1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vai trò của vua Quang Trung trong lịch sử Việt Nam

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi hateMU, 20/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. FaceHooliganno1

    FaceHooliganno1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    1.867
    Đã được thích:
    0
    Mấy bác lại đi lạc đề tài rồi,mặt xấu của Quang trung..Chắn chắn là có tuy nhiên trong chính sử thì không có nói nhiều đến..Tuy nhiên trong dân gian thì vẫn lưu truyền...Chuyện kể rằng khi QT chiếm thành thăng long và xưng đế..Thì mối bất hoà giữa 2 anh em Nguyễn Nhạc và Nguyễn huệ đã trở nên khá sâu sắc..Nguyễn Nhạc khi này đã già và muốn an thường tuổi già,không ham chinh chiến nên co cụm về thành qui nhơn..Tuy nhiên QT lại có mộng cao hơn rất nhiều trong việc mở mang bờ cõi..Vì vậy thế lực hữu cựu của Nguyễn Nhạc là 1 cản trở lớn..Nhân việc Nguyễn Nhạc khiến trách QT về chuyện tự gia phong và chiếm Thăng long đuổi vua lê..Quang trung đã dẫn quân tấn công thành Qui nhơn,Nguyễn Nhạc ko phải tay vừa nên công phá 3 ngày đêm vẫn ko xuyên thủng...Quang trung trở nên tức giận..Ông liền mang Hoả pháo lên đỉnh núi cao gần thành Qui nhơn,tên em quên rồi...Và hướng pháo nã vào thành..Quyết giết chết bằng được NN...Lúc này thì toàn cục đã nghiêng về QT..Nguyễn Nhạc lúc ấy phải mặc áo xô 2 tay cầm ấn tín nước mắt lưng trong đứng trên thành,và nói:"Anh tuổi đã già,muốn an phận nay lại phải chứng kiến cảnh anh em tàn sát nhau..Há chẳng phải đau lòng lắm sau."Nghe đến thế QT mới cảm động nhớ chuyện xưa kia 2 bên chia ngọt sẻ bùi..Mới rút quân...
    Chữ ký không hợp lệ!
  2. caizis_new

    caizis_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/12/2001
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Bác nào muốn có những nhận định thêm đọc "Hoàng Lê nhất thống chí" đang bán ở Đinh Lễ ý ! Cuốn này đọc hay lắm nhưng đứng trên quan điểm "Trung quân" bảo vệ nhà Lê.
    Dù sao, Quang Trung là vị tướng có một không hai trong lịch sử quân sự Việt Nam - không thua trận nào. Các trận chiến đều kết thúc rất nhanh chóng, oanh liệt.
    Còn về phần Lý Thường Kiệt thì hơi dã man, nếu các bác đọc "Đại Việt sử ký toàn thư" sẽ thấy Lý Thường Kiệt đánh úp Ung Châu, kêu gọi dân chúng trong thành ra hàng. Không ai hàng cả nên đã giết cả 10 vạn quân dân thành Ung Châu. Chính vì thế nhà Tống mới cho quân sang trả thù
    Nghiên cứu sử sách theo tớ phải công bằng một chút, chứ cứ kiểu quân ta luôn chính nghĩa, không có sự liên hệ, không có bài học thì sử rất vô hồn
    Caizis
  3. IELTS

    IELTS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Thôi vẫn bàn truyện chính sử vậy, em thì em thấy nếu mà các vị "quan" đời sau biết làm như Vua Quang Trung : Đánh cho nhà Thanh tơi bời rồi ngay lập cử sứ giả sang nghị hoà, xin làm phên giậu thì dân mình đỡ khổ bao nhiêu các bác nhỉ, lại vẫn giữ được bản ngã khí phách Việt, đâu cứ phải "quân tử cùng quân tử cố" các bác ngẫm mà xem !?! Bài học cũng đáng đấy chứ ạ?
    Kính người anh hùng áo vải một nén nhang.

    bu lu ba loa lông bông
  4. NGUYENHOANG2003

    NGUYENHOANG2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Ai bảo vua Quang Trung xin lai Lưỡng Quảng.Vua Quang Trung chỉ xin kết hôn va xin lai hai châu Hồng Hà và gì đó ở Vân nam hay Cao bằng gì đó do nhà Mạc dâng cho Trung quốc ngày xưa thôi.Tôi có xem một chuyện về Quang trung nói như thế.Chứ còn sách nói Quang trung xin lại Lưỡng quảng thì chưa từng thấy.Nếu ai biết chỉ dùm>tôi cũng thắc mắc mãi.
  5. dreamweaver

    dreamweaver Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    0
    Chuyện vua Quang Trung đo?i lại đất Lươfng Qua?ng la? được ghi trong gia pha? cu?a đô đốc Vof Văn Dufng , co?n chuyện đúng hay sai thi? cufng khó biết . Trong Hoa?ng Lê Nhất Thống Chí đaf có ghi chép lại lơ?i vua Quang Trung " đợi 10 năm sau nước gia?u dân mạnh , ta có sợ gi? chúng nó".
