1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn Cao - ấn tượng khoảnh khắc và đời người

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi PaulLennon, 06/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. PaulLennon

    PaulLennon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    Thu Cô Liêu
    Thu cô liêu, tịch liêu
    Cô thôn chiều ta yêu thu,yêu mùa thu
    Vàng hoen đáy nước soi rõ đường đi.
    Một mùa thi, một mùa thi
    Lá thu rơi rụng buồn chi lá vàng.
    Sương ướt lạnh vai,sương ướt lá
    Đã từng nghe gió biết thu sang
    Hồn theo cánh gió lướt bay tìm em
    Một chiều êm, một chiều êm
    Đàn chim Việt
    (Thay đổi lời từ bản nhạc Bến Xuân)
    Về đây khi gió mùa thơm ngát, Ôi lũ chim giang hồ,
    Bao cánh đang cùng đật dờ trên khắp cố đô.
    Từng đôi trên đất Bắc ríu rít ca... u..u...
    Mờ mờ trong nắng ven trời.
    Chim reo thương nhớ... , chim ngân xa u... u... .
    Hồn còn vương vấn về xưa.
    ***
    Về nơi hoàng hôn Thái Nguyên tung hoành. Thời Bắc Sơn kia
    thời tung cánh.
    Tới đây chim thấy lòng ngập ngừng. Nhớ ai trên mấy đồi Yên
    Thế.
    Kìa nước xa xa sông Cấm còn mịt mùng, ngoài bến Xuân.
    ...Chim bay đang bay ra Bắc sang Trung, ngoài Nam còn nghe
    lời chim nhắn lúc xa!
    Ai tha hương nghe réo rắt oanh ca. cánh nhạn vờn mây thiết
    tha lưu luyến một trời xa.​

    Giữa sự sống và sự chết
    Tôi chọn sự sống
    Để bảo vệ sự sống
    Tôi chọn sự chết
    <Văn Cao>


    PauLennon
  2. PaulLennon

    PaulLennon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    Thu Cô Liêu
    Thu cô liêu, tịch liêu
    Cô thôn chiều ta yêu thu,yêu mùa thu
    Vàng hoen đáy nước soi rõ đường đi.
    Một mùa thi, một mùa thi
    Lá thu rơi rụng buồn chi lá vàng.
    Sương ướt lạnh vai,sương ướt lá
    Đã từng nghe gió biết thu sang
    Hồn theo cánh gió lướt bay tìm em
    Một chiều êm, một chiều êm
    Đàn chim Việt
    (Thay đổi lời từ bản nhạc Bến Xuân)
    Về đây khi gió mùa thơm ngát, Ôi lũ chim giang hồ,
    Bao cánh đang cùng đật dờ trên khắp cố đô.
    Từng đôi trên đất Bắc ríu rít ca... u..u...
    Mờ mờ trong nắng ven trời.
    Chim reo thương nhớ... , chim ngân xa u... u... .
    Hồn còn vương vấn về xưa.
    ***
    Về nơi hoàng hôn Thái Nguyên tung hoành. Thời Bắc Sơn kia
    thời tung cánh.
    Tới đây chim thấy lòng ngập ngừng. Nhớ ai trên mấy đồi Yên
    Thế.
    Kìa nước xa xa sông Cấm còn mịt mùng, ngoài bến Xuân.
    ...Chim bay đang bay ra Bắc sang Trung, ngoài Nam còn nghe
    lời chim nhắn lúc xa!
    Ai tha hương nghe réo rắt oanh ca. cánh nhạn vờn mây thiết
    tha lưu luyến một trời xa.​

    Giữa sự sống và sự chết
    Tôi chọn sự sống
    Để bảo vệ sự sống
    Tôi chọn sự chết
    <Văn Cao>


    PauLennon
  3. PaulLennon

    PaulLennon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    Tiến Quân Ca
    Ðoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc
    Bước chân dồn vang trên đường gập gềnh xa
    Cờ in máu chiến thắng vang hồn nước.
    Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca.
    Ðường vinh quang xây xác quân thù.
    Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu.
    Vì nhân dân chiến đấu không ngừng.
    Tiến mau ra xa truờng.
    Tiến lên!
    Cùng tiến lên!
    Nước non Việt Nam ta vững bền.
    Ðoàn quân Việt Nam đi sao vàng phấp phới
    Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than
    Cùng chung sức phấn đấu xây đời mới.
    Ðứng đều lên gông xích ta đập tan.
    Từ bao lâu ta nuốt căm hờn.
    Quyết hy sinh đời ta tươi thắm hơn.
    Vì nhân dân chiến đấu không ngừng.
    Tiến mau ra sa trường.
    Tiến lên!
    Cùng tiến lên!
    Nước non Việt Nam ta vững bền.​

