều 2 và 4 trong hiến pháp quy định về quyền lực là một điều dĩ nhiên mà thôi. Cho dù 2 điều khoản này không hợp ý bạn hay nhiều người thì khi nó đã có hiệu lực và chưa có sự điều chỉnh gì mới thì việc bàn cãi của bạn chẳng có một tác dụng thiết thực gì cả. Nói cách khác là việc bới lông tìm vết chỉ là câu chuyện cho vui chứ chẳng có một tác dụng nào khác. Hơn nữa, nếu bạn không thuyết phục để làm thay đổi ý chí của những người viết nên hiến pháp thì việc bạn làm ở đây là một điều vô bổ. Tôi biết mặc dù bạn không thừa nhận nhưng đó lại là sự thực.
    Điểm thứ 3, khi bạn nhắc đến một đất nước có độc lập chủ quyền chắc chắn bạn phải thừa nhận và tôn trọng luật pháp của nước đó. Bạn thử tìm hiểu xem trong hiến chương của LHQ có nhắc đến điều này không nhé. Thêm nữa, bạn thử nhìn thực tiễn xung quanh một chút sẽ thấy điều tôi nói. Sẽ có nhiều ví dụ để chứng minh điều tôi nói như sự thay đổi ở Iraq, vấn đề Đài loan....Thêm nữa nếu bạn là công dân nước ngoài muốn vào một nước thì cần một cái mà người ta nói là thị thực nhập cảnh và hộ chiếu, những cái này cũng liên quan đến hiến pháp và sự tôn trong hiến pháp của nước sở tại đó. Vậy thì cái kết luận của bạn về ý kiến của tôi có ngô nghê hay không??? Tôi nghĩ rằng bạn là người hiểu về ngôn ngữ trong giấy tờ nhưng lại ít vận dụng cái sự hiểu của bạn vảo thực tiễn nên tôi không trách bạn hồ đồ khi viết như vậy.
    Điểm thứ 4, trong điều 2 và điều 4 của hiến pháp 1992 có nhiều điểm cần giải thích rõ thêm. Người đọc dễ hiểu lầm quy định của 2 điều đó. Tuy nhiên, về việc định ra vai trò của DCS trong hiến pháp không có gì sai trái cả. Khi mà sự tồn tại của 2 điều khoản đó không còn phù hợp với hiện tại nữa thì người ta sẽ sửa chữa, điều chỉnh hay thay thế nó. Cho đến khi 2 điều này được thay đổi thì sự tồn tại của chúng vẫn là hợp hiến, hợp pháp và có hiệu lực về mặt pháp lý. Sự tồn tại của 2 điều khoản này cũng nói lên sự logic và hợp lý của nó trong hiến pháp theo cách giải thích của cơ quan lập pháp. Chính vì lý do đó mà tôi nói rằng việc cố gắng bới lông tìm vết ở 2 điều khoản này là một việc làm cố chấp không quan tâm vấn đề từ 2 chiều đồng thời cũng thể hiện một lối tiếp cận nghiên cứu pháp lý nông cạn.

    Một điều tôi xin góp ý thêm là trong tất cả các ý phản biện của bạn đều không đưa ra một lý lẽ hay dẫn chứng gì cả, có chăng chỉ là những ngôn từ như bạn nói là "Rốt cuộc tôi cũng nhận ra cái lối không tranh luận lại được thì tìm cách xiên xỏ đối phương để đối phương tự cảm thấy có lỗi, nản lòng mà rút." Thú thực tôi cũng cảm thấy ngượng giùm bạn. Hy vọng bạn có thể đưa ra các ý kiến phản biện mang tính chất thuyết phục hơn. Tranh luận để giúp ta hiểu biết thêm về vấn đề chứ không phải để tăng kỹ năng "xỏ xiên" như bạn nói. Mong bạn hiểu điều tôi muốn nói và cởi mở hon trong tranh luận.
    ATB,
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 15:33 ngày 19/07/2004
  4. tieuhaidong

    tieuhaidong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    461
    Đã được thích:
    0
    Lý do thù trong giặc ngoài chỉ giải thích được cho trường hợp bản HP đầu tiên, chứ không giải thích được cho 3 bản sau.
  5. tieuhaidong

    tieuhaidong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    461
    Đã được thích:
    0
    Hay lắm, bạn hay lắm! Rất khâm phục bạn!
    Lần đầu tiên tôi gặp một bài tranh luận mà giúp tôi học hỏi được nhiều điều, cảm ơn bạn.
