1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vài thắc mắc về luật hợp đồng

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi satthutinhdoi, 10/06/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Vài thắc mắc về luật hợp đồng

    Thấy các bác bàn vài vấn đề trong hợp đồng hôn nhân, em muốn hỏi vài cái trong hợp đồng nói chung (chứ không phải chỉ riêng trong hợp đồng hôn nhân).
    Trich tu bai bac Analysis
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    (1) Vấn đề bạn nói về pre-nuptial agreement thực chất đó chỉ là một mặt (aspect) của luật hợp đồng. Ở common law system, luật hợp đồng là một loại luật mà ít chịu sự chi phối của statute nhất so với những loại luật khác vì quan điểm của người làm luật (legislative và judiciary) là họ muốn cho người tham gia vào hợp đồng có quyền tự do thoả thuận với nhau đến mức cao nhất có thể được.

    (2) Về ví dụ của bạn, bạn nói vào luật pháp Mỹ ở đây mà theo điều bạn nói chắc là bạn đang muốn nói đến vấn đề rescision abnitio của luật hợp đồng do unconscionable conducts, hoặc là do duress, của một bên trong hợp đồng. Giả sử là bạn dùng điểm này làm defense đi nữa thì ví dụ của bạn cũng chưa hợp lý trong việc nếu bạn nói rằng anh VK ký hợp đồng do "lệnh" của người cha thì đây chưa đủ để một quan toà của common law system cho rằng hợp đồng này có thể rescinded dựa trên duress. Đây là lý do mà tớ nói là vì sao ví dụ chưa hợp lý.

    1. Neu co su xung dot giua thong luat va luat thanh van thi luat thanh van se ap dung. Ca thong luat va luat thanh van theo em deu can thiep manh me vao linh vuc hop dong. Su can thiep the hien qua cac khai niem "imply term" (nhung dieu khoan ngu y?), "representaion" (loi trinh bay ?). Ngay ca nhung khai niem ma bac dua ra unconscionable conducts da la su can thiep cua nha nuoc vao hop dong.
    2. duress thi Vietnam co (vo hieu do cuong buc gi` day trong luat dan su). unconscionable conducts thi` khong biet Viet Nam co hay khong . Co'' mot khai niem rat hay ma` em thay Viet Nam chua co (hay la em chua biet) do la "undue influence", loi dung moi quan he dac biet nao day de ep nguoi khac ky hop dong vi'' du cha me, con cai, bac si-benh nhan,xep-nhan vien

    Nho cac bac biet tieng Anh giup em hieu may cau sao day, em tra tu dien ma van khong hieu (tieng anh em hoi yeu)
    1-An action will lie against the guilty party for breach of the collateral contract between the parties (doan nay noi ve Collateral warranties)
    2-When a partnership is dissolved: - a process pf winding up is required (doan nay noi ve terminating a partnership)
    3-Cac bac co the cho em vi du ve "ratification" va "ostensible authority" duoc khong a.
    4-? the defect in the goods existed only because of compliance with a mandatory standard applicable to the goods.
    ? A state of scientific or technical knowledge at the time when the goods were supplied by their actual manufacturer was not such as to enable the defect to be discovered. This is the development risk defence.
    ca 2 doan nay noi ve " the defect in the goods"
    Cam on cac bac nhieu.