    Co?n vê? cái chết cu?a vua QT thi? trong 1 số Kiến thức nga?y nay khá lâu , đaf ba?n rô?i . Kết qua? tác gia? phân tích ra vua QT bị ... đau ruột thư?a ma? chết ( do trong sư? có nói vua QT ăn đô? không tiêu rô?i bị đau bụng ) . Hư?m cái anh ruột thư?a thi? trơ?i kêu ai nấy dạ thôi chứ biết nó phát giơ? na?o.
    Tôi xin gia? sư? nếu vua QT co?n sống thi? :
    1 năm sau ,vua QT kéo quân va?o Nam đập tan ta?n dư Nguyêfn Ánh , bắt được NA va? tra?m .
    2 năm sau, khi Nguyêfn Nhạc mất , vua Quang Trung đến viếng tang va? thống nhất miê?n Trung va?o nước Việt.
    5 năm sau , chưf Nôm phát triê?n mạnh . Nước Việt có chưf viết riêng. Kinh tế phát triê?n ô?n định , mu?a ma?ng không thất bát.
    7 năm sau, quân Đại Việt nhân dịp vua Chân Lạp va? Ai Lao không đến cống , chia quân tha?nh 4 đạo tiến va?o đất Chân Lạp va? Ai Lao. Cư? 2 đô đốc ơ? lại la?m trấn thu? .
    9 năm sau ,Quân Đại Việt xây dựng xong hạm đội chiến thuyê?n tinh nhuệ. Các giáo sif châu Âu ghé sang Việt Nam truyê?n đạo.
    10-12 năm sau , quân Việt thươ?ng xuyên sang quấy nhiêfu biên giới nha? Mafn Thanh. Mơ? rộng đươ?ng núi.
    14 năm sau , Kha?m Quát giáo chu? Lâm Thanh ám sát Gia Khánh thất bại . Quân Việt chia la?m 2 đươ?ng thuy? lục tiến va?o Qua?ng Đông. Vua QT đặt ti?nh Tuyên Bắc.
    15 năm sau , Vua QT đưa dân nghe?o tư? VN sang QĐ lập nghiệp. Các bộ lạc thiê?u số ơ? vu?ng lân cận đê?u qui thuận. Vua QT tuyên bố khâ?u hiệu "Diệt Thanh phu? Minh". Các tô? chức chống Thanh như Thiên Địa Hội lấy TB la?m căn cứ.
    16 năm sau ,20 vạn quân Thanh chia la?m 3 đươ?ng tiến va?o Tuyên Bắc , bị đánh bại .Phong tra?o pha?n Thanh phục Minh nơ? rộ.
    17 năm sau , ông cố cu?a Tôn Dật Tiên la? Tôn Vuf nô?i dậy tại Tha?nh Đô . Ông hay cha cu?a Hô?ng Tú Toa?n la? Hô?ng Tú Phu dấy quân tại Ha?ng Châu. 99 % dân Tuyên Bắc bị Việt hoá hoặc la? dân Việt.
    20 năm sau , thư?a dịp quân Thanh lo đối phó với các cuộc nô?i dậy, quân Việt tiến va?o Qu?ang Tây , đặt ti?nh Lifnh Tây.
    22 năm sau , Việt , Nhật , Pháp Đức Ý Anh đặt tô giới tại Ha?ng Châu :).
  6. proximo

    proximo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2003
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Hơ Quang Trung giỏi thật nhưng theo em mấy giả thiết này có lý hơn , giả định là ông đã đánh bại Nguyễn Ánh :
    1/ Vài năm sau QT đánh Lưỡng Quảng , thành công. Triều Thanh đưa quân xuống chiếm lại , quân ta giữ không nổi phải lui về đất mình , quân Thanh truy theo , hai bên cầm cự nhau trong lãnh thổ Việt Nam một thời gian , do tổn phí của cải , triều Thanh đồng ý hoà giải .Hai nước lại trở về tình trạng cũ , vài năm sau QT mất .Triều Tây Sơn duy trì thêm vài đời nữa rồi suy tàn , người Pháp đến.
    2/QT đánh Lưỡng Quảng , cũng thành công .Thanh triều nổi điên dốc toàn lực đánh + gọi thêm quân Thái đánh sau lưng .Quân Thanh chiếm lại Lưõng Quảng và đánh thẳng sang Việt Nam .Quang Trung đại thắng vài trận oanh liệt nhưng không chuyển được tình thế -----> hết đời anh hùng . Việt Nam thành tỉnh của Trung Quốc . Vài chục năm sau , Liên Quân các nưóc phương Tây kéo vào chia nhau cái bánh ngọt Trung Quốc rồi tách tỉnh Việt Nam thành nước Việt Nam chia cho Pháp .