    Thường thì trên diễn đàn mọi người hầu như chỉ tranh luận về mặt nội dung, riêng bạn không chỉ tranh luận về nội dung mà còn góp ý về cách lập luận, phản biện (vốn là cái gốc quyết định nội dung). (Không biết topic [topic]378434[/topic] có liên quan gì đến phương pháp tranh luận của bạn không, nếu có thì quả là tôi phải mua bằng được cuốn này vậy)
    OK, trước hết tôi muốn nói rõ là tôi mới bắt đầu đọc & học các tài liệu văn bản luật trong thời gian gần đây, trước đây tôi cũng chưa từng được học qua khoá học nào về luật. Vì thế mọi tranh luận của tôi ở đây đều chỉ nhằm mục đích học hỏi & thu lượm kiến thức về luật, chứ không dám nhận chữ "nghiên cứu" mà bạn nói. Và tôi nói xuất phát điểm của tôi để bạn mạnh dạn phê bình để tôi có thể mở mang thêm tầm hiểu biết.
    Bài viết trước của tôi trả lời bạn theo lối khích bác, vốn chỉ nhằm mục đích kích thích bác tranh luận cụ thể hơn chứ không nêu vấn đề một cách chung chung, đồng thời cũng để xem bạn tham gia tranh luận thực lòng hay chỉ vào thả một vài câu rồi bỏ đi. Cách viết của tôi có lẽ không rõ ràng lắm, nên kết hợp với bài viết kế tiếp của bạn, tôi xin được viết lại như thế này:
    *) Về chuyện chữ "*********", ý của tôi muốn diễn đạt ở bài trước là:
    Có một số người tham gia tranh luận, khi gặp các chủ đề có hơi hướng chính trị, thiên về chính trị thì thường dùng 2 phương thức để tấn công đối phương:
    - phương thức 1 là gọi đối phương là thành phần ********* để đối phương vì e dè mà nản lòng rút lui.
    - phương thức 2 là nói đối phương bới lông tìm vết, bới bèo ra bọ để đối phương thấy xấu hổ mà rút lui.
    Trong 2 phương cách trên thì bài viết (trước) của bạn áp dụng phương thức thứ 2 (chứ không phải áp dụng cả 2 cách).
    Như vậy, vì tôi diễn đạt không rõ nghĩa nên khiến bạn hiểu lầm, thật đáng trách. Đồng thời, khi đọc bài thứ 2 của bạn tôi thấy bạn thực sự muốn tranh luận thật lòng, vì thế tôi cũng xin rút lại ý này của tôi.
    Còn dưới đây sẽ là các ý đưa ra trong bài:
    1. Trong ý thứ nhất này tôi có dùng hình tượng "để lên bàn thờ" gây cảm giác mạnh quá nên bạn không thích (và bạn cũng nhân tiện cho tôi luôn một bài ), nên tôi sẽ rút lại. Đồng thời cách viết của tôi do ảnh hưởng bởi hình tượng đó nên không truyền tải được ý tôi muốn diễn đạt, nên tôi sẽ viết lại thế này:
    Vì là sản phẩm của con người nên pháp luật đôi khi có thể có sai sót. Mà nếu là đã có sai sót thì phải góp ý để chỉnh sửa cho phù hợp. Toàn bộ các bài viết từ đầu đến giờ chỉ nhằm mục đích tìm hiểu xem đoạn câu chữ này là thừa hay không, viết như vậy đã phù hợp hay không, có nên sửa đi không, chứ không hề nói đến chuyện có nên tôn trọng nữa hay không. Vì vậy, việc bạn đưa vấn đề tôn trọng hiến pháp và pháp luật vào đây là lạc đề. Hơn nữa tôn trọng hiến pháp và pháp luật không có nghĩa là không được quyền đóng góp ý kiến về hiến pháp và pháp luật. Việc đóng góp ý kiến này hoàn toàn phù hợp với những điều luật quy định trong hiến pháp và luật. Và tôi cũng rất đồng ý với ý kiến thêm này của bạn:
    Ở đoạn được bôi vàng, bạn giải thích việc các điều khoản trong hiến pháp được làm ra như thế nào, và thể hiện những vấn đề gì. Nhưng đoạn này không thể nào giúp bạn đưa đến kết luận về việc "bới móc" điều 2 và 4 theo câu chữ như chúng tôi làm là ngô nghê, là bới bèo ra bọ một cách vô bổ.
    Nếu bạn muốn đưa ra kết luận như vậy thì bạn phải lấy được những đoạn trong các bài viết của chúng tôi là bới móc, là ngô nghê. Như thế mới giúp bạn kết luận vấn đề được.