    Giữa sự sống và sự chết
    Tôi chọn sự sống
    Để bảo vệ sự sống
    Tôi chọn sự chết
    <Văn Cao>


    PauLennon
  4. PaulLennon

    PaulLennon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    Tiến Quân Ca
    Ðoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc
    Bước chân dồn vang trên đường gập gềnh xa
    Cờ in máu chiến thắng vang hồn nước.
    Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca.
    Ðường vinh quang xây xác quân thù.
    Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu.
    Vì nhân dân chiến đấu không ngừng.
    Tiến mau ra xa truờng.
    Tiến lên!
    Cùng tiến lên!
    Nước non Việt Nam ta vững bền.
    Ðoàn quân Việt Nam đi sao vàng phấp phới
    Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than
    Cùng chung sức phấn đấu xây đời mới.
    Ðứng đều lên gông xích ta đập tan.
    Từ bao lâu ta nuốt căm hờn.
    Quyết hy sinh đời ta tươi thắm hơn.
    Vì nhân dân chiến đấu không ngừng.
    Tiến mau ra sa trường.
    Tiến lên!
    Cùng tiến lên!
    Nước non Việt Nam ta vững bền.​

    Giữa sự sống và sự chết
    Tôi chọn sự sống
    Để bảo vệ sự sống
    Tôi chọn sự chết
    <Văn Cao>


    PauLennon
  5. PaulLennon

    PaulLennon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    3.Người nghệ sĩ tài hoa qua những bức ảnh​


    Giữa sự sống và sự chết
    Tôi chọn sự sống
    Để bảo vệ sự sống
    Tôi chọn sự chết
    <Văn Cao>


    PauLennon
  6. PaulLennon

    PaulLennon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    3.Người nghệ sĩ tài hoa qua những bức ảnh​


    Giữa sự sống và sự chết
    Tôi chọn sự sống
    Để bảo vệ sự sống
    Tôi chọn sự chết
    <Văn Cao>


    PauLennon
  7. PaulLennon

    PaulLennon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    4.Người bạn tri âm,tri kỷ Trịnh Công Sơn​

