1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn Cao - ấn tượng khoảnh khắc và đời người

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi PaulLennon, 06/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. PaulLennon

    PaulLennon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    Nhạc sĩ Văn Cao,một con người đa tài
    Tháng 7 lại về,một mùa hè nữa lại tới,thế là lại thêm một mùa hạ chúng ta xa cách nhạc sĩ tài hoa Văn Cao,người mà ít nhất chúng ta ai cũng biết tới ông với tư cách là tác giả của quốc ca Việt Nam.Ông đã đi xa khá lâu nhưng những đóng góp cho thơ ca,hội hoạ và lớn hơn cả là tâm hồn cao đẹp của ông còn sống mãi trong ký ức của mỗi chúng ta. Với tư cách là một người yêu những bản nhạc,những ca từ và yêu cái tầm hồn lãng mạn,yêu thiên nhiên,yêu cái đẹp của ông,tôi xin viết bài này để các bạn mến phục tài năng của ông có dịp được nhớ về ông,hồi tưởng về ông.
    1.Tiểu sử​
    Nhạc sĩ Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao, gốc người Nam Định, sinh ngày 15-11-1923, tại Lạch Tray, Hải Phòng,nơi mà sau này đã đi vào bài hát bất tử của ông,nơi có một "chiếc cầu soi bước",có một "bến xuân" hạnh phúc.Tác phẩm đầu tay của ông với tựa đề Buồn Tàn Thu là một bài nghe rất buồn,buồn đến não lòng,đó là một sự luyến tiếc,lưu luyến khi mùa Thu qua đi,không còn cảm giác ấm áp,se lạnh.Mùa Thu qua đi cũng là lúc không còn những tia nắng vàng gợi cho ta những tưởng tượng,không còn những tán lá vàng rơi đầy góc phố.Ông sáng tác bài này vào năm ông 16 tuổi.Năm 1940,một trong những bản nhạc hay nhất thế kỷ của lịch sử âm nhạc Việt Nam ra đời,đó là một bản nhạc hoành tráng,ca từ tuyệt đẹp,và đó chính là Thiên Thai.Bản nhạc này như đưa ta vào một cõi tiên hạnh phúc và mơ màng.Không thể không rung động khi nghe:
    "Gió hát trầm tiếng ca
    Tiếng phách ròn lắng xa
    Nhắc chi ngày xưa đó đến se buồn lòng ta
    ...
    Những khi chiều ta trăng lên
    Tiếng ca còn rền trên cõi tiên"

    Năm 1941 là năm ông sáng tác rất nhiều bản nhạc lãng mạn và
    sâu lắng,những bản nhạc như Thu Cô Liêu,Bến Xuân,Trương Chi,Suối Mơ ngày nay xứng đáng nằm trong những bài hát hay và giá trị nhất trong lịch sử âm nhạc Việt Nam.Bến Xuân là một bản tình ca hay nhất của Văn Cao và có thể của lịch sử âm nhạc Việt Nam.Còn gì tuyệt vời và quyến rũ hơn những đoạn nhạc sau,những đoạn nhạc nghe rất mơ màng,sâu lắng và kích thích trí tưởng tượng:
    "Sương mênh mông che lấp kín non xanh
    Ôi cánh buồm đâu còn trên lớp sóng xuân
    Ai tha hương nghe réo rắt oanh ca
    Cánh nhạn vờn mây thiết tha
    Lưu luyến một trời xa"