    Ở bài tiếp theo, bạn viết là:
    Bạn vẫn dùng cách cũ là nêu một ý khác và kết luận một ý khác. Ở đây tôi vẫn không thấy được tại sao "việc điều 2 và 4 trong hiến pháp quy định về quyền lực là một điều dĩ nhiên".
    Còn trên thực tế, những bài viết của tôi chỉ nhằm làm sáng tỏ những thắc mắc của tôi về hiến pháp. Cái tác dụng thiết thực nhất (đối với tôi) là giúp tôi có một cách hiểu thấu đáo vấn đề. Tất nhiên đối với bạn, bạn cho là không có tác dụng nào hết thì cũng hết sức hợp lý. Tuy nhiên bạn cũng có ý cho là tôi đang tìm cách thuyết phục để làm thay đổi ý chí của những người viết lên hiến pháp. Nếu quả có vậy thì đó cũng là tác dụng hết sức thiết thực đấy chứ? Còn tất nhiên, làm được hay không lại là chuyện khác, lại là "lòng dân, ý Đảng", không thể khiên cưỡng được!
    3. Ở điểm thứ 3 này tôi có mấy ý sau phản biện lại:
    một là: bạn chưa chứng minh được tại sao các quốc gia khác phải thừa nhận hiến pháp của một nước. Bạn nhắc đến hiến chương của LHQ nhưng bạn không nói rõ đến điều khoản nào, mục nào quy định thì cũng không phải cách lập luận tốt để chứng minh vấn đề. Và cho dù tiếp theo bạn có nhắc đến Iraq, Đài Loan, vẫn không xác định được điều gì rõ ràng ở đây, không giúp bạn chứng minh được việc thừa nhận hiến pháp của các nước khác. Và kể cả những vấn đề về hộ chiếu, thị thực, bạn chỉ đưa ra để mở rộng thêm vấn đề, chứ không giải quyết được vấn đề gì.
    .....
  6. bigapple_k33

    bigapple_k33 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    1.035
    Đã được thích:
    1
    Phản hồi lại ý kiến của bạn tieuhaidong, tôi xin viết thêm cho thật rõ nghĩa các ý kiến của mình để bạn có thể hiểu được.
    Về vấn đề thứ nhất, ý tôi nói là nếu bạn tôn trọng HP sẽ phải tìm kiếm các văn bản giải thích để hiểu rõ các từ ngữ trong đó là gì. Do VN chưa có hệ cơ sở dữ liệu về pháp lý online nên bạn sẽ rất vất vả khi tìm kiém và tra cứu. Tuy vậy, bạn có thể liên hệ với một vài công ty luật ở VN để hỏi họ về thông tin cũng như các cơ sở dữ liệu. Khi bạn đọc và hiểu theo đúng cách dẫn giải rồi thì không còn gì đáng bàn. Nếu bạn chỉ đánh giá luật pháp theo kiểu chữ nghĩa và hiểu sai quy định thực của nó là chỉ được hiểu như vậy mà thôi, thì có lẽ không còn gì để nói nữa. Bạn sống theo pháp luật thì phải hiểu rõ pháp luật quy định gì và được hiểu thế nào. Còn việc bạn muốn tìm sự sai phạm, thừa thiếu... thì tôi nghĩ là ngây ngô và không cần thiết vì bản thân người viết ra các điều khoản đó đã cân nhắc thêm bớt nhiều lần để cho nó hoàn chỉnh về chữ nghĩa rồi. Lưu ý bạn, trước HP 1992 còn có nhiều bản khác trước đó, không thể nói người làm luật ở VN mắc các khiếm khuyết về câu chữ được.
    Điểm thứ 2 tôi nói vậy mà bạn không hiểu thì cũng đành chịu vậy. Tóm lại, nếu người viết HP nói rằng quyền lực tối cao là do nhân dân và DCS nắm vai trò lãnh đạo là do ý chí của họ. Và từ ý chí của họ, họ đưa ra sự giải thích rõ ràng về 2 điều này. Nếu họ thấy mâu thuẫn thì họ sẽ sửa còn nếu không thì họ để vậy. Và sự tồn tại 2 điều khoản này thể hiện một điều rằng không có sự mâu thuẫn nào cả (theo ý chí cũng như quan điểm của cơ quan lập pháp, hành pháp, và tư pháp VN). Vậy thì việc bạn bới móc tìm mâu thuẫn theo cách hiểu của bạn có thể nói là ngô nghê hay không? (chắc là đúng, chí ít là trong con mắt những người lập pháp)
    Về vấn đề thứ 3 bạn muốn có dẫn chứng về quy định trong hiến chương liên hiệp quốc (Chater of the United Nations 1945) thì vào cái link sau http://www.un.org/aboutun/charter/ (đọc chương 11, điều 73 và 74. Nếu có nhiều thời gian, bạn nên đọc toàn bộ bản hiến chương này để hiểu thêm.)