    Đôi bạn tri âm,tri kỷ Văn Cao,Trịnh Công Sơn
    Bốn người nghệ sĩ:Trịnh Công Sơn,Đinh Cường,Trịnh Cung,Văn Cao
    Sinh thời,nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rất quý mến Văn Cao và ngược lại.Hai người tuy ở hai đầu đất nước nhưng rất hiểu nhau,cùng ngồi với nhau nhâm nhi li rượu bàn luận chuyện đời.Vậy họ đã nói gì về nhau?
    Lời tựa cho tập nhạc "Em còn nhớ hay em đã quên"​
    (Văn Cao)​
    Tôi gọi Trịnh Công Sơn là người ca thơ (Chantre) bởi ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào chính, cái nào là phụ. Và bởi Sơn đã hát về quê hương đất nước bằng cả tấm lòng của một đứa con biết vui tận cùng những niềm vui và đau tận cùng những nỗi đau của Tổ quốc mẹ hiền.Mãi hơn một năm sau khi giải phóng miền Nam, chúng tôi mới thực sự mắt nhìn mắt tay cầm tay lần đầu, nhưng tôi có cảm giác như chúng tôi đã là bạn của nhau tự bao giờ, mẵc dù giữa tôi và Sơn, còn cả một thế hệ đệm. Nói cách nào đó, tôi đã gẵp Sơn từ những ngày đất nước còn chia hai miền và còn chìm trong khói lửa. Ðó là vào những ngày cuối chiến tranh, khi một số ca khúc phản chiến của Sơn lọt ra miền Bắc. Tôi muốn nhắc đến ở đây một kỷ niệm không thể quên ở nhà một người bạn trẻ (mà sau đó ít lâu đã chết một cách bi thảm). Ðêm ấy lần đầu tiên tôi nghe (cũng có nghĩa là gặp) Trịnh Công Sơn...Những bạn trẻ hát cho tôi nghe gần suốt đêm hàng loạt ca khúc Trịnh Công Sơn (không biết họ học ở đâu?) hát say sưa đến nỗi đứt cả dây của cây đàn ghi ta duy nhất có trong nhà. Sau này, Sơn kể cho tôi nghe rằng những bài đó, Sơn đã sáng tác trong những ngày trốn lính, sống lê la với bạn giang hồ.Trong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương Tây. Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra. Nói như nhạc sĩ Nguyễn xuân Khoát, người bạn già của tôi, "Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra". Cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ chính là ở chỗ đó, ở chỗ không định tạo ra một trường phái nào, một triết học nào, mà vẫn thấm vào lòng người như suối tưới. Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đẵc biệt như một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi, Trịnh Công Sơn đã chinh phục hàng triệu con tim, không chỉ ở trong nước, mà cả bên ngoài biên giới nữa. Và nếu tôi không lầm thì dấu ấn của Sơn đã ít nhiều in trên tác phẩm của một số nhạc sĩ thời kỳ sau 1975.Có lẽ không cần nghe lại nữa, dù bây giờ và sau này Sơn có in thêm. Một lần là đủ, từ cái đêm chiến tranh ấy, tôi biết mình đã gặp một tâm-hồn-chị-em xẻ chia ?omột cõi đi về? (1). Và tôi viết lời bạt này cho tập nhạc của Sơn như giữ một lời hẹn thầm chưa ngỏ, lời hẹn của một tri âm với một tri âm...
    Còn đây là những dòng viết đau thương xúc động của Trịnh Công Sơn ngay sau khi Văn Cao qua đời:
    Le dernier des Mohicans. Có lẽ là thế. Ở bầu trời Hà Nội, anh Văn Cao là một mohican cuối cùng đã ra đi. Còn lại những ai nữa với một tấm lòng bao la yêu đời như thế. Có nhiều người nghĩ và hiểu nhầm anh Văn không biết vui cười. Theo tôi, anh Văn Cao rất biết cười và đùa cợt. Tôi đã từng là đối tượng để anh vui cười. Và từ đó chúng tôi đã thành hình một cuộc chơi đầy thú vị. Cuộc chơi riêng lẻ mà chỉ có người trong cuộc mới hiểu được vì sao. Sống là vui và yêu đời nhưng luôn luôn vẫn có cách yêu đời thế này thế nọ. Tôi thường nói với anh Văn, ta cứ theo cách mình mà yêu đời và yêu người.
    Khi nhà đại danh họa Salvador Dali mất, tình cờ tôi đọc trên báo Paris Match với tựa đề lớn: Người họa sĩ siêu thực vĩ đại cuối cùng của thế kỷ đã ra đi. Ra đi có nghĩa là không còn ở lại với đời nữa. Và ra đi đồng thời cũng hàm ý một cuộc trở về. Trở về với quê nhà, với cố quận. Nói và nghĩ thế để sự mất mát không còn là một nỗi đau thương. Anh Văn Cao ra đi nhẹ nhàng như gió thoảng. Không nợ nần chi với cuộc đời và để lại cho đời nhiều giá trị.
    Anh Văn Cao là nhạc sĩ hay thi sĩ hay là họa sĩ tôi không còn nhớ. Chỉ nhớ một điều duy nhất anh là một con người. Tôi đến với anh Văn Cao bằng một thứ chiều dài có thể đo lường được. Không dài lắm và cũng không ngắn lắm. Vừa đủ để hai người có thể uống cùng nhau những ly rượu của một cuộc đời riêng chung. Ở đó có niềm vui và đồng thời cũng có nỗi buồn. Cõi lòng anh tôi chưa đào hết và cõi riêng tôi anh cũng chỉ biết một phần. Cần gì phải hiểu hết nhau mới trở thành tri kỷ. Tri kỷ đôi lúc chỉ vì một cái nhìn, một tiếng nói. Con mắt trẻ thơ trong anh và trong tôi đã từng thấy xuyên suốt những hài nhi đáng yêu và những mệnh phụ kiều diễm đáng ghét.
    Anh Văn ơi, có thể nào cuộc đời của một con người chỉ có từng ấy thôi. Tôi tin rằng những va chạm ly cốc giữa anh và tôi vẫn còn âm vang mãi trong cuộc sống này. Tiếng long cong của thủy tinh còn rớt lại mà anh thì đã ra đi.
    Anh đã không giữ nổi lời hứa: Chúng tôi sẽ sống đến thế kỷ thứ 21. Thế kỷ ấy đang ở trước mặt chúng ta và đang dần dần đến. Quá buồn và quá nuối tiếc vì một thế kỷ đầy hứa hẹn như thế mà anh không có mặt.

