1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn Cao - Giấc mơ một đời người. Bài mới: Văn Cao - Một tinh cầu giá lạnh

Chủ đề trong 'Bắc Âu' bởi boxwehn, 27/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Văn Cao - Giấc mơ một đời người. Bài mới: Văn Cao - Một tinh cầu giá lạnh

    Lâu rồi có tranh luận với bạn về nhạc Văn Cao và Trịnh Công Sơn. Nói với bạn sẽ viết một bài về nhạc của 2 người. Bận rộn và cũng nghĩ rằng khen người này, chê người khác đều là không phải. Tìm trong diễn đàn này chưa có box nhạc Văn Cao. Nay xin mượn một góc nhỏ xứ Bắc Âu lạnh lẽo này để tập hợp các bài viết và bản nhạc của ông.
  2. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Vài nét về tiểu sử
    Nhạc sĩ tên thật Nguyễn Văn Cao sinh ngày 15 tháng 11 năm 1923 tại Hải Phòng, mất ngày thứ hai 10 tháng 7 năm 1995 tại bệnh viện hữu nghị Hà Nội Ngoài bộ môn âm nhạc, Ông còn sáng tác văn thơ và họa.
    Các tác phẩm nổi tiếng:
    - Thiên Thai
    - Ðàn Chim Việt
    - Trương Chi
    - Suối Mơ
    - Trường Ca Sông Lô
    - Buồn Tàn Thu
    - Bến Xuân
    - Tiến Về Hà Nội
    - Tiến Quân Ca
    - Cung Đàn Xưa
    - Ngày Mùa
    - Làng Tôi
    ......
    Được tuan_ngoc_pham sửa chữa / chuyển vào 20:32 ngày 15/12/2006
  3. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0

    Vài nét về tiểu sử
    Nhạc sĩ tên thật Nguyễn Văn Cao sinh ngày 15 tháng 11 năm 1923 tại Hải Phòng, mất ngày thứ hai 10 tháng 7 năm 1995 tại bệnh viện hữu nghị Hà Nội Ngoài bộ môn âm nhạc, Ông còn sáng tác văn thơ và họa.
    Các tác phẩm nổi tiếng:
    - Thiên Thai
    - Ðàn Chim Việt
    - Trương Chi
    - Suối Mơ
    - Trường Ca Sông Lô
    - Buồn Tàn Thu
    - Bến Xuân
    - Tiến Về Hà Nội
    - Tiến Quân Ca
    - Cung Đàn Xưa
    - Ngày Mùa
    - Làng Tôi
    ......
  4. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    NHẠC SĨ VĂN CAO, MỘT CON NGƯỜI ĐA TÀI​
    Tháng 7 lại về, một mùa hè nữa lại tới, thế là lại thêm một mùa hạ chúng ta xa cách nhạc sĩ tài hoa Văn Cao, người mà ít nhất chúng ta ai cũng biết tới ông với tư cách là tác giả của quốc ca Việt Nam. Ông đã đi xa khá lâu nhưng những đóng góp cho thơ ca, hội hoạ và lớn hơn cả là tâm hồn cao đẹp của ông còn sống mãi trong ký ức của mỗi chúng ta. Với tư cách là một người yêu những bản nhạc, những ca từ và yêu cái tầm hồn lãng mạn,yêu thiên nhiên,yêu cái đẹp của ông, tôi xin viết bài này để các bạn mến phục tài năng của ông có dịp được nhớ về ông, hồi tưởng về ông.
