1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn Cao - ấn tượng khoảnh khắc và đời người

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi PaulLennon, 06/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2

    Người trở về với dòng sông cuồn cuộn
    Những bài ca của vạn tiếng hào hùng
    Người trở lại với trái tim rực lửa
    Reo vui tiếng vọng muôn phương
    Đêm cháy bỏng và xuân không ngủ được
    Tiếng gọi nào đến tự nơi xa
    Bao nung nấu những năm dài ẩn giấu
    Bùng lên phút chốc sáng loà
    Sông Lô, sóng ngàn Việt Bắc, bãi dài ngô lau, núi rừng âm u.
    Thu ru bến sóng vàng, từng nhà mờ biếc, chìm một màu khói thu?
    Sông Lô, sóng ngàn kháng chiến, cháy bờ lau thưa, đã tàn thôn trang.
    Ai qua bến nắng hồng lặng nhìn màu nước sông Lô xưa.
    Trên dòng sông trở về đoàn người
    Reo mừng vui trên sóng nước biếc
    Trôi đầy sông bao đám xác thù,
    Dân hân hoan nghe sóng réo vi vu xa xa.
    Ðường ngập người và gió lá vi vu hiền hoà.
    Sông mênh mông như bát ngát hát.
    Thây giặc trôi trở về ngập bờ
    Sông gầm âm vang súng trái phá.
    Bao rừng thu như bát ngát cười.
    Dân hoan hô chiến sĩ pháo binh Việt Nam ghi công.
    Tiếng trái phá quân thù gục chìm dòng Lô,
    Đây dòng Lô? Đây dòng Lô?
    Ðoàn quân thời chinh chiến ca rằng:
    Ðây Vôn-ga, đây Dương Tử, đây sông Lô, đây sóng căm hờn vút cao.
    Sóng lấp lánh vàng sao, ngàn chiến sĩ sông Lô
    Chiến sĩ sông Lô thân rừng áo sương đang ca rằng
    Giờ mồ thực dân sóng lấp cát vàng.
    Chiến sĩ sông Lô oai hùng đấu tranh gào lên vang sóng
    Đây giặc Pháp tàn trong căm gan toàn dân
    Về trong đêm gió rét
    Từng sân vui bóng người quanh lửa hồng
    Nền khô trơ than xám
    Ðêm chìm đợi ánh triêu dương
    Vui hát ca hoà, vui hát ca hoà, dân quăng lưới
    Phan Lương vui bóng thuyền
    Lều dựng lên ven sông
    Bóng người sầm uất bến Then
    Vui hát ca hoà, vui hát ca hoà, chí kiến thiết
    Bên sông Lô đắp nhà
    Bao dân trong khu mười mơ thành người sông Lô
    Ðời vui vút lên, đời vui sướng về
    Vui hát ca hoà vui hát ca hoà chí chiến đấu
    Đây tay trai Việt Bắc
    Sông Lô đang xuôi mau, tiến về đồng lúa reo mừng
    Rung trong bao hương đồng, mừng một mùa chiến công
    Vui hát ca hoà vui hát ca hoà dân vui nắng
    Như chim xuân thấy mùa
    Và đài hoa lưu luyến
    Xanh rừng đầy lá búp non
    Vui hát ca hoà vui hát ca hoà những lưới mắc
    Ta vui khoang cá đầy
    Tay ta tay dân chài
    Xuôi ngược dòng sông Lô
    Từng quăng lưới xa, từng vây lưới giặc
    Vui hát ca hoà vui hát ca hoà với ánh sáng
    ta đang xây đời mới
    Sông nuôi dân thiên thu
    Đã hoà mạch máu bao người
    Sông xuôi quanh co về
    Hoà mạch cùng với xuôi
    Dòng sông Lô trôi, dòng sông Lô trôi
    Mùa xuân tới nước băng qua ngàn
    Nước trôi ven bờ xanh ôm bóng tre
    Dòng sông Lô trôi...