    Trịnh Công Sơn
    Ðêm 10/7/95 ?" Sài gòn mưa.
    (Báo Kiến Thức Ngày Nay)







    Giữa sự sống và sự chết
    Tôi chọn sự sống
    Để bảo vệ sự sống
    Tôi chọn sự chết
    <Văn Cao>


    PauLennon

    Được PaulLennon sửa chữa / chuyển vào 12:46 ngày 06/07/2003​
  8. PaulLennon

    PaulLennon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    4.Người bạn tri âm,tri kỷ Trịnh Công Sơn​

    Đôi bạn tri âm,tri kỷ Văn Cao,Trịnh Công Sơn
    Bốn người nghệ sĩ:Trịnh Công Sơn,Đinh Cường,Trịnh Cung,Văn Cao
    Sinh thời,nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rất quý mến Văn Cao và ngược lại.Hai người tuy ở hai đầu đất nước nhưng rất hiểu nhau,cùng ngồi với nhau nhâm nhi li rượu bàn luận chuyện đời.Vậy họ đã nói gì về nhau?
    Lời tựa cho tập nhạc "Em còn nhớ hay em đã quên"​
    (Văn Cao)​
    Tôi gọi Trịnh Công Sơn là người ca thơ (Chantre) bởi ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào chính, cái nào là phụ. Và bởi Sơn đã hát về quê hương đất nước bằng cả tấm lòng của một đứa con biết vui tận cùng những niềm vui và đau tận cùng những nỗi đau của Tổ quốc mẹ hiền.Mãi hơn một năm sau khi giải phóng miền Nam, chúng tôi mới thực sự mắt nhìn mắt tay cầm tay lần đầu, nhưng tôi có cảm giác như chúng tôi đã là bạn của nhau tự bao giờ, mẵc dù giữa tôi và Sơn, còn cả một thế hệ đệm. Nói cách nào đó, tôi đã gẵp Sơn từ những ngày đất nước còn chia hai miền và còn chìm trong khói lửa. Ðó là vào những ngày cuối chiến tranh, khi một số ca khúc phản chiến của Sơn lọt ra miền Bắc. Tôi muốn nhắc đến ở đây một kỷ niệm không thể quên ở nhà một người bạn trẻ (mà sau đó ít lâu đã chết một cách bi thảm). Ðêm ấy lần đầu tiên tôi nghe (cũng có nghĩa là gặp) Trịnh Công Sơn...Những bạn trẻ hát cho tôi nghe gần suốt đêm hàng loạt ca khúc Trịnh Công Sơn (không biết họ học ở đâu?) hát say sưa đến nỗi đứt cả dây của cây đàn ghi ta duy nhất có trong nhà. Sau này, Sơn kể cho tôi nghe rằng những bài đó, Sơn đã sáng tác trong những ngày trốn lính, sống lê la với bạn giang hồ.Trong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương Tây. Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra. Nói như nhạc sĩ Nguyễn xuân Khoát, người bạn già của tôi, "Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra". Cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ chính là ở chỗ đó, ở chỗ không định tạo ra một trường phái nào, một triết học nào, mà vẫn thấm vào lòng người như suối tưới. Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đẵc biệt như một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi, Trịnh Công Sơn đã chinh phục hàng triệu con tim, không chỉ ở trong nước, mà cả bên ngoài biên giới nữa. Và nếu tôi không lầm thì dấu ấn của Sơn đã ít nhiều in trên tác phẩm của một số nhạc sĩ thời kỳ sau 1975.Có lẽ không cần nghe lại nữa, dù bây giờ và sau này Sơn có in thêm. Một lần là đủ, từ cái đêm chiến tranh ấy, tôi biết mình đã gặp một tâm-hồn-chị-em xẻ chia ?omột cõi đi về? (1). Và tôi viết lời bạt này cho tập nhạc của Sơn như giữ một lời hẹn thầm chưa ngỏ, lời hẹn của một tri âm với một tri âm...