    Nhạc sĩ Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao, gốc người Nam Định, sinh ngày 15-11-1923, tại Lạch Tray, Hải Phòng,nơi mà sau này đã đi vào bài hát bất tử của ông,nơi có một "chiếc cầu soi bước",có một "bến xuân" hạnh phúc. Tác phẩm đầu tay của ông với tựa đề Buồn Tàn Thu là một bài nghe rất buồn, buồn đến não lòng, đó là một sự luyến tiếc, lưu luyến khi mùa thu qua đi, không còn cảm giác ấm áp, se lạnh. Mùa thu qua đi cũng là lúc không còn những tia nắng vàng gợi cho ta những tưởng tượng, không còn những tán lá vàng rơi đầy góc phố. Ông sáng tác bài này vào năm ông 16 tuổi. Năm 1940, một trong những bản nhạc hay nhất thế kỷ của lịch sử âm nhạc Việt Nam ra đời, đó là một bản nhạc hoành tráng, ca từ tuyệt đẹp, và đó chính là Thiên Thai.Bản nhạc này như đưa ta vào một cõi tiên hạnh phúc và mơ màng. Không thể không rung động khi nghe:
    "Gió hát trầm tiếng ca
    Tiếng phách ròn lắng xa
    Nhắc chi ngày xưa đó đến se buồn lòng ta
    ...
    Những khi chiều ta trăng lên
    Tiếng ca còn rền trên cõi tiên"
    Năm 1941 là năm ông sáng tác rất nhiều bản nhạc lãng mạn và
    sâu lắng, những bản nhạc như Thu Cô Liêu, Bến Xuân, Trương Chi, Suối Mơ ngày nay xứng đáng nằm trong những bài hát hay và giá trị nhất trong lịch sử âm nhạc Việt Nam. Bến Xuân là một bản tình ca hay nhất của Văn Cao và có thể của lịch sử âm nhạc Việt Nam.Còn gì tuyệt vời và quyến rũ hơn những đoạn nhạc sau, những đoạn nhạc nghe rất mơ màng,sâu lắng và kích thích trí tưởng tượng:
    "Sương mênh mông che lấp kín non xanh
    Ôi cánh buồm đâu còn trên lớp sóng xuân
    Ai tha hương nghe réo rắt oanh ca
    Cánh nhạn vờn mây thiết tha
    Lưu luyến một trời xa"
    Ông viết bản nhạc này sau một mối tình không thành với một cô gái. Cũng trong năm này ông quen biết Phạm Duy, người mà sau này trở thành nhạc sĩ lừng lẫy. Nhưng trước khi trở thành một nhạc sĩ thì nhạc sĩ Phạm Duy là một kẻ du ca, hát rất thành công các ca khúc của Văn Cao. Cách mạng bùng lên, theo tiếng gọi của đấu tranh, ông tham gia kháng chiến và đồng thời từ một người nghệ sĩ luôn ra đời những ca khúc trữ tình, lãng mạn, sâu lắng ông đã sáng tác những bản nhạc cách mạng hay nhất. Bản Tiến Quân Ca được ông viết vào năm 1944 sau này được Hồ Chủ Tịch chọn làm quốc ca nước Việt Nam.
    Những bản nhạc giàu lòng yêu nước, yêu quê hương, căm thù quân giặc liên tiếp ra đời và bài nào cũng là một ca khúc có giá trị:Chiến Sĩ Việt Nam, Hải Quân Việt Nam, Không Quân Việt Nam, Bắc Sơn, Công Nhân Việt Nam, Tiến Về Hà Nội, Làng Tôi,Ngày Mùa,Trường Ca Sông Lô...liên tiếp ra đời. Từ một người đại diện cho những người viết nhạc lãng mạn, trữ tình ông lại trở thành một tác giả tiêu biểu và mở đầu cho nhạc cách mạng Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp, tạo tiền đề cho những bản nhạc thời kháng chiến chống Mỹ sau này. Để hợp với thời thế của đất nước, ông đã đổi ca từ của bản tình ca lãng mạn Bến Xuân thành ca khúc Đàn Chim Việt.