    CHAPTER XI
    DECLARATION REGARDING NON-SELF-GOVERNING TERRITORIES
    --------------------------------------------------------------------------------
    Article 73
    Members of the United Nations which have or assume responsibilities for the administration of territories whose peoples have not yet attained a full measure of self-government recognize the principle that the interests of the inhabitants of these territories are paramount, and accept as a sacred trust the obligation to promote to the utmost, within the system of international peace and security established by the present Charter, the well-being of the inhabitants of these territories, and, to this end:
    a. to ensure, with due respect for the culture of the peoples concerned, their political, economic, social, and educational advancement, their just treatment, and their protection against abuses;
    b. to develop self-government, to take due account of the political aspirations of the peoples, and to assist them in the progressive development of their free political institutions, according to the particular circumstances of each territory and its peoples and their varying stages of advancement;
    c. to further international peace and security;
    d. to promote constructive measures of development, to encourage research, and to co-operate with one another and, when and where appropriate, with specialized international bodies with a view to the practical achievement of the social, economic, and scientific purposes set forth in this Article; and
    e. to transmit regularly to the Secretary-General for information purposes, subject *****ch limitation as security and constitutional considerations may require, statistical and other information of a technical nature relating to economic, social, and educational con***ions in the territories for which they are respectively responsible other than those territories to which Chapters XII and XIII apply.
    Article 74
    Members of the United Nations also agree that their policy in respect of the territories to which this Chapter applies, no less than in respect of their metropolitan areas, must be based on the general principle of good-neighbourliness, due account being taken of the interests and well-being of the rest of the world, in social, economic, and commercial matters.
    Còn về vấn đề đang tranh cãi ở Đài loan (TQ và DL) và Iraq (lập nhà nước mới và xét xử Hussen) có rất nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật của các nước cũng như việc phải tôn trọng hệ thống pháp lý đó.
    Nếu bạn từng đọc nhiều bản hiến pháp của các nước, bạn sẽ hiểu nhiều điều mà trên thực tế nó điều chỉnh cái gì và hiệu lực của nó như thế nào? Để lấy ví dụ cụ thể cho bạn hiểu, cuốn hộ chiếu là văn bản chứng minh anh/chị là công dân của nước nào, căn cứ vào đâu để họ coi người đó là công dân? chắc chắn là theo hiến pháp của nước xuất xứ, sự thừa nhận quốc tế về văn bản này. Thêm một ví dụ nữa, trong việc phân định lãnh thổ, quan hệ ngoại giao và các ứng xử mang tính quốc tế, chính phủ của một nước (được xác định bởi HP và được thê giới, LHQ thừa nhận) sẽ có tư cách đại diện cho đất nước đó thực hiện việc đàm phán, ký kết...
    Hy vọng các dẫn chứng tôi nêu ra ở đây đủ để chứng minh điều tôi nói và làm cho bạn hiểu thêm.
    ATB,
  7. bigapple_k33

    bigapple_k33 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    1.035
    Đã được thích:
    1
    Quên mất, để tránh hiểu nhầm cho vấn đề thứ 3, các bạn đọc thêm chuơng 12 và 13 nữa nhé (http://www.un.org/aboutun/charter/).
    ATB,
  8. tieuhaidong

    tieuhaidong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    461
    Đã được thích:
    0
    Vâng, bạn cho là tôn trọng hiến pháp thì "phải tìm kiếm các văn bản giải thích để hiểu rõ các từ ngữ trong đó là gì". Quả có đúng thế, và cũng đúng là tôi không có điều kiện để tiếp xúc với các văn bản giải thích này. Nhưng thế tôi lên đây hỏi để làm rõ những thắc mắc của tôi thì có nghĩa là tôi không tôn trọng hiến pháp à? Việc tôi khỏi cũng không khác cái định nghĩa tôn trọng hiến pháp của bạn là mấy đâu, sao cứ phải khó khăn với nhau thế? Take it easy!
    Bạn cũng "xui" tôi tiếp xúc với các công ty luật để tìm hiểu thông tin, xin trả lời với bạn:
    - một là ở trên đây, trong box KHPL này, có rất nhiều luật sư cũng như có người làm trong các lĩnh vực, bộ phận, cơ quan khác nhau như toà án, viện KS, công an, và ngay cả các công ty luật cũng có. Vậy việc tôi lên đây hỏi với việc đi hỏi các công ty luật thì có hơn gì không?