    3/QT đánh Lưỡng Quảng , thành công. Thanh Triều đưa quân đến chiếm lại nhưng liên tục bại trận ,đành cam chịu mất đất. Quang Trung cũng liệu sức mình không gây sự thêm , quân Việt đàn áp quyết liệt dân chúng Lưỡng Quảng . Vài chục năm sau Quang Trung chết , triều Tây Sơn mỗi lúc một suy , Pháp đến . Trung Quốc đưa quân đến chiếm lại đất cũ không mấy khó khăn . Việt Nam lại thành thuộc địa của Pháp .
  7. MDB

    MDB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    0
    He he, mộng khá đẹp! Nhưng mà tại sao lại chỉ mơ đi đục nước người ta không vậy hả bác? Ta cứ bé như thằng Nhật thôi mà cũng làm điên đảo thế giới chả oai hơn sao?
    Trung với Đảng - Hiếu với Dân - Kẻ thù nào cũng đánh thắng - Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành!
  8. binhminhlaky

    binhminhlaky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    TÂY SƠN THẤT HỔ TƯỚNG QUÂN
    Nhà Tây Sơn trước khi khởi nghĩa đã hội tụ được nhiều anh hùng hào kiệt tỉnh hạt và các tỉnh lân cận. Khi khởi binh, các tướng tài tập hợp thêm nhiều.
    Trong các vị anh tướng, có bảy vị tướng người địa phương đã trọn đời theo nhà Tây Sơn, được nhân dân Bình Định tôn gọi là Tây Sơn Thất Hổ Tướng.
    Bảy vị tướng tài đó là: Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, Võ Đình Tú, Nguyễn Văn Tuyết, Lý Văn Bưu, Lê Văn Hưng, Nguyễn Văn Lộc. Tuy nhiên theo lịch sử các tướng giỏi còn có Ngô Văn Sở, ông này sau đời Cảnh Thịnh có liên quan đến Bùi Đức Tuyên nên bị Võ Văn Dũng giết bằng cách dìm rọ xuống sông. Các tướng giỏi khác là Bùi Thị Xuân, Đặng Văn Long, Bùi Thị Nhạn, Phạm Cần Chính, Trần Kim Hùng, Đặng Xuân Phong
    1. Võ Văn Dũng
    Võ Văn Dũng người thôn Phú Phong, huyện Tuy Viễn (Tây Sơn ngày nay), tỉnh Bình Định. Sinh năm Canh Ngọ (1750), mất năm Tân Sửu (1841).
    Gia đình họ Võ vốn giàu có, nên từ thuở ấu thơ, Võ Văn Dũng đã có gia sư dạy văn lẫn võ trong nhà. Người vóc to lớn, mạnh mẽ, tính tình năng động nên Võ thường thích luyện võ hơn học văn. Nhờ năng khiếu bẩm sinh, nên học võ đến đâu tinh thông đến đó, còn văn học mãi mà chưa xong bộ tứ thư, ngũ kinh.
    Các thầy võ thì phần nhiều cũng chỉ là những tay võ tầm thường, lấy đường roi ngọn quyền làm kế sinh nhai nên mỗi năm lại phải thay một thầy. Trẻ em trong làng rất mến Dũng, vì thường được Dũng che chở bênh vực. Vì không gặp được danh sư, nên Dũng nuôi mộng đi xa tìm thầy học võ.
    Đến 20 tuổi, Dũng theo một người buôn ngựa vào Phú Yên. Duyên may gặp được lão trượng họ Lương, vốn dòng dõi Lương Văn Chánh ở Tuy Hòa nhận làm đệ tử.
    Theo thầy, Dũng học được môn đánh trường kiếm và sử dụng đoản đao. Khi thì dùng trường kiếm lúc lại múa đoản đao. Có đôi khi, tay trái dùng kiếm phối hợp với tay phải dùng đoản đao. Sau nghe lời thầy, chuyển về đoản đao để phù hợp với thể chất mạnh mẽ và thân vóc to cao. Tuy học chỉ mới một năm mà võ công tinh tấn bằng 10 năm học tập ở nhà.
    Vì lý do gia cảnh, nên Dũng sau một năm học tập phải từ giã tôn sư về Phú Phong, đóng cửa tạ khách chuyên tâm tự khổ luyện trong năm năm. Võ luôn luôn tâm niệm lời thầy dặn: "Học võ là để phòng thân khi cần thiết, để dẹp nỗi bất bình khi cứu người, chớ không phải để đấu sức khỏe tài". Cho nên rất ít người biết được tài nghệ võ thuật cao đến bậc nào. Nghe tiếng Nguyễn Nhạc là người hào hiệp, Võ Văn Dũng tìm đến kết bạn. Câu chuyện tâm đắc, tấm lòng hiểu nhau, nên chẳng bao lâu hai người trở thành bạn tâm giao. Đồng thời cũng tại Phú Phong, Võ lại kết bạn với Võ Đình Tú. Tuy không đồng phái, song lại đồng thôn và nhất là đồng tâm hiệp ý.