    Thế nhưng cuộc đời nghệ sĩ của ông lại xẩy ra chuyện không hay để lại nhiều sự nuối tiếc cho những người yêu mến ông. Năm 1954, khi chiến tranh đến hồi khốc liệt và thay vì viết về đề tài Điện Biên Phủ như các văn công khác thì Văn Cao lại về bày tỏ ý tưởng của ông qua một bức tranh sơn dầu lập thể. Bức tranh đó được mô tả như sau: Một cậu bé thổi sáo bằng 2 cái mồm, một cái được vẽ từ cách nhìn thẳng, và 1 cái được vẽ bằng cách nhìn nghiêng. Đằng sau cậu bé, trên cái nền đông nghịt những con người trong 1 tiết tấu đầy chuyển động của nhịp chiến tranh. Ý nghĩa của bức tranh được giới phê bình lý luận như thế này: "Bức tranh thể hiện đứa trẻ với 2 cái mồm, phải chăng hàm ý ĐCS Đông Dương có hai miệng? ". Ý nghĩa thật của bức tranh chỉ có Văn Cao biết mà thôi. Bức tranh này được đăng trên tờ "Nhân Văn Giai Phẩm", tiếng nói của giới văn nghệ sĩ. Sau vụ đó đó tờ "Nhân Văn Giai Phẩm" bị buộc ngừng xuất bản còn bản thân Văn Cao thì bị loại khỏi Hội Nhạc Sĩ. Đau buồn và mất hết cảm hứng, sau hiệp định Genève 1954, Văn Cao hồi cư về Hà Nội, làm việc cho Đài Phát Thanh, nhưng rất ít sáng tác. Một nghệ sĩ tài danh, say mê âm nhạc và sống với âm nhạc từ thuở nhỏ mà phải giữ mình không sáng tác thật là một khổ tâm khó nói và đó thật là một điều đáng tiếc cho chúng ta, những người muốn được chiêm ngưỡng, thưởng thức những sáng tạo nghệ thuật của ông.
    Sau vụ "Nhân Văn Giai Phẩm", Văn Cao gần như mất hết cảm hứng sáng tác, chỉ làm thơ hoặc vẽ và cùng lắm là làm nhạc không lời. Nhưng những sáng tạo đó ít khi ông đưa cho công chúng đánh giá bởi ông đã quá sợ dư luận. Có thể nói giai đoạn đó ông sống một cuộc sống rất ẩn dật, đau khổ và luôn cảm thấy cô đơn, chính vì vậy mà lúc ông mới 70 mà trông ông như một cụ già 90 tuổi vậy. Năm 1975, nước Việt Nam chúng ta hoàn toàn giải phóng, vui mừng mới niềm vui vô hạn của quê hương, cảm hứng của người nghệ sĩ chân chính Văn Cao lại dâng trào và bản nhạc chứa chan tình yêu thương con người, một niềm vui vô hạn đã ra đời đó chính là Mùa Xuân Đầu Tiên. Vâng đó chính là cảm giác lần đầu tiên trong đời của con người được hưởng một mùa xuân thực sự, không có sự tranh giành, không có sự chết chóc, "từ đây người biết quê người" và "từ đây người biết thương người". Và có thể nói cùng với Tình Ca Trung Du và có thể một số bản nhạc khác thì Mùa Xuân Đầu Tiên là một trong số bản nhạc cuối cùng của nghệ sĩ tài danh Văn Cao. Từ lúc có sự cố đến lúc qua đời (10-7-1995), Văn Cao rất ít sáng tác, chính vì vậy mà gia tài âm nhạc của ông không nhiều như người bạn tri âm, tri kỷ Trịnh Công Sơn hay như người bạn cùng thời Phạm Duy. Thật đáng tiếc cho ông, một người nghệ sĩ chân chính, tài hoa. Nhưng có thể thấy ông sáng tác bài nào thì bài ấy xứng đáng đưa vào kho tàng âm nhạc của Việt Nam.
    Văn Cao còn là một họa sĩ. Ông đã dùng nghệ thuật này để nói lên tâm tư của ông mà không ai có thể đem ra phê bình chỉ trích gì được vì những bức họa của ông không được bày bán và lưu hành. Đã có một thời ông là người vẽ ảnh minh hoạ cho các tờ báo hoặc vẽ ảnh quảng cáo,trang trí sân khấu.
