1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vai trò của vua Quang Trung trong lịch sử Việt Nam

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi hateMU, 20/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hateMU

    hateMU Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Vai trò của vua Quang Trung trong lịch sử Việt Nam

    Kính thưa các bác học giả Lịch sử Văn hoá,

    Em tham gia diễn đàn này cũng được một thời gian, đọc nhiều hơn viết, em thấy có mỗi box này là hoạt động nghiêm túc nhất, và các bác tham gia cũng có kiến thức rất uyên bác. Cho nên em mới mạo muội hỏi các bác về vấn đề này. Tuy rằng đây là chủ đề khá cũ, nhưng em thấy nhiều người nhiều ý, không biết nguồn tin nào đáng tin cậy hơn.

    Em muốn các bác đánh giá cho em vai trò của Quang Trung với tư cách là một vị vua. Đương nhiên, với vai trò là một vị tướng, ông là một anh hùng dân tộc, đã đánh bại rất nhiều giặc ngoại xâm, bảo toàn lãnh thổ. Nhưng với ý định của ông về việc đánh lấy 2 vùng đất Lưỡng Quảng thì quả thật em không đồng tình một chút nào. Với hoàn cảnh đất nước Việt Nam lúc bấy giờ, trải qua hàng trăm năm nồi da nấu thịt, không lẽ Quang Trung lại còn muốn nướng sinh mạng dân chúng vào một cuộc chiến e rằng không chính nghĩa như vậy ư?

    Ngoài ra, còn các cải cách kinh tế của vua Quang Trung nữa. Chỗ này em không được rành lắm, bác nào cung cấp cho em tài liệu với (em hứa sẽ vote 5* đầy đủ ).

    hateMU!!!
  2. Themgoroth

    Themgoroth Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi, nên xét thời điểm đó. Nhà Thanh cai trị chiếm Trung Quốc đến đời thứ 3,4 gì đó. Phong trào chống đối còn mạnh. Càn Long không có khả năng với tay đến các vùng xa. Nếu Nguyễn Huệ có thể lợi dụng tình hình bất ổn ở Trung Quốc để chiếm Lưỡng Quảng cũng được chứ sao. Khi chiếm rồi thì có 2 cách, một là đuổi hết dân bọn nó đi, hai là diệt chủng. Tự mình xây dựng lên.
    Tôi quan điểm khác bác, chiếm được cứ chiếm, nhất là ở vào thời kỳ đó. Cá lớn nuốt cá bé, nhỏ thì lúc nào cũng sợ bị tiêu diệt. Việt Nam cũng từng tiêu diệt Chiêm Thành, có làm như vậy ở Lưỡng Quảng cũng chỉ vì phải đấu tranh để sinh tồn.
    Tôi nghe nói Nguyễn Huệ có ý cải cách ruộng đất, không biết thực hư ra sao?

    When people are free to do as they please, they usually imitate each other.
  3. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    sao lại có việc đánh lấy Lưỡng Quảng nhỉ, hình như là 2 vua Việt - Tàu kết nghĩa anh em, nhân thể vua em muốn xin vua anh tí đất để đóng đô! Toàn là đất chiếm của bọn Hán cả mà không lẽ vua anh lại so đo!!!
  4. hateMU

    hateMU Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Đời nhà Thanh tuy rằng mới chiếm được đến đời thứ 4 nhưng lúc đấy cũng là lúc đất nước thanh bình rồi. Em nhớ rằng cuối đời Càn Long thì không còn chống đối nào là đáng kể nữa, ông ấy còn làm "Thập toàn võ công" để tinh tướng cơ mà. Vả lại, nếu dân Hán chống lại người Mãn xâm lược, há lại không chống lại người Việt xâm lược.
    Em thấy nếu so sánh Tàu với Chiêm Thành chắc không ổn, dân Tàu dù sao cũng có niềm tự hào 5000 năm lịch sử của họ, cho nên dù là chiếm được đất đi chăng nữa, chắc cũng khó để chiếm được nhân tâm.
    hateMU!!!
  5. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    đó lại là chuyện khác. Nhưng dân Mãn mà quan tâm đến nhân tâm của dân Tàu thì đã không có chuyện nhà Thanh!!
    Còn việc dự định đánh Tàu chiếm đất của QT thì chắc là không có rồi nhé. Chỉ là chuyện kết nghĩa, xin cưới công chúa, làm phò mã rồi xin ít đất hồi môn thôi! Trước dùng lễ, không được thì mới dùng binh!
  6. lorela

