1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vai trò của vua Quang Trung trong lịch sử Việt Nam

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi hateMU, 20/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. corbetti

    corbetti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2003
    Bài viết:
    941
    Đã được thích:
    1
    Ngày này năm xưa:
    _ Cuối nZm 1788, lợi dụng sự cầu cứu của Lê Chiêu Thống, 29 vạn quân Thanh vào chiếm đóng kinh thành ThZng Long và kiểm soát phần lớn đất Bắc Hà.
    Đúng đêm giao thừa tết Kỷ Dậu 1789, quân Tây Sơn bất ngờ tấn công tiêu diệt đồn tiền tiêu của giặc ở Gián Khẩu. Sau 5 ngày đêm tiến công thần tốc, đạo quân chủ lực của Quang Trung đã phá tan hệ thống phòng chống của địch, tiến về ThZng Long. Mờ sáng ngày 30-1-1789 (tức mồng 5 tết, quân ta tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn Ngọc Hồi và đồn Khương Thượng (Đống Đa, Hà Nội ngày nay). Kinh thành ThZng Long được giải phóng.
    _xem thêm: Tổng tiến công và nổi dậy Mậ Thân 1968
    http://www3.ttvnol.com/lichsu_vanhoa/151370/trang-1.ttvn
  2. trieuthien

    trieuthien Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    19
    Theo toàn bộ các sử sách của Trung Hoa ghi chép thì số quân Thanh sang xâm lăng Việt Nam là khoảng 18,000- 20,000 chứ không lên đến 290,000 như sử Việt Nam ghi tải.
    Tôi chưa bao giờ gặp một người Tàu nào mà họ tin rằng số quân mà năm xưa vua Quang Trung đại phá là 290,000. Có lẽ vì bị đại bại nhục nhã quá nên các sử gia Trung Quốc phải hạ thấp quân số để che dấu sự thật
    Ai công hầu ai khanh tướng, trên trần ai, ai dễ biết ai, thế Xuân Thu thế Chiến Quốc, gặp thời thế thế thời phãi thế
  3. Mr.Truong

    Mr.Truong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2002
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Huệ và Hồ Xuân Hương có quan hệ họ hàng thế nào?
    Trung chi II họ Hồ Quỳnh Đôi
    Theo sử cũ, ông tổ đầu tiên của họ Hồ ở nước ta là trạng nguyên Hồ Hưng Dật sống vào thế kỷ thứ 10. Tộc phả bị thất truyền 11 đời (khoảng 300 năm). Đến đời 12 (ông Hồ Liêm) dời ra Thanh Hóa và đời 13 (ông Hồ Kha) ở Nghệ An, tộc phả mới liên tục.
    Năm 1314, ông Hồ Kha từ Quỳ Trạch (Yên Thành) về Quỳnh Đôi xem địa thế và giao cho con cả là Hồ Hồng ở lại cùng 2 người họ Nguyễn, họ Hoàng khai cơ lập nên làng Quỳnh Đôi còn mình trở lại Quỳ Trạch. Sau này ông Hồ Hồng cùng với 2 ông thủy tổ họ Nguyễn, họ Hoàng được dân suy tôn là Thành Hoàng, rước vào thờ ở đền làng.
    Ông Hồ Kha và ông Hồ Hồng được coi là thủy tổ họ Hồ ở Quỳnh Đôi, thờ ở nhà thờ lớn họ Hồ. Thế thứ (còn gọi là đời, vai) trong họ được tính từ ông Hồ Hân (con ông Hồ Hồng) trở đi, nghĩa là: ông Hồ Hân là đời thứ nhất. Nếu tính từ đời ông Hồ Hưng Dật thì phải cộng thêm 14 đời nữa.
    Ông tổ trung chi II là Hồ Khắc Kiệm (đời 3) con Hồ Ước Lễ, cháu Hồ Hân. Cháu đời 8 là Hồ Sĩ Anh (còn gọi là Hồ Thế Anh) sinh năm 1618, mất năm 1684, thi hội trúng tam trường, làm tri huyện Hà Hoa (vùng Kỳ Anh, Hà Tĩnh) tước Diễn Trạch hầu.
    Hồ Thế Anh sinh Hồ Thế Viêm (đậu Sinh đồ), Hồ Phi Cơ (thi hội đậu tam trường), Hồ Danh Lưu, Hồ Phi Tích (đậu Hoàng giáp, tước quận công), Hồ Phi Đoan.
    Hồ Thế Viêm sinh Hồ Phi Khang (đời 10). Phi Khang sinh 5 con trai: Hồ Phi Phú, Hồ Phi Thọ, Hồ Phi Trù, Hồ Phi Phúc, Hồ Phi Huống.
    Hồ Phi Phúc sinh 3 con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ (đời 12)
    Nguyễn Nhạc (1743-1793) sinh các con trong đó có Nguyễn Bảo, con Bảo là Nguyễn Đâu.
    Nguyễn Huệ (1753-1792) sinh các con trai trong đó có Quang Thiệu (Khang công tiết chế); Quang Bàn (Tuyên công, đốc trấn Thanh Hóa); Quang Toản (vua Cảnh Thịnh 1783-1802).
    Hồ Phi Cơ (đời 9) sinh Hồ Phi Gia (thi hội đậu tam trường). Hồ Phi Gia sinh Hồ Phi Diễn (đậu sinh đồ) và Hồ Phi Lãng (cũng đậu sinh đồ). Hồ Phi Diễn (1703-1786) sinh Hồ Xuân Hương (đời 12, 1772-1822).

    open all | close all






    [​IMG]Hồ Hưng Dật (viễn tổ)
    [​IMG]... (11 đời)
    [​IMG]Hồ Kha (thủy tổ họ Hồ làng Quỳnh Đôi)
    [​IMG]Hồ Hồng (thủy tổ)
    [​IMG](1) Hồ Hân (quản lĩnh hầu)
    [​IMG](2) Hồ Ước Lễ
    [​IMG](3) Hồ Khắc Kiệm (ông tổ trung chi 2)
    [​IMG]... (đời 4, 5, 6, 7)
    [​IMG](8) Sĩ Anh

    [​IMG][​IMG]Thế Viêm

    [​IMG][​IMG][​IMG]Phi Khang

    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]Phi Phú

    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]Phi Tứ
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]Phi Thọ
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]Phi Trù
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]Phi Phúc

    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]Nguyễn Nhạc

    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]Nguyễn Bảo

    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]Ng. V. Đâu
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]Nguyễn Huệ

    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]Ng. Quang Thiệu
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]Ng. Quang Bàn
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]Ng. Quang Toản
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]Nguyễn Lữ
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]Phi Huống
    [​IMG][​IMG]Phi Cơ

    [​IMG][​IMG][​IMG]Phi Gia

    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]Phi Diễn

    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]Xuân Hương
    [​IMG][​IMG]Danh Lưu
    [​IMG][​IMG]Phi Tích
    [​IMG][​IMG]Phi Đoan
    Tài liệu tham khảo:


    ?zHồ Tông thế phả?o (Hồ Sĩ Dương soạn, các hậu duệ chép bổ sung). Tiến sĩ Hồ Sĩ Dương (1621-1681) sống cùng thời với Hồ Thế Anh (1618-1684).Trong số các hậu duệ có Hoàng giáp Hồ Sĩ Đống (1738-1785) sống cùng thời với Hồ Phi Phúc và cùng thế hệ với 3 anh em nhà Tây Sơn

    ?zHồ gia thực lục, bản chi thế thứ tục biên?o của tú tài Hồ Phi Hội (1802-1875), cháu 5 đời của Hồ Sĩ Anh và cùng thế hệ với Hồ Xuân Hương ?" Nguyễn Huệ