    Còn thơ của ông?thơ của ông rất buồn nhưng chứa nhiều triết lý sống, những bài thơ tình của ông cũng rất là trữ tình. Các bạn có thể tìm thấy thơ ông ở những "Tuyển tập thơ tiền chiến" hoặc những "Tuyển tập thơ tình" . Có thể nói ở mỗi lĩnh vực nhạc, hoạ, thơ, Văn Cao đều thể hiện là một nghệ sĩ tiêu biểu cho lĩnh vực đó và ông đúng là một con người tài danh hiếm có của lịch sử giới văn nghệ sĩ Việt Nam.
    Giữa sự sống và sự chết
    Tôi chọn sự sống
    Để bảo vệ sự sống
    Tôi chọn sự chết
    <Văn Cao>
    Bài viết này do bạn PaulLennon đưa lên box âm nhạc
    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 22:20 ngày 01/10/2004
  5. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    NHẠC SĨ VĂN CAO, MỘT CON NGƯỜI ĐA TÀI​
    Tháng 7 lại về, một mùa hè nữa lại tới, thế là lại thêm một mùa hạ chúng ta xa cách nhạc sĩ tài hoa Văn Cao, người mà ít nhất chúng ta ai cũng biết tới ông với tư cách là tác giả của quốc ca Việt Nam. Ông đã đi xa khá lâu nhưng những đóng góp cho thơ ca, hội hoạ và lớn hơn cả là tâm hồn cao đẹp của ông còn sống mãi trong ký ức của mỗi chúng ta. Với tư cách là một người yêu những bản nhạc, những ca từ và yêu cái tầm hồn lãng mạn,yêu thiên nhiên,yêu cái đẹp của ông, tôi xin viết bài này để các bạn mến phục tài năng của ông có dịp được nhớ về ông, hồi tưởng về ông.
    Nhạc sĩ Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao, gốc người Nam Định, sinh ngày 15-11-1923, tại Lạch Tray, Hải Phòng,nơi mà sau này đã đi vào bài hát bất tử của ông,nơi có một "chiếc cầu soi bước",có một "bến xuân" hạnh phúc. Tác phẩm đầu tay của ông với tựa đề Buồn Tàn Thu là một bài nghe rất buồn, buồn đến não lòng, đó là một sự luyến tiếc, lưu luyến khi mùa thu qua đi, không còn cảm giác ấm áp, se lạnh. Mùa thu qua đi cũng là lúc không còn những tia nắng vàng gợi cho ta những tưởng tượng, không còn những tán lá vàng rơi đầy góc phố. Ông sáng tác bài này vào năm ông 16 tuổi. Năm 1940, một trong những bản nhạc hay nhất thế kỷ của lịch sử âm nhạc Việt Nam ra đời, đó là một bản nhạc hoành tráng, ca từ tuyệt đẹp, và đó chính là Thiên Thai.Bản nhạc này như đưa ta vào một cõi tiên hạnh phúc và mơ màng. Không thể không rung động khi nghe:
    "Gió hát trầm tiếng ca
    Tiếng phách ròn lắng xa
    Nhắc chi ngày xưa đó đến se buồn lòng ta
    ...
    Những khi chiều ta trăng lên
    Tiếng ca còn rền trên cõi tiên"
    Năm 1941 là năm ông sáng tác rất nhiều bản nhạc lãng mạn và
    sâu lắng, những bản nhạc như Thu Cô Liêu, Bến Xuân, Trương Chi, Suối Mơ ngày nay xứng đáng nằm trong những bài hát hay và giá trị nhất trong lịch sử âm nhạc Việt Nam. Bến Xuân là một bản tình ca hay nhất của Văn Cao và có thể của lịch sử âm nhạc Việt Nam.Còn gì tuyệt vời và quyến rũ hơn những đoạn nhạc sau, những đoạn nhạc nghe rất mơ màng,sâu lắng và kích thích trí tưởng tượng:
    "Sương mênh mông che lấp kín non xanh
    Ôi cánh buồm đâu còn trên lớp sóng xuân
    Ai tha hương nghe réo rắt oanh ca
    Cánh nhạn vờn mây thiết tha
    Lưu luyến một trời xa"
    Ông viết bản nhạc này sau một mối tình không thành với một cô gái. Cũng trong năm này ông quen biết Phạm Duy, người mà sau này trở thành nhạc sĩ lừng lẫy. Nhưng trước khi trở thành một nhạc sĩ thì nhạc sĩ Phạm Duy là một kẻ du ca, hát rất thành công các ca khúc của Văn Cao. Cách mạng bùng lên, theo tiếng gọi của đấu tranh, ông tham gia kháng chiến và đồng thời từ một người nghệ sĩ luôn ra đời những ca khúc trữ tình, lãng mạn, sâu lắng ông đã sáng tác những bản nhạc cách mạng hay nhất. Bản Tiến Quân Ca được ông viết vào năm 1944 sau này được Hồ Chủ Tịch chọn làm quốc ca nước Việt Nam.
