1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vài trao đổi về phương pháp học tiếng Trung

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi LangsterChen, 26/11/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LangsterChen

    LangsterChen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    1. Chức năng của ngôn ngữ với mục đích của việc học ngoại ngữ:
    Ngôn ngữ có
    2 chức năng chính:
    - Chức năng tư duy: Con người tư duy bằng ngôn ngữ và chính ngôn ngữ phản ánh phương thức tư duy của con người. Người TQ gọi "chim gõ kiến" là "啄木鸟" (chim gõ cây); người Việt nói "Xa mặt cách lòng", nhưng người TQ nói là "人远情疏" (người xa, tình sơ), người Pháp lại nói là "Loin des yeux, loin du coeur" (xa mắt, xa tim). Người Anh có câu cách ngôn: "The limits of your language are the limits of your world." (Giới hạn của ngôn ngữ chính là giới hạn của thế giới của bạn). Còn các nhà triết học ngôn ngữ TQ cho rằng: 语言的边界就是你世界的边界。你的语言能走多远,你的世界就有多宽广。
    - Chức năng giao tiếp: Con người có thể giao tiếp bằng động tác thân thể, bằng hội họa, âm nhạc..., song ngôn ngữ vẫn là công cụ giao tiếp hiệu quả nhất. Ludwig Wittgenstein, nhà triết học ngôn ngữ vĩ đại người Đức có 1 câu kinh điển: "Những gì chúng ta có thể biểu đạt được, chúng ta sẽ dùng ngôn ngữ để nói. Những gì không nói được bằng ngôn ngữ, chúng ta đành phải câm lặng."
    Từ hai chức năng trên của ngôn ngữ, chúng ta có thể kết luận:
    - Muốn học tốt ngoại ngữ, bạn cần tư duy bằng chính ngoại ngữ ấy; và khi bạn tư duy bằng ngoại ngữ ấy, chính nó sẽ mở ra cho bạn 1 thế giới khác, 1 cách nhìn nhận mới mẻ. Vì vậy, học ngoại ngữ sẽ khiến bạn thông minh hơn.
    - Muốn học tốt ngoại ngữ, bạn phải thường xuyên giao tiếp bằng chính ngoại ngữ ấy. Bạn hãy tìm mọi phương thức như đối thoại, tự thoại, viết nhật kí... để biểu đạt mọi ý muốn giao tiếp (交际意图)của bạn.
    - Bạn cần phải "tạm quên" tiếng mẹ đẻ khi học ngoại ngữ. Chỉ khi nào ngoại ngữ của bạn có thể biểu đạt được phần lớn những gì mà tiếng mẹ đẻ có thể biều đạt, khi ấy chúng ta mới cần đến sự đối chiếu, so sánh, chuyển dịch.
    (Vấn đề dịch thuật tớ sẽ bàn tới vào bài sau)
    2. Mối tương quan giữa 4 kĩ năng ngôn ngữ, tri thức văn hóa và các quy tắc giao tiếp.
    Có nhiều quan điểm cho rằng nghe và đọc là "đầu vào" (cung cấp ngữ liệu), nói và viết là "đầu ra" (sử dụng ngữ liệu). Song quy luật ngôn ngữ lại chứng minh rằng:
    4 kĩ năng đó có quan hệ chặt chẽ với nhau, ko hề có những phản ứng máy móc "đầu vào", "đầu ra" trong việc tiếp nhận ngôn ngữ và hình thành năng lực ngôn ngữ. Quan điểm lạc hậu này là sản phẩm của chủ nghĩa hành vi đã từng tồn tại trong 1 thời gian khá dài. Tất cả 4 kĩ năng đó đều phục vụ cho mục đích giao tiếp: khi bạn cần biểu đạt 1 điều gì đó (như yêu cầu, mong muốn, cảm ơn, xin lỗi...), bạn cần sử dụng các từ đã học bằng nhiều phương thức khác nhau (sau này, khi năng lực ngôn ngữ của bạn tốt rồi, bạn còn có khả năng sáng tạo ra nhiều từ ngữ để biểu đạt). Có nghĩa là, sẽ có nhiều cách biểu đạt để nói ra 1 ý, cho dù có thể trong đó có 1 vài cách biểu đạt ko đúng ngữ pháp, song nó vẫn đạt được mục đích giao tiếp. (Điều này đặc biệt đúng khi bạn đi dịch: bạn có thể phải diễn đạt lòng vòng theo cách của bạn để A hiểu ý của B)
    Mặc khác, cho dù bạn nói đúng ngữ pháp, nhưng nếu ko phù hợp với
    văn hóa và những quy tắc giao tiếp (quy tắc ngữ dụng) của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ ấy, câu mà bạn nói ra cũng khó được chấp nhận.
    Cuối cùng, chúng ta thường không để ý đến 1 thực tế, đó là: ngoại ngữ mà chúng ta học luôn luôn chỉ là
    "ngôn ngữ trung gian" (中 介语). Có nghĩa là ngôn ngữ đó luôn luôn trong trạng thái tiệm cận với ngôn ngữ đích mà chúng ta đang học. Từ ngữ âm, ngữ điệu, ngữ pháp... đều chịu sự chi phối nhất định bới tư duy ngôn ngữ mẹ đẻ.
    Từ những phân tích trên cho thấy:
    - Muốn học tốt ngoại ngữ, trước hết bạn phải tìm cách biểu đạt cho được mọi mục đích giao tiếp của mình.
    - Muốn học tốt ngoại ngữ (không những chỉ nói cho đúng, mà còn phải nói cho hay), chúng ta không những chỉ học ngữ âm, ngữ điệu, từ vựng, ngữ pháp, chúng ta còn phải học cả những quy tắc giao tiếp và các yếu tố văn hóa của ngôn ngữ ấy sao cho càng giống người bản địa càng tốt. Trong đó, ngữ điệu hết sức quan trọng. Cùng 1 câu "你好“, nhưng với các ngữ điệu khác nhau, có thể biểu đạt các sắc thái ngữ nghĩa khác nhau như vui vẻ, vồn vã, lạnh nhạt, nịnh bợ, đáp lấy lệ... Rất tiếc, ngữ điệu thường ko được chú trọng trong quá trình dạy học.
    Nhờ vào việc vận dụng có hiệu quả các quy luật học ngoại ngữ trong quá trình giảng dạy tiếng TQ, chất lượng đào tạo tại Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa TQ CLC (Trường ĐHSP Hà Nội) đã không ngừng được nâng cao và được mọi học viên khẳng định. Học viên giao tiếp được hầu hết các từ ngữ mà họ đã học bằng những ngữ điệu khác nhau và vào các mục đích giao tiếp khác nhau. Lớp học luôn sôi nổi, mọi người đều hưng phấn qua các đoạn hội thoại, tranh luận, biện luận, qua các vở kịch, qua việc đánh giá các bộ phim TQ... Vì họ được tư duy bằng tiếng TQ, vì họ luôn đạt được mục đích giao tiếp của mình. Và vì thế, họ đã học được và học tốt tiếng TQ.