    Ghi chép của Án sát Hồ Trọng Toàn (1801-1864)

    Hồ Quỳnh gia phổ của chi Hồ Phi Tích, Thư viện Hoàng Xuân Hãn, Paris Ghi chú: Thế thứ ghi ở trên là thế thứ họ Hồ ở Quỳnh Đôi. Đời 1 nếu tính từ Nguyên tổ (Trạng nguyên Hồ Hưng Dật, thế kỷ thứ 10) là đời 15.
    Theo ?zHồ Tông thế phả?o: Con của Phi Khang là Phi Phú, Phi Thọ, Phi Trù, Phi Phúc, Phi Huống từ Quỳnh Đôi di cư lên Nhân Lý (Nhân Sơn, Quỳnh Hồng ngày nay) rồi một chi chuyển cư vào Thái Lão ?" Hưng Nguyên, tiếp theo một chi vào trại Tây Sơn ?" Qui Nhơn.
    Trần Thanh Mai (tạp chí Văn học số 10-1964) cho rằng Hồ Xuân Hương là con ông Hồ Sĩ Danh (1706-1783), em cùng cha khác mẹ với Hồ Sĩ Đống (1738-1786). Thế nhưng ?zHồ Tông thế phả?o chép: ?zPhi Diễn sinh nữ Xuân Hương ư Khán Xuân phường?o (Phi Diễn sinh con gái Hồ Xuân Hương ở phường Khán Xuân)
  4. dukoon

    dukoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2005
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    Thao lược Quân Chính của vua Quang Trung
    Đức độ Đế Vương
    Ngay từ lúc mới theo anh khởi nghĩa, Nguyễn Huệ đã có đức độ của 1 bậc đế vương. Như đối xử với Nguyễn Đăng Trường_cựu thần nhà Nguyễn. Cuối năm Giáp Ngọ (1775) Nguyễn Đăng Trường vượt biển vào Gia Định , theo Định Vương Nguyễn Phúc Thuần,chẳng may thuyền bạt gió , trôi tấp vào hải phận Quy Nhơn. Quân Tây Sơn bắt được giải đến trước Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ lấy lễ đãi theo bậc tân sư. Đăng Trường từ tạ xin đi. Huệ hỏi rằng : " Tiên sinh đi chuyến này,liệu có xoay chuyển nổi trời đất hay không ? "
    Đăng Trường đáp: " Trung hiếu là đạo lập thân.Tôi dắt mẹ theo vua,danh nghĩa là quang minh, còn như việc đời nên hư,vận mạng cùng thông thì không luận đến".
    Huệ cảm khái lời nói thả cho đi. Năm dậu 1777 Huệ làm tướng đánh vào Gia Định,toàn thắng bắt được Đăng Trường. Long Nhương Tướng Quân Nguyễn Huệ hỏi rằng : " Lần này tiên sinh tính sao ?"
    Đăng Trường bình tĩnh đáp lại :" Chỉ còn một chết cần gì phải hỏi thêm nữa ". Dụ hàng không được,bất đắc dĩ phải ra lệnh đem giết đi.
    Nguyễn Huệ là người có con mắt tinh đời, biết thu nạp những người có chân tài thực học. Như với La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp thì tôn kính như bậc thầy,với Ngô Thì Nhậm thì coi như bậc tân thần,khách quý, còn đối với phường khoa bảng hữu danh vô thực thì dứt khoát loại bỏ. Như đối với 1 vị thám hoa đời Lê :" Thám Hoa là cái chi ? Có làm nổi tổng trưởng không ?"
    Dùng người đúng tài năng,uỷ thác đúng sở trường ,văn quan võ tướng,những người trác tuyệt đều được trọng dụng, để lại những thành tích lớn lao
    Đối với các di thần nhà Lê,những quan viên văn võ của triều đại vừa suy vong, Quang Trung biểu lộ một thái độ khoan hồng mà nghiêm nghị trong chiếu hiểu dụ : ( xin dẫn trích )
    ...... Vẫn nghĩ việc xưa,có người ở Ngu thì Ngu mất,sang Tần thì giúp Tần làm nên nghiệp bá.Ở với Tuỳ thì nịnh,sang đến Đường thì lại trở thành người trung.Cho nên Trẫm không lấy cái cớ được thua để đổ lỗi cho các ngươi. Ấy thế mà lúc đầu các ngươi kéo nhau về đầu hàng,sau đó vẫn cùng nhau lo lắng công việc,vậy mà cuối cùng lại trở mặt,thật đáng ghét .......
    .......Đáng lẽ ra oai sấm sét ,khép các ngươi vào tội bất thần,tịch biên gia sản,giết chết các ngươi để tỏ phép nước nhưng lại xét các ngươi như người bệnh nặng mà u mê lầm lỗi,nếu không cho các ngươi có dịp chuyển đổi thì e ảnh hưởng đến đức hiếu sinh......
    .......Tất cả những kẻ giam cầm đều được tha hết,những kẻ lẩn trốn đều không bị truy nã để tỏ đức khoan hồng......
    .......Còn như cứ mê muội ,cuối cùng sẽ chuốc lây tai họa,hối sao kịp nữa ?
    Cố gắng lên ! Cố gắng lên ! Phải kính cẩn tờ đặc chiếu này.
    Vào thời điểm vừa đánh đuổi xong Tôn Sĩ Nghị,vua Quang Trung đã nhận thức rõ việc cần kíp là tập hợp lực lượng và trí tuệ của nhân dân vào công việc kiến quốc. Những đoạn sau trong tờ "Chiếu cầu hiền" phản ánh rõ nét những trăn trở của nhà vua : " Nay cuộc đại định mới được bắt đầu,mọi việc còn đang mới mẻ,rường cột nhà vua có nhiều thiếu sót,việc biên cương còn dùng dằng chưa ổn định,đức hoá nhà vua chưa được thấm khắp.Trẫm chăm chắm chú chú ngày này qua ngày khác,hàng vạn công việc phải quan tâm. Trẫm nghĩ rằng một cây cột không chống nổi toà nhà to,mưu lược một kẻ sĩ không thể làm nên cuộc thái bình ..... "
    Nội trị _ phát triển kinh tế
    Sử cũ chép : " Khoảng đời Cảnh Hưng(1740-1786),Chiêu Thống(1787-1789) luôn mất mùa đói kém,dân trôi dạt lưu ly,cha con không thể nuôi nhau,anh em không thể nương nhau, như Nghệ An, Thanh Hoá, gặp năm mất mùa,nạn dịch,kẻ chết đói,người phiêu bạt,10 phần chỉ còn lại năm sáu, đồng ruộng bỏ hoang, ruộng đất rất ít ."
    Sau khi đại phá quân Thanh, Quang Trung nhìn thấy việc cấp thiết trước mắt phải nhanh chóng giải quyết vấn đề ruộng hoang,tận dụng sức lao động để khôi phục kinh tế tiểu nông đang bị phá hoại nghiêm trọng .
    Năm 1789,chiếu khuyến nông được ban: ( xin dẫn trích )
    Dân phiêu bạt phải trở về nguyên quán nhận phần ruộng cày...
    ... chỉ những người đã cư ngụ ba đời mới được phép nhận nơi kiều ngụ làm quê hương ...
    ... Xã nào chưa những người ngụ cư mà không bắt họ trở về nguyên quán ,không chịu cáo giác sự việc thì xã trưởng và đương sự đều bị tội...
    ...Các xã trưởng,thôn trưởng phải kê khai đích thực số đinh,số điền lập thành sổ bộ đệ nạp lên các viên phân suất,phân tri ở các huyện đệ lên triều đình. Triều đình sẽ phái quan đi khám đạc cho đúng sự thật để việc thu nạp thuế được công bằng.
    ...Ruộng tư mà sát nhập làm công điền thì đem chia cho dân,đóng thuế theo ngạch công điền "
    Theo Tây Sơn lược thuật, năm Canh Tuất 1790,đã có cảnh tượng thái bình. Mùa tháng ba trúng,mùa tháng mười kém hơn vì tháng bảy không mưa nhưng tương đối nhân dân đã được no ấm,trong nhân gian đã nghe có tiếng ca hát
    Tuy nhiên,do tính chất thời đại,những cải cách của vua Quang Trung vẫn chưa có được tính chất triệt để. Cơ sở ruộng đất của quan lại thời Lê , Trịnh, Nguyễn vẫn được bảo tồn nguyên vẹn nếu như họ không có tính chất chống đối hoặc chịu ra làm việc cho triều đình.Nguồn gốc của nạn chiếm đoạt và tập trung ruộng đất vẫn chưa bị hạn chế.Điều kiện đảm bảo cho kinh tế tiểu nông phát triền vẫn chưa được nhà vua đề cập.
    Thời vua Quang Trung, tình hình công thương nghiêp bị đình trệ qua mấy triều vua trước cũng được phục hồi dần và có được những định hướng phát triển với tư tưởng tiến bộ,duy tân rõ nét .