  2. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Ghi chép theo VCD Thiên Thai
    Công ty Nghe nhìn Hà Nội và Hãng phim Trẻ
    Trung tâm sản xuất băng đĩa nhạc Hoa sữa
    Trung tâm băng nhạc trẻ
    Thực hiện chương trình: Nguyễn Thái Sơn
    Đạo diễn: Phạm Việt Thanh
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Tiểu sử Văn Cao​
    (1923-1995)​
    Tên thật là Nguyễn Văn Cao, gốc người Nam Định, sinh ngày 15-11-1923, tại Lạch Tray, Hải Phòng. Vì nhà nghèo nên học tới lớp Bảy thì nghỉ học, xin làm sở bưu điện.
    Vào năm 1939 (16 tuổi) ông sáng tác bài ?oBuồn Tàn Thu?. Năm 1940, ông sáng tác bản ?oThiên Thai?, sau khi du ngoạn một chuyến ở Nam về. Bản Thiên Thai là một giấc mơ của người nghệ sĩ vào chốn an bình, mà người Việt khó đạt được trong hoàn cảnh đất nước bị đô hộ. Năm 1941, ông gặp Phạm Duy, Phạm Duy đã khuyên ông lên Hà Nội sống đời nghệ sĩ. Trong thời gian này ông sáng tác nhiều nhạc phẩm danh tiếng như ?oTrương Chi?, ?oThu cô liêu?, ?oBến Xuân?, ?oSuối Mơ?.
    Vì mối giây liên hệ Gia đình căm thù Pháp nên Văn Cao đã theo ********* dưới sự hướng dẫn và tuyên truyền của Vũ Quí.Vũ Quí đã nhờ Văn Cao soạn một bản nhạc quân hành cho trường quân sự *********, nên Văn Cao đã cho ra đời bản ?oTiến quân Ca?, vào năm 1944.
    Vào cuối Xuân năm 1945, Văn Cao đã có mặt trực tiếp tham dự vụ ám sát nổi tiếng, đó là vụ giết ông Đỗ Đức Phin tại Hải Phòng, bị ********* kết án là Việt Gian thân Nhật. Sau vụ ám sát, Văn Cao tạm lánh một thời gian để tránh mật thám Pháp và Nhật theo dõi. Sau này khi biết nạn nhân Đ.Đ.P là một nhà hoạt động yêu nước, thì Văn Cao lại ân hận và chỉ hoạt động cầm chừng cho ********* thôi.
    Trong cuộc biểu tình cướp chính quyền của ********* ngày 19-8-1945 tại Hà Nội, Văn Cao đánh nhịp cho đoàn Thanh Niên Xung Phong hát bài "Tiến Quân ca" của ông trước nhà hát lớn. Về sau bài này được chọn là bản quốc ca của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN.
    Sau khi chiến tranh bùng nổ vào năm 1946, Văn Cao được lệnh lên chiến khu Việt Bắc và tại đây ông viết bản trường Ca "Sông Lô" năm 1947, và gia nhập đảng CS Đông Dương năm 1948. Năm 1949 ông được lệnh viết bản lãnh tụ ca, nhưng bản này ít được nhắc đến.
    Theo tài liệu Hoàng Văn Chí, năm 1952 ông đươc gởi đi Liên Xô để nghiên cứu thêm về âm nhạc, ....
    Năm 1954, khi chiến tranh đến hồi khốc liệt và thay vì viết về đề tài Điện Biên Phủ ... thì Văn Cao lại về bày tỏ ý tưởng của ông qua một bức tranh sơn dầu lập thể. Bức tranh đó được mô tả như sau:
    Một cậu bé thổi sáo bằng 2 cái mồm, một cái được vẽ từ cách nhìn thẳng, và 1 cái được vẽ bằng cách nhìn nghiêng. Đằng sau cậu bé, trên cái nền đông nghịt những con người trong 1 tiết tấu đầy chuyển động của nhịp chiến tranh.
    ...Ý nghĩa thật của bức tranh chỉ có Văn Cao biết mà thôi.
    Sau hiệp định Genève 1954, Văn Cao hồi cư về Hà Nội, làm việc cho Đài Phát Thanh, nhưng rất ít sáng tác. Một nghệ sĩ tài danh, say mê âm nhạc và sống với âm nhạc từ thuở nhỏ mà phải giữ mình không sáng tác thật là một khổ tâm khó nói.
    Theo lời tác giả Nguyễn Thụy Kha, năm 1955, Văn Cao đã quyết định cầm bút lại sau 10 năm vắng tiếng (từ sau bài "Ngoại ô mùa đông" sáng tác vào năm 1945?). Qua bài thơ ?oAnh có nghe không? đăng trong ?oGiai phẩm mùa Xuân?, phát hành tháng 2-1956, người ta nhận thấy thơ của Văn Cao có lời lẽ rất buồn và chán nản.
    Đặc san Giai Phẩm và báo Nhân Văn, là 2 tờ báo ở Hà Nội theo chủ trương đòi hỏi tự do báo chí và tư tưởng. Đặc san Giai Phẩm ra được 5 số, số đầu Giai Phẩm Xuân (tháng 2, 1956), đến số thứ 6 đang in thì bị tịch thu và bị đình bản vào giữa tháng 12-1956.
    Như những văn nghệ sĩ có bài đóng góp cho hai tờ báo Nhân Văn Giai Phẩm, Văn Cao bị kỷ luật, phải tham dự khoá học tập chính trị vào năm 1958, và bị Xuân Diệu chỉ trích qua bài viết ?oNhững tư tưởng nghệ thuật của Văn Cao?. Ông bị phê bình là ?ohai mặt, giả dối, dùng âm binh để chọi với Đảng?. Thế là Văn Cao bị loại trừ ra khỏi ban Chấp hành Hội Nhạc Sĩ sáng tác. Từ đó tên tuổi Văn Cao hầu như không xuất hiện trên các tạp chí văn chương nghệ thuật ở Hà Nội. Ông sống âm thầm bằng đủ thứ nghề, như viết nhạc không lời cho các truyện phim và truyện kịch, trang trí sân khấu cho các đoàn kịch, và vẽ quảng cáo các báo.
    Dầu rất ít sáng tác vào gần cuối đời ông, người nghệ sĩ tài hoa này cũng cho ra một bản nhạc vào cuối năm 1975, đó là bài ?oMùa Xuân đầu tiên?, một bản hát rất nhẹ nhàng, êm đềm và rất tình người. Nhưng bản nhạc cũng bị phê bình là không đi đúng đường lối của Đảng, không phục vụ cho Cách Mạng, vì thế bản nhạc mới phát hành đã bị tịch thu. Tuy thế, các chương trình Việt Ngữ tại Moscow vẫn cho trình bày bài hát, nên bài hát đã không bị vào lãng quên.
    Văn Cao còn là một họa sĩ. Ông đã dùng nghệ thuật này để nói lên tâm tư của ông mà không ai có thể đem ra phê bình chỉ trích gì được vì những bức họa của ông không được bày bán và lưu hành.
    Văn Cao qua đời vào ngày 10-7-1995
    Trích từ tài liệu của Trần Gia Phụng
  4. xitrum83