    Những bản nhạc giàu lòng yêu nước, yêu quê hương, căm thù quân giặc liên tiếp ra đời và bài nào cũng là một ca khúc có giá trị:Chiến Sĩ Việt Nam, Hải Quân Việt Nam, Không Quân Việt Nam, Bắc Sơn, Công Nhân Việt Nam, Tiến Về Hà Nội, Làng Tôi,Ngày Mùa,Trường Ca Sông Lô...liên tiếp ra đời. Từ một người đại diện cho những người viết nhạc lãng mạn, trữ tình ông lại trở thành một tác giả tiêu biểu và mở đầu cho nhạc cách mạng Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp, tạo tiền đề cho những bản nhạc thời kháng chiến chống Mỹ sau này. Để hợp với thời thế của đất nước, ông đã đổi ca từ của bản tình ca lãng mạn Bến Xuân thành ca khúc Đàn Chim Việt.
    Thế nhưng cuộc đời nghệ sĩ của ông lại xẩy ra chuyện không hay để lại nhiều sự nuối tiếc cho những người yêu mến ông. Năm 1954, khi chiến tranh đến hồi khốc liệt và thay vì viết về đề tài Điện Biên Phủ như các văn công khác thì Văn Cao lại về bày tỏ ý tưởng của ông qua một bức tranh sơn dầu lập thể. Bức tranh đó được mô tả như sau: Một cậu bé thổi sáo bằng 2 cái mồm, một cái được vẽ từ cách nhìn thẳng, và 1 cái được vẽ bằng cách nhìn nghiêng. Đằng sau cậu bé, trên cái nền đông nghịt những con người trong 1 tiết tấu đầy chuyển động của nhịp chiến tranh. Ý nghĩa của bức tranh được giới phê bình lý luận như thế này: "Bức tranh thể hiện đứa trẻ với 2 cái mồm, phải chăng hàm ý ĐCS Đông Dương có hai miệng? ". Ý nghĩa thật của bức tranh chỉ có Văn Cao biết mà thôi. Bức tranh này được đăng trên tờ "Nhân Văn Giai Phẩm", tiếng nói của giới văn nghệ sĩ. Sau vụ đó đó tờ "Nhân Văn Giai Phẩm" bị buộc ngừng xuất bản còn bản thân Văn Cao thì bị loại khỏi Hội Nhạc Sĩ. Đau buồn và mất hết cảm hứng, sau hiệp định Genève 1954, Văn Cao hồi cư về Hà Nội, làm việc cho Đài Phát Thanh, nhưng rất ít sáng tác. Một nghệ sĩ tài danh, say mê âm nhạc và sống với âm nhạc từ thuở nhỏ mà phải giữ mình không sáng tác thật là một khổ tâm khó nói và đó thật là một điều đáng tiếc cho chúng ta, những người muốn được chiêm ngưỡng, thưởng thức những sáng tạo nghệ thuật của ông.