    Ông viết bản nhạc này sau một mối tình không thành với một cô gái.Cũng trong năm này ông quen biết Phạm Duy,người mà sau này trở thành nhạc sĩ lừng lẫy.Nhưng trước khi trở thành một nhạc sĩ thì nhạc sĩ Phạm Duy là một kẻ du ca,hát rất thành công các ca khúc của Văn Cao.Cách mạng bùng lên,theo tiếng gọi của đấu tranh,ông tham gia kháng chiến và đồng thời từ một người nghệ sĩ luôn ra đời những ca khúc trữ tình,lãng mạn,sâu lắng ông đã sáng tác những bản nhạc cách mạng hay nhất.Bản Tiến Quân Ca được ông viết vào năm 1944 sau này được Hồ Chủ Tịch chọn làm quốc ca nước Việt Nam.Những bản nhạc giàu lòng yêu nước,yêu quê hương,căm thù quân giặc liên tiếp ra đời và bài nào cũng là một ca khúc có giá trị:Chiến Sĩ Việt Nam,Hải Quân Việt Nam,Không Quân Việt Nam,Bắc Sơn,Công Nhân Việt Nam,Tiến Về Hà Nội,Làng Tôi,Ngày Mùa,Trường Ca Sông Lô...liên tiếp ra đời.Từ một người đại diện cho những người viết nhạc lãng mạn,trữ tình ông lại trở thành một tác giả tiêu biểu và mở đầu cho nhạc cách mạng Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp,tạo tiền đề cho những bản nhạc thời kháng chiến chống Mỹ sau này.Để hợp với thời thế của đất nước,ông đã đổi ca từ của bản tình ca lãng mạn Bến Xuân thành ca khúc Đàn Chim Việt.Thế nhưng cuộc đời nghệ sĩ của ông lại xẩy ra chuyện không hay để lại nhiều sự nuối tiếc cho những người yêu mến ông.Năm 1954, khi chiến tranh đến hồi khốc liệt và thay vì viết về đề tài Điện Biên Phủ như các văn công khác thì Văn Cao lại về bày tỏ ý tưởng của ông qua một bức tranh sơn dầu lập thể. Bức tranh đó được mô tả như sau: Một cậu bé thổi sáo bằng 2 cái mồm, một cái được vẽ từ cách nhìn thẳng, và 1 cái được vẽ bằng cách nhìn nghiêng. Đằng sau cậu bé, trên cái nền đông nghịt những con người trong 1 tiết tấu đầy chuyển động của nhịp chiến tranh. Ý nghĩa của bức tranh được giới phê bình lý luận như thế này: "Bức tranh thể hiện đứa trẻ với 2 cái mồm, phải chăng hàm ý ĐCS Đông Dương có hai miệng? ". Ý nghĩa thật của bức tranh chỉ có Văn Cao biết mà thôi. Bức tranh này được đăng trên tờ "Nhân Văn Giai Phẩm",tiếng nói của giới văn nghệ sĩ.Sau vụ đó đó tờ "Nhân Văn Giai Phẩm" bị buộc ngừng xuất bản còn bản thân Văn Cao thì bị loại khỏi Hội Nhạc Sĩ.Đau buồn và mất hết cảm hứng,sau hiệp định Genève 1954, Văn Cao hồi cư về Hà Nội, làm việc cho Đài Phát Thanh, nhưng rất ít sáng tác. Một nghệ sĩ tài danh, say mê âm nhạc và sống với âm nhạc từ thuở nhỏ mà phải giữ mình không sáng tác thật là một khổ tâm khó nói và đó thật là một điều đáng tiếc cho chúng ta,những người muốn được chiêm ngưỡng,thưởng thức những sáng tạo nghệ thuật của ông.Sau vụ "Nhân Văn Giai Phẩm",Văn Cao gần như mất hết cảm hứng sáng tác,chỉ làm thơ hoặc vẽ và cùng lắm là làm nhạc không lời.Nhưng những sáng tạo đó ít khi ông đưa cho công chúng đánh giá bởi ông đã quá sợ dư luận.Có thể nói giai đoạn đó ông sống một cuộc sống rất ẩn dẩn,đau khổ và luôn cảm thấy cô đơn,chính vì vậy mà lúc ông mới 70 mà trông ông như một cụ già 90 tuổi vậy.Năm 1975,nước Việt Nam chúng ta hoàn toàn giải phóng,vui mừng mới niềm vui vô hạn của quê hương,cảm hứng của người nghệ sĩ chân chính Văn Cao lại dâng trào và bản nhạc chứa chan tình yêu thương con người,một niềm vui vô hạn đã ra đời đó chính là Mùa Xuân Đầu Tiên.Vâng đó chính là cảm giác lần đầu tiên trong đời của con người được hưởng một mùa xuân thực sự,không có sự tranh giành,không có sự chết chóc,"từ đây người biết quê người" và "từ đây người biết thương người".Và có thể nói cùng với Tình Ca Trung Du và có thể một số bản nhạc khác thì Mùa Xuân Đầu Tiên là một trong số bản nhạc cuối cùng của nghệ sĩ tài danh Văn Cao.Từ lúc có sự cố đến lúc qua đời(10-7-1995),Văn Cao rất ít sáng tác,chính vì vậy mà gia tài âm nhạc của ông không nhiều như người bạn tri âm,tri kỷ Trịnh Công Sơn hay như người bạn cùng thời Phạm Duy.Thật đáng tiếc cho ông,một người nghệ sĩ chân chính,tài hoa.Nhưng có thể thấy ông sáng tác bài nào thì bài ấy xứng đáng đưa vào kho tàng âm nhạc của Việt Nam.Văn Cao còn là một họa sĩ. Ông đã dùng nghệ thuật này để nói lên tâm tư của ông mà không ai có thể đem ra phê bình chỉ trích gì được vì những bức họa của ông không được bày bán và lưu hành.Đã có một thời ông là người vẽ ảnh minh hoạ cho các tờ báo hoặc vẽ ảnh quảng cáo,trang trí sân khấu.Còn thơ của ông?thơ của ông rất buồn nhưng chứa nhiều triết lý sống,những bài thơ tình của ông cũng rất là trữ tình.Các bạn có thể tìm thấy thơ ông ở những "Tuyển tập thơ tiền chiến" hoặc những "Tuyển tập thơ tình" .Có thể nói ở mỗi lĩnh vực nhạc,hoạ,thơ,Văn Cao đều thể hiện là một nghệ sĩ tiêu biểu cho lĩnh vực đó và ông đúng là một con người tài danh hiếm có của lịch sử giới văn nghệ sĩ Việt Nam.

    Giữa sự sống và sự chết
    Tôi chọn sự sống
    Để bảo vệ sự sống
    Tôi chọn sự chết
    <Văn Cao>


    PauLennon

    е?c Milou s?a v௠09:27 ng๠06/07/2003
    u?c PaulLennon s?a ch?a / chuy?n vo 09:59 ngy 06/07/2003
  2. PaulLennon

    PaulLennon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    Nhạc sĩ Văn Cao,một con người đa tài
    Tháng 7 lại về,một mùa hè nữa lại tới,thế là lại thêm một mùa hạ chúng ta xa cách nhạc sĩ tài hoa Văn Cao,người mà ít nhất chúng ta ai cũng biết tới ông với tư cách là tác giả của quốc ca Việt Nam.Ông đã đi xa khá lâu nhưng những đóng góp cho thơ ca,hội hoạ và lớn hơn cả là tâm hồn cao đẹp của ông còn sống mãi trong ký ức của mỗi chúng ta. Với tư cách là một người yêu những bản nhạc,những ca từ và yêu cái tầm hồn lãng mạn,yêu thiên nhiên,yêu cái đẹp của ông,tôi xin viết bài này để các bạn mến phục tài năng của ông có dịp được nhớ về ông,hồi tưởng về ông.
    1.Tiểu sử​
    Nhạc sĩ Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao, gốc người Nam Định, sinh ngày 15-11-1923, tại Lạch Tray, Hải Phòng,nơi mà sau này đã đi vào bài hát bất tử của ông,nơi có một "chiếc cầu soi bước",có một "bến xuân" hạnh phúc.Tác phẩm đầu tay của ông với tựa đề Buồn Tàn Thu là một bài nghe rất buồn,buồn đến não lòng,đó là một sự luyến tiếc,lưu luyến khi mùa Thu qua đi,không còn cảm giác ấm áp,se lạnh.Mùa Thu qua đi cũng là lúc không còn những tia nắng vàng gợi cho ta những tưởng tượng,không còn những tán lá vàng rơi đầy góc phố.Ông sáng tác bài này vào năm ông 16 tuổi.Năm 1940,một trong những bản nhạc hay nhất thế kỷ của lịch sử âm nhạc Việt Nam ra đời,đó là một bản nhạc hoành tráng,ca từ tuyệt đẹp,và đó chính là Thiên Thai.Bản nhạc này như đưa ta vào một cõi tiên hạnh phúc và mơ màng.Không thể không rung động khi nghe:
    "Gió hát trầm tiếng ca
    Tiếng phách ròn lắng xa
    Nhắc chi ngày xưa đó đến se buồn lòng ta
    ...
    Những khi chiều ta trăng lên
    Tiếng ca còn rền trên cõi tiên"