    Khi Nguyễn Nhạc ngỏ ý về đại nghĩa thì Võ Văn Dũng tán đồng ngay, mọi tổ chức về quân sự, Võ đã cùng Trần Quang Diệu, Võ Đình Tú, Nguyễn Huệ phụ trách. Từ việc lập chiến khu đến việc huấn luyện binh sĩ, họ Võ một mực chu toàn nhiệm vụ đã giao. Khi Tây Sơn khởi nghĩa, Võ Văn Dũng giữ trách nhiệm phòng thủ vùng Tây Sơn thượng.
    Một hôm tại chợ Gò Chàm, phía Bắc thành Quy Nhơn có một nhà sư người Trung Quốc thường đến chợ biểu diễn võ thuật. Nhà sư cởi áo, ngồi xếp bằng, lưng thẳng, vận công, rồi cho người ta hồ cầm gươm, dao chém vào khắp châu thân. Ban đầu thử nhẹ tay, sau thấy không hề gì, bèn gia tăng sức chém. Ban đầu một người, sau nhiều người. Cũng không thể làm xây xát nhà sư, mọi người kinh sợ, đồn ầm lên là dị nhân, nhà sư đắc ý và tỏ thái độ khinh khi nền võ thuật Việt Nam. Khi có sự hiện diện của nhà sư thì ban đêm các xóm làng thường xảy ra những vụ "hái hoa" bằng cường lực. Nghi cho nhà sư, song không có bằng chứng. Tin đồn đến Tây Sơn vương. Vương bèn sai Võ Văn Dũng đi diệt trừ. Võ đến chợ Gò Chàm, gặp nhà sư, dùng lễ khoản đãi xin làm quen. Sau khi giao tiếp, Võ thấy nhà sư tuy nội công thâm hậu, song lòng dạ bất chính, mong uy hiếp người để làm việc bất nghĩa. Võ quyết tâm phải trừ khử mối họa đang phát động.
    Võ hỏi:
    - Hòa thượng là người đã đoạt đạo. Không biết có khi nào bị lạc thú của trần gian cám dỗ chăng?
    Nhà sư đáp:
    - Lòng ta như tro lạnh, không có gì cám dỗ.
    Võ cười:
    - Lời nói không đáng tin. Có thể cho phép thử nghiệm?
    Nhà sư bằng lòng. Võ thuê vài tên vô lại và gái thanh lâu xinh đẹp, trải chiếu làm việc dâm dục trước mặt nhà sư. Ban đầu nhà sư cười nói bình thường, nhưng một hồi lâu bỗng nhắm mắt không nhìn nữa. Xuất kỳ bất ý, Võ rút kiếm chém một nhát, đầu nhà sư liền rơi. Võ nói:
    - Nhà sư không có thuật gì lạ. Dày công luyện khí cho cơ thể cứng rắn. Tâm định thì khí tụ, tâm động thì khí tan. Lúc ban đầu, tâm nhà sư không động, nên nhà sư dám nhìn tự do. Đến khi nhà sư nhắm mắt thì biết tâm nhà sư đã động. Cho nên chém xuống không thể kháng cự được.
    Ai nấy đều phục là cao kiến.
    Năm 1778, Võ Văn Dũng được phong làm Đại Tư Khấu, khi Nguyễn Nhạc xưng đế hiệu.
    Tháng 11 năm Giáp Thìn (1785), Võ Văn Dũng theo Nguyễn Huệ vào Nam đánh quân Xiêm tại trận Rạch Gầm - Xoài Mút. Sau chiến thắng vẻ vang này, Võ Văn Dũng theo Nguyễn Huệ về Quy Nhơn, rồi ra Thuận Hóa.
    Khi vua Quang Trung ra Bắc lần thứ hai. Quân Nguyễn Hữu Chỉnh bị Tây Sơn đánh thua. Chỉnh bị bắt, Lê Chiêu Thống chạy đến Chí Linh, định nhờ Trần Quang Châu và Lê Ban dấy binh chiếm lấy Hải Dương làm cơ sở, song bị tan rã, đành trở về Kinh Bắc rồi cho người qua cầu viện Thanh triều. Quân Thanh tràn vào Thăng Long và bị Nguyễn Huệ đánh tan tác.