    Các bạn có thể tìm hiểu thêm về CLC tại http://trungtamclc.blogspot.com/. Chúc các bạn học tốt!

    Cổ nhân có câu"以书会友” (dĩ thư hội hữu), còn các thầy cô ở CLC thì nói rằng: “以汉语会天下之友” (dĩ Hán ngữ hội thiên hạ chi hữu) và mong muốn CLC sẽ là diễn đàn kết nối chúng ta với nhau. Họa sĩ Đài Loan Jimmy (tác giả truyện tranh 向左走,向右走 đã từng được chuyển thể thành nhiều tác phẩm điện ảnh) từng nói: "Mọi người cùng chung sống trên trái đất, cùng đi cạnh nhau trên đường, cùng ở cạnh nhà nhau. Nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi: người bên cạnh ta là ai? tên j?" CLC hi vọng được là nơi hội tụ của tất cả các bạn cùng yêu thích tiếng TQ, cùng muốn học tốt tiếng TQ.

    Nguồn: Dantiengtrung.com
  2. junchen

    junchen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    1.660
    Đã được thích:
    0
    tất cả những điều trên tôi không phản đối, có vẻ bro chủ thớt rất uyên bác về ngôn ngữ, nhưng tôi bằng tất cả các hiểu biết của mình (có khi dài hoặc ngắn) phản đối cái gọi là ' tư duy bằng chính ngôn ngữ đó'. Ai cũng có cái ngôn ngữ gọi là ngôn ngữ mẹ đẻ, và đó là ngôn ngữ chúng ta tư duy (trong đầu). Ngoại ngữ giỏi chỉ là tốc độ phiên dịch , tốc độ chọn từ qua lại thôi. Khi chúng ta không đủ từ vựng không thể tư duy được.
    Trong học ngoại ngữ có một phương pháp rất hay, nhớ lâu đó là tự luyện miêu tả diễn tả và đặt câu liên quan đến từ vựng.
  3. kiwidan

    kiwidan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2011
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Mình hoàn toàn đồng ý với bác LangsterChen: "Muốn học tốt ngoại ngữ cần phải tư duy bằng chính ngoại ngữ ấy". Từ khi bắt đầu học tiếng Trung, mình đã được thầy giáo dậy như thế rồi. Nhưng lúc ấy đấy là 1 khái niệm xa vời, vì bản thân nghĩ tư duy bằng tiếng mẹ đẻ còn không xong :). Thế nhưng từ khi đi học về mình thực sự thấy nếu không tư duy bằng chính ngôn ngữ ấy thì bạn sẽ không thể tiến xa được. Bởi thế cách học ngoại ngữ tốt nhất là tư duy bằng chính ngôn ngữ đấy nhiều nhất có thể nhấn mạnh là "nhiều nhất có thể". Tất nhiên như bạn junchen nói, tư duy bằng chính ngôn ngữ đó gặp nhiều khó khăn là ko đủ từ vựng..vv...Nhưng nếu khó mà ko làm, thì chẳng bao giờ đạt được điều mình muốn. Bằng tất cả hiểu biết của mình (chắc chắn 100% là ngắn) :), nhưng bằng kinh nghiệm và những điều đúc rút được mình hoàn toàn đồng ý với bác LangsterChen. để học tốt ngoại ngữ cần phải học cách tư duy bằng chính ngôn ngữ của nó, nếu không bạn sẽ bị đóng đinh đóng cột trong mớ tư duy bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình :)
  4. shimohara

    shimohara Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2009
    Bài viết:
    693
    Đã được thích:
    0
    tớ học các ngoại ngữ hầu hết đều thông qua luyện dịch mà tớ đều thành thạo cả 4 kỹ năng. Tớ chưa bao giờ thấy mình tư duy theo như người bản xứ cả.

    Chắc tớ phải đi học lại từ đầu tất tần tật thui
  5. QuynhAnhkju

    QuynhAnhkju Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/12/2010
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Yêu một người không yêu mình thì chẳng có gì là hiếm, kiểu :"Người yêu mình thì mình không yêu, còn kẻ mình yêu thì chẳng yêu mình"
    tôi la` vi' dụ điển hình nai` :D. Những thứ không dành cho mình thì không nên cố gắng giành giật, sẽ làm mình mệt mỏi, chán nản thậm chí chuốc thêm gánh nặng tinh thần cho bản thân. Tạm thời cứ yêu đi cho thoả mãn con tim, khi nào thấy quá sức thì bỏ dần... Chiếc áo dù đẹp mấy cũng chẳng có ai mặc nó mãi, huống chi bên cạnh còn vô số chiếc áo khác đẹp hơn, hợp thời trang hơn, phải không bạn? :).
    Tom' lại, không nên vì một thứ chẳng bao giờ thuộc về mình mà đánh mất đi những điều mình xứng đáng được hưởng. Chúc bạn sẽ gặp được người "dành cho bạn" :)

Chia sẻ trang này