    Năm 1941 là năm ông sáng tác rất nhiều bản nhạc lãng mạn và
    sâu lắng,những bản nhạc như Thu Cô Liêu,Bến Xuân,Trương Chi,Suối Mơ ngày nay xứng đáng nằm trong những bài hát hay và giá trị nhất trong lịch sử âm nhạc Việt Nam.Bến Xuân là một bản tình ca hay nhất của Văn Cao và có thể của lịch sử âm nhạc Việt Nam.Còn gì tuyệt vời và quyến rũ hơn những đoạn nhạc sau,những đoạn nhạc nghe rất mơ màng,sâu lắng và kích thích trí tưởng tượng:
    "Sương mênh mông che lấp kín non xanh
    Ôi cánh buồm đâu còn trên lớp sóng xuân
    Ai tha hương nghe réo rắt oanh ca
    Cánh nhạn vờn mây thiết tha
    Lưu luyến một trời xa"

    Ông viết bản nhạc này sau một mối tình không thành với một cô gái.Cũng trong năm này ông quen biết Phạm Duy,người mà sau này trở thành nhạc sĩ lừng lẫy.Nhưng trước khi trở thành một nhạc sĩ thì nhạc sĩ Phạm Duy là một kẻ du ca,hát rất thành công các ca khúc của Văn Cao.Cách mạng bùng lên,theo tiếng gọi của đấu tranh,ông tham gia kháng chiến và đồng thời từ một người nghệ sĩ luôn ra đời những ca khúc trữ tình,lãng mạn,sâu lắng ông đã sáng tác những bản nhạc cách mạng hay nhất.Bản Tiến Quân Ca được ông viết vào năm 1944 sau này được Hồ Chủ Tịch chọn làm quốc ca nước Việt Nam.Những bản nhạc giàu lòng yêu nước,yêu quê hương,căm thù quân giặc liên tiếp ra đời và bài nào cũng là một ca khúc có giá trị:Chiến Sĩ Việt Nam,Hải Quân Việt Nam,Không Quân Việt Nam,Bắc Sơn,Công Nhân Việt Nam,Tiến Về Hà Nội,Làng Tôi,Ngày Mùa,Trường Ca Sông Lô...liên tiếp ra đời.Từ một người đại diện cho những người viết nhạc lãng mạn,trữ tình ông lại trở thành một tác giả tiêu biểu và mở đầu cho nhạc cách mạng Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp,tạo tiền đề cho những bản nhạc thời kháng chiến chống Mỹ sau này.Để hợp với thời thế của đất nước,ông đã đổi ca từ của bản tình ca lãng mạn Bến Xuân thành ca khúc Đàn Chim Việt.Thế nhưng cuộc đời nghệ sĩ của ông lại xẩy ra chuyện không hay để lại nhiều sự nuối tiếc cho những người yêu mến ông.Năm 1954, khi chiến tranh đến hồi khốc liệt và thay vì viết về đề tài Điện Biên Phủ như các văn công khác thì Văn Cao lại về bày tỏ ý tưởng của ông qua một bức tranh sơn dầu lập thể. Bức tranh đó được mô tả như sau: Một cậu bé thổi sáo bằng 2 cái mồm, một cái được vẽ từ cách nhìn thẳng, và 1 cái được vẽ bằng cách nhìn nghiêng. Đằng sau cậu bé, trên cái nền đông nghịt những con người trong 1 tiết tấu đầy chuyển động của nhịp chiến tranh. Ý nghĩa của bức tranh được giới phê bình lý luận như thế này: "Bức tranh thể hiện đứa trẻ với 2 cái mồm, phải chăng hàm ý ĐCS Đông Dương có hai miệng? ". Ý nghĩa thật của bức tranh chỉ có Văn Cao biết mà thôi. Bức tranh này được đăng trên tờ "Nhân Văn Giai Phẩm",tiếng nói của giới văn nghệ sĩ.Sau vụ đó đó tờ "Nhân Văn Giai Phẩm" bị buộc ngừng xuất bản còn bản thân Văn Cao thì bị loại khỏi Hội Nhạc Sĩ.Đau buồn và mất hết cảm hứng,sau hiệp định Genève 1954, Văn Cao hồi cư về Hà Nội, làm việc cho Đài Phát Thanh, nhưng rất ít sáng tác. Một nghệ sĩ tài danh, say mê âm nhạc và sống với âm nhạc từ thuở nhỏ mà phải giữ mình không sáng tác thật là một khổ tâm khó nói và đó thật là một điều đáng tiếc cho chúng ta,những người muốn được chiêm ngưỡng,thưởng thức những sáng tạo nghệ thuật của ông.Sau vụ "Nhân Văn Giai Phẩm",Văn Cao gần như mất hết cảm hứng sáng tác,chỉ làm thơ hoặc vẽ và cùng lắm là làm nhạc không lời.Nhưng những sáng tạo đó ít khi ông đưa cho công chúng đánh giá bởi ông đã quá sợ dư luận.Có thể nói giai đoạn đó ông sống một cuộc sống rất ẩn dẩn,đau khổ và luôn cảm thấy cô đơn,chính vì vậy mà lúc ông mới 70 mà trông ông như một cụ già 90 tuổi vậy.Năm 1975,nước Việt Nam chúng ta hoàn toàn giải phóng,vui mừng mới niềm vui vô hạn của quê hương,cảm hứng của người nghệ sĩ chân chính Văn Cao lại dâng trào và bản nhạc chứa chan tình yêu thương con người,một niềm vui vô hạn đã ra đời đó chính là Mùa Xuân Đầu Tiên.Vâng đó chính là cảm giác lần đầu tiên trong đời của con người được hưởng một mùa xuân thực sự,không có sự tranh giành,không có sự chết chóc,"từ đây người biết quê người" và "từ đây người biết thương người".Và có thể nói cùng với Tình Ca Trung Du và có thể một số bản nhạc khác thì Mùa Xuân Đầu Tiên là một trong số bản nhạc cuối cùng của nghệ sĩ tài danh Văn Cao.Từ lúc có sự cố đến lúc qua đời(10-7-1995),Văn Cao rất ít sáng tác,chính vì vậy mà gia tài âm nhạc của ông không nhiều như người bạn tri âm,tri kỷ Trịnh Công Sơn hay như người bạn cùng thời Phạm Duy.Thật đáng tiếc cho ông,một người nghệ sĩ chân chính,tài hoa.Nhưng có thể thấy ông sáng tác bài nào thì bài ấy xứng đáng đưa vào kho tàng âm nhạc của Việt Nam.Văn Cao còn là một họa sĩ. Ông đã dùng nghệ thuật này để nói lên tâm tư của ông mà không ai có thể đem ra phê bình chỉ trích gì được vì những bức họa của ông không được bày bán và lưu hành.Đã có một thời ông là người vẽ ảnh minh hoạ cho các tờ báo hoặc vẽ ảnh quảng cáo,trang trí sân khấu.Còn thơ của ông?thơ của ông rất buồn nhưng chứa nhiều triết lý sống,những bài thơ tình của ông cũng rất là trữ tình.Các bạn có thể tìm thấy thơ ông ở những "Tuyển tập thơ tiền chiến" hoặc những "Tuyển tập thơ tình" .Có thể nói ở mỗi lĩnh vực nhạc,hoạ,thơ,Văn Cao đều thể hiện là một nghệ sĩ tiêu biểu cho lĩnh vực đó và ông đúng là một con người tài danh hiếm có của lịch sử giới văn nghệ sĩ Việt Nam.