    Trần Quang Châu người huyện Gia Bình, thuộc Bắc Ninh, đã từng giúp vua Chiêu Thống trốn tránh. Lúc quân Thanh kéo sang, Châu theo hộ giá Chiêu Thống, được phong làm Tiên Phong Đại Tướng Quân. Quân Thanh thua, Chiêu Thống bỏ chạy, Châu về huyện nhà rồi đi đánh phá các vùng lân cận. Võ Văn Dũng được cử đi đánh dẹp. Nhờ địa thế hiểm trở và người địa phương, nên Châu và quân sĩ cầm cự được với Võ Văn Dũng từ mùa đông Tân Hợi (1791) đến mùa đông năm Nhâm Tý (1792), Châu mới bị bắt. Võ Văn Dũng dụ hàng không được, nên đem giết đi. Sau đó ông được đề cử ra trấn nhậm Bắc Thành.
    Được binhminhlaky sửa chữa / chuyển vào 12:17 ngày 25/11/2003
    Được binhminhlaky sửa chữa / chuyển vào 12:38 ngày 25/11/2003
  9. binhminhlaky

    binhminhlaky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Sau khi vua Quang Trung mất, Cảnh Thịnh lên ngôi, tuổi còn nhỏ, quyền bính đều ở trong tay Bùi Đắc Tuyên.
    Bùi Đắc Tuyên người làng Xuân Hòa, huyện Tuy Viễn, cậu ruột của Cảnh Thịnh. Dưới triều vua Quang Trung, Tuyên nhờ thế em gái là Hoàng hậu Bùi Thị Nhạn nên được làm quan trong triều. Vì ít học, nên chỉ làm Thị Lang Bộ Lễ, nhưng lại được ghép vào nơi cung cấm. Tuyên thường bày nhiều trò chơi để mua lòng Thái Tử Nguyễn Quang Toản.
    Vì vậy, nên sau khi lên ngôi báu, Quang Toản liền sử dụng Tuyên và đưa lên làm thái sư, bất chấp cả quan chế đã đặt sẵn. Trong cung đã có Bùi Thái hậu, ngoài triều lại có lắm đại thần nghiêng theo chiều gió như Ngô Văn Sở, Phạm Công Hưng, nên thế lực của Tuyên rất vững. Tuyên mỗi ngày một thêm lộng hành. Các đại thần trung tín đều bất mãn. Một số quan văn kẻ thì tìm cớ già yếu xin về vườn. Kẻ thì bị Tuyên tìm cớ giáng chức hay cách chức. Một số quan võ không về cánh với Tuyên, người thì bị thảm hại, kẻ thì bị đưa đi trấn thủ nơi xa xôi. Ngay những người trước kia theo Tuyên như Ngô Văn Sở, Lê Văn Hưng cũng không chịu nổi hành vi gian ác của Tuyên, nhiều lúc cũng có thái độ bất bình. Tuyên muốn trừ khử khi có dịp. Nhân khi Lê Văn Hưng thắng trận ở Phú Yên, giao thành cho Nguyễn Quang Huy giữ, đem quân về Phú Xuân, Tuyên bắt tội là không thỉnh mệnh trước, có ý muốn làm phản, tâu xin vua chém đầu răn chúng. Vua Cảnh Thịnh y lời, Ngô Văn Sở can nhưng không được, Quan Phụ chánh Trần Văn Kỷ can thiệp, Tuyên nổi giận, giáng chức, đày ra coi trạm Hoàng Giang.
    Trần Văn Kỷ nguyên là một danh nhân đất Thuận Hóa, quy thuận nhà Tây Sơn khi Bắc Bình Vương ra Phú Xuân. Được vua Quang Trung trọng dụng, thường đem theo bên trướng, làm đến chức Trung Thư lệnh. Quang Toản lên ngôi, Kỷ được làm Phụ chánh.
    Sau khi đày Trần Văn Kỷ, Tuyên muốn dứt luôn cái nguy là Võ Văn Dũng, nên sai Ngô Văn Sở ra Bắc Hà thay chức Trấn thủ. Triệu hồi Võ Văn Dũng về Phú Xuân đợi lệnh. Dũng đem quân hộ vệ về đến Hoàng Giang thì gặp Kỷ, Kỷ nói:
    - Thái sư ngồi trùm cả quân thần, cho ai sống được sống, bắt ai chết phải chết, nếu không sớm trừ đi, e bất lợi cho xã tắc. Ông nên lo liệu trước đi kẻo nữa ăn năn không kịp.
