1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vai trò của cây đàn Guitar trong âm nhạc cổ điển!!!

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Duo_bt, 04/09/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Duo_bt

    Duo_bt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Vai trò của cây đàn Guitar trong âm nhạc cổ điển!!!

    Trong âm nhạc cổ điển, Guitar chỉ giữ một vị trí khiêm tốn! còn ở nước ta thì mọi người nghĩ thế nào?


    Trước tiên, có thể nói, Guitar nằm trong nhóm nhạc cụ bao gồm rất nhiều thành viên, đã xuất hiện từ rất lâu. Các loại nhạc cụ trong nhóm này với đặc điểm là đàn với âm thanh được tạo ra bằng phương pháp gảy, trực tiếp hay gián tiếp. Động tác gảy dẫn tới âm thanh được phát ra trong một thời điểm, sau đó thì yếu dần đi, muốn có âm thanh mới thì phải lặp lại đông tác đó, cứ thế lặp đi lặp lại . Chi tiết tưởng chừng rất nhỏ và không mấy quan trọng này thế mà đã góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển và tương lai của rất nhiều nhạc cụ. Nó quan trọng, phần vì nó quyết định rất nhiều đến âm lượng và tính "tham gia" của một nhạc cụ trong một nhóm có nhiều nhạc cụ khác nhau! Phần đến kĩ thuật và khả năng phát triển của mỗi nhạc cụ!
    Chúng ta hãy nhớ rằng, tiền thân của chiếc đàn Piano hiện nay la đàn Cembalo , hay còn gọi ở nước ta là Clavơxanh, cũng có hệ thống phím, dây rất giống với đàn piano hiện đại. Xong qua trinh phát âm thì khác hẳn. Đàn Piano dùng "búa" con để gõ vào dây đàn, còn Cembalo thì gảy dây đàn đó. Một trong những lí do quyết định đến sụ phát triển vượt trội của Piano so với Cembalo là âm lượng, các kĩ thuật chơi, tốc độ phát âm cũng như thời gian mà âm thanh tồn tại được đến tai người nghe đều hơn hẳn!
    Trong thế giới hiện đại, âm lượng của một nhạc cụ trở nên rất quan trọng, khi âm nhạc cổ điển bắt đầu đến với một tầng lớp quần chúng đông đảo hơn, không còn chỉ là thứ dành riêng cho một tầng lớp "quý tộc" vốn thuộc về thiểu số. Một ví dụ điển hình cho điều này là sự phát triển đáng kinh ngạc về quy mô của dàn nhạc giao hưởng theo thời gian. Từ thời Tiền cổ điển ( Bach, Vivaldi.. ) cho tới Cổ điển ( Mozart, Haydn... ), dàn nhạc giao hưởng khi đó chỉ có quy mô bằng dàn nhạc thính phòng hiện nay, cộng thêm vài nhạc cụ thuộc bộ gỗ, hơi ( Wood - Wind ) như Flute, Oboe, Fagote... hiếm khi có thêm Trumpet hay French-horn. Mãi tới tận cuối thời kì cổ điển, Beethoven mới là người đầu tiên đi đầu mở rộng quy mô dàn nhạc giao hưởng, đưa thêm một số nhạc cụ , sử dụng dàn nhạc 2 quản ( 2 flute, 2 Oboe... ), tăng thêm số lượng nhạc cụ dây như Violin, Viola, Cello...và dùng cả dàn hợp xướng.
    Và trong suốt quá trình phát triển qua thời kì lãng mạn, thời Renessans, thời cổ điển mới, lãng mạn mới cho tới âm nhạc morden, kích thước của dàn nhạc giao hưởng đã tăng lên gấp nhiều lần, với đỉnh cao là những bản giao hưởng được viết bởi Richard Strauss, Gustav Mahler, Bruckner.... với con số nhạc công nhiều khi lên tới vài trăm người, chưa kể tới dàn hợp xướng.
    Tất cả những điều đó cũng là để nhằm phục vụ thính giả với số lượng ngày một tăng, những buổi biểu diễn có quy mô ngày một lớn. Tất nhiên, âm nhạc thính phòng và hoà tấu ( Chamber music ) không vì thế mà đi đến chỗ bị diệt vong mất tích! Nó vẫn phát triển đồng thời, hỗ trợ một phần không nhỏ cho âm nhạc giao hưởng với mối quan hệ tương hỗ.
    Những điểm mà tôi vừa mới kể trên thì có liên quan gì tới đàn Guittar? Dĩ nhiên là liên quan rất nhiều!
    Đàn Guitar là một trong số ít nhạc cụ không thuộc vào trong thành phần cố định của dàn nhạc giao hưởng cũng như thính phòng. Thậm chí, ngay cả trong âm nhạc hoà tấu ( chamber music ), cũng rất ít khi được dùng tới. Về lí do thì khó mà có thể nói chính xác, tôi chỉ có thể dựa vào kinh nghiệm thực tế mà suy luận, là do âm lượng quá nhỏ, tính chất âm thanh dễ bị hoà lẫn trong môi trường có nhiều nhạc cụ khác nhau, và một điển mà theo tôi rất quan trọng, là không chơi được những âm thanh dài!