    Giữa sự sống và sự chết
    Tôi chọn sự sống
    Để bảo vệ sự sống
    Tôi chọn sự chết
    <Văn Cao>


    PauLennon

    е?c Milou s?a v௠09:27 ng๠06/07/2003
    u?c PaulLennon s?a ch?a / chuy?n vo 09:59 ngy 06/07/2003
  3. PaulLennon

    PaulLennon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    2.Những nhạc phẩm tiêu biểu​
    Bắc Sơn
    (1945)
    Ôi còn đâu đây sắc chàm pha màu gió
    Ðau lòng bao năm sống lầm than đây đó
    Ai về châu xưa nhớ hồi máu thắm cây rừng
    Còn vang khe núi tiếng quân oai hùng
    Lớp lớp chiến đấu Lạng Sơn tung bay cờ
    Rồi vùng đồi núi nhờ bao nhiêu hận thù
    Dân quân du kích. Cách mạng bùng mùa thu
    Sao vương bóng cờ bay trên chiến khu
    ÐK:
    Bắc Sơn! Ðây hố sâu mồ chôn
    Rừng núi ngân tiếng hú căm hờn
    Bắc Sơn! Khi bóng trăng mờ sương
    Bắc Sơn! Không bóng người dưới thôn
    Giặc Pháp tàn ác giày xéo
    Từng xác ngập đất máu xương
    Nhà đốt, cầm giáo cầm súng
    Dân quân vùng ra sa trường
    Bắc Sơn! Nơi đó sa trường xưa
    Bắc Sơn! Ðây núi rừng chiến khu!
    Nghe rừng âm u tiếng ngàn ca nguồn sống
    Nay toàn dân say gió lành bên khe suối
    Khi nhìn châu xưa bóng cờ mấy cánh sao vàng
    Ðồn cao vách đá nép mây huy hoàng
    Toán chiến sĩ bước về châu xưa xây đồn
    Ðoàn người Việt mới quyết hy sinh một lòng
    Gươm đao chung sức phá xiềng cùng chặt gông
    Ra tay đắp nền xây châu Bắc Sơn
    ÐK:
    Bắc Sơn! Ðây hố sâu mồ chôn
    Rừng núi ngân tiếng hú căm hờn
    Bắc Sơn! Khi bóng trăng mờ sương
    Bắc Sơn! Không bóng người dưới thôn
    Giặc Pháp tàn ác giày xéo
    Từng xác ngập đất máu xương
    Nhà đốt, cầm giáo cầm súng
    Dân quân vùng ra sa trường
    Bắc Sơn! Nơi đó sa trường xưa
    Bắc Sơn! Ðây núi rừng chiến khu!
    Bài Ca Chiến Sĩ Hải Quân
    (1945)
    1.
    Toán chiến sĩ thủy quân ra khơi hôm nay
    Bờ nước Nam gió khơi nồng máu say
    Ra đi không vương thê nhi
    Miền Bắc núi tuyết rét mướt
    Quen vui trong muôn phân ly
    Sống trên ngàn trùng sóng
    Thân phơi trên Nam Băng Dương
    Nước xanh hồn Thái Bình Dương
    ÐK:
    Xa khơi sóng vang dạt dào
    Mênh mông sóng va thân tàu
    Nghe âm u ? u ?. u ?.
    Át tiếng máy rầm rầm
    Quân ca theo trầm trầm, tàu nhấp nhô
    Mờ mờ xa mây mù
    Dần dần xa mây mù
    Ði cho quên bến bờ
    Xa khơi trùng dương bát ngát
    Ngày về tổ quốc ghi tên
    2.
    Hướng tới ánh hải đăng soi trong đêm sương
    Ðoàn chúng ta chí tang bồng bốn phương
    Thi gan trong cơn phong ba
    Tàu thét khói lướt gió tiến
    Khi trăng trên boong in phơi
    Giấc mơ người ngàn ngàn bến
    Xông pha chung quên đau thương
    Với gia đình lớn Trùng Dương
    (trở lại ÐK)
    3.
    Quyết chiến thắng thủy binh ngăn quân xâm lăng
    Hồn Yết Kiêu, máu sông Ðằng nhớ chăng ?
    Say men năm châu tha phương
    Ðời khát máu, khát gió mới
    Tay tung bao thây yêu thương
    Xuống chôn vùi mồ cá !
    Hy sinh sao nêu cao gương
    Nước Nam miền Thái Bình Dương
    (trở lại ÐK . Ðể hết ) ​


    Giữa sự sống và sự chết
    Tôi chọn sự sống
    Để bảo vệ sự sống
    Tôi chọn sự chết
    <Văn Cao>