    P/s: (Sao tu nhien may kho go duoc tieng Viet, mong cac bac thong cam.)
  2. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay anh không thể nào trả lời hết câu hỏi của em được cho nên chỉ trả lời một ít và xin hẹn lại trong tuần khi anh rảnh sẽ lên trả lời cho em. Anh học luật hoàn toàn bằng tiếng Anh và anh không bao giờ dịch nó ra bằng tiếng Việt để hiểu vì khi hành nghề anh không cần dùng đến tiếng Việt cho nên sẽ có đôi khi anh phải dùng từ bằng tiếng Anh mong em thông cảm trong những trường hợp đó. Nếu em không hiểu hãy hỏi lại anh để giải thích ra cho em hiểu nghe. Chúc em học may mắn.
    (1) Câu một có nghĩa là như thế này. Trong luật hợp đồng thỉnh thoảng có hợp đồng chính (primary contract) và hợp đồng phụ (secondary contract). Hợp đồng phụ hầu như có thể là một warranty (bảo đảm) nào đó. Anh ví dụ em ký hợp đồng mua máy ảnh với anh nhưng em không có tiền. Ngân hàng của em mới đưa ra một guaranty là họ sẽ trả tiền cho anh. Cái này là collateral contract hay secondary contract đây. Luật common law gọi cái này là tri-partie contract. Nếu như guarantor vi phạm guaranty đó (breach of promise ví dụ) thì họ sẽ là cái em gọi là guilty party vì breach of contract. Vào lúc này, em sẽ kiện ngân hàng (action ở đây có nghĩa là kiện tụng).
    (sẽ quay trở lại trả lời những điểm khác cho em rõ. Nếu có gì chưa rõ em hãy post lên hỏi lại nghe).
    Được analyst sửa chữa / chuyển vào 07:31 ngày 11/06/2007
  3. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Sorry vì anh bận cho nên chỉ kịp trả lời thêm cho em một ít như sau. Anh sẽ cố gắng trả lời hết cho em trong tuần này.
    (2) Câu hai có nghĩa là nếu em muốn giải thể một partnership thì em cần phải làm thủ tục thanh lý. Anh không sure từ thanh lý này trong tiếng Việt có phải là liquidation hay winding-up hay không. Nếu em muốn biết, em hãy tìm đọc Chapter 11 trong luật pháp Hoa Kỳ liên quan đến vấn đề bankruptcy. Nếu còn thắc mắc thì cho anh biết.
    (3) Câu 3 có hai phần theo em hỏi
    (a) Ratification là quá trình phê chuẩn hợp đồng đã ký của các founders của công ty trước khi công ty được thành lập. Vì lúc đó chưa có công ty cho nên những người sáng lập ký hợp đồng với bên ngoài bởi họ nhân danh công ty. Sau khi công ty thành lập công ty phải thông qua thủ tục phê chuẩn các hợp đồng này để nó là hợp đồng với công ty là một đối tác trong đó.
    (b) Ostensible authority còn có thể gọi là implied authority hoặc apparent authority ngược với actual authority. Điểm này nói đến cách nhìn của một đối tác bên ngoài với authority của một giám đốc trong công ty. Anh sẽ quay trở lại ví dụ cho em xem về việc này.
  4. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Nay anh trả lời tiếp cho em về ví dụ của ostensible authority. Anh quên tên của case name mất rồi nhưng mà trong case này anh học ở corporations law thì có một ông là director nằm trong board of directors của một công ty A. Managing director đã từ chức và công ty không có MD mới. Ông director này trong các meetings với khách hàng ngồi vào vị trí của MD và ông hành xử như một MD của công ty, lưu ý là ông ta không phải là acting MD nếu không thì không phải là ostensible mà phải là actual authority. Về sau thì công ty A này vi phạm hợp đồng với bên ngoài và bị kiện, công ty A argue trước toà rằng ông director đó không phải là MD và không có thẩm quyền ký vào hợp đồng cho nên hợp đồng vô hiệu. Quan toà phán rằng ông ta không phải là MD (no actual authority) nhưng ông ta hành xử như một MD và đối tác không thể nào có thể biết được ông ta có quyền ký hay không. Vì vậy, it''s unfair cho đối tác nếu nói hợp đồng không có giá trị. Trong truờng hợp này, director đó mang một ostensible authority cho nên hợp đồng phải có giá trị. Kể từ đây định nghĩa ostensible authority ra đời.
