1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Valentine's day...

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi giotmuathu, 13/02/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. yeudautantheo

    yeudautantheo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Bao nhiêu Valentine đã đi qua trong đời và bao nhiêu Valentine nữa sẽ đến...
    Cho dù là Valentine hay không phải Valentine, thì nước dưới cầu vẫn chảy, chim (trong sở thú) vẫn hót, mọi vật vẫn vậy, chỉ có lòng ta lúc buồn lúc vui...
    Hôm nay buồn quá, vừa bước vào công ty đã gặp chuyện. Bao nhiêu là chuyện dồn dập đến cùng một lúc, em chẳng biết mình còn cố được đến khi nào. Ước gì... Giờ thì bỏ ăn trưa và một mình và ngồi đây, thấy thật vô nghĩa cái ngày này, bao nhiêu chuẩn bị, dự định bỗng chốc chẳng còn ý nghĩa gì. Phân vân mãi cũng gửi đi cái file đã chuẩn bị từ mấy hôm nay... chẳng biết có nên không, những lời ngọt ngào đó, nói ra lúc lòng không vui thật chẳng phù hợp chút nào.
    Sao mà chán nản... công việc thì mệt mỏi và buồn phiền nhiều hơn niềm vui. Chuyện lẽ ra phải vui thì toàn những giận hờn, lạnh lẽo. Em còn biết làm sao...
  2. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Những bí mật về Valentine

    Hằng năm, cứ đến ngày 14/2 - ngày Lễ Tình yêu, khắp nơi trên thế giới, những thanh kẹo sôcôla thơm ngon, những bông hoa tươi đẹp, những món quà xinh xắn được các đôi tình nhân trao tặng cho nhau với những lời tỏ tình "có cánh". Thế nguồn gốc ngày Valentine bắt đầu từ đâu và thế giới chào đón ngày 14/2 như thế nào?
    Truyền thuyết về "Ngày Tình yêu"
    Ngày Valentine có nguồn gốc từ thời Hoàng đế La Mã. Lúc bấy giờ, ở thành phố Rome cổ đại, 14/2 là ngày lễ tôn kính thần Juno, Nữ hoàng của các thần nam nữ La Mã. Juno còn được xem là Nữ thần của tình yêu và hôn nhân. Ngày hôm sau, tức 15/2 là ngày lễ Lupercalia, ngày dành cho các nam nữ thanh niên có dịp làm quen với nhau. Tương truyền vào thời La Mã cổ đại, cuộc sống của nam và nữ hoàn toàn tách biệt, quan niệm "nam nữ thọ thọ bất tương thân" được áp dụng một cách triệt để rộng khắp các xóm làng. Do đó, việc trai gái làm quen tìm hiểu nhau hầu như rất khó. Thương cảm cho tình cảnh của họ, Nữ thần Juno đã định ra ngày lễ Lupercalia để trai gái đến tham dự có cơ hội tìm hiểu lẫn nhau. Vào ngày này, bằng cách rút thăm, nam nữ sẽ biết người bạn "đồng hành" trong lễ hội của mình là ai.
    Theo đó, vào đêm của lễ hội Lupercalia, tên của những cô gái La Mã sẽ được ghi trên những tờ giấy nhỏ cuộn tròn bỏ vào miệng chai. Các chàng trai sẽ rút một tờ giấy mang tên của một cô gái trẻ và chàng nào bốc thăm được tên cô gái nào thì sẽ trở thành người bạn "đồng hành" của cô gái đó trong suốt lễ hội. Thông thường, sau lễ hội, mối quan hệ của họ vẫn còn kéo dài đến hết năm và thậm chí do "tình thương mến thương" quá sâu đậm, họ quyết định đi đến hôn nhân.
    Tuy nhiên dưới thời cai trị của Hoàng đế La Mã Claudius II, do muốn xây dựng một đội quân hùng mạnh nên ông cần tuyển một lượng quân lớn. Thế nhưng việc tuyển quân hầu như rất khó. Claudius tin rằng căn nguyên là do những người đàn ông La Mã không muốn rời xa khỏi gia đình thân thương của họ. Chính vì thế, ông ban hành lệnh không cho bất cứ người đàn ông nào lấy vợ. Lúc bấy giờ, thánh hiền hậu Valentine là một vị linh mục tại Rome. Bất chấp lệnh của Hoàng đế, ông cùng thánh Marius vẫn bí mật tổ chức lễ thành hôn cho các đôi tình nhân. Thế nhưng, sự việc bại lộ, ông bị tống giam và vị Thái thú La Mã đã tuyên án tử hình ông. Ông bị xử tử vào ngày 14/2 khoảng năm 270 sau Công nguyên. Thời gian này, trung tuần tháng 2 vẫn được người dân La Mã dành tổ chức lễ Lupercalia và tên của các thiếu nữ vẫn được bỏ vào chai để các chàng trai bốc thăm.