    PauLennon

    Được PaulLennon sửa chữa / chuyển vào 10:13 ngày 06/07/2003
  4. PaulLennon

    PaulLennon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    2.Những nhạc phẩm tiêu biểu​
    Bắc Sơn
    (1945)
    Ôi còn đâu đây sắc chàm pha màu gió
    Ðau lòng bao năm sống lầm than đây đó
    Ai về châu xưa nhớ hồi máu thắm cây rừng
    Còn vang khe núi tiếng quân oai hùng
    Lớp lớp chiến đấu Lạng Sơn tung bay cờ
    Rồi vùng đồi núi nhờ bao nhiêu hận thù
    Dân quân du kích. Cách mạng bùng mùa thu
    Sao vương bóng cờ bay trên chiến khu
    ÐK:
    Bắc Sơn! Ðây hố sâu mồ chôn
    Rừng núi ngân tiếng hú căm hờn
    Bắc Sơn! Khi bóng trăng mờ sương
    Bắc Sơn! Không bóng người dưới thôn
    Giặc Pháp tàn ác giày xéo
    Từng xác ngập đất máu xương
    Nhà đốt, cầm giáo cầm súng
    Dân quân vùng ra sa trường
    Bắc Sơn! Nơi đó sa trường xưa
    Bắc Sơn! Ðây núi rừng chiến khu!
    Nghe rừng âm u tiếng ngàn ca nguồn sống
    Nay toàn dân say gió lành bên khe suối
    Khi nhìn châu xưa bóng cờ mấy cánh sao vàng
    Ðồn cao vách đá nép mây huy hoàng
    Toán chiến sĩ bước về châu xưa xây đồn
    Ðoàn người Việt mới quyết hy sinh một lòng
    Gươm đao chung sức phá xiềng cùng chặt gông
    Ra tay đắp nền xây châu Bắc Sơn
    ÐK:
    Bắc Sơn! Ðây hố sâu mồ chôn
    Rừng núi ngân tiếng hú căm hờn
    Bắc Sơn! Khi bóng trăng mờ sương
    Bắc Sơn! Không bóng người dưới thôn
    Giặc Pháp tàn ác giày xéo
    Từng xác ngập đất máu xương
    Nhà đốt, cầm giáo cầm súng
    Dân quân vùng ra sa trường
    Bắc Sơn! Nơi đó sa trường xưa
    Bắc Sơn! Ðây núi rừng chiến khu!
    Bài Ca Chiến Sĩ Hải Quân
    (1945)
    1.
    Toán chiến sĩ thủy quân ra khơi hôm nay
    Bờ nước Nam gió khơi nồng máu say
    Ra đi không vương thê nhi
    Miền Bắc núi tuyết rét mướt
    Quen vui trong muôn phân ly
    Sống trên ngàn trùng sóng
    Thân phơi trên Nam Băng Dương
    Nước xanh hồn Thái Bình Dương
    ÐK:
    Xa khơi sóng vang dạt dào
    Mênh mông sóng va thân tàu
    Nghe âm u ? u ?. u ?.
    Át tiếng máy rầm rầm
    Quân ca theo trầm trầm, tàu nhấp nhô
    Mờ mờ xa mây mù
    Dần dần xa mây mù
    Ði cho quên bến bờ
    Xa khơi trùng dương bát ngát
    Ngày về tổ quốc ghi tên
    2.
    Hướng tới ánh hải đăng soi trong đêm sương
    Ðoàn chúng ta chí tang bồng bốn phương
    Thi gan trong cơn phong ba
    Tàu thét khói lướt gió tiến
    Khi trăng trên boong in phơi
    Giấc mơ người ngàn ngàn bến
    Xông pha chung quên đau thương
    Với gia đình lớn Trùng Dương
    (trở lại ÐK)
    3.
    Quyết chiến thắng thủy binh ngăn quân xâm lăng
    Hồn Yết Kiêu, máu sông Ðằng nhớ chăng ?
    Say men năm châu tha phương
    Ðời khát máu, khát gió mới
    Tay tung bao thây yêu thương
    Xuống chôn vùi mồ cá !
    Hy sinh sao nêu cao gương
    Nước Nam miền Thái Bình Dương
    (trở lại ÐK . Ðể hết ) ​


    Giữa sự sống và sự chết
    Tôi chọn sự sống
    Để bảo vệ sự sống
    Tôi chọn sự chết
    <Văn Cao>


    PauLennon

    Được PaulLennon sửa chữa / chuyển vào 10:13 ngày 06/07/2003
  5. PaulLennon

    PaulLennon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    Buồn Tàn Thu
    Tương tiến nhạc sĩ Phạm Duy,
    kẻ du ca đã gieo nhạc buồn của tôi khắp chốn
    <Văn Cao>
    Ai lướt đi ngoài sương gió
    Không dừng chân đến em bẽ bàng
    Ôi vừa thoáng nghe em
    Mơ ngày bước chân chàng
    Từ từ xa đường vắng
    Đêm mùa thu chết
    Nghe mùa đang rớt rơi theo lá vàng
    Em ngồi đan áo
    Lòng buồn vương vấn
    Em thương nhớ chàng
    Người ơi còn biết em nhớ mong
    Tình xưa còn đó xa xôi lòng
    Nhờ bóng chim uyên nhờ gió đưa duyên
    Chim với gió
    Bay về chàng quên hết lời thề
    Áo đan hết rồi
    Cố quên dáng người
    Chàng ngày nao tìm đến còn nhớ đêm xưa
    Kề má say xưa
    Nhưng năm tháng qua dần mùa thu chết bao lần
    Thôi tình em đấy như mùa thu chết
    rơi theo lá vàng
    Nghe bước chân người sương gió
    Xa dần như tiếng thu đang tàn
    Ôi người gió sương em mơ thương ái bao lần
    Và chờ tin hồng đến
    Đem mùa thu chết
    Nghe mùa đang rớt rơi theo lá vàng
    Em ngồi đan áo
    Lòng buồn vương vấn em thương nhớ chàng
    Người ơi còn biết em nhớ mong
    Đường xưa còn đó xa xôi lòng
    Nhờ bóng chim uyên nhờ gió đưa duyên
    Chim với gió
    Bay về chàng quên hết lời thề
    Ai lướt đi ngoài sương gió
    Không dừng chân đến em bẽ bàng
    Ôi vừa thoáng nghe em
    Mơ ngày bước chân chàng
    Từ từ xa đường vắng
    Đêm mùa thu chết
    Nghe mùa đang rớt rơi theo lá vàng
    Em ngồi đan áo
    Lòng buồn vương vấn
    Em thương nhớ chàng
    Người ơi còn biết em nhớ mang
    Tình xưa còn đó xa xôi lòng
    Nhờ bóng chim uyên nhờ gió đưa duyên
    Chim với gió
    Bay về chàng quên hết lời thề
    Áo đan hết rồi
    Cố quên dáng người
    Chàng ngày nào tìm đển
    Còn nhớ đêm xưa
    Kề má say xưa
    Nhưng năm tháng qua dần mùa thu chết bao lần
    Thôi tình em đấy
    Như mùa thu chết
    rơi theo lá vàng ...
    Chiến Sĩ Việt Nam
    (1945)
    Bao chiến sĩ anh hùng
    Lạnh lùng vung gươm ra sa trường
    Quân xung phong, nước Nam đang chờ mong tay người
    Hồn sông núi khí thiêng ghi muôn đời
    Ngực phi nơi xa kìa nghe súng vang
    bên trời điệu kèn rộn ràng
    Là trang nam nhi
    Quyết chiến sa trường
    Sống thác coi thường
    Mong xác trong da ngực bọc thân thể trai
    Bừng nghe dư âm mênh mông
    Khúc anh hùng ca reo nơi biên cương
    Bao nhiêu mã lên đường
    Giục lòng dân quân thi can trường
    Nguyền tranh đấu cho giống nòi
    Hận thù bao năm căm lòng đất nước tan tác
    Xương máu đang khơi ngòi
    Tiếng than nơi nơi
    Tháng năm dần trôi
    Thề phục quốc. Tiến lên Việt Nam!
    Lập quyền dân. Tiến lên Việt Nam!
    Ðài hạnh phúc đắp xây tự do
    Việt Nam tranh đấu chống quân ngoại xâm ​