    lorela Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Đến lúc chiến tranh nha phiến, bị đánh te tua rồi nhà Thanh mới chịu nhả ra HK bé tẹo. Người TQ keo kiệt lắm, đâu dễ cho người ta thế, mà đấy là Đạo Quang chứ Càn Long thì càng không. Chắc nó chỉ hứa xuông thê thôi, còn muốn đánh được cũng nuốt không dễ đâu, rất rất khó là đằng khác. Không biết Quang Trung không chết thì ông sẽ giải quyết thế nào...
  7. MTH

    MTH Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0
    Cũng may là ngày đó không đánh nhau với Càn Long thời kì mà Trung Quốc đang cực thịnh. Việt nam lúc đó vừa trải qua cả 100 năm nội chiến, dân tình còn chưa ổn định nếu tiếp tục 1 cuộc chiến nữa như vậy là không hợp lí. Hơn thế nữa quan hệ giữa Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc đang trong gia đoạn căng thẳng, hai bên đã đem bắt đầu cuộc nội chiến khác. Nguyễn Ánh còn ở ngoài Phú Quốc tuy chỉ là vật vờ nhưng cũng không thể bỏ qua. Một cuộc chiến tranh xâm lược lúc này là quá phiêu lưu. Tổng đốc Lưỡng Quảng là Phúc Khang An, con riêng của Càn Long nếu như không phải là nơi quan trọng thì đã không giao cho người như vậy. Nếu tấn công Lưỡng Quảng vào thời kì đó chắc chắn không thể thành công.
    MTH@
    Được mth sửa chữa / chuyển vào 13:23 ngày 23/12/2002
  8. hateMU