    xitrum83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    "Suối mơ" - Một trong những sáng tác nổi tiếng của nhạc sĩ Văn Cao - thuộc loại ca khúc trữ tình lãng mạn, bay bổng những ước mơ cao đẹp. Nét nhạc nhẹ nhàng, duyên dáng như nét bút uyển chuyễn của một hoạ sĩ tài năng vẽ nên những hình ảnh nên thơ " Bên rừng thu vắng, dòng nước trôi lững lờ ngoài nắng". Lời ca trau chuốt gọt dũa như những câu thơ giàu nhạc điệu với nhiều hình ảnh đẹp về "Con suối róc rách", "bóng cây thuỳ dương","Đàn nai đùa trong khóm lá"... Với khúc thức ba đoạn đơn ABA'''', giai điệu từ giọng la thứ nhẹ nhàng thơ mộng từ từ chuyễn sang giọng la trưởng bay bổng thiết tha, rồi lại trở về giọng la thứ, tái hiện âm hình chủ đạo ban đầu để rồi kết thúc trọn vẹn ca khúc.
    Trong một dịp trò chuyện với chúng tôi, nhạc sĩ Văn Cao lúc sinh thời tâm sự :"Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng cảng Hải Phòng, nên sông nứơc là hình ảnh tôi vô cùng yêu thích. Trong nhiều sáng tác của tôi, đặc biệt là bài "Suối mơ", sông nước đã trở thành hình tượng chính trong giai điệu và lời ca... Ông còn cho biết thêm: Sau khi sáng tác Suối Mơ vào năm 1942, cùng năm đó ông bắt tay vào viết bản Trương Chi 1, trong đó ông đưa bài Suối mơ vào. Nhưng về sau nhận thấy bài Suối mơ đựơc phổ biến lan rộng, nên đã tách bài Suối mơ ra và viết đoạn khác thay vào làm thành bản Trương Chi 2 ( 1945) - bản đang lưu hành hiện nay.
    Có lẽ ít người biết rằng ca khúc Suối mơ nổi tiếng trên đây được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác lúc còn là một chàng trai trẻ mới 19 tuổi.
    (Theo NXBT)
    Được xitrum83 sửa chữa / chuyển vào 12:02 ngày 26/05/2004
  5. PaulLennon