    Thế nhưng, nhằm loại bỏ những yếu tố ngoại đạo trong ngày lễ Lupercalia, các giáo sĩ của đạo Cơ Đốc đã thay tên những cô gái trinh nữ bằng tên các vị thánh để bỏ vào chai. Và lễ Lupercalia cũng được đổi tên thành lễ Valentine và được các vị giáo sĩ chọn tổ chức vào ngày 14/2. Lễ Tình nhân đã bắt nguồn từ đây.
    Thế giới với Ngày Tình yêu
    Lễ Valentine ban đầu chỉ phổ biến ở châu Âu nhưng sau đó, nó ngày càng lan rộng đến hầu khắp các nước, từ Châu Á đến châu Mỹ và cả châu Phi xa xôi nữa.
    Ngay từ những ngày cuối của năm cũ, thị trường phục vụ ngày Valentine khắp nơi trên thế giới đã bắt đầu khởi động. Ngành công nghiệp phục vụ cho ngày này nhanh chóng vào cuộc. Họ tung ra thị trường vô số hoa hồng, thiệp và bánh kẹo với mọi chủng loại.
    Ở Châu Âu, trong dịp này, người Pháp thường tặng nhau hoa và những thỏi sô cô la đơn giản với hương vị thuần khiết, ít đường, không cần phụ gia trong khi người Ý lại thích các sản phẩm cầu kỳ, còn người Anh lại gửi cho nhau những tấm thiệp mừng. Điều đặc biệt là trong ngày này, mọi tấm thiếp có hàng chữ Valentine Greeting đều không phải dán tem nếu gửi trong nội bộ nước Anh.
    Còn ở châu Á, người Thái thích tặng nhau sô cô la trắng trong khi người Nhật lại thích sô cô la sữa. Người Singapore và Hồng Kông ưa chuộng sô cô la sậm màu.
    Ở Malaysia, ngay từ đầu tháng 2 hàng năm, tại các cửa hàng đã xuất hiện những món quà dành cho ngày Valentine. Đặc biệt, nơi đây còn có một phong tục riêng gọi là lễ Nhịp điệu Tình yêu (Chek Ti Ngy). Trong ngày lễ này, trai gái tụ tập nhau ở các đền chùa, nơi công cộng để tổ chức những buổi múa hát và tặng khăn hồng cho nhau, loại khăn bằng lụa mỏng màu hồng thắm được thêu hai trái tim màu hồng ở giữa. Trong buổi khiêu vũ, nhảy múa, nếu phải lòng nhau, chàng và nàng cùng trao nhau tấm khăn ấy coi như lời hứa hẹn.
    Ở Singapore, từ 14/2 đến 20/2 dương lịch, nếu năm nào trùng với tết thì rằm tháng giêng âm lịch, buổi lễ Singapore Valentine Day sẽ lấy đêm Lễ đèn của người Trung Hoa làm đêm lễ chính thức. Trong buổi lễ này, các đôi trai gái kéo nhau đến chùa Phật để đốt đèn, đốt hương để cầu nguyện và hẹn ước với nhau. Họ tặng nhau một cành huệ trắng. Sau đó, hai người phải mang hoa về và cắm cẩn thận vào lọ. Nếu hoa của ai héo trước thì chứng tỏ người ấy yêu người kia ít hơn.
    Ở Thái Lan, ngay từ ngày 7 và 8/2 đã có một buổi lễ gọi là Hội hoa. Vào ngày này, các chàng trai cô gái đem hoa đi lễ Phật, sau đó thả xuống dòng sông. Nếu hoa của cô gái này trôi dạt vào hoa của chàng trai kia thì đó là duyên nợ.
    Ở Brazil lại có lễ Flora Rose Honra (Tôn vinh hoa hồng). Đây là một ngày hội thật sự của tình yêu. Các cô gái kết hoa hồng trên mái tóc và đeo một cái ?okhố? kết bằng những cánh hoa hồng trên váy. Họ nhảy múa ở các công viên, đường phố. Đến lúc mệt, cô gái sẽ cho chàng trai nào mà cô thích hôn.
    Xa hơn, ở Nam Phi, lễ này diễn ra trong tháng 2 và suốt cả tháng đó, tất cả các trai gái còn độc thân tập trung lại làm lễ Mbukale Btigo (yêu con tim của nhau). Đây còn là ngày đính ước tập thể theo tập tục cổ truyền của họ.
    Các phong tục cổ trong ngày Valentine
    Từ thời Trung Cổ, trong ngày Valentine, nam nữ thanh niên rút thăm tên nhau đã được viết trong những mảnh giấy bỏ vào những chiếc bình để xem người yêu mình là ai và họ sẽ đeo tên này trên tay áo trong một tuần như là cách biểu lộ tình cảm.