    Võ Văn Dũng vốn tin trọng Văn Kỷ, liền nghe theo. Về đến Phú Xuân, không vào triều, lén cho mời Phạm Công Hưng và Nguyễn Văn Huấn đến bàn mưu giết Bùi Đắc Tuyên. Nhận thấy rõ ràng lòng tàn nhẫn và tính phản phúc của Tuyên, Hưng và Huấn cùng lo ngại đến thân phận của mình, bèn hưởng ứng ngay lời Dũng. Đêm ấy kéo quân đến vây dinh Thái sư. Chẳng ngờ đêm ấy Tuyên có việc ngủ lại trong cung. Bọn Dũng vây luôn cả cung và đòi Cảnh Thịnh giao Tuyên. Không tránh được, Cảnh Thịnh đành bắt Tuyên nạp. Dũng hạ ngục Tuyên, rồi một mặt cho Nguyễn Văn Huấn vào Quy Nhơn bắt con Tuyên là Bùi Đắc Trụ, một mặt giả chiếu ra Bắc Hà bắt Ngô Văn Sở giải về Phú Xuân. Dũng cho rằng ba người Tuyên, Trụ, Sở mưu phản, nên đóng cũi nhốt, đem dìm xuống sông Hương .
    Vua Cảnh Thịnh biết là oan nhưng không sao ngăn cản được đành gạt nước mắt khóc thầm.
    Trần Quang Diệu đang vây thành Diên Khánh nghe tin lập tức vượt biển về Phú Xuân. Võ Văn Dũng cùng Nội hầu Nguyễn Thế Tứ đem quân bản bộ ra đóng ở bờ phía bắc sông Hương, ỷ mệnh vua, chống nhau với quân Trần Quang Diệu đóng ở An Cựu bên bờ phía nam sông Hương.
    Võ Đình Tú lấy tình quen thân cả đôi bên xin vua Cảnh Thịnh được phép đứng ra hòa giải, nhờ vậy mà Võ Văn Dũng cùng Trần Quang Diệu nối lại tình xưa. Cả hai kéo binh vào thành bệ kiến Cảnh Thịnh. Vua phong Võ Văn Dũng làm Đại Tư Đồ. Trần Quang Diệu làm Thái Phó.
    Đầu tháng 5 năm Kỷ Mùi (1799), thành Quy Nhơn bị vây. Trấn thủ Lê Văn Thanh chống không nổi nên cầu cứu Phú Xuân. Võ Văn Dũng cùng Trần Quang Diệu kéo vào đến Quảng Nghĩa thì bị binh Viết Phước chận lại tại Thạch Tân. Thừa lúc tối Võ Văn Dũng đem quân theo đường Trung xá mưu đánh úp quân Tống Viết Phước. Chẳng ngờ khắp nơi đều có quân đóng giữ, canh phòng cẩn mật, nên binh Võ Văn Dũng thua to. May nhờ Trần Quang Diệu cứu ứng kịp thời, Võ Văn Dũng mới thoát nạn. Vì vậy Quy Nhơn thất thủ và thành được đổi tên là thành Bình Định. Võ Văn Dũng và Trần Quang Diệu được lệnh lui về giữ Quảng Nam.
    Nhân việc mất Quy Nhơn, bọn Trần Viết Kiết, Hồ Công Diệu sàm tấu với Cảnh Thịnh là tại Trần Quang Diệu không chịu cứu ứng, nên Quy Nhơn mới mất và xin sai người mang mật thư vào Quảng Nam bảo Võ Văn Dũng bắt Diệu giết đi. Dũng được thư tự nghĩ:
    - Tội là tội của mình. Trần huynh đã có lòng tốt không cáo giác, sao mình lại nỡ lòng hại ân nhân thà đắc tội cùng vua còn hơn phạm tội vong ân bội nghĩa.
    Bèn đưa thư cho Diệu xem. Diệu kéo quân về kinh trị tội bọn gian tà, rồi trở lại Quảng Nam.
    Tháng giêng năm Canh Thìn (1800), Võ Văn Dũng hợp cùng Trần Quang Diệu vào được Quy Nhơn. Võ Văn Dũng cầm thủy binh đứng giữ cửa biển Thị Nại để Trần Quang Diệu công thành.
    Võ Văn Dũng đem chiến thuyền Đinh Quốc và hơn trăm chiến thuyền nhỏ ra đóng giăng ngang cửa biển. Hai pháo đài Ghềng Ráng và Phương Mai bấy lâu bỏ hoang được Dũng cho sửa sang lại và đặt súng đại bác để canh phòng.
    Năm Tân Dậu (1801) Nguyễn Phúc Ánh kéo binh ra đánh mạnh, tấn công hai mặt thủy và bộ.
    Về mặt thủy, quân nhà Nguyễn tấn công hai mặt:
    - Nguyễn Văn Lương và Tống Phúc Lương đem thuyền nhỏ vượt ra phía bắc Thị Nại vào cửa Cách Thử, lẻn vào đầm Thị Nại, dùng hỏa công đốt thủy trại Tây Sơn.
    - Lê Văn Duyệt và Võ Di Nguy ở ngoài cửa Thị Nại khi thấy lửa cháy thì kéo chiến thuyền đánh ập vào.