    PaulLennon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    Hình như đã có một topic riêng về Văn Cao trong box Âm Nhạc rồi thì phải.
  6. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Hic thế à? Nếu có, nhờ Temely ghép hộ. Hôm qua xem VCD hay quá... cầm lòng không đặng...
  7. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Đúng là đã có 1 topic về NS Văn Cao mà bác paulLennon đã bỏ nhiều công sức sưu tập : [topic]232884[/topic] , nhưng không sao, lấu lâu nhờ có Lys hâm nóng lại chủ đề, rồi ghép lại sau. Nói về người nhạc sĩ (và là hoạ sĩ, thi sĩ) tài hoa thế thì bao nhiêu topics cho đủ.
    Tiếc là NS Văn Cao mất 40 năm gần như không sáng tác (1954-1995), nếu không sự nghiệp âm nhạc của ông chắc đã đồ sộ hơn NS Phạm Duy và NS Trịnh Công Sơn nhiều, về sự tài hoa nhiều khi lại có thể hơn. Và tiếc là ít ca sĩ thể hiện nhạc Văn Cao vì nhạc ông khó hát , do đó cũng ít đến được tai người nghe.
    Để hôm nào upload nhạc của Văn Cao lên cho các bạn nghe. Mới đây, trong băng Video Thuý Nga nào đó, và trong CD Tình Hoài Hương, 1 ca sĩ trẻ hải ngoại Ngọc Hạ có hát bài Buồn Tàn Thu, cũng tạm được thôi, có lẽ vì Tem thích nghe Thái Thanh hát bài này hơn.
    Mấy câu Lys trích trước mỗi bài hát là thơ à, thơ của ai vậy Lys ?


  8. PaulLennon

    PaulLennon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    Phải VCD Giấc Mơ Một Đời Người không Lys?híc! xem VCD ấy thấy thương Văn Cao quá,một người mới 70 mà trông không khác gì người đã ngoài 90,râu tóc bác phơ,thân hình cực kỳ còm cõi.Nhận thấy ở ông có một nỗi buồn gì đó mà ông cứ để trong lòng,hình ảnh ông quay lại với con sông Lô kỷ niệm,hỏi thăm các cháu trẻ ở đó thật cảm động rồi hình ảnh ông đi giữa không khí mùa Xuân trong ca khúc Mùa Xuân Đầu Tiên,ông trêu đùa trẻ con,đứng ngắm nhìn những cành đào và bồi hồi trong không khí của mùa Xuân về(thật trớ trêu đó lại là mùa Xuân cuối cùng của ông,mùa Xuân 1995) ,lặng lẽ và ngẩn ngơ trước một ngõ làng đầy tán lá vừa lạ vừa quen.Trong VCD này chúng ta có dịp được nghe ông tâm sự về những ca khúc một thời làm nên một Văn Cao tài hoa,lãng mạn,những ca khúc như Cung Đàn Xưa,Thiên Thai,Bến Xuân,Suối Mơ...Nhưng xem VCD này người ta không khỏi không chạnh lòng về một con người tài hoa vào loại bậc nhất của VN,tại sao một con người tài hoa như Văn Cao lại sống cô đơn đến như vậy?sao ông lại có bề ngoài khắc khổ đến thế? Ông cô đơn đến nỗi chỉ còn rượu và thơ làm bạn,ông khắc khổ đến nỗi râu tóc bạc phơ,thân hình gầy guộc, mỏng manh.Tôi vẫn nhớ có lần NS Nguyễn Quang Tôn,thầy dạy Guitar tôi đem khoe một bộ dây nylon và bảo rằng đó là của NS Văn Cao tặng và thầy rất quý bộ dây đó,thầy kể rằng hồi ấy làm gì có dây nylon toàn chơi cổ điển bằng dây sắt rồi thầy kể lại những kỷ niệm với NS Văn Cao trong đó có câu chuyện mà NS Văn Cao đã tâm sự với thầy về vụ ám sát Việt Gian,thầy bảo lúc bắn,NS Văn Cao tay run cầm cập,ông run không phải vì ông không can đảm mà là vì một trái tim yêu thương con người,yêu tự nhiên như ông không dễ gì làm nhiệm vụ ám sát.Có lẽ sau này biết người mà mình ám sát là một người yêu nước nên vì thế ông rất buồn,có lẽ đó cũng là một trong những nỗi buồn của cuộc đời ông.
    Được PaulLennon sửa chữa / chuyển vào 15:49 ngày 26/05/2004
  9. PaulLennon