    Trong lần hội kiến với Nguyễn Thiếp ở Nghệ An,Quang Trung đã bộc lộ hoài bão muốn xây dựng một nền kinh tế công thương nghiệp phát triển,có thể đảm bảo các nhu cầu cho nhân dân. Quang Trung chủ trương mở rộng quan hệ buôn bán với nước ngoài nhưng không lệ thuộc.
    Nhà vua chủ động đặt quan hệ ngoại thương, trước hết là với nhà Thanh,yêu cầu nhà Thanh mở cửa thông thương biên giới . ( Sau thất bại của Tôn Sĩ Nghị,Càn Long đã nghiêm cấm việc thông thương : " Việc biên phòng phải rất cẩn mật,những kẻ vụng trộm buôn bán lén lút đều phải ngăn cấm ").
    Vua Quang Trung kiên quyết đòi nhà Thanh mở cửa ải,thông chợ búa để hàng hoá không bị ngưng đọng,làm lợi cho sự tiêu dùng của dân. Cuối cùng nhà Thanh cũng đồng ý cho nhân dân được buôn bán dọc hai biên giới. Các thương nhân có thể qua ải Bình Nhi và thuỷ Khẩu đến buôn bán ở vùng Mục Mã( Cao Bằng), Hoa Sơn ( Lạng Sơn) hoặc qua ải du thôn đến buôn bán ở phố Kỳ Lừa ( Lạng Sơn). Năm 1790,vua Quang Trung lại đề nghị nhà Thanh cho mở một cửa hàng ở Nam Ninh,Quảng tây,dân Việt qua đó rất thuận lợi và phát đạt.
    Với những chính sách tích cực như trên,quan hệ buôn bán giữa hai nước vùng biên giới bị suy tàn rồi gián đoạn được phục hồi dần dần và phát triển nhanh chóng.
    Đối với các thuyền buôn tư bản Phương tây, Quang Trung tỏ ra rộng rãi,dành cho họ những điều kiện dễ dàng để buôn bán. Khác hẳn với các triều đại phong kiến trước đây.
    Về mặt tài chính,Quang Trung thi hành một chế độ thuế khoá đơn giản theo tinh thần "bớt thuế thương dân" ( Ban bố bắc thành các điều ) Các loại thuế đều được giảm nhẹ,có loại được bãi bỏ như thuế thông thương với Trung Quốc vùng biên giới.
    Thực tiễn đất nước và nhận thức mới của Quang Trung về xu hướng phát triển kinh tế xã hội đã biến chuyển sâu sắc những sĩ phu vốn được đào tạo bằng học thuyết Tống Nho. Tư tưởng luẩn quẩn cổ hủ "sĩ nông luôn phiên" bao trùm hầu hết Châu Á lúc đó đã từng bước được Quang Trung lay chuyển. Sự chuyển biến này được thể hiện trong một bài phú của Ngô Thì Nhậm :
    " Vậy thì ta nên làm gì? Mưa thuận thời,ruộng đồng dào dạt,chỉ một cái cày là xong nghìn khoảnh ruộng;
    Gió hoà thổi,sóng biển êm đềm chỉ một chiếc buồm là hàng hoá chở đầy thuyền;
    Gỗ lạt đã sẵn,gọi thợ đến,rìu búa giơ lên là thành xà thành cột;
    Việc nên làm là việc công,nông,thương, há nhà nho ta không nghĩ đến hay sao ?"
    Nhìn sang nước Nhật cùng thời kì này cũng là lúc phong trào duy tân manh nha bắt đầu, tư tưởng " nông bản thương mạt " đang từng bước bị loại bỏ. Nếu vua Quang Trung tại vị khoảng 10 năm nữa để những tư tưởng cải cách của ông thấm nhuần và có được những thành tựu rõ nét thì cánh cửa tạo lối thoát cho đất nước vừa hé mở đã không bị đóng sập lại.
    Phát Triển văn hoá,giáo dục
    Có thể nói,trong cách chính sách về các mặt,chính sách về văn hoá giáo dục của vua Quang Trung có những tư tưởng đổi mới rất lớn. Hai chính sách tiêu biểu là trọng chữ Nôm và mở rộng trường học.
    Chữ Nôm tuy xây dựng trên cơ sở chữ Hán nhưng đã trở thành một thứ văn tự dân tộc,ghi lại trung thành tiếng nói của dân tộc. Sang thế kỉ 18 ,chữ Nôm và Văn nôm ngày càng phát triển và phổ biến trong nhân dân. Sau khi lên ngôi,Hoàng đế Quang Trung đã đánh đổ địa vị độc tôn của chữ Hán,chữ Nôm được trở thành văn tự chính của quốc gia. Trong các kì thi,quan trường cũng phải ra đề bằng chữ Nôm và đến đệ tam trường,sĩ tử phải làm thơ phú bằng chữ Nôm.
    Cuối năm 1971,Quang Trung cho lập " Sùng Chính thư viện " do Nguyễn Thiếp làm viện trưởng, phụ trách việc giáo dục và dịch chữ Hán ra chữ Nôm.
    Chủ trương dịch sách nói lên hoài bão rất lớn của vua Quang Trung muốn thay thế tài liệu học tập bằng tiếng mẹ đẻ,thoát li hẳn sự lệ thuộc vào văn tự nước ngoài.Chữ Nôm thời Tây Sơn đánh dấu một thành quả quan trọng trong lịch sử bảo tồn văn hoá dân tộc,chống chính sách đồng hoá của các đế chế phương bắc.
    Về mặt giáo dục,với triều Quang Trung, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta,việc học được phổ biến đến tận thôn xã. Các xã phải thành lập nhà xã học,chọn người có đức hạnh ,hay chữ phụ trách việc giảng dạy( gọi là "xã giảng dụ") Quang Trung cho phép sử dụng một số đền chùa làm trường học.
    Về nội dung giáo dục,Quang Trung rất chú trọng đến tính thiết thực,sự sáng tạo nhằm đào tạo những người có năng lực thật sự. Nói đến công cuộc chấn hưng giáo dục thời kì này không thể không nhắc đến Nguyễn Thiếp : " Nước Việt ta từ khi lập quốc đến giờ chính học lâu ngày đã mất.Người ta chỉ tranh nhau đua tập việc học từ chương cầu lợi mà quên bẵng cái giáo tam cương ngũ thường, Chúa tầm thường,tôi nịnh hót,quốc phá gia vong,những tệ kia đều ở đó mà ra" ( thư Nguyễn Thiếp gửi Quang Trung năm 1791) Vẫn theo Nguyễn Thiếp,phương pháp học phải " tuần tự mà tiến,đọc cho kĩ,ngẫm cho tinh,học cho rộng rồi ưu lược cho gọn,theo điều học biết mà làm,hoạ may cái nhân tài mới có thể thành tựu,nhà nước nhờ đó mà yên vững".
    Nền giáo dục cuối thời Lê đã để lại những hậu quả nghiêm trọng qua chế độ khoa cử thối nát. Để giải quyết,nhà vua đã bắt tất cả các hạng nho sinh,sinh đồ phải thi lại,hạng ưu thì công nhận cho đỗ,hạng liệt thì bắt học lại ở các trường xã, hạng "sinh đồ ba quan" thì thải về địa phương.
    Những chính sách trên đây chứng tỏ Quang Trung có hoài bão xây dựng một nền học thuật giáo dục dân tộc rõ nét,ý thức độc lập thoát ly hẳn khỏi những khuôn sáo cũ. Như vậy,bên cạnh những tư tưởng cải cách về công thương nghiệp,Quang Trung còn là hoàng đế có tư tưởng độc lập tự cường cao nhất từ trước đến nay .
  5. dukoon

    dukoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2005
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    Những tiến bô trong chính sách văn hoá
    Chính sách văn hoá tiến bộ của Quang Trung còn thể hiện ở thái độ đối với các tôn giáo. Cụ thể là đối với Phật Giáo và Gia Tô giáo. Từ thời Lê mạt,phật giáo đã trở thành một tệ nạn trong xã hội. Những kẻ lười biếng lẩn trốn vào chùa để tránh sản xuất,sống cuộc đời ăn bám,hủ hoá. Bọn lưu manh côn đồ cũng lợi dụng chùa chiền để tụ đảng gây rối loạn xã hội.
    Khi lên ngôi,vua Quang Trung đã chấn chính việc tu hành, bắt bọn lưu manh côn đồ phải trở về sản xuất. Ngoài các tăng nhân có đạo đức được phép trụ trì các chùa,những nhà sư không xứng đáng đều phải hoàn tục.Một chủ trương rất đáng chú ý của vua Quang Trung là việc bỏ bớt một số chùa nhỏ hoang tàn ở các làng xã để tập trung vật liệu tu bổ các chùa lớn ở phủ huyện.
    Đối với Gia Tô giáo, Quang Trung không chủ trương cấm đạo như họ Trịnh,Nguyễn. Dưới triều Quang Trung,việc truyền đạo không bị ngăn trở,tín ngưỡng của nhân dân được tôn trọng . Thái độ rộng rãi của Quang Trung đối với các giáo sĩ khác hẳn chính sách của các chính quyền trước và cả nhà Nguyễn sau này muốn đập tắt tín ngưỡng trong nhân dân mà thực chất là phản ánh sự bối rối của nhà nước trước những âm mưu can thiệp nội trị của phương Tây
    Quan hệ ngoại giao với nhà Thanh :
    Sau khi lên ngôi, Quang Trung chủ trương dùng biện pháp ngoại giao tích cực để ngăn ngừa chiến tranh với nhà Thanh và lập lại quan hệ bang giao hoà bình giữa hai nước. Điều này nhà vua đã tính đến từ trước khi kéo quân ra Tam Điệp,chuẩn bị giải phóng Thăng Long.Bấy giờ Quang Trung đã giao cho Ngô Thì Nhậm chuẩn bị sẵn lời lẽ để tiếp tục một cuộc đấu tranh ngoại giao ngay sau khi kết thúc đấu tranh vũ trang. Quang Trung nói với Nhậm :" Nay ta đến đây,tự đốc việc quân,đánh hay giữ đã có kế cả rồi,chỉ trong mười ngày nữa thế nào cũng quét sạch giặc Thanh. Nhưng nước Thanh lớn hơn nước ta đến mười lần. Bị thua tất lấy làm thẹn,chắc phải tìm cách rửa hờn. Nếu cứ để binh lửa liên miên, thật không phải là phúc của nhân dân,lòng ta sao nỡ. Vì vậy sau khi thắng trận phải khéo dùng từ lệnh mới dập tắt lửa binh. Việc từ lệnh đó ta sẽ giao cho Ngô Thì Nhậm ".
    Khi nhận được thư của nhà Thanh đề nghị quan hệ hữu hảo,vua Quang Trung cử người sang thương lượng,trao trả tù binh,triều cống. Tuy vậy,nhà vua vẫn giữ thái độ kiên quyết, một mặt muốn tỏ ra sớm hoà giải,khôi phục mối bang giao,mặt khác luôn sẵn sàng đối phó với âm mưu xâm lược mới của nhà Thanh. Trong biểu văn cầu hoà của Quang Trung có đoạn : " Ôi,đường đường là thiên triều lại đi tranh hơn thua với nước nhỏ thì tất phải chiến tranh liên miên để thoả lòng tham,đó là điều Thánh thượng không nỡ. Vạn nhất chiến sự kéo dài,thế đến như vậy thì cũng không phải là điều thần mong muốn và cũng không dám biết".
    Cùng với biểu văn, Quang Trung gửi thư cho viên tướng Quảng Tây là Thang Hùng nghiệp,tỏ rõ thái độ kiên quyết :" Còn như quân lính thì cốt hoà thuận,không cốt động, cốt tinh nhuệ không cốt nhiều.Người khéo thắng là thắng ở chỗ mềm dẻo chứ không phải lấy mạnh đè yếu,lấy nhiều hiếp ít. Nếu chút tình trước đây không được bày tỏ,thiên triều không khoan dung được phần nào cho thần,cứ muốn tranh chiếm,thế là nước nhỏ không được hết lễ thờ nước lớn thì chúng tôi cũng đành phải theo mệnh trời mà thôi".
    Giảng hoà xong với nhà Thanh,Quang trung viết thư cho tổng đốc lưỡng Quảng yêu cầu trả lại đất 7 Châu thuộc Hưng Hoá trước kia bi nhà Thanh xâm lấn. Mấy lần Quang Trung cử xứ bộ sang Lưỡng Quảng thương lượng đều bị từ chối. Nhà vua bất bình thường nói :" Để cho ta mấy năm dưỡng uy, sức nhuệ thì ta có sợ gì họ", và lo củng cố lực lượng quyêt lấy lại đất đai đã mất. Ngài cho rằng Mãn Thanh bất quá chỉ là một bộ tộc hậu Kim mà thống trị nổi Trung Hoa rộng lớn,thế thì tại sao Đại Việt lại không thu lại một bản đồ Nam Việt ngày xưa. Ngài thường nói với các quan thị giảng :" Không ai làm thì để ta làm cho mà coi".
    Năm Canh Tuất (1790), Giả Vương Phạm Công Trị cùng với Ngô Văn Sở,Đặng văn chân,Phan huy Ích ... qua ải nam quan vào đất nhà Thanh đem theo bọn nhạc công múa hát,hiến hai thớt voi đực. Giả Vương được làm lễ bao tất ở Hành Cung Nhiệt Hà,vua Càn Long đích thân viết tặng bốn chữ " Củng cực kì thành" . Mục đích trong quan hệ ngoại giao của vua Quang Trung đã đạt được, bang giao giữa hai nước lúc này là hết sức tốt đẹp.
    Năm 1792, chánh Hoàng hậu họ Phạm của vua Quang Trung mất,vua mới sai sứ bộ sang nhà Thanh cầu hôn và xin đất Luỡng Quảng để đóng đô vì đất Thăng Long đã hết vượng khí. Cầm đầu sứ bộ là danh tướng Võ Văn Dũng, đó là cái ý muốn nhân việc đi sứ mà dò xét cho cuộc hành quân sau này. Cả hai việc cầu hôn và xin đất đều có kết quả nhưng rồi được tin vua Quang Trung băng hà, sứ bộ Võ Văn Dũng đành dâng biểu cáo ai rồi ôm hận trở về.
    Mưu đồ khôi phục Lưỡng Quảng chỉ còn là một giai thoại.Các nho sĩ đương thời cũng có nhiều người tán đồng mưu đồ kì vĩ của vua Quang Trung. Như Phạm Đình Hổ có câu:
    " Vương sư bắc định Đông, Tây Việt
    Gia miếu vong ân cáo nãi ông !
  6. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Dân Việt dưới thời Nguyễn có để tóc đuôi sam đâu nhỉ?
  7. A_S

