1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn Cao - Giấc mơ một đời người. Bài mới: Văn Cao - Một tinh cầu giá lạnh

Chủ đề trong 'Bắc Âu' bởi boxwehn, 27/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    TIẾN QUÂN CA - QUỐC CA TRÒN 60 TUỔI
    Phó Đức An
    ***​
    Nhạc sĩ Lê Yên kéo tôi cùng tới thăm gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao. Lần đầu tôi đến nhà riêng của cố nhạc sĩ ở phố Yết Kiêu, Hà Nội. Bước vào căn phòng hẹp của ngôi nhà cao tầng có nhiều phòng, nơi gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao sinh sống bao lâu nay, ý nghĩ đầu tiên của tôi là tài năng như Văn Cao, phải ở cả ngôi nhà này. Bà quả phụ Nghiêm Thúy Băng tiếp chúng tôi tại chiếc bàn, trước bàn thờ cố nhạc sĩ bày những ảnh, những tượng nhạc sĩ Văn Cao và những kỷ vật... Nhạc sĩ Lê Yên vốn ít nói chỉ ngồi nghe, đôi khi nhỏ nhẹ hỏi xen vào một câu. Tranh thủ cơ hội, tôi hỏi bà quả phụ những điều quanh bài hát Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm 1944 đã được Bác Hồ quyết định chọn làm Quốc ca mở đầu trong ngày Lễ độc lập 2-9, Bác đọc bản Tuyên ngôn tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Bà Băng cho biết:
    - Trước hết là phải nói đến anh Vũ Quý. Trước Cách mạng Tháng Tám, anh Quý là chiến sĩ cách mạng, hoạt động bí mật ở Hải Phòng. Anh Quý là người đầu tiên giác ngộ cách mạng cho Văn Cao, từ một thanh niên lớn lên chỉ thích hát, thích làm thơ. Với vỏ bọc một hướng đạo sinh, anh Quý vốn rất thích nhạc Văn Cao như Suối mơ, Thiên thai... Một hôm, tình cờ anh Quý gặp Văn Cao, anh nói: ?oMình biết Thiên thai vốn phát triển từ bài hát Một đêm tàn trên sông Huế, tức là sông Hương..., mình chưa vào Huế nên cũng chưa biết sông Hương như thế nào. Vậy Bạch Đằng? Oanh liệt biết bao một Bạch Đằng. Sóng vỗ như trống trận, như hò reo của quân sĩ...
    Một lần khác, tình cờ Văn Cao gặp anh Quý ở vườn hoa ?oĐưa người? bên bờ sông Lấp (Hải Phòng). Nhìn cảnh đồng bào đói rách thoi thóp ngổn ngang trên thảm cỏ, anh Quý buồn bã nói: ?oHậu quả của chính sách một cổ ba tròng đó (bóc lột áp bức của Nhật, Pháp, vua quan phong kiến). Chẳng lẽ chúng ta chỉ biết làm những việc như nhặt vỏ chuối để người đi đường khỏi ngã vì trượt chân, như dắt người già qua đường...?. Văn Cao hỏi anh Quý: ?oTôi phải làm gì??. ?oCậu là nhạc sĩ hãy làm những bài hát ca ngợi chiến công hiển hách của ông cha ta xưa như Bạch Đằng, Đống Đa, Thăng Long... để thức tỉnh tuổi trẻ, thanh niên?. Thế là một loạt những bài hát Bạch Đằng giang, Thăng Long tiến hành khúc... của Văn Cao ra đời. Bẵng đi một thời gian, Văn Cao không gặp anh Quý. Hỏi ra mới biết, anh Quý là một chiến sĩ cách mạng, hoạt động bí mật bị lộ đã phải rời Hải Phòng.