    Còn đây là những dòng viết đau thương xúc động của Trịnh Công Sơn ngay sau khi Văn Cao qua đời:
    Le dernier des Mohicans. Có lẽ là thế. Ở bầu trời Hà Nội, anh Văn Cao là một mohican cuối cùng đã ra đi. Còn lại những ai nữa với một tấm lòng bao la yêu đời như thế. Có nhiều người nghĩ và hiểu nhầm anh Văn không biết vui cười. Theo tôi, anh Văn Cao rất biết cười và đùa cợt. Tôi đã từng là đối tượng để anh vui cười. Và từ đó chúng tôi đã thành hình một cuộc chơi đầy thú vị. Cuộc chơi riêng lẻ mà chỉ có người trong cuộc mới hiểu được vì sao. Sống là vui và yêu đời nhưng luôn luôn vẫn có cách yêu đời thế này thế nọ. Tôi thường nói với anh Văn, ta cứ theo cách mình mà yêu đời và yêu người.
    Khi nhà đại danh họa Salvador Dali mất, tình cờ tôi đọc trên báo Paris Match với tựa đề lớn: Người họa sĩ siêu thực vĩ đại cuối cùng của thế kỷ đã ra đi. Ra đi có nghĩa là không còn ở lại với đời nữa. Và ra đi đồng thời cũng hàm ý một cuộc trở về. Trở về với quê nhà, với cố quận. Nói và nghĩ thế để sự mất mát không còn là một nỗi đau thương. Anh Văn Cao ra đi nhẹ nhàng như gió thoảng. Không nợ nần chi với cuộc đời và để lại cho đời nhiều giá trị.
    Anh Văn Cao là nhạc sĩ hay thi sĩ hay là họa sĩ tôi không còn nhớ. Chỉ nhớ một điều duy nhất anh là một con người. Tôi đến với anh Văn Cao bằng một thứ chiều dài có thể đo lường được. Không dài lắm và cũng không ngắn lắm. Vừa đủ để hai người có thể uống cùng nhau những ly rượu của một cuộc đời riêng chung. Ở đó có niềm vui và đồng thời cũng có nỗi buồn. Cõi lòng anh tôi chưa đào hết và cõi riêng tôi anh cũng chỉ biết một phần. Cần gì phải hiểu hết nhau mới trở thành tri kỷ. Tri kỷ đôi lúc chỉ vì một cái nhìn, một tiếng nói. Con mắt trẻ thơ trong anh và trong tôi đã từng thấy xuyên suốt những hài nhi đáng yêu và những mệnh phụ kiều diễm đáng ghét.
    Anh Văn ơi, có thể nào cuộc đời của một con người chỉ có từng ấy thôi. Tôi tin rằng những va chạm ly cốc giữa anh và tôi vẫn còn âm vang mãi trong cuộc sống này. Tiếng long cong của thủy tinh còn rớt lại mà anh thì đã ra đi.
    Anh đã không giữ nổi lời hứa: Chúng tôi sẽ sống đến thế kỷ thứ 21. Thế kỷ ấy đang ở trước mặt chúng ta và đang dần dần đến. Quá buồn và quá nuối tiếc vì một thế kỷ đầy hứa hẹn như thế mà anh không có mặt.

    Trịnh Công Sơn
    Ðêm 10/7/95 ?" Sài gòn mưa.
    (Báo Kiến Thức Ngày Nay)







    Giữa sự sống và sự chết
    Tôi chọn sự sống
    Để bảo vệ sự sống
    Tôi chọn sự chết
    <Văn Cao>