    A_S Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    39
    Về QT và GL các bác đã bàn luận cạn ý rồi.Em chỉ copy một bài của một tác giả hải ngoại về chiến thắng trước quân Xiêm thôi.Bài viết có vẻ được bỏ nhiều công sức nghiên cứu.Những đoạn không nói về QT em xin cắt.
    Những Ngày Sắp Tết 1785, Tại Rạch Gầm, Xoài Mút Tỉnh Định Tường: Đại Đế Quang Trung Đã Tiêu Diệt 2 Vạn Quân Xiêm-La
    hồ đinh
    1 - NƯƠC XIÊM LA :
    Xiêm La hay Thái Lan ngày nay có diện tích 198.455 sq.ml hay 512.998 km2, dân số tính tới năm 2004 là 55.448.000 người, thủ đô là Bangkok (Vọng Các) chưa kể ngoại ô có 1.867.297 người. 95% người Thái theo Phât giáo tiểu thừa.
    Thật ra Xiêm không phải là quốc hiệu của người Thái. Đó là cái tên mà người Cao Mên và Chiêm Thành dùng để gọi họ. Ngay từ thế kỷ thứ XI, danh từ SYAM đã thấy xuất hiện tên các văn bía của người Chàm tại Trung phần VN, còn hình ảnh của người Syam, thì đầy rẩy nơi các di tích của người Khmer, tại đền Angkor được dựng lên từ thế kỷ thứ XII sau TL.
    Người VN theo cách gọi của Miên và Chàm, cũng gói là Xiêm. Riêng người Tàu qua lối phát âm Bắc Kinh, đọc là Tiêm, rồi ghép với tên của nước La Hộc, tức là vùng Lyo ngày nay, thuộc Lopburi ở hạ lưu sông Mê Nam, thành nước Tiêm-La. Còn người Pháp cũng dựa vào lối phiên âm Tàu mà đọc là Siam, trong lúc người Anh thì nói trại là Saiam. Trong bộ Bách Khoa Từ Điển của Ý Đại Lợi (Enciclopedia Italiana), đã giải thích rằng Anh và Pháp khi dùng tiếng Siam để chỉ người Thái, là căn cứ vào tiếng Saiam Sayang của người Miến Điện dùng để chỉ người Xiêm, rồi đọc trại ra là Siam hay Saiam.
    Nhưng căn cứ vào sử liệu, ta thấy từ ngày lập quốc đến nay, người Thái gọi mình là Thay, còn người Shan là Nghiện. Riêng danh từ Siam chỉ mới xuất hiện gần đây. Do trên thời xưa, nước Thái Lan được gọi là Mường Thay hay Prathet Thay. Đời vua Rama IV (1851-1868), quốc hiệu mới được đổi là Sayam (Xiêm), để đánh dấu nước này canh tân theo văn minh tây phương. Năm 1939, tướng Phibul Songgram lên làm thủ tướng, mới đổi quốc hiệu từ Xiêm sang Thái. Từ 1945-1948, tên nước trở lại là Xiêm và sau đó tới ngày nay, chính thức là Thái. Với người Anh, họ phiên âm Thay thành Thai, còn Prathet là Land, nên sau này gọi nước Xiêm là Thailand. Theo cách đó, người Pháp viết là Thailande, còn VN thì đọc là Thái Lan.
    2 - NHỮNG GÂY CẤN GIỮA ĐẠI VIỆT VÀ THÁI LAN :
    Từ đầu thế kỷ thứ XVII, người Việt đã tới khai hoang tại vùng Đồng-Nai và Mỏi-Xùy (nay là Biên-Hoà và Bà Rịa) của Chân Lạp. Vì muốn thoát khỏi ảnh hưởng và sự kềm kẹp của Xiêm La đã có từ trước đến nay, nên quốc vương nước này là Chey Chetia II sang cầu thân với Chúa Nguyễn Nam Hà, để nhờ che chở. Nhân dịp đó, Chúa Hy Tôn-Nguyễn Phúc Nguyên đã vì dân nước, nên đành đem con gái cưng của mình là Ngọc Vạn, gã cho vua này làm Hoàng Hậu vào năm 1620, để lấy chỗ dựa cho dân Đại Việt tới làm ăn tại Chân Lạp. Chúa còn đem người con gái kế là Ngọc Khoa, gã cho vua Chàm để mượn đường bộ từ Phú Yên vào Đồng Nai, vì lúc đó nước Chiêm Thành vẫn còn. Do trên Xiêm La đả kết thù với Đại Việt, vì cả hai đều muốn giành giựt ảnh hưởng tới Lào và Miên, vốn là hai nước nằm giữa rất yếu kém, do nội loạn thường trực.
    Năm 1672, Chey Croetha III làm loạn, giết cha vợ là vua Batom Reachea và dắt quân Xiêm từ Nam Vang xuống Sài Côn, chiếm lại tất cả thành trì, đồng thời đuổi giết người Việt đang khẩn đất làm ăn tại Đồng-Nai, Mõ Xùy. Năm 1674 Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần sai binh tướng sang Thủy Chân Lạp, đánh đuổi quân Xiêm chạy về biên giới Miên-Thái, giết vua Nặc Ông Đài. Sau đó lập Năc Thu làm vua Lục Chân Lạp, đóng tại Nam Vang và Năc Nộn là phó vương miền Thủy Chân Lạp, tại Sài Gòn. Từ đó người Miên thần phục Chúa Nguyễn.
    Năm 1687, quân Xiêm lại vào cướp phá đất Hà Tiên, bắt Mạc Cửu đem về giam lỏng tại Muang Garaburi nhưng sau đó, ông đã trốn được về nước vào năm 1700. Từ đó Mạc Cửu đem đất đai Hà Tiên và binh sĩ dưới quyền, xin thần phục Nam Hà, nên được Hiển Tông Nguyễn Phúc Chu phong chức tổng binh.
    Năm 1717, quân Xiêm tấn công Hà Tiên, Mạc Cửu binh ít chống cự không nổi, nên phải bỏ thành lui về giữ Long Kỳ. Quân Xiêm vào tàn phá Hà Tiên thành bình địa nhưng sau đó chiến thuyền bị bão đánh đắm trong vịnh Phú Quốc, nên phải rút về nước. Mạc Cửu trở về kiến tạo lại Hà Tiên và đắp thành ngăn giặc vào năm 1718.
    Năm 1769, vua Xiêm là Trịnh Quốc Anh đem quân thủy bộ tấn công Hà Tiên, lại đặt đại bác trên núi Tô Châu bắn vào thành sát hại nhiều dân chúng vô tội. Tổng binh Mạc Thiên Tứ vì binh ít và không có tiếp viện, nên phải bỏ thành, cùng các con Mạc Tử Hoàng, Tử Thương, Tử Duyên..lui về Trấn Giang (Cần Thơ). Nhưng quân Xiêm đã bị các tướng lãnh trấn thủ Long-Hồ và Đông Khấu là Tống Phước Hợp và Nguyễn Hữu Nhân, đánh đuổi phải bỏ Hà Tiên, chạy về cố thủ thành Nam Vang.
    Năm 1772, Duệ Vương Nguyễn Phúc Thuần sai chưởng cơ Nguyễn Cửu Đàm, thống suất hai đạo Bình Khánh và Bình Thuận, gồm 10.000 quân thủy bộ và 30 chiến thuyền. Quân Nguyễn chiếm lại Hà Tiên và Chân Lạp, rồi đưa Nặc Tôn về Nam Vang làm vua trở lại. Từ đó quân Nguyễn đóng luôn ở Nam Vang, bảo hộ và làm cố vấn cho quốc vương Chân Lạp.
    Năm 1780, vì tàu buôn bị cướp ở Hà Tiên, vua Xiêm nghe theo lời xúi của quan Chân Lạp tên Bồ Công Giao, bắt cha con Mạc Thiên Tứ, Tử Hoàng, Tử Thương, Tử Duyên cùng sứ thần của chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Xuân..đem xử trảm. Mạc Thiên Tứ lúc đó trên 70 tuổi, uất ức tự tử chết. Riêng gia quyến của họ đều bị đầy lên tận biên giới Miến-Thái.
    Năm 1782, vua Xiêm là Trịnh Quốc Anh bị hai tướng Chất Trí và Sô Sĩ giết chết. Chất Trí lên làm vua Xiêm, xưng Phật Vương (Rama 1), tha những người Việt bị đầy , đồng thời giao hảo với chúa Nguyễn Ánh lúc đó đang bị quân Tây Sơn đuổi giết tận tuyệt
    Năm 1784, mượn cớ sang giúp Nguyễn Ánh, vua Rama 1, sai 2 vạn thủy quân và 300 tháp thuyèn, do hai người cháu là Chiêu Sương, Chiêu Tăng sang xâm lăng Nam Phần. Quân Xiêm chiếm các đạo Kiên Giang, Trấn Giang, Ba Thắc, Trà Ôn, Sa Đéc..đồng thời cướp của giết người, không ai có thể ngăn cản nổi. Sự kiện trên làm cho Nguyễn Ánh cũng phẫn uất nhưng phải bó tay ví không còn binh lực để kềm chế giặc.