    hateMU Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Cho em hỏi thêm một điều nữa. Hồi ngày trước, đài truyền hình Hà Nội có chiếu bộ phim truyền hình "13 đời vua nhà Thanh". Trong phần Càn Long, có nói đến đoạn vua Càn Long cử Phúc Khang An đi đánh chiếm phương Nam. Tướng của Phúc Khang An là Tôn Sĩ Nghị. Trận này, Phúc Khang An thắng to và được Càn Long rất tín nhiệm. Vậy cho em hỏi phương Nam ở đây là đâu thế ạ?
    hateMU!!!
  9. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Giả sử Nguyễn Huệ bình định được cả Nguyễn Ánh, ổn định tình hình trong nước, anh em hòa hảo với Nguyễn Nhạc (chắc là kô có chuyện Nhạc lật Huệ), thì cũng kô nên đánh Lưỡng Quảng.
    Thứ nhất, tài lực chắc chắn kô đủ. Quang Trung chỉ nắm giữ miền Bắc phải chịu nhiều chinh chiến. Nhạc chắc chắn kô hết mình giúp đỡ Huệ chiếm Lưỡng Quảng mà mình thì chẳng có lợi lộc nhiều. Tài lực của Lưỡng Quảng chắc chắn giàu mạnh hơn miền Bắc thời đấy.
    Thứ hai, Lưỡng Quảng kô phải dễ đánh. Nhà Thanh thời bấy giờ đã được coi là bình định thiên hạ. Sau vụ Hồng Môn hội, Càn Long hỏa thiêu Thiếu Lâm Tự (mà sử sách đặt nghi vấn là để giết cha ruột Trần Thế Quang), các tổ chức chống đối Mãn Thanh đã kô còn hoạt động mạnh nữa. Tuy cuối triều Càn Long tham quan ô lại cũng khá, nhưng Mông Cổ, Tây Tạng, Hồi Cương vẫn còn thuần phục, binh lực vẫn còn mạnh. Thêm nữa, mặc dù dân Hán căm nhà Mãn Thanh, nhưng kô phải là tất cả. Hơn nữa nếu Việt Nam đánh họ thì coi như là quân xâm lăng. Họ sẽ đứng lên chống trả.
    Thứ ba, VN ta nếu đem quân đánh Lưỡng Quảng thì chính nghĩa kô còn. Chiếm cả Lưỡng Quảng tất nhiên sẽ tốn thì giờ rồi. Mà như thế thì nhân dân phải chịu khổ vì chiến tranh, thuế khóa. Thời gian đầu quân sĩ còn hăng, nhưng rồi nhất định sẽ chùn chân mệt mỏi. Như thế thì lòng quân tất loạn, chưa đánh đã thua. Huống chi Tôn Sĩ Nghị tuy kém, nhưng nhà Thanh đâu hết tướng tài. Thêm nữa, nếu nói như bác Themgoroth, đem giết hết dân Lưỡng Quảng đi, thì dân chúng chắc chắn sẽ chống lại mạnh mẽ hơn.
    Thứ tư, giả sử chiếm được rồi thì phải giữ. Lưỡng Quảng Bắc giáp Giang Tây, Hồ Nam, Giang Đông, Tây giáp Vân Nam, Đông giáp Phúc Kiến, toàn là những vùng đất màu mỡ (bản thân Lưỡng Quảng cũng có 1 vị trí địa lí kinh tế quân sự vô cùng quan trọng). Chính vì thế nhà Thanh tất dốc toàn lực chiếm lại. Khi đó thì quân ta 3 mặt thọ địch, trong lại có dân TQ, trong đánh ra, ngoài đánh vào, thế bại là cái chắc. Thêm nữa, đường biên giới như thế sẽ rất rộng, quân đâu mà phòng thủ cho nổi.
    Thứ năm, khi ta đánh Lưỡng Quảng tất phải lo với đối phó với Trung Quốc. Các nước Xiêm La, Lào cũng Cam puchia tất nổi lên chống lại. Kô khéo nước ta lại bị chia năm xẻ bảy.
    Thứ sáu, giả sử ta đối phó nổi với tất cả những lí do trên, thì vẫn còn 1 nỗi lo về văn hóa. Dĩ nhiên là ta phải thì hành nhân chánh thì mới bình định được, còn như làm theo ý nhổ cỏ tận gốc của bác Themgoroth thì đừng hòng yên ổn. Sau đó thì sao? Nên biết ta và TQ có điểm tương đồng về văn hóa, TQ lại giỏi đồng hóa các kẻ xâm lăng (Mông Cổ, Mãn Thanh là ví dụ điển hình), dân Lưỡng Quảng chắc chắn cũng khá đông. Kô khéo ta lại bị đồng hóa lại, và bây giờ mọi người còn đang "nị, ngộ" với nhau cả rồi.
    Với 6 lí do trên, có thể thấy quyết định đánh Lưỡng Quảng (nếu có) là hết sức sai lầm. Đàm phán thêm đất thì được, nhưng kô thể đánh.
    Si l'amour existe encore
  10. thaibinh3n

    thaibinh3n Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    544
    Đã được thích:
    0
    Nếu em nhớ không lầm thì vua Quang Trung khi tìm mua các vũ khí của Phuơng Tây (Pháp và Bồ Đào Nha) đã từng tuyên bố rằng muốn biến giới kéo dài tới Xiêm La (Thái Lan). Như vậy có thể ông ta định đánh các nước DNA làm địa bàn trước, sau đó mới bàn tới chuyện thịt ông khổng lồ phía trên.
    Đồng Nai's Friend Club

Chia sẻ trang này