  10. binhminhlaky

    binhminhlaky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Ở Thị Nại, Võ Văn Dũng canh phòng nghiêm ngặt, súng đại bác sẵn sàng nhả đạn. Nhưng đang đêm, thình lình thấy thủy trại cháy, vội cho quân đi chữa lửa. Võ Di Nguy trông thấy ánh lửa liền xua quân tiến vào. Súng trên pháo đài bắn xuống, đánh chìm hết đoàn thuyền tiên phong. Võ Di Nguy bị trúng đạn chết. Lê Văn Duyệt đốc binh tiếp theo, liều chết vượt khỏi tầm súng. Lê Văn Duyệt dùng hỏa công, lửa cháy rần rần theo gió tạt vào thuyền Tây Sơn. Gió thổi càng mạnh, lửa cất càng cao. Ánh sáng rực cả mặt biển, ngất cả nghìn dặm mây. Và tiếng súng nổ, tiếng quân la hét vang trời dậy đất, quân nhà Nguyễn bị chết vô số. Thuyền Tây Sơn bị đốt cháy không còn một chiếc. Võ Văn Dũng đại bại, kéo tàn quân lên hợp cùng Trần Quang Diệu giữ những nơi hiểm yếu khác. Nguyễn Phúc Ánh thấy đánh không nổi quân Tây Sơn để cứu thành Quy Nhơn, tuy đã chiếm được cửa Thị Nại, bèn kéo đại quân ra đánh Phú Xuân.
    Ngày 27 tháng 5, Trần Quang Diệu hạ được thành Quy Nhơn và thành Phú Xuân trước đó cũng lọt vào tay Nguyễn Phúc Ánh (ngày 3 tháng 5 năm Tân Dậu).
    Nghe tin quân Tây Sơn bị thua ở Nhật Lệ, Trấn Ninh Nguyễn Phúc Ánh hoàn toàn làm chủ đất Thuận Hóa, Võ Văn Dũng cùng Trần Quang Diệu đem 3 ngàn quân cùng 80 thớt voi, theo đường sạn đạo sang Lào để ra Nghệ An vào thượng tuần tháng 3 năm Nhâm Tuất (1802).
    Đường đi khó khăn, Lam Sơn chướng khí đầy dẫy, khiến cho đoàn quân càng ngày càng hao hụt. Lớp bị bệnh, lớp bị bọn thổ ty theo nhà Nguyễn tập kích, nên khi đến Nghệ An thì mười phần chỉ còn ba bốn. Đoàn tượng binh chỉ còn mươi thớt. Quân tướng hầu hết đều bị sốt rét rừng. Tại Hương Sơn, Võ Văn Dũng cùng Trần Quang Diệu và các tướng bị tướng nhà Nguyễn là Võ Doãn Văn, Lê Đức Định bắt sống.
    Ở Diễn Châu, Bùi Thị Xuân hay tin đem nữ binh đi giải cứu. Đến Giáp Sơn thì giải cứu được, nhưng chạy đến sông Thành Chương thì hai vợ chồng Trần, Bùi bị bắt trở lại. Một mình Võ Văn Dũng mở đường máu thoát chạy. Nhưng chạy đến Nông Cống, thuộc Thanh Hóa thì Võ Văn Dũng bị bọn Lê Văn Pháp, Phạm Ngọc Thụy kéo dân địa phương ra bao vây. Với một thanh đoản đao, Võ Văn Dũng đã đánh thắng hai tướng Lê, Phạm xong quá yếu sức vì gian lao đói khát, nên không chống lại đám đông, đành buông đao chịu trói.
    Bộ ba Dũng, Diệu, Xuân bị đóng cũi giải về Nghệ An. Dọc đường, Võ Văn Dũng phá cũi, thoát ra ngoài, ông giải cứu luôn cả hai vợ chồng Trần, Bùi song hai chân của Trần tướng quân bị sưng phù, không thể chạy trốn được. Bùi nữ tướng đành ở lại chịu chết cùng chồng.
    Một mình Võ Văn Dũng lặn lội suối đèo, ngày nghỉ đêm đi, sau nhiều tháng mới về đến quê hương. Trong đêm tối, ông ghé thăm nhà tại Phú Phong, đốt hương lên bàn thờ tổ tiên, rồi âm thầm ra đi. Ông lên sống tại các làng người dân tộc vùng cao trước kia đã từng một thời hợp tác với nhà Tây Sơn, mong có ngày gầy dựng lại cơ đồ.
    Các vùng núi Tây Sơn thượng đều lưu vết chân ông. Các thôn Đồng Phó, Hà Nhung thường là nơi ông lưu trú lâu nhất. Tại An Khê ông chiêu mộ được một số người dân tộc thiểu số, lấy hòn Hội Sơn ở Trinh Tường làm căn cứ quân sự. Do đó nhân dân địa phương cũng gọi hòn Hội Sơn là hòn Ông Dũng và gọi tắt là Hòn Dũng.