    Cuối tháng chạp cùng năm, được tin quân Xiêm đã tới Định Tường, nên Long Nhưỡng tướng quân là Nguyễn Huệ, từ Qui Nhơn đem quân thủy bộ vào chận đánh, phá tan 2 vạn quân Xiêm tại vàm Rạch Gầm-Xoài Mút. Từ đó người Xiêm sợ Đại Việt như sợ cọp.
    Năm 1817, sau khi chiếm được Stung Treng và Vạn Tượng của Lào. Quân Xiêm tràn sang chiếm một phần cao nguyên Trung Phần, lúc đó gần như chưa có chính quyền VN hiện diện. Bọn quan lại Xiêm cai trị đồng bào thiểu số tại đấy rất tàn ác dã mang. Tình trạng kéo dài tới thời Pháp thuộc mới chấm dứt.
    3-NGUYỄN HUỆ TIÊU DIỆT QUÂN XIÊM TẠI ĐỊNH TƯỜNG:
    ** ĐỊA DANH RẠCH GẦM-XOÀI MÚT TẠI MỸ THO :
    Đất Định Tường thuộc dinh Phiên Trấn, được Túc Tông Nguyễn Phúc Trú thành lập vào năm 1731. Vào năm 1772 Duệ Tông Nguyễn Phúc Thuần đổi là Đạo Trường Đồn, rồi thành Huyện Kiến An vào năm Gia Long nguyên niên 1801.
    Năm 1802 lại cải thành Dinh Trấn Định, phiên trấn Định Tường. Đời vua Minh Mang (1820-1840), chính thức chia đất Nam Kỳ, thành sáu tỉnh trong đó có tỉnh Định Tường. Danh xưng này tồn tại tới ngày 30-4-1975 thì mất
    Riêng hai địa danh '' RẠCH GẦM-XOÀI MÚT'' nằm trong tỉnh Định Tường. Theo các tài liệu cổ có từ thời nhà Nguyễn, thì Rạch Gầm ngày xưa được gọi là Sầm Giang. Đó là một con rạch dài chừng 15km, phát nguồn từ xã Long Tiên (Cai Lậy), chảy qua các thôn xóm trù phú thuộc các xã Kim Sơn, Vĩnh Kim, Mỹ Luông, Thuộc Phiên.rồi đổ vào sông Mỹ Tho (Tiền Giang) tại Kim Sơn. Khi người Việt từ miệt ngoài, theo chân các Chúa Nguyễn vào đây khẩn hoang lập ấp, thì vùng này toàn là rừng rậm cây cao, đầy các loại dã thú như voi, cọp, trăn-rắn, heo rừng, cá sấu. Nói chung chỗ nào đêm ngày cũng có tiếng cọp gầm voi rống, làm cho ai cũng kinh hồn, sởn óc, nhiều người vô phước bị cọp vồ, cá sấu táp khi phá rừng làm ruộng. Do trên, tổ tiên ta mới đặt tên vùng này là '' Rạch Cọp Gầm''. Về sau để dễ nhớ, nên kêu là Rạch Gầm tới ngày nay không đổi. Ở đây cây cối sầm uất, hai bên bờ rạch đầy dừa nước và nhiều cây bần mọc gie ra khỏi con rạch. Đúng là một vị trí chiến lược lý tưởng, để các nhà quân sự tài danh, áp dụng lối đánh du kích, phản kích và nhất là hỏa công trận.
    Vàm Rạch Gầm có bề ngang chừng 100m, thuộc xã Kim Sơn. Trên bờ có chợ nhỏ, bán đầy các loại thổ sản miệt vườn như cam, quít, ổi, chuối ..Nhưng chợ Rạch Gầm nổi tiếng xưa nay vẫn là Vú Sửa, món đặc sản bản địa, ngon-ngọt hơn bất cứ nơi nào khác. Đặc biệt, vú sữa lại đơm bông kết trái đúng vào cuối đông sắp Tết Nguyên Đán. Cũng theo tài liệu, thì xã Kim Sơn được thành lập rất sớm trong trấn Định Tường, vào đầu thế kỷ thứ XVIII, do tiên hiền Lê Công Báu, nhưng dân chúng kiêng cữ đã đọc là Bích. Về sau ông được nhà Nguyễn phong làm Thành Hoàng và vẫn được dân chúng điạ phượng thờ kính cho tới ngày nay.
    Xoài Mút chảy từ Giòng Dứa thuộc Ấp Thạch Long tới Ấp Thạnh Hưng, xã Phước Thạnh, rồi đổ vào rạch Xoài Hột và ra sông Mỹ Tho (Tiền Giang). Khúc rạch này cũng giống như Rạch Gầm rất um tùm. Hai bên bờ đầy dừa nước và cây bần mọc gie ra ngoài, tạo nên địa thế quanh co hiểm trở. Ở đây ngày xưa mọc đầy một loại xoài trái nhỏ, hột to, cơm ít, nên muốn ăn phải mút, nên mới xuất hiện danh xưng Xoài Mút. Ngày nay dân địa phương đã chặt bỏ hết để lấy đất làm vườn, nên họa hoằn lắm mới thấy một vài cây còn sót lại. Về hành chánh, thì Xoài Mút là tên con rạch, còn Xoài Hột là tên của một ngôi chợ thuộc xã Thạnh Phú, kế xã Bình Đức. Rạch Gầm cách Xoài Mút 7km và thành phố Mỹ Tho chừng 14 km.
    **VUA QUANG TRUNG NGUYỄN HUỆ :
    Trong dòng Việt sử, dù triều đại Tây Sơn hiện hữu thật ngắn ngủi (1778-1802) nhưng qua hai chiến thắng bất hủ : Trận Thủy Chiến Rạch Gầm tiêu diệt quân Xiêm và Xuân kỷ Dậu đại thắng quân Thanh, đã đưa tên tuổi Quang Trung-Nguyễn Huệ, lên hàng Đại Đế, sánh bằng các quân vương-dũng tướng của dân tộc Hồng -Lạc mọi thời như Ngô Quyền, Lê Đại Hành, Lê Thánh Tông, Lý Thường Kiệt, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Phúc Tần.. Dù không đồng chính kiến nhưng tất cả các sử gia triều Nguyễn cũng như đọc qua các thiên du ký của các nhà truyền giáo phương tây. Ai cũng xưng tụng ngài là một trong những thiên tài quân sự lửng lẫy của VN, có thể so sánh với các tên tuổi như Đại Đế Alexander Le Grand của Hy Lạp và vua Hung Nô Attila, là những thiên tài quân sự bách chiến bách thắng.
    Giống như các bậc danh tài trên, trong khi dùng binh vua Quang Trung luôn luôn theo đúng binh pháp Tôn Tử-Trần Hưng Đạo-Nguyễn Trải, đạt yếu tố bất ngờ, hành binh thần tốc và trên hết là biết tiên liệu tình hình địch, trước khi quyết định bày binh bố trận để tấn công. Ngoài ra để nêu gương với sĩ tốt cùng thuộc tướng dưới quyền, ngài luơn luôn xông xáo nơi trận mạc, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, lâm trận đi đầu hàng quân, hiệu lệnh rất nghiêm minh. Bởi vậy, tướng sĩ ai cũng muốn hăm hở, lăn xả vào cái chết, để được đền ơn nhà trả nợ nước, xứng đáng bổn phận làm trai nước Việt. Ngoài thiên tài quân sự, vua Quang Trung còn được các sử gia đề cao là một nhà chính trí có thao lược, điển hình qua cách chiêu hiền đãi sĩ, kính trọng tài năng mọi người không phân biệt bất cứ một ai. Riêng tư cách thì hòa nhã độ lượng, trong khi đối xử với vua Lê và cái chết của chúa Trịnh Khải.
    Nói chung từ trước tới nay, qua dòng lịch sử, VN có ba thiên tài quân sự là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Bình Định Đại Vương vua Lê Lợi và Đại Đế Quang trung-Nguyễn Huê. Nhưng các ngài đều có phép hành binh riêng biệt. Với Hưng Đạo Vương, sở trường về lối đánh '' Dùng ít chọi đông '' mà binh pháp gọi là Dàn Binh, Tướng Trận. Còn Bình Định Vương Lê Lợi thì ứng dụng phép '' Dĩ Dật Đãi Lao '', tức là lối đánh du kích, làm tiêu hao lực lượng địch. Trái lại Quang Trung Nguyễn Huệ thì luôn luôn sử dụng vận động chiến, tấn công địch trước trong tư thế mạnh với quân số, hỏa lực, mưu kế và phương tiện.
  8. A_S