    Có thể bạn sẽ nói với tôi rằng có rất nhiều đĩa nhạc Guitar đang được bày bán trên thị trường, thậm chí nếu nói về số lượng, có thể mạnh dạn mà nói nhiều ngang bằng với lượng âm nhạc dành cho violin, hay piano, còn so với Flute hay Clarinet chẳng hạn thì rõ là hơn hẳn! Tôi xin trả lời rằng cái đó không hề xuất hiện ở các nước châu âu, từ nước nhỏ đến nước có nền âm nhạc phát triển, và có mấy lí do để dẫn tới tình trạng trên tại nước ta.
    Thứ nhất, trong số những đĩa nhạc Guitar được bày bán, trong số những đĩa với âm nhạc thực sự là cổ điển, thì phần lớn đều là các bản nhạc chuyển soạn từ các nhạc cụ khác ra cho Guitar. Ngay cả trong các trường âm nhạc chuyên nghiệp, những người học Guitar cũng thường xuyên chơi những bản chuyển soạn như vậy, dĩ nhiên là những bản mang tính kĩ thuật, đòi hỏi nhiêù kĩ năng, ví dụ như 3 Partitas và 3 Sonatas dành cho Violin Solo của J.S.Bach chuyển soạn cho Guitar Solo chẳng hạn, ai học Guitar chuyên nghiệp thì chắc là phải biết và chơi qua một ít.
    Thứ hai, một điểm mạnh của Guitar, là với tư cách là một nhạc cụ đơn độc, Guitar rất dễ dàng hoà mình với các thể loại âm nhạc khác ngoài cổ điển. Co cấu trúc của nhạc cụ, 6 dây, cộng thêm cách chơi, Guitar có thể vừa chơi giai điệu, vừa tự đệm phần hoà âm cho chính mình, nghĩa là "tự biên tự diễn". Đó là điểm hay mà rất ít nhạc cụ trong số những nhạc cụ "cổ điển" làm được. Thử diểm qua một chút: tất cả các nhạc cụ thuộc bộ hơi, bộ gỗ, bộ đồng, đều bị hạn chế về mặt hoà âm ( do chỉ chơi được 1 bè, cũng có thể chơi được 2 bè, xong về cái này thì phải thảo luận riêng, vì nó thuộc vào kĩ thuật rất khó :)) ). Đàn Violin tuy có 4 dây, xong do cây vĩ chỉ chạm được nhiều nhất là 2 dây đàn một lúc, nên cũng kém xa về mặt này. Hai đối thủ nặng cân nhất là Harp và Piano thì vì một lí do hết sức đơn giản là quá cồng kềnh, nên sự tham gia hoà nhập bị hạn chế đi rất nhiều. Vậy là chỉ còn lại cây đàn Guitar với tính di động, hoà nhập cao và những màn trình diễn nho nhỏ ở khắp mọi nơi mọi lúc, ở hầu hết mọi thể loại âm nhạc.
    Do đó, tuy có một vị trí khá nhỏ trong thế giới âm nhạc cổ điển, Guitar lại tìm được cho mình một chỗ đứng vững chắc trong nhiều thể loại âm nhạc khác!
    Quay lại nước ta! là một nước châu á, với nền kinh tế "chậm" phát triển, trình độ dân trí nói chung còn chưa "cao". "Cao" ở đây nên hiểu theo nghĩa hội nhập, tiếp thu những ịăc thù từ các nền văn hoá khác, đặc biệt là từ châu âu ( nhạc cổ diển bắt nguồn từ châu âu ). Do vậy , ở nước ta, khi người dân muốn tìm đến âm nhạc như là một hình thức giải trí văn hoá, thì hy chọn những thể loại âm nhạc có tính quần chúng hơn là nhạc cổ điển. Thậm chí nhiều người khi nghe đến chữ cổ điển, mặc dù không hình dung được nó như thế nào, song đã nghi ngay đến một thứ gì đó trừu tượng, khó hiểu, "bác học", và không hợp với mình:)) Họ quên mất một điều, là tất cả mọi thể loại âm nhạc đều được sáng tạp ra bởi con người, và mục đích cao nhất của âm nhạc chính là để phục vụ con người. Âm nhạc cũng như một thứ ngôn ngữ, có tiếp cận thì mới có thông tin và dần hiểu được nó. Tôi xin phép mạo muội mà ví âm nhạc POP ( popular ) như là tiếng anh, ai cũng biết chút ít, cả tôi cũng vậy. Còn âm nhạc cổ điển thì giống tiếng gì? Bạn hãy đến gần làm quen với nó rồi sẽ tự mình phát hiện được!
    Tóm lại, thị trường bao giờ cũng theo quy luật cung-cầu. Nhiều người hỏi mua nhạc Guitar, thì các cửa hàng sẽ cung cấp nhiều Guitar. Nhưng không vì thế mà để dẫn tới sự hiểu lầm về vai trò cũng nhủ vị trí của cây đàn Guitar trong thế giới âm nhạc nói chung, và trong âm nhạc cổ điển nói riêng.
    Bản thân tôi, tôi rất vui mừng vì ít nhất thì tại Hà Nội, bạn sẽ không gặp khó khăn gì khi muốn mua vài đĩa nhạc cổ điển với giao hưởng của Beethoven, Mozart, Tchaikovsky... mặc dù chúng được bày bán chủ yếu là để phục vụ khách du lịch !!!! Tôi vẫn còn nhớ vẻ mặt kinh ngạc của người bán hàng trên phố hàng Bông ( cửa hàng Trung Lập nếu tôi nhớ không nhầm ) khi tôi vào mua một lúc hơn 5 chục đĩa CD chỉ toàn là nhạc cổ điển :) Khi đó nhìn ra xung quanh, chỉ thấy có hai khách du lịch đến từ châu âu cùng đang xem mua.....