    Sau vụ "Nhân Văn Giai Phẩm", Văn Cao gần như mất hết cảm hứng sáng tác, chỉ làm thơ hoặc vẽ và cùng lắm là làm nhạc không lời. Nhưng những sáng tạo đó ít khi ông đưa cho công chúng đánh giá bởi ông đã quá sợ dư luận. Có thể nói giai đoạn đó ông sống một cuộc sống rất ẩn dật, đau khổ và luôn cảm thấy cô đơn, chính vì vậy mà lúc ông mới 70 mà trông ông như một cụ già 90 tuổi vậy. Năm 1975, nước Việt Nam chúng ta hoàn toàn giải phóng, vui mừng mới niềm vui vô hạn của quê hương, cảm hứng của người nghệ sĩ chân chính Văn Cao lại dâng trào và bản nhạc chứa chan tình yêu thương con người, một niềm vui vô hạn đã ra đời đó chính là Mùa Xuân Đầu Tiên. Vâng đó chính là cảm giác lần đầu tiên trong đời của con người được hưởng một mùa xuân thực sự, không có sự tranh giành, không có sự chết chóc, "từ đây người biết quê người" và "từ đây người biết thương người". Và có thể nói cùng với Tình Ca Trung Du và có thể một số bản nhạc khác thì Mùa Xuân Đầu Tiên là một trong số bản nhạc cuối cùng của nghệ sĩ tài danh Văn Cao. Từ lúc có sự cố đến lúc qua đời (10-7-1995), Văn Cao rất ít sáng tác, chính vì vậy mà gia tài âm nhạc của ông không nhiều như người bạn tri âm, tri kỷ Trịnh Công Sơn hay như người bạn cùng thời Phạm Duy. Thật đáng tiếc cho ông, một người nghệ sĩ chân chính, tài hoa. Nhưng có thể thấy ông sáng tác bài nào thì bài ấy xứng đáng đưa vào kho tàng âm nhạc của Việt Nam.
    Văn Cao còn là một họa sĩ. Ông đã dùng nghệ thuật này để nói lên tâm tư của ông mà không ai có thể đem ra phê bình chỉ trích gì được vì những bức họa của ông không được bày bán và lưu hành. Đã có một thời ông là người vẽ ảnh minh hoạ cho các tờ báo hoặc vẽ ảnh quảng cáo,trang trí sân khấu.
    Còn thơ của ông?thơ của ông rất buồn nhưng chứa nhiều triết lý sống, những bài thơ tình của ông cũng rất là trữ tình. Các bạn có thể tìm thấy thơ ông ở những "Tuyển tập thơ tiền chiến" hoặc những "Tuyển tập thơ tình" . Có thể nói ở mỗi lĩnh vực nhạc, hoạ, thơ, Văn Cao đều thể hiện là một nghệ sĩ tiêu biểu cho lĩnh vực đó và ông đúng là một con người tài danh hiếm có của lịch sử giới văn nghệ sĩ Việt Nam.
    Giữa sự sống và sự chết
    Tôi chọn sự sống
    Để bảo vệ sự sống
    Tôi chọn sự chết
    <Văn Cao>
    Bài viết này do bạn PaulLennon đưa lên box âm nhạc
    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 22:20 ngày 01/10/2004
  6. frozen201

    frozen201 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/10/2004
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    To Boxwe: Minh theo doi nhung bai viet cua ban trong muc nay tu khi ban bat dau open no, vi minh rat thich nhac Van Cao. Nhung minh khong suu tam nhieu thong tin nhu ban, may hom nay khong thay ban post bai len nua.
  7. frozen201

    frozen201 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/10/2004
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    To Boxwe: Minh theo doi nhung bai viet cua ban trong muc nay tu khi ban bat dau open no, vi minh rat thich nhac Van Cao. Nhung minh khong suu tam nhieu thong tin nhu ban, may hom nay khong thay ban post bai len nua.
