1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vai trò của tâm lý trong việc học

Chủ đề trong 'Ngôn ngữ và văn hoá các nước khác' bởi renobi, 29/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. renobi

    renobi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2011
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    (Cunghoc.org) Có lẽ hầu hết chúng ta ai cũng nhận thấy rằng việc học tập với một tâm lý nặng nề sẽ khiến việc tiếp thu kiến thức trở nên trắc trở và khó nhớ hơn. Thế nhưng, thật đáng lo khi mà ngày nay hầu hết các em học sinh tới trường đều vác trong mình một tâm lý nặng nề như thế: Nỗi sợ thi cử, kiểm tra, sợ làm thất vọng niềm gửi gắm của gia đình hay sợ cả giáo viên…. Với một tâm lý như vậy, vô hình chung các em đã khép bớt một cánh cửa trong việc tiếp thu kiến thức của mình và khiến việc học ngày càng trở nên khổ sở hơn.

    Không chỉ các ngành nghệ thuật mới cần một sự tự do về tâm lý mà với bất cứ một công việc gì, ngay cả việc học thì vấn đề tâm lý vẫn đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Một tâm lý thoải mái, không áp lực, không sợ hãi sẽ khiến con người trở nên hoạt bát hơn, tự chủ hơn mang lại hiệu quả tốt hơn với bất kỳ một vấn đề khó hay dễ. Trong việc học tập, một tâm lý tốt, vững vàng và thoải mái sẽ khiến người học tự chủ, năng động và dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn. Ví thử như mỗi người khi đã có một tâm lý vững vàng và thoải mái có thể dễ dàng tiếp cận và học tập với một chuyên ngành hoàn toàn xa lạ với anh ta. Trái lại, nếu học viên luôn giữ một tâm lý thụ động, sợ sai, sợ bạn bè cười chê, hay sợ ngay chính người hướng dẫn chỉ bảo mình thì cái anh ta học được chỉ là những kiến thức bị gò ép, méo mó và đầy ám ảnh mà thôi. Quan trọng hơn, với một tâm lý như thế sẽ khiến anh ta không thể tạo được hứng thú trong việc học và việc học sẽ rất dễ tiến tới bờ vực “chết yểu”. Trong một khảo sát gần đây của chúng tôi với một trường THCS điều tra về vấn đề tâm lý của các em khi tới trường, kết quả nhận được thì hầu như các em đều cảm thấy nặng nề khi tới lớp bởi sự quá tải về kiến thức học trên lớp và bài tập về nhà, tâm lý sợ sai và sợ giáo viên khiến trẻ học hành với một tâm lý rất căng thẳng. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới kết quả học tập mà còn gây tác động xấu tới vấn đề sức khỏe của trẻ.

    Vậy làm sao để giải tỏa tâm lý cho học viên khi học tập?

    Thứ nhất, đừng coi đó là “học”. Việc “ học” từ trước tới giờ dường như luôn gắn với một sự nghiêm túc, khắt khe, và khổ luyện tuy sự thực nó không quá nặng nề như thế. Vì vậy, khi học tập, bạn đừng mặc định nó là “ học” hãy coi như bạn đang muốn tìm hiểu với những điều mới mẻ khác quanh mình, cùng với đó hãy biến “ bài tập” thành những “ câu đố” đầy thách thức khiến bạn phải thể hiện sự thông minh và linh hoạt của bản thân. Hãy “học” vì niềm tò mò muốn khám phá sẵn có trong bạn.

    Thứ hai, học viên phải xác định rằng giáo viên chỉ là người chỉ đường, dẫn lối, người đã biết trước kiến thức và đang thông qua các phương pháp sư phạm để giúp ta hiểu rõ một vấn đề gì đó. Vì vậy, không nhất thiết phải giữ một tâm lý dè chừng hay khoảng cách nhất định với giáo viên. Hãy năng học hỏi và tận dụng mọi cơ hội để tương tác với giáo viên mới mong đạt được những tiến bộ trong sự nghiệp học tập của bạn



    Thứ ba, khách quan nhìn nhận thì việc dạy học cũng chỉ là một loại hình dịch vụ trong đó học viên phải trả bằng thời gian và tiền bạc để đổi lấy kiến thức. Do đó, luôn có một sự tôn trọng và bình đẳng giữa học viên và giáo viên. Không những thế, ngày nay có rất nhiều nơi cung cấp dịch vụ giảng dạy, do đó trọng tâm của quá trình học tập đã chuyển dần từ người dạy sang người học với sự lựa chọn dịch vụ hoàn toàn phụ thuộc vào học viên. Vì vậy, hãy luôn biết đòi hỏi một sự cung cấp dịch vụ tốt hơn từ những người giáo viên.



    Thứ tư, việc học là cả đời, thất bại hay thành công hôm nay của bạn sẽ không ảnh hưởng quá lớn tới tương lai của bạn. Sự thật thì rất nhiều tỷ phú, các nhà khoa học, bác học đã có một bảng điểm không tốt trong quá trình còn là học sinh của mình. Vấn đề là bạn luôn phải giữ một tâm lý tốt, tìm và dám theo đuổi niềm yêu thích của mình. Vì vậy, tuy việc học tập rất quan trọng, nhưng không có nghĩa rằng bạn phải luôn quan trọng hóa quá mức nó lên, khiến nó trở thành mục đích duy nhất của cuộc đời mà hình thành một tâm lý nặng nề hóa việc học.



    Thứ năm, hãy biến việc học của bạn trở nên lý thú và hấp dẫn hơn. Nếu bạn không thể thay đổi được cách thức giảng dạy của giáo viên, thì hãy thay đổi hình thức tiếp thu kiến thức của bạn. Bạn hứng thú với điều gì, thứ gì sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn khi học? hãy tự mình thay đổi cách học. Và việc học sẽ trở nên dễ dàng và lý thú hơn bao giờ hết.



    Thứ năm, và nếu có thể, hãy tham gia các hoạt động thể thao hay ngoại khóa, kết hợp với một chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý khoa học. Một tâm lý run rẩy hay yếu đuổi sẽ khó có đất sống trong một thân thể khỏe mạnh tích cực.



    Và cuối cùng chúc bạn có những phút giây thoải mái, lý thú và bổ ích khi học tập.

    LearnLink

    Nguồn:http://cunghoc.org/uncategorized/vai-tro-của-tam-ly-trong-việc-học/

Chia sẻ trang này