    Thay cho lời kết, tôi muốn nói rằng, mỗi một nhạc cụ, cũng như một vật gì, mà trải qua hàng trăm năm, vẫn được giữ gìn , bảo vệ và phát triển thì ắt hẳn phải có lí do hết sức chính đáng. Bản thân tôi cũng rất thích Guitar ( cổ điển Espanole lol, jazz ) và cũng có một số đĩa nhạc Guitar trong bộ sưu tập của mình. Là người đam mê âm nhạc nhiều thể loại, là người học nhạc, nhạc sĩ, tôi chắc rằng đàn Guitar bao giờ cũng sẽ có chỗ đứng vững chắc trong lòng người nghe, sẽ tìm được những mảnh đất mới trong thế giới âm nhạc để phát huy. Chỉ mong sao các bạn đọc, các thính giả và những người yêu thích âm nhạc có được cái nhìn đúng về đàn Guitar, Guitar trong cổ điển và trong thế giới âm nhạc nói chung!!!

    Chúc mọi người có được những giờ phút thư giãn sãng khoái với âm nhạc yêu thích của mình! và mong sao sẽ ngày một nhiều những kẻ tò mò đến với thế giới âm nhạc cổ điển!!!

    Duo_bt:)

    Duo_bt[​IMG]
  2. martenzi

    martenzi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    phần nói về dàn nhạc của bạn hay quá !
    tiếp tục đi chứ !
    từ trước tới nay tôi cũng ko thích guitar lắm !
  3. Duo_bt

    Duo_bt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn!!! :)
    Mình mất mấy tiếng ngồi viết bài này đó!
    Khi nào rãnh rỗi , mình sẽ thử viết riêng một bài về dàn nhạc giao hưởng , dàn nhạc thính phòng và âm nhạc hoà tấu ( chamber music )
    Duo_bt[​IMG]
  4. martenzi