    Giữa sự sống và sự chết
    Tôi chọn sự sống
    Để bảo vệ sự sống
    Tôi chọn sự chết
    <Văn Cao>


    PauLennon
  6. PaulLennon

    PaulLennon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    Buồn Tàn Thu
    Tương tiến nhạc sĩ Phạm Duy,
    kẻ du ca đã gieo nhạc buồn của tôi khắp chốn
    <Văn Cao>
    Ai lướt đi ngoài sương gió
    Không dừng chân đến em bẽ bàng
    Ôi vừa thoáng nghe em
    Mơ ngày bước chân chàng
    Từ từ xa đường vắng
    Đêm mùa thu chết
    Nghe mùa đang rớt rơi theo lá vàng
    Em ngồi đan áo
    Lòng buồn vương vấn
    Em thương nhớ chàng
    Người ơi còn biết em nhớ mong
    Tình xưa còn đó xa xôi lòng
    Nhờ bóng chim uyên nhờ gió đưa duyên
    Chim với gió
    Bay về chàng quên hết lời thề
    Áo đan hết rồi
    Cố quên dáng người
    Chàng ngày nao tìm đến còn nhớ đêm xưa
    Kề má say xưa
    Nhưng năm tháng qua dần mùa thu chết bao lần
    Thôi tình em đấy như mùa thu chết
    rơi theo lá vàng
    Nghe bước chân người sương gió
    Xa dần như tiếng thu đang tàn
    Ôi người gió sương em mơ thương ái bao lần
    Và chờ tin hồng đến
    Đem mùa thu chết
    Nghe mùa đang rớt rơi theo lá vàng
    Em ngồi đan áo
    Lòng buồn vương vấn em thương nhớ chàng
    Người ơi còn biết em nhớ mong
    Đường xưa còn đó xa xôi lòng
    Nhờ bóng chim uyên nhờ gió đưa duyên
    Chim với gió
    Bay về chàng quên hết lời thề
    Ai lướt đi ngoài sương gió
    Không dừng chân đến em bẽ bàng
    Ôi vừa thoáng nghe em
    Mơ ngày bước chân chàng
    Từ từ xa đường vắng
    Đêm mùa thu chết
    Nghe mùa đang rớt rơi theo lá vàng
    Em ngồi đan áo
    Lòng buồn vương vấn
    Em thương nhớ chàng
    Người ơi còn biết em nhớ mang
    Tình xưa còn đó xa xôi lòng
    Nhờ bóng chim uyên nhờ gió đưa duyên
    Chim với gió
    Bay về chàng quên hết lời thề
    Áo đan hết rồi
    Cố quên dáng người
    Chàng ngày nào tìm đển
    Còn nhớ đêm xưa
    Kề má say xưa
    Nhưng năm tháng qua dần mùa thu chết bao lần
    Thôi tình em đấy
    Như mùa thu chết
    rơi theo lá vàng ...
    Chiến Sĩ Việt Nam
    (1945)
    Bao chiến sĩ anh hùng
    Lạnh lùng vung gươm ra sa trường
    Quân xung phong, nước Nam đang chờ mong tay người
    Hồn sông núi khí thiêng ghi muôn đời
    Ngực phi nơi xa kìa nghe súng vang
    bên trời điệu kèn rộn ràng
    Là trang nam nhi
    Quyết chiến sa trường
    Sống thác coi thường
    Mong xác trong da ngực bọc thân thể trai
    Bừng nghe dư âm mênh mông
    Khúc anh hùng ca reo nơi biên cương
    Bao nhiêu mã lên đường
    Giục lòng dân quân thi can trường
    Nguyền tranh đấu cho giống nòi
    Hận thù bao năm căm lòng đất nước tan tác
    Xương máu đang khơi ngòi
    Tiếng than nơi nơi
    Tháng năm dần trôi
    Thề phục quốc. Tiến lên Việt Nam!
    Lập quyền dân. Tiến lên Việt Nam!
    Ðài hạnh phúc đắp xây tự do
    Việt Nam tranh đấu chống quân ngoại xâm ​


    Giữa sự sống và sự chết
    Tôi chọn sự sống
    Để bảo vệ sự sống
    Tôi chọn sự chết
    <Văn Cao>