    Anh sẽ quay trở lại vào ngày mai để trả lời phần cuối cùng của câu hỏi của em về định nghĩa thế nào là defective goods trong câu hỏi của em. Những phần em nói đó là dùng để xác định khi nào chúng ta mới xem một sản phẩn là defective.
    Nếu em còn vấn đề gì anh giải thích mà em chưa hiểu thì em post lên hỏi lại anh.
  5. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Thank bác Analysis
    Em thấy Việt Nam nên tiếp thu điểm này để giảm tranh chấp. Em nhớ hồi đó báo đăng trưởng phòng một công ty X ký hợp đồng bán nhà. Khi tranh chấp xảy ra phía công ty nói lúc ký trưởng phòng không có sự ủy quyền của giám đốc nên hợp đồng vô hiệu, các bên trả lại cho nhau những gì đã nhận. Tuy nhiên, lúc này bên mua thiệt vì giá nhà tăng.
    Em hiểu implied authority khác với Ostensible authority. Implied authority là tuy không có ủy quyền trực tiếp nhưng có thể suy đóan là có sự ủy quyền. Có dụ bác ủy quyền cho em đi mua 100 tấn gạo, em mua gạo rồi thuê xe chở gạo về cho bác, khi lái xe đòi tiền bác bác vẫn phải trả. Ở đây dù bác không bảo em thuê xe chở gạo về nhưng bác đã ngụ ý mua gạo là phải đem gạo về. Còn Ostensible authority là bác không có ủy quyền cho em gì cả nhưng em hành động ý như là bác đã ủy quyền cho em và người khác bị nhầm lẫn, nhưng lúc này bác vẫn phải trả tiền. hay là em lầm mấy khái niệm này ?.
  6. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Để anh trả lời cho em về câu hỏi cuối cùng của em số 4 trước khi anh trả lời tiếp câu hỏi của em.
    (4) Câu số 4 của em liên quan đến vấn đề defective goods trong đó quote của em nói về một loại defense dành cho manufacturer gọi là "development risk". Nó có nghĩa là một sản phẩm khi xét đến defective phải dựa vào việc sản phẩm đó có tuân thủ những tiêu chuẩn bắt buộc phải có (mandatory) dành cho sản phẩm đó hay không. Thứ hai, có thể một sản phẩm lúc sản xuất ra đã bị defect nhưng mà do kiến thức về khoa học và kỹ thuật của con người lúc đó chưa phát hiện ra là nó defective cho đến sau này. Nếu như vậy thì sản phẩm đó không thể truy cứu trách nhiệm của manufacturer vì defective goods được và đây là defense cho manufacturer khi ra toà. Nếu em cần phải cho ví dụ trong trường hợp này em vui lòng post lên hỏi lại anh.
    Dưới đây là phần trả lời của anh dành cho câu hỏi mới của em (số thứ tự đánh dấu lại từ đầu). Em lưu ý là anh đang nói đến nguyên tắc dựa theo common law system không phải theo luật hợp đồng của Việt Nam khi anh giải thích dưới đây.
    (i) Khi em nói đến vi phạm hợp đồng (breach of contract) có nhiều điều em phải tính đến trước khi em quyết định sự vi phạm đó có dẫn đến termination hay không. Vi phạm một warranty (secondary contract) chỉ dẫn đến việc kiện tụng đòi bồi thường thiệt hại (damages) mà không phải termination.
    (ii) Một vi phạm muốn dẫn đến termination phải có hai điều kiện theo sau (either of the two):
    (a) Nếu có express clause trong hợp đống ghi rằng hễ vi phạm bất cứ điều gì thì đều cho phép innocent party to terminate thì lúc đó bất kể vi phạm đó là essential hay không essential to the contract bên không vi phạm đều có thể kết thúc hợp đồng theo điều khoản đã thoả thuận. Quan toà sẽ tôn trọng điều này, nếu không