    Hải Phòng ngày một ngột ngạt. Khoảng giữa năm 1944, Văn Cao lên Hà Nội. Mảnh đất kinh kỳ cũng chẳng hơn gì phố cảng. Người đói rách cũng nhan nhản đầy hè phố. Cả một Hà Nội hấp hối. Bỗng Văn Cao gặp anh Quý ở gần ga Hàng Cỏ (ga Hà Nội bây giờ). Đến bấy giờ Văn Cao mới biết, anh Quý vẫn cho người bám sát giúp đỡ Văn Cao. Cuộc gặp gỡ ấy, anh Quý hỏi Văn Cao có muốn vứt bỏ cuộc sống riêng tư nhỏ nhoi đi theo cách mạng không. Thật bất ngờ, vì Văn Cao chưa hề nghĩ đến cái điều này. Nhưng lòng thì trào lên sung sướng. Không đắn đo, Văn Cao trả lời: ?oNgay từ bây giờ... Tôi sẵn sàng!?. Văn Cao được anh Quý trao cho gói nhỏ. Đó là mấy tờ báo Cứu quốc, Cờ giải phóng... in bí mật. ?oNgốn? hết mấy tờ báo, Văn Cao thấy đầu óc sáng ra và hiểu thêm về con người Vũ Quý. Từ đấy, Văn Cao khắc sâu trong lòng biết ơn Vũ Quý đã giác ngộ Văn Cao đi vào con đường cách mạng.
    Ngay hôm sau, Văn Cao được anh Quý ?ochiêu đãi? một bữa cơm ở quán bình dân Văn Phú ở phố Cửa Nam. Đúng lúc vắng khách, anh Quý nói nhỏ với Văn Cao: ?oTừ hôm nay anh là người của đoàn thể. Anh được cấp chút ít sinh hoạt phí?. Lòng Văn Cao như reo lên: ?oThế là từ nay mình đã là người của đoàn thể rồi!?. Văn Cao được anh Vũ Quý giao ngay nhiệm vụ sáng tác một bài hát sao cho kích thích được lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước, xông lên chống quân thù.
    Ở quán cơm ra, mỗi người một nẻo. Văn Cao lững thững qua phố Hàng Bông, Hàng Gai ra bờ hồ Hoàn Kiếm. Lượn quanh Bờ Hồ, Văn Cao bắt gặp mấy người đang nấu cái gì đó trong chiếc ống bơ tại một gốc cây. Văn Cao chợt nghĩ: ?oNhững người khốn khổ? này mà sát cánh lại sẽ thành một đoàn quân... mình cùng đi với họ. Văn Cao bỗng bật tứ ?oĐoàn quân ********* đi... chung lòng cứu quốc...?. Ai hay, đó lại chính là những câu mở đầu trong bài hát Tiến quân ca sau này.
    Đêm ấy tại nhà một người quen, Văn Cao không tài nào ngủ được. Tiếng bánh xe bò chở xác người chết đói lọc cọc lăn trên đường phố đập vọng vào đôi tai nhạc sĩ. Câu tiếp theo của bài hát loé ra ?oBước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa...?. Cứ thế, từ thực tế đau thương với lòng căm thù sôi sục, Tiến quân ca ra đời. Thời gian ấy là khoảng giữa tháng 10-1944.
    Bài hát đến tay anh Vũ Quý mừng lắm. Văn Cao cùng anh Quý vừa gõ nhịp vừa song ca đủ cho hai người nghe. Anh Quý cùng Văn Cao khai sinh cho bài hát một cái tên, đó là Tiến quân ca. Bài hát đã được chuyển ngay tới trường Quân chính.
    Văn Cao được anh Quý đưa tới toà soạn báo Độc lập, là tờ báo của Đảng dân chủ. Tiến quân ca đã được in ngay ở trang nhất báo Độc lập số 1 hoạt động bí mật. Tiếp đó Tiến quân ca lại được in trên báo Tuốt kiếm là tờ báo của cơ quan thanh niên cứu quốc nằm trong Mặt trận ********* Hà Nội mà chính anh Vũ Quý trực tiếp lãnh đạo. Tiến quân ca rất mau chóng loang đi rộng rãi. Vì thế mà ngày 17-8-1945 và 19-8-1945, nhân dân Hà Nội lật đổ chính quyền tay sai, chiếm Bắc Bộ phủ, Tiến quân ca đã hào hùng vang lên ?obăm sáu phố phường? Hà Nội. (Bà Băng chợt vừa cười, vừa nói vui: ?o60 năm về trước, chưa hề có những từ bồi dưỡng, thù lao, phong bì, nhuận bút...?).