    PauLennon

    Được PaulLennon sửa chữa / chuyển vào 12:46 ngày 06/07/2003​
  9. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Nếu có một cuộc bình bầu Top 3 nhạc sĩ VN, tôi sẽ không ngần ngại mà bỏ phiếu: 1.Văn Cao, 2.Phạm Duy, 3.Trịnh Công Sơn.
    Văn Cao là một hiện tượng chói sáng của nền âm nhạc Việt Nam. Ông là một thiên tài. Sáng tác âm nhạc khi còn trẻ tuổi (17 tuổi), ông đã để lại cho người hâm mộ một di sản âm nhạc đồ sộ mặc dù cuộc đời của ông có nhiều bước thăng trầm. Sau vụ nhân văn giai phẩm, Văn Cao đã bị cải tạo. Tiến quân ca, bài hát "của ông" đã bị một thằng ******** bất tài nhận nhằng rằng đó là bài hát mà hắn "đồng sáng tác" với ông. Tôi quên mất tên ********* hết này rồi nhưng mà kể ra nó dám nghang nhiên cướp trên dàn mướp Quốc ca nước Việt Nam thì quả thật đáng bỏ tù nó lắm.
    Văn Cao còn là một hoạ sĩ tài hoa. Ông tốt nghiệp Cao đảng Mỹ thuật Đông Dương khoá I. Nhiều tác phẩm của ông còn đưọc treo ở cà phê Lâm-HN ( quán này ở trên phố Nguyễn Hữu Huân ý ). Ngoài ra ông còn còn vẽ minh hoạ trên báo Văn Nghệ rất nhiều.
    Không chỉ vậy, ông là một thi sĩ . Tôi đã có dịp đọc tập thơ Lá của ông. Đỉnh lắm. Tôi rất ấn tượ những bài thơ viết theo thể thơ tự do của ong. Có cả những bài dài như truờng ca. Giỏi thạt. Đúng là thiên tài.
    Một con người cầm kì thi hoạ như vậy, thiết tưởng đó quả lf một viên ngọc của nền âm nhạc Việt Nam. Hôm đám tang của ông, tôi ũng hoà và dòng người HN, đi một đoạn để tưởng nhớ con người mà tôi ngưỡng mộ.
    Cảm on PaulLennon đã có một bài viết công phu về nguwòi nhạc sĩ mà tôi yêu mến.
  10. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Nếu có một cuộc bình bầu Top 3 nhạc sĩ VN, tôi sẽ không ngần ngại mà bỏ phiếu: 1.Văn Cao, 2.Phạm Duy, 3.Trịnh Công Sơn.
    Văn Cao là một hiện tượng chói sáng của nền âm nhạc Việt Nam. Ông là một thiên tài. Sáng tác âm nhạc khi còn trẻ tuổi (17 tuổi), ông đã để lại cho người hâm mộ một di sản âm nhạc đồ sộ mặc dù cuộc đời của ông có nhiều bước thăng trầm. Sau vụ nhân văn giai phẩm, Văn Cao đã bị cải tạo. Tiến quân ca, bài hát "của ông" đã bị một thằng ******** bất tài nhận nhằng rằng đó là bài hát mà hắn "đồng sáng tác" với ông. Tôi quên mất tên ********* hết này rồi nhưng mà kể ra nó dám nghang nhiên cướp trên dàn mướp Quốc ca nước Việt Nam thì quả thật đáng bỏ tù nó lắm.
    Văn Cao còn là một hoạ sĩ tài hoa. Ông tốt nghiệp Cao đảng Mỹ thuật Đông Dương khoá I. Nhiều tác phẩm của ông còn đưọc treo ở cà phê Lâm-HN ( quán này ở trên phố Nguyễn Hữu Huân ý ). Ngoài ra ông còn còn vẽ minh hoạ trên báo Văn Nghệ rất nhiều.
    Không chỉ vậy, ông là một thi sĩ . Tôi đã có dịp đọc tập thơ Lá của ông. Đỉnh lắm. Tôi rất ấn tượ những bài thơ viết theo thể thơ tự do của ong. Có cả những bài dài như truờng ca. Giỏi thạt. Đúng là thiên tài.
    Một con người cầm kì thi hoạ như vậy, thiết tưởng đó quả lf một viên ngọc của nền âm nhạc Việt Nam. Hôm đám tang của ông, tôi ũng hoà và dòng người HN, đi một đoạn để tưởng nhớ con người mà tôi ngưỡng mộ.
    Cảm on PaulLennon đã có một bài viết công phu về nguwòi nhạc sĩ mà tôi yêu mến.

Chia sẻ trang này