    PauLennon
  7. PaulLennon

    PaulLennon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    Cung Đàn Xưa
    Hồn cầm phong sương hình dáng xuân tàn.
    Ngày dần buông trôi sầu vắng cung đàn.
    Từ người ra đi chờ vắng tin người
    Từ người ra đi là hết mơ rồi.
    Cung thương là tiếng đàn
    Cung nam là tiếng người.
    Ai oán khúc ca cầm châu rơi
    Tình duyên lãng đãng, nhớ thương dần pha phôi.
    Cung đàn ngân buồn xa vắng trong tiếng thầm
    Buồn tê tái trong tiếng ngân, buồn như lúc xuân sắp tàn.
    Ơi đàn xưa còn vang nhắc chi tới người
    Lòng ta tắt bao thắm tươi u hoài duyên đưa.
    Chiều năm xưa gót hài khai hoa,
    Mắt huyền lưu xuân, dáng hồng thơm hương.
    Chiều năm nay bóng người khơi thương
    tiếng đàn gieo oan giấc mộng chàng Trương.
    Giờ còn mong chi người hát theo đàn
    Giờ còn mong chi hợp cánh hoa tàn.
    Lời đàn năm xưa se kết đôi lòng
    Lời đàn năm nay đôi lứa xa vời.
    Khi hôn hoàng xuống dần
    Trăng lên vàng mái lầu,
    Nghe thoáng tiếng kinh cầu xa xa,
    Ngàn lau thấp thoáng bóng kinh kỳ sầu bao la

    Gò Ðống Ða
    (1942)
    Từng đoàn dân chúng trên đế đô tưng bừng đi
    Tìm về thăm chốn non nước thiêng trang hùng ghi
    Cố bước bước bước bước trên đường thơm gió mát
    Ta đi đi đi đi thăm gò xưa chất thây
    Ðống Ða còn chốn đây . Nhắc xương đầy máu xây
    Ngàn tiếng khóc tiếng rít lên, còn vướng vất giáo, mác, tên
    Mấy ai qua mà lòng không nguôi
    ÐK:
    Cùng thăm nơi xưa ai là người không bái sùng
    Dòng máu ái quốc lưu truyền trong bao đấng hùng
    Ngày ngàn quân Thanh chết
    Dưới toán quân Việt Nam
    Thề quyết phấn đấu đồng tâm hy sinh
    Làm sao cho hơn thời xưa
    Rồi cất sức sống ngày mai
    Máu đào đồng bào kết hòa cùng máu quốc kỳ
    Lời đoàn quân trước trong gió rung bao cờ bay
    Còn rền theo trống chiêng lắng khua trong chiều nay
    Hỡi dũng sĩ ái quốc ngại gì bao nguy khó
    Giữ đất nước thống nhất bao người đang ngóng ta
    Tiến quân hành khúc ca. Thét vang rừng núi xa
    Giục chiến sĩ cất bước mau. Từng toán trước đến toán sau
    Nối nhau đi cuộc hành binh qua​


    Giữa sự sống và sự chết
    Tôi chọn sự sống
    Để bảo vệ sự sống
    Tôi chọn sự chết
    <Văn Cao>


    PauLennon
  8. PaulLennon

    PaulLennon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    Cung Đàn Xưa
    Hồn cầm phong sương hình dáng xuân tàn.
    Ngày dần buông trôi sầu vắng cung đàn.
    Từ người ra đi chờ vắng tin người
    Từ người ra đi là hết mơ rồi.
    Cung thương là tiếng đàn
    Cung nam là tiếng người.
    Ai oán khúc ca cầm châu rơi
    Tình duyên lãng đãng, nhớ thương dần pha phôi.
    Cung đàn ngân buồn xa vắng trong tiếng thầm
    Buồn tê tái trong tiếng ngân, buồn như lúc xuân sắp tàn.
    Ơi đàn xưa còn vang nhắc chi tới người
    Lòng ta tắt bao thắm tươi u hoài duyên đưa.
    Chiều năm xưa gót hài khai hoa,
    Mắt huyền lưu xuân, dáng hồng thơm hương.
    Chiều năm nay bóng người khơi thương
    tiếng đàn gieo oan giấc mộng chàng Trương.
    Giờ còn mong chi người hát theo đàn
    Giờ còn mong chi hợp cánh hoa tàn.
    Lời đàn năm xưa se kết đôi lòng
    Lời đàn năm nay đôi lứa xa vời.
    Khi hôn hoàng xuống dần
    Trăng lên vàng mái lầu,
    Nghe thoáng tiếng kinh cầu xa xa,
    Ngàn lau thấp thoáng bóng kinh kỳ sầu bao la

    Gò Ðống Ða
    (1942)
    Từng đoàn dân chúng trên đế đô tưng bừng đi
    Tìm về thăm chốn non nước thiêng trang hùng ghi
    Cố bước bước bước bước trên đường thơm gió mát
    Ta đi đi đi đi thăm gò xưa chất thây
    Ðống Ða còn chốn đây . Nhắc xương đầy máu xây
    Ngàn tiếng khóc tiếng rít lên, còn vướng vất giáo, mác, tên
    Mấy ai qua mà lòng không nguôi
    ÐK:
    Cùng thăm nơi xưa ai là người không bái sùng
    Dòng máu ái quốc lưu truyền trong bao đấng hùng
    Ngày ngàn quân Thanh chết
    Dưới toán quân Việt Nam
    Thề quyết phấn đấu đồng tâm hy sinh
    Làm sao cho hơn thời xưa
    Rồi cất sức sống ngày mai
    Máu đào đồng bào kết hòa cùng máu quốc kỳ
    Lời đoàn quân trước trong gió rung bao cờ bay
    Còn rền theo trống chiêng lắng khua trong chiều nay
    Hỡi dũng sĩ ái quốc ngại gì bao nguy khó
    Giữ đất nước thống nhất bao người đang ngóng ta
    Tiến quân hành khúc ca. Thét vang rừng núi xa
    Giục chiến sĩ cất bước mau. Từng toán trước đến toán sau
    Nối nhau đi cuộc hành binh qua​


    Giữa sự sống và sự chết
    Tôi chọn sự sống
    Để bảo vệ sự sống
    Tôi chọn sự chết
    <Văn Cao>


