1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vài vấn đề về hiện tượng hoá học trong thực tế.

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi tomatoblack, 02/04/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tomatoblack

    tomatoblack Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2008
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Vài vấn đề về hiện tượng hoá học trong thực tế.

    Vừa rồi em thực hành hoá,có vài vấn đề khó hiểu quá.Mọi người giúp em.

    1 . Tại sao khi đun nóng lưu huỳnh trong phòng thí nghiệm Khi để nguội ko trở lại trạng thái ban đầu.Nếu đun nóng Lưu huỳnh trong phòng thí nghiệm bình thường của phòng thí nghiệm thì sẽ coá hiện tượng gì???Mô tả và giải thích hộ em
    2.Tại sao cho Cu vào dd H2SO4 đặc rồi đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn thì không ra dd màu xanh như lý thuyết mà ra dd màu đen???

  2. deadskinmask

    deadskinmask Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/06/2002
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    Theo mình đoán thì chắc bạn đang học cấp 2 (nếu có nhầm thì mong đừng giận ), nên mình sẽ cố gắng trả lời theo kiểu cấp 2:
    1. Không hiểu lắm ý đoạn này: Nếu đun nóng Lưu huỳnh trong phòng thí nghiệm bình thường của phòng thí nghiệm tuy nhiên qua câu hỏi mình đoán lờ mờ được ý định của bạn rồi. Để giải thích vấn đề này cặn kẽ thì sẽ tốn nhiều thời gian và công sức (typing) và có khi lại rất khô khan với bạn, mình chỉ nói sơ sơ thế này: lưu huỳnh đơn chất có nhiều dạng tồn tại (thù hình) và chúng tồn tại ở các điều kiện khác nhau. Khi bạn đun nóng hay làm lạnh lưu huỳnh thì sẽ có sự chuyển hóa gữa các dạng này, tùy theo cách ban thay đổi nhiệt độ, áp suất... mà cách chuyển hóa có thể khác nhau, dẫn đến các hiện tượng khác nhau, ví duk đun nóng lưu huỳnh đến chảy thì nó trở thành chất lỏng vàng, đun tiếp (đến trên 160oC) thì nó có màu nâu đỏ và nhớt dần, rồi đun tiếp đến 200oC thì nó đặc quánh lại (cái này ngước với các chất lỏng thường) và có màu đen, đến lúc này nếu làm lạnh đột ngột (đổ vào nước lạnh chẳng hạn) thì nó sẽ chuyển thành khối dẻo màu nâu có tính đàn hồi như cao su, và trong điều kiện thường sẽ dần dần trở về trạng thái ban đầu (màu vàng).
    2. câu hỏi này dễ hơn: khi cho đồng và sulfuric acid đặc nóng thì đầu tiên sulfuric acid sẽ oxy hóa đồng thành oxyde đồng CuO có màu đen, sau đó sulfuric mới hòa tan oxyde đồng thành sulfate đồng CuSO4 (màu xanh lam), lúc này dung dịch mới có màu xanh.
    Thân
  3. huntinghunter

    huntinghunter Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2006
    Bài viết:
    1.873
    Đã được thích:
    866
    Ý của bạn này là dung dịch màu đen mà
    CuSO4 khan không có màu xanh.....trong dung dịch acid sulfuric đặc thì không có nước....thế thôi!

Chia sẻ trang này