    Bài hát Tiến quân ca, tiền thân của Quốc ca ra đời đến 2004 này, vừa tròn 60 tuổi. Người Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung kỷ niệm 50 năm Thủ đô giải phóng. Sau 60 năm, cái trục Cửa Nam-Hàng Bông-Hàng Gai-Bờ Hồ nói riêng mà Văn Cao đi qua, cả Hà Nội nói chung hôm nay vĩnh viễn qua rồi những cảnh đau thương mà Văn Cao nhìn thấy. Hà Nội hôm nay đang là một Thủ đô ngày một to đẹp mà năm châu bốn biển ngày một biết tới, kính nể và tìm đến một thành phố ngàn năm văn hiến, thành phố của hòa bình với những người Hà Nội thông minh, hào hoa, mến khách.
    http://www.quandoinhandan.org.vn/60nam/So5/590.htm

  2. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Vài Tâm Sự Của Nhạc Sĩ Văn Cao Về Tiến Quân Ca ​
    Bài hát đã làm trong thời gian không biết bao nhiêu ngày tại căn gác hẹp 45 Nguyễn Thượng Hiền... khi ấy nhạc sif chưa được gặp các chiến sĩ cách mạng va? không biết họ hát như thế nào...
    Đó la? nhưfng ky? niệm vê? bài Quốc ca do chính con trai ông nhạc sif Văn Cao, nhà văn Nghiêm Bằng kể lại.
    [​IMG]
    Nhạc sĩ Văn Cao và con trai thứ hai Nghiêm Bằng (ảnh chụp năm 1993)​
    Nếu không có Vũ Quý?
    Không biết bao nhiêu lần, khi đất nước trong dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn, nhất là mỗi khi bài Tiến quân ca vang lên, tôi thoáng nhìn gương mặt cha tôi ?" nhạc sĩ Văn Cao, niềm vui bỗng hiện lên trong ánh mắt ông. Và trong giây lát, ánh mắt ông lại lặng buồn?
    Rồi không chỉ một lần, sau những phút tĩnh lặng với những năm tháng đang trở lại, thấy tôi ở bên, khi đã dần vơi ly rượu nhỏ, giọng ông như nghẹn lại.
    Ông khẽ khàng tâm sự với tôi là ông không khỏi không nghĩ đến người bạn, người anh và cũng là người lãnh đạo đầu tiên, trực tiếp giác ngộ ông vào ********* hồi năm 1944 tại Hà Nội.
    Người đó, đã không giao bất kỳ khẩu súng nào cho ông hoạt động, lại chính thức giao nhiệm vụ cho ông sáng tác ngay một bài hát để hát trong ngày ra đời sắp tới của một đội quân vũ trang khóa quân chính kháng Nhật trên chiến khu Trần Hưng Đạo tại Việt Bắc.
    Nhiệm vụ đầu tiên này thật thích hợp với năng khiếu sáng tác bộc lộ từ năm tháng ông còn ở tuổi thiếu niên. Người giao nhiệm vụ đó, chính là Vũ Quý (còn gọi là Quý đen) ?" một huấn luyện viên bơi lội, xưa từng huấn luyện ông trong hoạt động thể thao tại Hải Phòng, lúc anh đang là lãnh đạo (cùng với các đồng chí Lê Quang Đạo, Nguyễn Văn Trân?) trong Ban cán sự thành phố Hà Nội (nay gọi là Thành ủy).
    Hải Phòng ngày ấy, là nơi ông sinh ra lớn lên cùng với lứa thanh, thiếu niên trường Bô-nan (nay là trường Ngô Quyền) và cùng dần theo cách mạng sau này.
    Ông nhận lời Vũ Quý và ngay hôm đó chính thức gia nhập *********, bắt tay vào việc sáng tác ngay một bài hát với thể loại hành khúc của một đội quân, khác với những ca khúc trữ tình ông thường quen sáng tác mỗi khi có xúc cảm trong tâm hồn. Ngày đó, là một ngày của tháng 9/1944.
    Và như ông từng bồi hồi viết lại trong hồi ký ?oTại sao tôi viết Tiến quân ca?: ?oBài hát đã làm trong thời gian không biết bao nhiêu ngày tại căn gác hẹp 45 Nguyễn Thượng Hiền, bên một cái cửa sổ nhìn sang căn nhà 2 tầng, mấy làn cây và một màn trời xám.