    A_S Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    39
    **THỦY QUÂN VN DƯỚI THỜI TÂY SƠN :
    Từ năm 1627-1672, Trịnh Nguyễn đã đánh nhau bảy lần, trên chiến trường Nam và Bắc Bố Chánh (tỉnh Quảng Bình ngày nay), nhưng bất phân thắng bại. Trong lúc giao tranh, cả hai phía gần như chỉ sử dụng bộ chiến, dù cả hai đều có một đạo thủy quân rất quan trọng. Theo tài liệu của giáo sĩ Alexandre de Rhodes, thì chúa Nguyễn ở Nam Hà có 200 chiến thuyền loại Galéré, còn họ Trịnh ở miền Bắc có tới 600 chiếc. Còn Quang Trung Nguyễn Huệ trái lại, đã đề cao vai trò thủy quân trên hết. Nhà vua đã cách mạng hoá hải quân bằng lối đóng thuyền cho phù hợp với bờ biển VN, trong đó đặt nặng việc trang bị vũ lực trên tàu thuyền.
    Theo sử liệu, thủy quân Tây Sơn có nhiều tàu vận tải cũng như tàu chiến, số lượng trên 1000 chiếc. Một du khách người Anh tên John Barraw, tới thăm Đàng Trong vào thế kỷ XVIII, đã viết :''Người Việt ở đây có một nghề rất tự hào, đó là kỹ thuật đóng tàu đi biển ''. Theo tác giả, thuyền của Người Việt rất đẹp, chiều dài từ 50-80 pieds (1 pied bằng 0,30m), được ghép bằng 5 tấm ván, ăn khít nhờ có mộng bên trong. Thuyền lại được chia thành nhiều khoang kín, nên rất khó chìm.
    Theo Jean Baptiste Chaogeau, một võ quan người Pháp từng theo giúp chúa Nguyễn Ánh, cho biết một thủy quân Tây Sơn gồm có nhiều hải đội, tổ chức khác nhau tùy theo trang bị. Do đó có thủy đội gồm 9 tàu, mỗi chiếc được trang bị tới 66 khẩu đại bác loại đường kính 24. Có thủy đội chỉ có 5 tàu, mỗi chiếc mang 50 khẩu đại bác cũng loại 24. Có thủy đội gồm tới 40 tàu, mỗi chiếc trang bị 16 khẩu đại bác cỡ 12 ly và một thủy đội đặc biệt gồm 93 tàu, mỗi chiếc chỉ có một khẩu đại bác lớn, nòng cỡ 36. Ngoài ra còn có 300 pháo hạm và 100 tàu buôn cỡ lớn. Tất cả tàu thuyền của Tây Sơn đều dùng cánh buồm hình chữ nhật.
    Về thủy quân trên tàu, thì mỗi thủy đội loại trang bị 66 khẩu đại bác, có quân số trên 700 người. Quân Tây Sơn được trang bị rất mạnh, vũ khí cá nhân gồm giáo mác, còn có súng điểm thương nhưng lợi hại nhất vẫn là loại súng phun lửa, gọi là '' Hoả Hổ'' khi hai bên cận chiến. Nhờ những ưu thế về trang bị cũng như kỹ thuật tác chiến, nên thủy quân Tây Sơn đã thắng quân Xiêm một cách dễ dàng. Mặc dù lúc đó hạm đội Xiêm La cũng rất tân tiến, vì được đóng theo kỹ thuật Tây Phương, mà người Việt gọi là Tháp thuyền. Đây là loại ghe tam bản rất cao lớn, trên có pháo tháp trí súng đại bác. Các thủy thủ ngồi ngoảnh mặt về phía bánh lái mà chèo.
    **THỦY CHIẾN TẠI RẠCH GẦM-XOÀI MÚT :
    Các sử gia hiện nay, khi viết về chiến thắng của Vua Quang Trung tại Rạch Gầm-Xoài Mút, đều thắc mắc về việc hành quân của Tây Sơn. Ngay khi nghe hung tin, đại quân Xiêm La gồm thủy bộ hơn 50 vạn và 300 tháp thuyền, đã chiếm gần hết các trấn tại Nam phần. Hiện thủy quân Xiêm đã tới trấn Định Tường. Trong lúc đó Long Nhưỡng tướng quân là Nguyễn Huệ còn ở tận Qui Nhơn. Vậy ngài đã cho thủy quân từ biển vào cửa Tiểu để tới Mỹ Tho hay là vào cửa Cần Giờ, rồi men theo dòng Vàm Cỏ Tây để tới Rạch Gầm Xoài Mút, tạo yếu tố bất ngờ, đối với quân Xiêm ? Điều không thấy các nhà sử học xưa đề cập tới, kể cả các tài liệu của quốc sử quán triều Nguyễn.
    Nhưng về chiến tích của trận thủy chiến lịch sử, thì hiện nay vẫn còn đầy rẩy trên đất Định Tường cũng như trong kho tàng văn chương bình dân bản địa, qua các bài hát ru em, ca dao, tục ngữ..''
    ''Ầu ơ, Rạch Gầm-Xoài Mút tăm tăm
    xế xuống chút nữa, xuống vàm Mỹ Tho
    bần gie đóm đậu sáng ngời
    Rạch Gầm-Xoài Mút muôn đời oai linh
    Chẻ tre bện sáo cho dầy
    Ngăn ngang sông Mỹ có ngày gặp nhau
    Hay : '' gái Mỹ Tho mày tằm mắt phượng
    Giặc đến nhà, chẳng vụng hươi đao..''
    Ngày nay người dân sống ở rạch Bà Hào, kế rạch Gầm , vẫn thường hay kể những chuyện ma quỷ xuất hiện, vào những đêm mưa to gió lớn, mà họ quả quyết, đó là ma Xiêm, chưa được siêu thoát, dù cuộc chiến đã tàn hơn vài thế kỷ. Cũng ở vùng này, còn có một địa danh mang tên là '' Nghĩa địa Xiêm'' vì có nhiều thuyền tháp bị chìm, hiện vẫn còn trơ các hàng cột ở Đìa Đôi (Ấp Hội), đầu cồn Phú Túc (Bến Tre). Ngoài ra còn nhiều quân dụng của lính Xiêm bỏ lại trận địa, được tìm thấy như súng thần công, gươm giáo, ấm, chén, nồi đồng..tại vàm Rạch Gầm.
    Mùa thu năm 1785, vin vào cớ giúp Nguyễn Ánh đang bị quân Tây Sơn truy sát. Vua Xiêm Rama 1, cử 50 ngàn quân thủy bộ, tấn công VN bằng hai cánh quân. Lộ quân bộ chiến gồm 3 vạn, từ Nam Vang vào Nam Phần. Cánh thứ hai gồm 20 ngàn thủy quân, với 300 tháp thuyền. Cánh quân thủy này do hai người cháu của vua tên Chiêu Sương và Chiêu Tăng thống lãnh, theo đường biển, vào cửa Rạch Giá ngày 25-7-1785. Hai đạo quân Xiêm thế mạnh như chẻ tre, lần hồi chiếm hết các dinh trấn tại Nam phần như Kiên Giang, Trấn Giang,Ba Thắt, Trà Ôn, Măng Thít..và tới Định Tường. Bấy giờ đạo quân tinh nhuệ nhất của chúa Nguyễn Ánh ở Nam Phần đã bị tan vỡ vì chúa tướng là Châu Văn Tiếp tử thương, nên không còn ai có thể cản nổi quân Xiêm. Do đó, trên bộ cũng như dưới sông, quân Xiêm tới đâu, cũng cướp của giết người, hãm hiếp phụ nữ Việt, tiếng than oán vọng tận trời cao, thật là thảm tuyệt.
    Tin dữ tới Phú Xuân, nên Long Nhưỡng tướng quân được lệnh, tức tốc đem quân thủy bộ từ Qui Nhơn. Lúc đó trời đang cuối đông, chỉ còn vài ngày nửa là đón Tết Giáp Thìn 1785.
    Để có thể tiêu diệt quân Xiêm lúc đó đang trong thế mạnh và đông hơn quân ta, Ngày cho bày diệu kế, bằng lối mai phục rồi bất thần đánh úp tàu giặc đang neo đầy trên sông Mỹ Tho, giữa đọan Rạch Gầm-Xoài Mút. Đồng thời dùng hỏa công trận, để thiêu rụi toàn bộ thủy quân Xiêm.
    Mở đầu cuộc tấn công, quân Tây Sơn dùng cùi, lá và dầu dừa trộn chung với dầu mù u để làm bè lửa. Lại bày nghi binh kế, bằng cách lấy vỏ dừa khô rồi vẽ mặt người, đoạn kết thành bè, thả trôi lềnh bềnh gần chỗ thuyền giặc đậu. Chính diệu kế này, khiên cho quân Xiêm hoảng hốt, cứ ngỡ là quân Tây Sơn lặn đục thuyền, nên các tàu liên tiếp nhả đạn cho tới hết. Để nắm vững tình hình trận chiến, Ngài cho dựng hai chòi chỉ huy ở hai đầu sông, một tại Chùi Mong (đầu rạch Xoài Mút), còn chòi kia ở vàm Rạch Gầm. Hai chòi chỉ huy có nhiệm vu ban lệnh tấn công, khi thấy thuyền quân Xiêm lọt hết vào trận địa. Ngoài ra không muốn để cho một thuyền giặc nào còn sống sót, Nguyễn Huệ cho chẻ tre bện thành sáo dầy có cột đá hòn, để ngăn dòng Tiền Giang, tại Ấp Tây, thuộc xã Kim Sơn, ngược vàm Rạch Gầm khoảng 1 cây số.
    Khi toàn bộ chiến thuyền của Quân Xiêm đã lọt vào khúc sông trận địa, do tín hiệu từ hai chòi chỉ huy cấp bào, lập tức ngài ban lệnh tấn công. Lúc đó gi::10ỵ1:: sông thì lửa đốt, còn trên bờ dùng đại bác, tên và súng phóng lửa nhắm vào 300 tàu giặc mà bắn. Vì quá bất ngờ, nên hai đại tướng Chiêu Tăng, Chiêu Sương cũng 300 tháp thuyền với 20.000 quân, trở tay không kịp, lớp thì chết cháy, phần khác bị quân Tây Sơn giết. Chiêu Sương cùng Chiêu Tăng và vài ngàn tàn quân may mắn lội được vào bờ , cùng với quân bộ chiến, dùng đường bộ chạy về Nam Vang, rồi rut1 hết về Vọng Các, vì sợ quân Tây Sơn truy sát. Từ đó người Xiêm La bỏ mộng tranh bá đồ vương với Đại Việt trên bán đảo Đông Dương, đồng thời sợ người Việt hơn cọp.
    HỒ ĐINH
    TÀI LIỆU THAM KHẢO :
    - Đại Nam Nhất Thống Chí của Sử Quán nhà Nguyễn
    - Việt sử xứ Đang Trong của Phan Khoang
    -Lịch sử nội chiến của Tạ Chí Đại Trường
    -Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ của nhiều tác giả
    - sách báo..

Chia sẻ trang này