    Cách đây hàng trăm năm, ở nước Anh, vào ngày Valentine, nhiều trẻ em ăn mặc như người lớn vừa đi vừa hát những bài hát chúc mừng. Ở xứ Wales, những vật chạm khắc bằng gỗ có hình trái tim, hình chìa khoá và ổ khoá là những quà tặng được ưa chuộng nhất vào dịp Valentine vì có ý nghĩa là ?oEm (anh) đã giải phóng (mở khoá) trái tim tôi?. ở một số nước khác, nếu chàng trai tặng cô gái một món quà là bộ trang phục mà sau đó cô gái vẫn giữ thì cô gái sẽ lấy chàng trai.
    Ở một số nước, người ta tin rằng, nếu phụ nữ trông thấy một con két cổ đỏ Bắc Mỹ bay ngang qua đầu vào ngày Valentine thì người đó sẽ lấy một thuỷ thủ, thấy con chim sẻ thì sẽ lấy chồng không giàu có nhưng sống hạnh phúc và thấy con chim sẻ có cánh vàng thì sẽ lấy một triệu phú!
    Người ta cũng tin rằng trong ngày Valentine, hãy nghĩ đến tên của khoảng 5, 6 người mình thích rồi xoắn một cuống lá táo, đọc từng tên. Đến khi xoắn hết mà đọc đến tên ai thì sẽ cưới người đó. Chọn một cành bồ công anh có hạt, hít một hơi thật dài rồi thổi mạnh cho hạt bay đi, đếm số hạt còn lại trên cành chính là?số con họ sẽ có. Hoặc có nơi lại cho rằng cắt đôi một trái táo và đếm số hạt có bên trong cũng sẽ biết số con cái mình sẽ có.
    Ý nghĩa của những món quà
    Thiệp Valentine
    Tấm thiệp Valentine đầu tiên ra đời trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, đó là khi Charles, công tước xứ Orleans gửi cho vợ vào năm 1415 khi ông đang bị cầm tù. Mãi đến thế kỷ 16, tục lệ gửi thiệp mới trở nên phổ biến. Đến thế kỷ 1, thiệp Valentine bắt đầu được sản xuất bằng máy móc và chữ viết mới được in lên thiệp. Đến nay, tấm thiệp Valentine trở nên vô cùng phong phú, đa dạng với đủ loại kiểu dáng, màu sắc, hoa văn.
    Sô cô la
    Đặc biệt, phong tục được nhiều người ưa thích nhất vẫn là phong tục tặng kẹo hoặc sô cô la cho người mình yêu vì nó mang ý nghĩa ?otình yêu ngọt ngào như thanh kẹo?. Những thỏi sô cô la này được đựng trong hộp hình trái tim có trang trí hoa và ru băng quấn quanh.
    Hoa hồng
    Hoa hồng được tôn sùng là loài hoa đẹp nhất trong các loài hoa, không chỉ thế, hoa hồng còn là biểu tượng cho tình yêu đôi lứa. Tặng nhau hoa hồng trong ngày này sẽ thay lời muốn nói: Anh (em) yêu em (anh).
    Thần ái tình Cupid
    Thần Cupid - biểu tượng tuyệt vời nhất của tình yêu luôn có một vị trí trong những lễ hội tình yêu và trong lòng các cặp tình nhân. Hình ảnh của Thần là một cậu bé có cánh, tinh nghịch với những mũi tên có thể xuyên thấu trái tim của đối tượng và làm cho họ yêu nhau đắm đuối.
    Hình trái tim
    Người ta quan niệm, tình yêu xuất phát từ trái tim. Vì vậy mà hình ảnh trái tim biểu thị cho tình yêu đã có từ rất sớm và những món quà có hình trái tim vẫn được ưa chuộng nhất trong ngày này.
    Khăn mùi soa
    Người xưa quan niệm, nếu phụ nữ đánh rơi chiếc khăn mùi soa thì người đàn ông đứng gần phải có ?obổn phận? ga lăng nhặt lên giùm. Từ đó, chiếc khăn mùi soa trở thành biểu tượng lãng mạn cho đôi lứa yêu nhau.
    Nơ tình yêu
    Những chiếc nơ gồm nhiều sợi dây cuộn vòng vo nhưng không có đầu mối được coi là biểu tượng của một tình yêu vô tận.
    Chim bồ câu
    Chim bồ câu cũng được coi là biểu tượng của tình yêu. Người châu Âu thời Trung cổ cho rằng loài chim thường bắt đầu cặp đôi với nhau vào ngày 14/2.
    ( St )

Chia sẻ trang này