    Ở đây thường vọng lên những chiếc xe bò chở xác người chết đói về phía Khâm Thiên. Ở đây hàng đêm, mất ngủ vì gió mùa luồn vào từng khe cửa, vì tiếng đánh chửi nhau của một gia đình anh viên chức nghèo khổ, thiếu ăn, vọng qua những khe sàn gác hở. Ở đây tôi hiểu thêm nhiều chuyện đời. Ở đây đêm đêm có những tiếng gõ cửa, những tiếng gọi đêm không người đáp lại??
    Rồi: ?o?Tin từ Nam Định lên, cho biết mẹ tôi và các em tôi đang đói. Họ đang tìm mọi cách để sống qua ngày, như mọi người đang chờ đợi một cái chết thật chậm, tự ăn mình như ngọn nến. Tiếng kêu cứu của mẹ tôi, các em, các cháu tôi vọng cả căn gác, cả giấc ngủ chiều hôm. Tất cả đang chờ đợi tôi tìm cách giúp đỡ.
    Tôi chưa được cầm một khẩu súng, chưa được gia nhập đội vũ trang nào. Tôi chỉ đang làm một bài hát. Tôi chưa được biết chiến khu, chỉ biết những con đường phố Ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen tôi đi.
    Tôi chưa được gặp các chiến sĩ cách mạng của chúng ta, trong khóa quân chính đầu tiên ấy, và biết họ hát như thế nào. Ở đây đang nghĩ cách viết một bài hát thật giản dị, cho họ có thể hát được?.
    Cứ miên man như thế, một giai điệu trong ông bỗng dâng trào và hòa quyện cùng lời ca như bật ra:
    ?oĐoàn quân ********* đi (sau này đổi là Đoàn quân Việt Nam đi)
    Chung lòng cứu quốc
    Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa?
    Và ngọn cờ đỏ sao vàng bay giữa màu xanh của núi rừng. Nhịp điệu ngân dài của bài hát, mở đầu cho một tiếng cồng vang vọng.
    Đoàn quân ********* đi
    Sao vàng phấp phới
    Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than??
    Để kết thúc cùng với tiếng thét ở đoạn cao trào, mang dấu ấn từ ?oThăng Long hành khúc ca?, một bài ca yêu nước ông đã từng sáng tác trước đó, ông tiếp tục:
    ?oTiến lên! Cùng thét lên!
    Chí trai là nơi đây ước nguyền!?
    Đến đây, ông như còn nhớ rõ:
    ?oTôi đang sống ở một khu rừng nào đó trên kia, trên Việt Bắc. Có nhiều mây và hy vọng?. Ông viết tiếp:
    ?oVà bài hát đã xong. Tôi nhớ lại nụ cười hài lòng của đồng chí Vũ Quý. Da mặt anh đen sạm. Đôi mắt và nụ cười của anh lấp lánh?. Đó là vào một ngày cuối tháng 10/1944.
    Lúc này, việc nhận nhiệm vụ từ chỉ thị của Trung ương giao, Vũ Quý và ông đã hoàn thành. Ngày ra đời trên chiến khu, Đội quân vũ trang khóa quân chính đã có bài ca xuất trận.
    Thật đột ngột cho ông, Vũ Quý đã mất trước ngày Tổng khởi nghĩa 19/8/1945, cái chết mà sau này ông được biết là chưa được làm rõ, khi trên đường anh lên dự Quốc dân đại hội Tân Trào tại Việt Bắc. Cho mãi đến năm 1972, Vũ Quý mới thật sự được truy tặng liệt sĩ.
    Vào ngày vinh dự sau bao năm mong mỏi này, ông được bà Thuận (vợ Vũ Quý) và anh Bắc Sơn (con trai Vũ Quý, hiện nay đang công tác tại Văn phòng *************) mời đến gia đình dự lễ đón nhận bằng Tổ quốc ghi công của liệt sĩ Vũ Quý.
    Lúc đó, ông mới nguôi đi nỗi trăn trở, day dứt về người bạn, người cán bộ ********* mẫu mực đã sớm giác ngộ, dẫn dắt ông, chỉ đạo Đội danh dự do ông phụ trách làm nhiệm vụ tiễu trừ Việt gian, tích cực đóng góp cho cách mạng trong những ngày chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 lịch sử.