    - hai là, theo luật định việc giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh là một trong những nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban thường vụ QH. Bạn lại xui tôi đi tiếp xúc với các công ty luật thì lại hoá ra tiền mất tật mang sao?
    Mà bạn ạ, tôi mới lên đây hỏi có ít câu mà bạn đã cho tôi là ngô nghê, là bới bèo ra bọ, thế nhỡ tôi lại mang mấy câu hỏi này đi gặp các vị ở UBTVQH mà chẳng may có một vài vị tính tình giống bạn, thì chắc tôi bị mắng té tát, xối xả vào mặt chứ lại chả chơi à? Chí ít ra nếu hỏi ở trên này mà bị mắng là ngô nghê thì còn rút kinh nghiệm để đến lúc gặp các cụ hỏi han cho đàng hoàng, và cũng còn đở tủi thân nếu bị mắng chứ? Làm gì mà bạn cứ phải khó khăn, vặn vẹo đủ đường để nói tôi là không tôn trọng hiến pháp, với cả ngô nghê bới bèo ra bọ?
    Bạn nếu đã ra nước ngoài đi học thì cũng biết ở nước ngoài chả ai chê là đặt câu hỏi dở cả, mà họ luôn khuyến khích đặt câu hỏi. Câu hỏi nào không trả lời được, hoặc khó trả lời còn được khen là "good question" nữa. Thế mới làm cho con người ta hăng hái hỏi để rút ra vấn đề, làm rõ vấn đề chứ? Chứ còn nếu người được hỏi ai cũng như bạn thì chả có ma nào dám hỏi lấy nửa câu. Mà cái này là hiện tượng cực kỳ phổ biến ở VN, ai mà bị hỏi là cảm thấy bực, rồi không trả lời được, không giải thích được thì thấy cay cú, thấy tức, phải mắng ngay là ngô nghê, là bới bèo ra bọ. Làm thế chỉ khổ những người muốn tìm hiểu vấn đề càng ngại hỏi, không dám hỏi và phải chấp nhận tất cả những vấn đề được đưa ra mặc dù chả hiểu tí gì.
    Nói thế lại mới sực nhớ ra, chả hiểu hồi trước mấy bản hiến pháp đưa ra cho toàn dân xem xét và đóng góp ý kiến thì không hiểu dân làm thế nào để đóng góp ý kiến? Muốn hiểu thì phải tìm các công ty luật (hồi đó hiếm à!) với cả UBTVQH tìm hiểu, hoặc lại căn cứ vào nội dung giải thích của những người làm ra bản hiến pháp, chứ nhất định là không được hiểu theo ý khác. Nếu quả có vậy thì việc có một bản hiến pháp như ngày hôm nay cũng là điều dễ hiểu. Thật là hay quá, hay hay quá!
    Bạn lại cũng lưu ý tôi là "trước HP 1992 còn có nhiều bản khác trước đó". Quả thực nhờ bạn lưu ý nên tôi sực nhớ là trong các bài viết của mình, tôi mới chỉ đưa ra, nói đến có 3 bản hiến pháp (59, 80, 92) thôi mà không nói nốt bản HP năm 46. Và cũng nhờ bạn lưu ý nên tôi mới thực sự hiểu tại sao bạn lại có thể đưa ra một kết luận về những thắc mắc của tôi là ngô nghê, bới bèo ra bọ. Nếu tôi không nhầm thì hoặc là bạn đọc bài đầu tiên rồi lao vào tranh luận ngay, hoặc là đọc các bài một cách rất hời hợt, cưỡi ngựa xem hoa (xin lỗi chị Reme ). Nếu quả có vậy thì cũng dễ hiểu thôi.
    Thôi thì nhân tiện bạn nhắc đến các bản hiến pháp, tôi cũng tóm lược và đưa ra cụ thể vài điểm này để cho bạn xem hoa luôn thể:
    1. Vấn đề quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
    Điều 4 HP 59 viết:
    Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp và các cơ quan Nhà nước khác đều thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ.
    Điều 6 HP 80 viết:
    Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.
    Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.
    Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là cơ sở chính trị của hệ thống cơ quan Nhà nước.
    Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
    Điều 2 HP 92 viết:
    Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.
    Điều 6 HP 92 viết:
    Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.
    Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
    ===
    Nếu bạn đọc những điều tôi trích bên trên thì bạn sẽ thấy, dù là có thêm bớt, sửa chữa, xé lẻ thành các điều riêng biệt, thì vấn đề quyền lực nhà nước được đưa ra cũng không thể thoát khỏi cái đại ý:
    Tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.