    (b) Nếu không có express clause thì một vi phạm chỉ dẫn đến termination khi nào có vi phạm đến điều khoản essential của hợp đồng (breach of an essential term).
    Được analyst sửa chữa / chuyển vào 07:28 ngày 16/06/2007
  7. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo)
    (ii) Vậy thì em sẽ hỏi anh là làm sao để biết thế nào là essential term? Essential nghĩa là vi phạm đó goes to the root of the contract anh ví dụ em ký hợp đồng bán camera Nikon D1X cho anh. Sau đó em không bán nữa. Đó là vi phạm goes to the root of the contract vì cái máy là cái chủ lực. Nếu em chỉ vi phạm là em có bán máy nhưng mà cái máy bị mất cái LCD cover thì đó là vi phạm nhỏ chỉ dẫn đến kiện đòi bồi thường (damages) chứ không thể nào dẫn đến termination.
    (iv) Về việc em hỏi anh vi phạm warranty có phải là misrepresentation hay không. Misrepresentation là một mảng khác em không liên quan gì đến secondary contract. Misrepresentation là một lời nói của em (không hề có trong hợp đồng) mà được đưa ra để dụ (induce) innocent party vào trong contract của em. Warranty không phải như vậy vì nó đã là written contract rồi trong khi misrepresentation là verbal.
    (v) Em cũng lưu ý là hai từ rescission và termination có hai nghĩa khác nhau. Anh nghĩ rằng rất có thể đọc đến đây em đã bắt đầu khó hiểu rồi (confused) vì tự bản thân anh lúc đầu trước đây học vào Contract Law cũng như đang đi lạc vào rừng vậy.
    Nếu có giải thích nào của anh mà em không hiểu hoặc còn mơ hồ thì em post lên hỏi lại anh nghe. Học là phải hiểu thật rõ thì mới có thể áp dụng vào cases thực tế cuộc sống được. Anh chỉ nói cho em biết Contract Law là một trong những môn khó học nhất trong trường luật của common law system.
  8. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (vi) Về câu hỏi cuối cùng của em có sự khác biệt hay không về implied authority và ostensible authority để ngày mai anh xem lại sách về Corporations Law anh sẽ trả lời cho em nghe. Anh cần phải xem lại vì anh học cũng lâu rồi đó những điều anh nói chỉ là viết ngay ra trong đầu của anh cho em đọc thôi. Xin hẹn lại em vào ngày mai. Nếu em còn có gì thắc mắc về việc này em vui lòng post lên để hỏi.
    Chúc em học được nhiều thành quả tốt đẹp.
  9. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (i) SatThu, anh đã xem lại vấn đề em hỏi anh là bản thân hiểu có sự khác nhau giữa ostensible authority và implied authority. Anh đồng ý với điều này của em và anh xin lỗi là anh đã quy ostensible authority bao gồm implied authority. Xin lỗi em lúc trả lời cho em anh đã không check lại mà chỉ nói ra những điều nhớ trong đầu.
    (ii) Về việc em cho ví dụ trưởng phòng công ty X ở trên, anh thấy ví dụ em đưa ra đó chưa đủ thông tin để kết luận là hợp đồng đó phải có hiệu lực. Em phải xem trưởng phòng đó mang chức vụ gì. Em nhớ rằng trong những case về authority toàn là liên quan đến director hoặc high-ranking managers. Anh còn nhớ là lúc anh học về authority cũng có một case khác là một người là human resource manager của công ty ký hợp đồng mua stationary. Quan toà phán rằng hợp đồng đó không có giá trị vì người ký đó không được uỷ quyền mua stationary và không phải công việc của him đi mua stationary cho văn phòng.
    Ở common law, khi em muốn xem vấn đề này như thế nào phải đọc facts của case và facts phải đủ dài và chi tiết để có thể áp dụng precedent được. Nếu em muốn hiểu thêm thì quote toàn bộ facts của case đó lên đây anh đọc và giải thích cho em hiểu.

Chia sẻ trang này