  8. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    KHÔNG NHỚ
    Văn Cao
    Tôi không còn đủ nhớ
    Tuổi của tôi hay năm tháng bao nhiêu
    Bao nhiêu tỉnh thành, bao nhiêu chỗ ở
    Bè bạn buồn vui
    Mù mịt như sương mờ
    Tôi chỉ còn thoáng nhớ
    Một cái nhớ thuộc về cơ thể
    Những vết roi còn nằm trong da thịt nhiều năm
    Những tiếng chửi vọng một đời tôi sống
    Chung quanh tôi những bát gạo giúp nhau
    Của những người tôi không nhớ nổi
    Tuổi của tôi năm tháng bao nhiêu
  9. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    KHÔNG NHỚ
    Văn Cao
    Tôi không còn đủ nhớ
    Tuổi của tôi hay năm tháng bao nhiêu
    Bao nhiêu tỉnh thành, bao nhiêu chỗ ở
    Bè bạn buồn vui
    Mù mịt như sương mờ
    Tôi chỉ còn thoáng nhớ
    Một cái nhớ thuộc về cơ thể
    Những vết roi còn nằm trong da thịt nhiều năm
    Những tiếng chửi vọng một đời tôi sống
    Chung quanh tôi những bát gạo giúp nhau
    Của những người tôi không nhớ nổi
    Tuổi của tôi năm tháng bao nhiêu
  10. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    GIỜ PHÚT CUỐI CÙNG CỦA NHẠC SĨ VĂN CAO ​
    Sáng 10/07 cách đây 7 năm, bệnh viện Hữu Nghị trắng nắng. Trắng nệm. Trắng chăn. Trắng râu. Trắng tóc. Mấy hôm ấy Văn Cao đã không uống được rượu. Lê Liên - nhà điêu khắc dị tướng mang đến một bình sen trắng từ hôm nào. Từng cánh trắng đã rụng trắng bàn. Một linh cảm trắng vởn lên như khói.
    Nhà soạn nhạc Nguyễn Thiên Đạo từ Paris trở về. Họ tươi cười, trò chuyện như quên những bất trắc đang rình rập phía trước. Tháng 07 với những hành trình rầm rập cuối cùng của mùa hè. Văn Cao nâng chén nước. Một thoáng mệt mỏi lướt trên cái mỉm cười. Dường như là im lặng. Chỉ có mắt nhìn là nói tất cả và cuối cùng là những đối thoại ngắn giữa Văn Cao và nhà văn Nguyễn Thụy Kha.
    - Văn Cao: Có mang cuốn "Tuyển tập Văn Cao" đến không?
    - Nguyễn Thụy Kha: Lúc nào cũng có trong ba lô.
    - Văn Cao: Giở trang 34 ra. Đưa cho cây bút.
    Nguyễn Thụy Kha mở cây bút bi. Văn Cao cầm bút run run. Thì ra nhà xuất bản in nhầm tên 3 nhà triết học: Kierkegaard, Heidegger và Nietzsche trong câu thơ cuối trang 34 của bài "Ngoại ô mùa đông 1946". Đây là dòng chữ đính chính đối cùng của Văn Cao. Lại im lặng bên nhau. Đại hội nhạc sĩ vừa qua hơn một tháng.
    - Văn Cao: Trọng Bằng thế nào?
    - Nguyễn Thụy Kha: Cũng có vẻ được. Còn phải chờ thời gian.
    - Văn Cao (lại nhoẻn cười): Mình có chuyện gì thì cũng đến "hắn" phải lo thôi.
    - Nguyễn Thụy Kha: Bậy? Cụ còn khỏe chán. Còn phải uống nữa.
    - Văn Cao: Mấy hôm nay nóng quá. Không uống nổi nữa. Còn thằng "John đen" kia kìa. Đợi mưa xuống mát mẻ thì mở.
    Đã không còn cuộc rượu ấy nữa. Tinh sương ngày 10/07/1995, Thành - con trai út của Văn Cao - gọi máy đến nhà Nguyễn Thụy Kha: "Anh Kha ơi! Bố em mất rồi". Nguyễn Thụy Kha lao ngay đến bệnh viện Hữu Nghị để ngắm nhìn Văn Cao đã yên giấc ngàn thu và bật khóc.
    Vì Văn Cao bị ung thư phổi nên bà Băng (vợ ông) đã chuẩn bị rất nhiều thuốc giảm đau để cho ông chống trả lại những cơn đau cuối cùng. Nhưng Văn Cao - theo cách nói của nhà Phật - là một người trung chính, nên dù mắc căn bệnh hiểm nghèo kia, ông vẫn ra đi thật nhẹ nhàng như chìm vào một giấc ngủ êm.

    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 17:40 ngày 07/10/2004

Chia sẻ trang này