    Và dù có giải thích thế nào chăng nữa thì quyền lực thuộc về nhân dân được quy định ở đây cũng không thể nào vuợt ra khỏi cách giải thích là quyền lực nhân dân thực chất là quyền đi bầu, bỏ phiếu cho các đại biểu QH, đại biểu HĐND các cấp. Mà những quyền này đã được quy định ở chương "QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN", chứ chẳng có cái quyền lực nhà nước nào thuộc về nhân dân ở đâu hết.
    Cho dù bạn có quanh co, nguỵ biện thế này thế khác thì thực tế vấn đề nó vẫn như vậy. Chẳng qua bạn thích những điều quy định đó nên người khác nói ra bản chất thì không vui mà chê là ngô nghê mà thôi.
    2. Về điều 4 HP 92:
    - HP 46 không có điều khoản tương tự.
    - HP 80:
    Điều 4
    Đảng C.S Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác - Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
    Đảng tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam.
    Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp.
    - HP 92:
    Điều 4
    Đảng C.S Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
    Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
    ===
    Bản HP 80 chịu ảnh hưởng bởi HP 77 của Liên Xô (cũ), thế nên việc đưa điều 4 vào cũng dễ hiểu. Thực ra cũng còn nguyên nhân sâu xa là xác định rõ đảng nào là đảng lãnh đạo (ĐCS), còn đảng nào là đảng làm cảnh, ngồi chơi xơi nước (Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội).
    Đến bản HP 92, khi 2 đảng còn lại bị giải thể thì chuyện có điều 4 hay không cũng chẳng còn ý nghĩa gì, chẳng qua là cứ để đấy cho yên tâm đấy thôi.
    Nói chung việc có điều 4 hay không tôi cũng chả có ý kiến gì. Tôi chỉ thắc mắc tại sao "Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật" mà không thấy có điều luật nào quy định vấn đề này.
    Cho dù tôi có xách dép đi hỏi các cụ ở UBTVQH đi nữa thì tôi cũng chẳng thể nào có được câu trả lời, chứ nói chi đến mấy công ty luật hả bạn?
    Vấn đề đặt ra cũng hết sức đơn giản thôi, giả sử (giả sử nhé) tôi là lãnh đạo Đ, và có một công ty nước ngoài tặng tôi 1 triệu đô, tôi đút túi luôn. Câu hỏi đặt ra (cho bạn BigApple) là trường hợp này tôi nhận tiền là đúng hay sai. Nếu bạn trả lời đúng thì tôi xin kiếu, không tranh luận với bạn nữa.
    Còn nếu bạn trả lời là sai thì sai ở điểm nào? Xử phạt như thế nào? Quy định ở đâu? Áp dụng điều khoản nào?
    Nên nhớ là chỉ là lãnh đạo Đ thôi, chứ không hề kiêm nhiệm bất kỳ chức vụ nào khác.
    Đấy, nếu bác có lòng và có kiến thức, hiểu biết (như tôi đã và đang trông đợi ở bác) thì bác vui lòng chỉ bảo cho tôi, chứ chê tôi ngô nghê làm gì?
    Còn nếu bác chỉ muốn tranh luận để kết luận là tôi ngô nghê, bới bèo ra bọ thì tôi nhận cho bác vui lòng, để khỏi tốn thời gian của nhau vô ích.
    Còn về vấn đề thừa nhận hiến pháp của nhau ý mà, bác chịu khó đọc nghiên cứu lại hiến chương LHQ dùm tôi, chịu khó xem xét lại những điều bác dẫn ra nhé. Bác đưa ra như thế làm tôi thất vọng ở bác quá.
    u?c you_know_who_am_I s?a vo 08:42 ngy 20/07/2004
  9. nmt83

    nmt83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    0
    Bạn thắc mắc là điều 4 nói về Đảng lãnh đạo , nhưng bạn lại không tìm thấy điều luật nào qui định vấn đề này? Vậy bạn đã tìm kĩ chưa ?. Tớ chỉ mong bạn lưu ý vài điều trước khi nghiên cứu về nội dung của điều 4
    Thường các điều trong hiếp pháp , và các văn bản pháp luật dưới hiến pháp đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Muốn tìm hiểu nội dung của 1 điều thì không thể tách nó ra riêng biệt mà phải đặt nó trong mối quan hệ với các điều khoảng khác và cả các văn bản dưới hiến pháp . Đọc bài của bạn , tớ cũng không hiểu rõ lắm , có lẽ bạn chỉ chăm chút từng câu chữ mà không xét đến mối quan hệ tổng thể chăng ?