    PauLennon
  9. PaulLennon

    PaulLennon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    Hò Kéo Gỗ Bạch Đằng Giang
    (1941)
    1.
    Dô tà, Dô ta hò dô ta
    Dô ta ơ ..hò dô ta ơ ...hò dô ta
    Cùng ư nhau ý a ý a chung hết lòng
    Xa ý a.. ý a... hò ơi trên sóng Bạch Ðằng trên sóng Bạch Ðằng
    Kìa xa xa là xa bao ức vạn vạn quân thù
    Hò dô ta !
    Anh em ta ớ hò dô ta gây sức hùng Bạch Ðằng Giang
    Anh em ta ớ hò dô ta ghi nhớ lòng lòng trung chính
    Hò dô ta !
    Làm ư sao ý a.. ý a ...là ư sông trôi máu thù
    Trên khúc sông này, sông này còn ghi dấu xưa
    Anh em ta hò dô ta gây sức hùng Bạch Ðằng giang giết lũ tham tàn
    2.
    Dô ta . Dô ta là hò dô ta
    Dô ta ơ... hò dô ta ơ.... hò dô ta
    Thế ư chung ý a ý a đem hết tài
    Ra giết quân giết quân ngoại xâm
    Trên sóng Bạch Ðằng trên sóng Bạch Ðằng
    Dù quân Nguyên là Nguyên đông gấp bội bội không sờn
    Hò dô ta !
    Anh em ta ơ hò dô ta ghi nhớ hịch truyền đêm nao
    Anh em ta ơ hò dô ta ghi nhớ ghi nhớ nguyền nguyền quyết thắng
    Hò dô ta !
    Ngày ư mai ý a... ý a ...cùng quân Nguyên thi sức hùng
    Trên nước Nam này Nam này thề không sống chung
    Anh em ta hò dô ta gây sức hùng Bạch Ðằng Giang giết lũ tham tàn
    Không Quân Việt Nam
    (1945)
    Giờ đoàn người từng vượt qua biên giới quyết chiến đấu
    Ðã chiếm chiến công ngang trời
    Giờ đoàn người còn vượt qua biên giới quyết chiến đấu
    Ði không lo gì xác rơi
    Lúc đất nước muốn bao người con thân yêu ra đi
    Hối tiếc tấm thân làm chi
    Giờ thề một lòng vượt trên lưng gió quyết chiến thắng
    Nhớ lấy phút giây từ ly
    Ta là đàn chim bay trên cao xanh
    Khi nhìn qua khói những kinh thành xa
    Ðôi cánh tung hoành vượt trên mây xanh
    Ta là tinh cầu bay trong đêm trăng
    Ðây đó hồn nước ơi !
    Không quân Việt Nam vút trên ngàn mây gió
    U ..u? u? u? u? u ?
    Ôi phi công danh tiếng muôn đời
    Nhìn xa phi trường Việt Nam
    Không quân ra đi cánh bay rợp trời
    U ..u? u? u? u? u ?
    Xa giang sơn ngắm nhìn về khắp nơi
    Bầy chim dù bay ngàn phương cũng về
    Ðể rồi ngày ngày sống hòa nhịp đời
    Cùng ngàn kiếp chim
    Bầy ta càng đi càng xa
    Quyết khi về đem lại đây chiến công
    Dù thân mồ quên lấp chìm ​


    Giữa sự sống và sự chết
    Tôi chọn sự sống
    Để bảo vệ sự sống
    Tôi chọn sự chết
    <Văn Cao>


    PauLennon
  10. PaulLennon

    PaulLennon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    Hò Kéo Gỗ Bạch Đằng Giang
    (1941)
    1.
    Dô tà, Dô ta hò dô ta
    Dô ta ơ ..hò dô ta ơ ...hò dô ta
    Cùng ư nhau ý a ý a chung hết lòng
    Xa ý a.. ý a... hò ơi trên sóng Bạch Ðằng trên sóng Bạch Ðằng
    Kìa xa xa là xa bao ức vạn vạn quân thù
    Hò dô ta !
    Anh em ta ớ hò dô ta gây sức hùng Bạch Ðằng Giang
    Anh em ta ớ hò dô ta ghi nhớ lòng lòng trung chính
    Hò dô ta !
    Làm ư sao ý a.. ý a ...là ư sông trôi máu thù
    Trên khúc sông này, sông này còn ghi dấu xưa
    Anh em ta hò dô ta gây sức hùng Bạch Ðằng giang giết lũ tham tàn
    2.
    Dô ta . Dô ta là hò dô ta
    Dô ta ơ... hò dô ta ơ.... hò dô ta
    Thế ư chung ý a ý a đem hết tài
    Ra giết quân giết quân ngoại xâm
    Trên sóng Bạch Ðằng trên sóng Bạch Ðằng
    Dù quân Nguyên là Nguyên đông gấp bội bội không sờn
    Hò dô ta !
    Anh em ta ơ hò dô ta ghi nhớ hịch truyền đêm nao
    Anh em ta ơ hò dô ta ghi nhớ ghi nhớ nguyền nguyền quyết thắng
    Hò dô ta !
    Ngày ư mai ý a... ý a ...cùng quân Nguyên thi sức hùng
    Trên nước Nam này Nam này thề không sống chung
    Anh em ta hò dô ta gây sức hùng Bạch Ðằng Giang giết lũ tham tàn
    Không Quân Việt Nam
    (1945)
    Giờ đoàn người từng vượt qua biên giới quyết chiến đấu
    Ðã chiếm chiến công ngang trời
    Giờ đoàn người còn vượt qua biên giới quyết chiến đấu
    Ði không lo gì xác rơi
    Lúc đất nước muốn bao người con thân yêu ra đi
    Hối tiếc tấm thân làm chi
    Giờ thề một lòng vượt trên lưng gió quyết chiến thắng
    Nhớ lấy phút giây từ ly
    Ta là đàn chim bay trên cao xanh
    Khi nhìn qua khói những kinh thành xa
    Ðôi cánh tung hoành vượt trên mây xanh
    Ta là tinh cầu bay trong đêm trăng
    Ðây đó hồn nước ơi !
    Không quân Việt Nam vút trên ngàn mây gió
    U ..u? u? u? u? u ?
    Ôi phi công danh tiếng muôn đời
    Nhìn xa phi trường Việt Nam
    Không quân ra đi cánh bay rợp trời
    U ..u? u? u? u? u ?
    Xa giang sơn ngắm nhìn về khắp nơi
    Bầy chim dù bay ngàn phương cũng về
    Ðể rồi ngày ngày sống hòa nhịp đời
    Cùng ngàn kiếp chim
    Bầy ta càng đi càng xa
    Quyết khi về đem lại đây chiến công
    Dù thân mồ quên lấp chìm ​


    Giữa sự sống và sự chết
    Tôi chọn sự sống
    Để bảo vệ sự sống
    Tôi chọn sự chết
    <Văn Cao>


    PauLennon

Chia sẻ trang này