    Khi hợp tác cùng các sắc tộc vùng núi, Võ Văn Dũng ban đầu được sùng bái, sau lần lần vì thế lực của ông không có mà thế quyền Gia Long càng ngày càng vững mạnh, nên các sắc tộc vùng núi tỏ ý lơ là không muốn hợp tác nữa. Vì vậy, ông bỏ hẳn vùng Tây Sơn thượng trở về hoạt động ở vùng cận quê hương. Các vùng ven sông Côn như Tiên Thuận, Vĩnh Thạnh, Kiên Mỹ đều nằm trong phạm vi hoạt động của ông .
    Việc ông đứt đoạn với các sắc tộc vùng Tây Sơn thượng được nhân dân địa phương đưa vào ca dao:
    Củ lang Đồng Phó
    Đậu phụng Hà Nhung
    Chàng bòn thiếp mót bỏ chung một gùi
    Chẳng qua duyên nợ sụt sùi
    Chàng giận chàng đá cái gùi, chàng đi
    Chim kêu dưới suối Từ Bi.
    Nghĩa nhơn còn bỏ huống chi cái gùi.
    Đó là câu ca dao đã dùng thể tỷ nói về việc chung lưng đấu cật, về việc bất hòa giữa Võ Công và người dân tộc thiểu số.
    Để chuẩn bị cho một cứ điểm ẩn náu cuối cùng, Võ Công đã đi sâu vào vùng Lộc Đổng, Hầm Hô, tìm những hang động rộng rãi, kín đáo để chuẩn bị cho việc ẩn náu lâu dài. Trong khi hoạt động ở vùng Tây Sơn thượng, Võ Công đã có một thời đến sống trong rừng mộ điểu, nhưng sau thấy Cô Hầu không thiết tha đến việc phục hưng nhà Tây Sơn, nên ông đã đón hai con của vua Thái Đức là Văn Đức, Văn Lương và cháu nội là Văn Đẩu về ở trong binh trướng. Sau khi người dân tộc không còn hợp tác với ông và có âm mưu phản bội, ông đã đem ba chú cháu Văn Đức lên hòn núi Xanh ẩn náu.
    Năm Minh Mạng thứ 12 (1882), tưởng thời gian đã xóa đi các liên hệ tranh chấp, ba chú cháu Văn Đức về thăm quê hương ở Kiên Mỹ thì bị quan lại địa phương bắt giải về Phú Xuân, giết chết.
    Còn lại trơ trọi một mình, Võ Công sống một cuộc đời tiêu diêu tự tại, phiêu định nay đây mai đó. Võ Công mất ngày nào, tại đâu, không ai biết rõ. Chỉ biết là Võ Công sống được 90 năm, nhờ vào bài thơ Vịnh Võ Đô đốc của cụ Vân Sơn Nguyễn Trọng Trì, thì sau khi thoát nạn, Võ Công còn sống được 40 năm nữa. Bài thơ ấy như sau:
    VỊNH VÕ ĐÔ ĐỐC
    Tạo vật khốn hào kiệt
    Ý tưởng sử hữu vi
    Công danh vị túc ngôn
    Hoặc tác xuất thế ty
    Võ công dũng quán quân
    Bách chiến khởi Tây thùy
    Thiên phương yểm trung nguyên
    Đãi phi nhất mộc chi
    Thoát thân tứ thập niên
    Thế nhân thức công thùy
    Đản kinh sơn thạch gian
    Hữu thử hùng báo ty
    Ngã diệc chí phương ngoại
    Bạch đầu vị phùng sư
    Niên niên hạnh phế phóng
    Thảng toại giữ thế từ
    Tùng công du Ngũ Nhạc
    Khể thủ thốn linh chi
    Kim cốt hoán lục tủy
    Khiêm nhiên tùng đào phi.
    Nghĩa là:
    Tạo hóa làm khốn đốn kẻ hào kiệt
    Ý muốn cho họ làm việc gì
    Công danh không đủ nói
    Hoặc giả bày ra cơ hội để họ thoát đời
    Tài đánh dẹp của ông thật quán quân
    Từ biên giới phía Tây nổi lên, trăm trận trăm thắng
    Nhưng trời muốn dứt nửa chừng
    Thì một cây không chống nổi
    Thoát mình khỏi nạn ngót bốn mươi năm
    Người đời ai biết ông?
    Sống lâu ngày trong nơi núi chồng đá chất
    Ông có tư thế mạnh như gấu như hùm
    Tôi cũng có ý muốn xuất thế
    Nhưng đã bạc đầu mà chưa gặp được thầy
    Làm quan nay được đuổi về, năm năm rảnh rang
    Muốn thoát khỏi cuộc đời
    Theo ông đi dạo chơi khắp năm ngọn núi tiên
    Cúi đầu ăn cỏ linh chi
    Xương vàng đổi tủy xanh
    Nhẹ nhàng bay lên nhánh tùng

Chia sẻ trang này