    PaulLennon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    Tôi đồng ý với bác Tem,nói về Ns tài hoà như Văn Cao thì bao nhiêu topic cho đủ,có người còn cho rằng Văn Cao cống hiến cho nghệ thuật còn hơn Nguyễn Tuân,một người bạn thân của Văn Cao(tôi nhớ không lầm thì đó là nhận xét của Nguyễn Thuỵ Kha,người chuyên nghiên cưú về các tác phẩm của Văn Cao).Nghe câu nhận xét này Văn Cao chỉ cười khiêm tốn và nói "tôi mỗi thứ một tí làm sao sánh được với Nguyễn Tuân",đúng là ông quá khiêm tốn.Tôi cũng như bác Tem và có lẽ cũng như bao người khác rất nuối tiếc vì kể từ vụ Nhân Văn Giai Phẩm,ông không hề viết thêm một bài nào do ông mất cảm hứng và buồn chán với những nỗi đau mà ông gánh phải,ông bị gạch tên khỏi hội nhạc sĩ VN,ngay cả những người bạn thân của ông cũng chỉ trích ông mà ông gọi đó là những vết roi quất vào người ông.Sau 1954 trừ vaì bài như Tình Ca Trung Du,Mùa Xuân Đầu Tiên ông không hề viết thêm một bài nào trừ một số tác phẩm không lời,nhạc cho phim và ông chỉ vẽ và làm thơ.Mới hôm trước nghe Nhạc Chủ Đề Văn Cao của Psy gửi tôi thấy có một câu nhận xét rất đau xót về Văn Cao sau vụ Nhân Văn Giai Phẩm :"ông lấy Rượu làm bạn,ngâm thơ như khóc,đánh đàn bằng nắm đấm",híc! nghe quá chua xót!Thời gian sau năm 1954 cứ trôi dần mà không thấy ông viết thêm một tác phẩm,người ta nhớ cồn cào Thiên Thai,Suối Mơ,Ngày Mùa..ngày nào nhưng bản tình ca sau cùng của ông có lẽ mãi mãi chỉ là Mùa Xuân Đầu Tiên.Nhạc của Văn Cao đúng là khó hát,có lẽ chỉ có những ca sĩ có trình độ thanh nhạc bậc nhất như Lê Dung hay Thái Thanh dám thể hiện,Ánh Tuyết cũng là một ngươì thể hiện thành công nhạc Văn Cao nhưng ở VN tôi vẫn thích Cao Minh thể hiện nhạc Văn Cao nhất,có một cái gì đấy bay bổng hợp với nhạc của Văn Cao.Ở Hải Ngoại,ngoài Thái Thanh còn có Mai Hương là người hát nhạc Văn Cao rất hay,cô thể hiện Cung Đàn Xưa,Sông Lô,.. rất hay.
  10. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Chuyện Văn Cao làm trưởng ban ám sát, ở VN đã có báo chí nào nhắc đến công khai chưa vậy ?
    Ở bên đây, tem ít đựoc nghe giọng hát Lê Dung, Ánh Tuyết, không hiểu hát nhạc Văn Cao ra sao. Nhưng nhiều năm trước, ca sĩ Mai Hương có ra vài CD hát nhạc Văn Cao, và Tem nghĩ là giọng hát Mai Hương đôn hậu thuần khiết, không làm dáng và lại trong vắt, thanh thoát, rất thích họp với nhạc Văn Cao. Sau đó là Thái Thanh và Ái Vân.
    Tháng 2 năm nay, trong 1 chương trình từ thiện Hát Cho Tuổi Thơ 2 để quyên góp giúp trẻ em mồ côi tại VN, những giịng hát thương thặng như Ái Vân, Vũ Khanh, Khánh Ly, Trần Thái Hoà đã hát lại những ca khúc của Văn Cao và Đoàn Chuẩn . có thể nghe hoặc download tại đây .
    Và mời nghe 1 chương trình nhạc chủ đề Văn Cao với Uyển Diễm và Nguyễn Đình Toàn do Radio Bolsa thực hiện.

    Download (4,8 MB)

Chia sẻ trang này