    martenzi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    quả thật là phải đầy nhiệt thành thì mới đánh đuợc 1 bài dài đến thế !!!
    bạn viết tự nhiên thật,đọc nghe dễ chịu lắm !
    một số ít chi tiết trong bài của bạn tôi chỉ được biết thoáng qua ,còn lại là chưa nghe !
    có lẽ tôi là dân ngoại đạo nên càng đọc ngấu nghiến bài này ! ,ngay chỗ tôi thích mà !
    kĩ thuật hoà âm của dàn nhạc thật là kì diệu ,nhỉ !
    bạn có thể nói rõ hơn về cách bố trí dàn nhạc được ko ? có mấy cách vậy ?tôi thấy có dàn nhạc bố trí lạ lắm : trống ở bên trái ,còn bộ hơi lại ở giữa ,sau cùng !!! mong bạn chỉ giáo !!
    mà thật ra thì có sự khác biệt lớn về trình độ giữa nghệ sĩ đang độc tấu ( cùng nhạc cụ ) với nghệ sĩ đang chơi ở dàn nhạc không ?
    guitar cổ điển thì ít như trăng trên trời ấy chứ !!! tòan là " chuyển soạn từ ca khúc cùng tên " với lại flamenco thôi !
    tôi thích bản concerto no 1,2,3 của Maoro Giuliani ( ko biết viết đúng ko ) lắm ,ai có thì cho tôi chép 1 cái ,tôi mới nghe có 2 lần thôi !
    tôi công nhận là cái món guitar này phổ biến lắm ,nhưng hơi lãng tử ,nhỉ ,nhưng mà muốn chơi nhiều bè như bạn nói thì phải hy sinh 1 bộ da tay đấy nhỉ ! ,hơn nữa tôi thấy bây giờ đa số bọn nhóc đi học guitar chỉ mong đánh được cái bài ""thà rằng như thế " để đi cua gái thôi mà !
    " xét một cách toàn diện " thì chỉ có sáo trúc là cơ động & dễ nhất thôi ,rẻ ( 3000 đ là đc rồi ,nhưng mà chua rẻ bằng kèn lá nhẩy )
    ở nước ta thì tôi thấy mặc dù cấp 2 có học nhạc nhưng đúng là cưỡi " máy bay " mà xem hoa , cho nên việc giáo dục tinh thần yêu âm nhạc chân chính cho mọi người thì cũng khá là " vĩ mô " rồi ,cho nên dù là nhạc hoà tấu hay bán cổ điển thì cũng ghóp phần không nhỏ vào việc này rồi !!
    chúc mọi người nghe nhạc vui vẻ !!!!!!!!
  5. TuMinhTran

    TuMinhTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Anh Duo_bt nói cực kì chuẩn.
    Các điều mà anh viết như tính chất âm thanh liên tục hay nhỏ dần của các nhạc cụ, khả năng chơi nhiều bè và tự giữ hoà âm hay không,... thuộc về lĩnh vực gọi là Tính năng nhạc cụ mà bất kì một người học làm Nhạc sĩ chuyên nghiệp theo âm nhạc cổ điển đều phải học và anh viết rất đúng. Piano như mặc định là không nằm trong dàn nhạc giao hưởng hay thính phòng cũng vì lí do âm thanh của nó không kéo dài mà nhỏ dần đi, muốn duy trì phải lặp lại các nốt bằng các kĩ thuật như lắc, láy [trillo], nốt trì tục[tremolo][không gọi là vê như các nhạc cụ dùng dây], rải, v.v... và kết hợp với pedal để tăng hoà âm. Nếu đặt trong dàn nhạc âm thanh của nó dễ dàng bị âm hưởng liên tục của dàn nhạc lấn mất vì thế hiệu quả không cao.
    Trong nhạc thính phòng thì piano được sử dụng nhiều vì rất nhiều lí do, không thể nói hết ngay được, nhưng trong đó có một là vì âm lượng của nó đủ to để không bị lấp và âm vực rất rộng của nó.
    Đây không là chủ đề mới, nhưng bài viết của anh Duo_bt là bài viết trên tầm nhìn rộng nhất và chính xác nhất so với các bài trước đó của cùng chủ đề. Các guitarist nóng nảy vào đây đọc bài này mong đừng tự ái mà cãi cố nhé, tính xấu và thiển cận của người Việt Nam đó.
    Không ai hiểu hết tôi, cũng như không ai hiểu hết cuộc sống.
  6. vndrake

    vndrake Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2003
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    Bạn Duo_bt đã cho một bài rất hay. 6 tháng trước đây forum này rất hay. Sau đó mọi người đều lảng tránh dần vì forum dần được "guitare hoá". Nhũng người thực sự có nhạc cảm đã dần không dam post bài lên forum nữa và thỉnh thoảng thấy họ lạng qua forum để xem rồi lăng lẽ bỏ đi.
    Hy vong bạn sẽ tạo ra một đột biến trong forum
  7. FatMan

    FatMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
  8. hacmieu

    hacmieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Guitar hay không là do chính các bác thôi. Đừng đỗ lỗi. Hãy tự mình làm việc đi.
    ____________________________________________
    kiếm tìm 1sao
    hị hị
    B=D

Chia sẻ trang này