    Bạn đọc điều 4 của HP 92, trước khi nghiên cứu về nội dung , bạn nên lưu ý cái tinh ý của điều này . Trong HP 80 có nói các tổ chức của Đảng hoạt động trong Hiếp pháp.Trong HP 92 thì mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong hiếp pháp và pháp luật. Hiếp pháp khác với pháp luật , hiếp pháp là 1 bộ phận của pháp luật. Pháp luật gồm Hiến Pháp , Luật, pháp lệnh, các văn bản dưới luật khác . Bạn thấy được cái tinh ý ở điều 4 hiến pháp 92 thì bạn sẽ không nói làm điều 4 để cho yên tăm thôi
    Còn cái ví dụ của bạn, ví dụ là sai nhưng bạn không thấy sai ở chỗ nào thì cũng chỉ tại bạn chăm chút câu chữ một cách bất hợp lí thôi
  10. bigapple_k33

    bigapple_k33 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    1.035
    Đã được thích:
    1
    Bạn Tieuhaidong lý luận nhiều nhưng điều bạn muốn chứng minh là gì đây? Muốn cuộc tranh luận có kết cục thì đừng nên đi lan man và lòng vòng như vậy. Để tôi dùng chính những kết luận của bạn để chỉ ra sự NGÔ NGHÊ của bạn nhé.
    1. Bạn đưa ra các trích dẫn từ các bản HP để làm rõ 2 điểm:
    - Điểm thứ nhất là NHÂN DÂN LÀM CHỦ ĐẤT NƯỚC, nghĩa là quyền lực tối cao thuộc về nhân dân. Điều này hoàn toàn đúng. Việc các bản HP đưa ra điều này là hoàn toán chính xác, đúng đắn, và không thể thiếu trong nội dung của HP. Vậy thì, có cách nhìn nhận gì sai hay mẫu thuẫn trong các điều khoản đề cập tới khoản này???
    Bản thân bạn cũng hiểu là LHQ thừa nhận một quốc gia dựa trên căn cứ có chủ quyền lãnh thổ, dân cư, xã hội, quyền tự quyết và quản lý đất nước. Nếu người dân sống trên vùng lãnh thổ mà không có quyền về chủ quyền, quyết đinh vận mệnh và quản lý đất nước thì vùng lãnh thổ hay dân cư đó sẽ không được coi là một quốc gia. Trích dẫn của tôi trong bài trước đưa ra trong trường hợp tuyên bố không tự quản lý được đất nước hay vùng lãnh thổ thì sẽ được giải quyết thế nào. Nếu bạn đọc bạn sẽ hiểu tại sao tôi viện dẫn chuơng 11, 12 và 13 để nói rằng LHQ và các thành viên phải tôn trọng lãnh thổ, quyền tự quyết, điều hành và quản lý của các nước thành viên. Chính vì vậy mà họ phải tôn trọng hiến pháp của các nước.
    Bạn nên nhớ một điều, nếu không tôn trọng hay thừa nhận hiến pháp của nước khác thì bạn sẽ không xác định được cư dân sống ở đó là ai (quốc tịch), ai là người đại diện quản lý và điều hành đất nước (chính phủ là ai?), các vấn đề liên quan đến đối xử quốc tế là ra sao???
    Vì vậy, kết luận bạn đưa ra về việc nhân dân làm chủ đất nước và có quyền lực cao nhất là một điều hoàn toàn phù hợp với quy định của HP. Điều này cũng khẳng định rằng các điều khoản mà bạn trích dẫn trong các bản HP của VN quy định rất rõ và hợp hiến. VẬY THẮC MẮC CỦA BẠN LÀ GÌ Ở ĐIỂM NÀY?
    - Điểm thứ 2, vai trò lãnh đạo của ĐCS được đưa vào hiến pháp có gì sai??? Tôi biết bạn nhầm lẫn giữa QUYỀN LÀM CHỦ đất nước và QUYỀN LÃNH ĐẠO. Nếu bạn cho rằng ĐCS đóng vai trò lãnh đạo sẽ nắm quyền lực cao nhất là sai hòan toàn. Nếu bạn cho rằng mâu thuẫn xuất phát từ điểm này thì quả thực bạn rất NÔNG CẠN và NGÔ NGHÊ.
    Thứ nhất, bạn đã thừa nhận quyền lãnh đạo tối cao quy định trong hiến pháp là của nhân dân thì việc bầu chọn ra người lãnh đạo cũng phải nằm trong nhân dân. ĐCS từ đâu ra vậy??? Chắc chắn không phải là đo người nước khác nắm rồi. Việc để ĐCS nắm quyền lãnh đạo có gì bất hợp pháp hay sai trái hay không???
    Thứ hai, bạn hiểu thế nào là quyền làm chủ và quyền lãnh đạo??? Phải chăng trong các thuộc tính của quyền làm chủ bao gồm sở hữu, định đoạt, sử dụng, chuyển nhượng, thừa kế... có xung đột với quyền lãnh đạo??? bạn chỉ ra sự mâu thuẫn sao cho hợp lý một chút đi.
    Để cho đơn giản một chút xíu, tôi đưa cho bạn một ví dụ về một công ty cổ phần nhé. Bạn thấy chủ công ty là các cổ đông có đúng không? Người lãnh đạo công ty có phải là tất cả những ông chủ đó không? Quyền lãnh đạo và quyền làm chủ có xung đột thế nào??? Nếu bạn nói rằng chủ tịch hội đồng quản trị nắm quyền lãnh đạo do nắm đa số cổ phần chính là mâu thuẫn thì bạn sai rồi. Anh ta cầm nhiều cổ phiếu thì theo nguyên tắc số đông anh ta có quyền định đoạt cao nhất. Nói cách khác là anh ta sẽ có tư cách chọn lãnh đạo hoặc tự bầu ra người lãnh đạo do anh ta là người đại diện (trên nguyên tắc số đông bầu phiếu) cho chủ sở hữu. Vậy thì chỉ có hiện tượng tương đồng chứ đâu có mâu thuẫn???
    Tôi nghĩ rằng nếu bạn tieuhaidong biết cách copy and paste các điều khoản luật pháp, biết đọc nhưng bạn lại không hiểu và không động não để hiểu nó tại sao cả. bạn cứ thiên cưỡng cãi chày cãi cối để chứng minh một điều mà bản thân bạn đưa ra còn chưa được rõ ràng.
    Nếu như bạn muốn mở rộng tranh luận ra hơn nữa để hiểu biết thêm, bạn hãy tìm cách trả lời cho các câu hỏi tại sao người ta lại quy định như vậy trong hiến pháp, cấu trúc xã hội là như thế nào, nền tảng XH ra sao, tính dân chủ, độc lập...? Đồng thời tôi cũng đề nghị bạn là khi tranh luận hãy chỉ thật rõ quan điểm nhìn nhận của bạn và cố gắng làm cho mọi người hiểu ý bạn muốn nói. Tôi khỏi cần nhắc nhưng nếu bạn đọc lại các ý kiến của mình sẽ thấy bạn đưa cuộc tranh luận theo kiểu quanh co và không có một chủ đích cụ thể nào cả. Còn riêng tôi, câu khẳng định của tôi vẫn chỉ là CHUYỆN CÁC BẠN BÀN CÃI VỀ 2 ĐIỀU KHOẢN TRONG HP LÀ MỘT VIỆC LÀM NGÔ NGHÊ. Từ đầu đến giờ tôi luôn dữ vững quan điểm đó và không đi sai lệch.
    Về vấn đề bạn nói tôi viện dẫn sai vê hiến chương LHQ, có lẽ tôi khỏi cần nói thêm nữa vì đã nói ở phần trên rồi. Còn nếu bạn vẫn khăng khăng là chuyện hiến pháp của một quốc gia không được các nước khác thừa nhận và tôn trọng thì tôi xin thua bạn. Tôi là một công dân VN được xác định bời hiến pháp của VN, tôi cầm hộ chiếu đi bất kỳ đâu quốc gia nào cũng thừa nhận điều đó và họ chỉ được hiểu rằng tôi là công dân VN (nếu như tôi chỉ mang 1 quốc tịch duy nhất là quốc tịch VN). Còn nếu bạn phản đối điều này thì có lẽ bạn là một kẻ .... lưu vong không quốc tịch???
    Tôi hy vọng các ý kiến của tôi giúp bạn hiểu phần nào về pháp lý và nghiên cứu pháp lý. Đồng thời tôi cũng muốn bạn hiểu một điều là ĐỪNG CÓ MANG CÁI Ý THỨC HỆ RA MÀ CÃI NHAU VÌ BẠN CHỈ BIẾT XỎ XIÊN CHỨ ĐÂU MANG TRONG MÌNH MỘT Ý THỨC HỆ. Nếu chúng ta tranh luận một cách đàng hoàng thì hãy bỏ các ngôn từ mang tính chất dè bỉu người khác theo kiểu ý thức hệ hoá mọi điều. Một lần nữa tôi đề nghị bạn hãy CỞI MỞ hơn trong tranh luận.
    ATB,

Chia sẻ trang này