    Vũ Quý đã không hề biết rằng Tiến quân ca đã được Bác Hồ chọn là Quốc ca của ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam (như Chính phủ lâm thời) tại Quốc dân đại hội Tân Trào cùng với việc chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa toàn quốc ngày 16/8/1945. Đến Quốc hội khóa I năm 1946, Tiến quân ca đã chính thức trở thành Quốc ca của nước Việt Nam cho đến ngày hôm nay.
    Một vài tiếc nuối về giai điệu và lời ca?
    Với những tiếc nuối về Vũ Quý, không chỉ một lần kể với tôi và trong gia đình, ông còn nói điều này với những bạn bè thường nhật, thân quen, chí cốt lui tới như Nguyễn Tuân, Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng, Thái Bá Vân, Phan Ngọc, Sơn Tùng, Dương Tường? Ông đã tâm tình cả về một vài tiếc nuối nhỏ về giai điệu và lời ca của bài Tiến quân ca.
    Là con trai thứ hai của ông, khi lớn dần, tôi hay được phục vụ ông tiếp bạn bè hàng ngày, chè, rượu, nước, thuốc và lặt vặt bên ông. Những buổi đó, tôi đã nhập tâm về một vài điều ông tiếc nuối thật nhỏ nhoi này.
    Giọng ông như trầm hẳn khi nói: ?oTiến quân ca sáng tác xong, ít lâu sau tôi cảm thấy: do muốn mở đầu cho một tiếng cồng vang vọng, nốt nhạc ngay đầu đã phải ngân dài, điều này có gì đó khiến tôi áy náy.
    Sau này, tôi đã cảm ơn ông Đinh Ngọc Liên về việc đã sửa lại chỗ này tại dàn kèn cử nhạc lễ của quân đội, ngay vào ngày là Quốc ca chính thức được cử lên trang nghiêm để chào cờ, không chỉ là hát hành khúc nữa. Kỳ lạ thay, Quốc ca kết thúc lại vừa vặn loạt đạn bắn lên với 21 phát đại bác.
    Về nốt nhạc đầu tiên, ông Đinh Ngọc Liên cho dàn nhạc cử nốt nhạc này không ngân dài nữa, mà vào ngay với nốt nhạc liền sau nó. Tức là, nếu như cũ, lời ca là: Đoàn? quân ********* đi. Chữ Đoàn phải hát kéo dài hơn. Còn khi đã sửa, phải là: Đoàn quân ********* đi. Do đó các bản nhạc in sau này đã sửa hẳn như vậy, đến nay cứ nghe là thấy rất ổn định. Tôi vẫn thầm cảm ơn ông Đinh Ngọc Liên về cái nốt nhạc này. Ông tiếp tục nói:
    ?oCòn về lời ca, có người bảo tôi là tại sao có đoạn lại viết: Thề phanh thây uống máu quân thù! Tôi lặng người, sau đó trả lời: ?oHoàn cảnh lúc đó, nếu không có 2 triệu người chết đói dần mà tôi đã từng chứng kiến khi bắt đầu sáng tác ca khúc này, tôi sẽ không viết như vậy.
    Tác dụng thiết thực của lời ở đoạn này lịch sử đã ghi nhận. Ngày hòa bình lập lại năm 1954, gia đình tôi đã từ Việt Bắc trở về Hà Nội sinh sống. Sau đó một vài năm, được Quốc hội mời vào Ban sửa lời Tiến quân ca, tôi đã thống nhất để sửa lại là: Vì nhân dân chiến đấu không ngừng!?.
    Ở đoạn cuối cùng, tôi có sửa là: Núi sông Việt Nam ta vững bền (nguyên lời cũ là: Chí trai là nơi đây ước nguyền hoặc Bắc Sơn cùng Đô Lương, Thái Nguyên). Không biết ai đó chấp bút cuối cùng, đã đổi thành: Nước non Việt Nam ta vững bền!. Với một ca khúc đòi hỏi trang nghiêm, chữ nước non hát lên bị yếu. Chữ núi sông hát khỏe và hùng tráng?. Tiếp liền ông nói:
    ?oRồi ở lời 2, đoạn tôi đã sửa là: Cùng chung sức kiến thiết xây đời mới. Ai đó lại sửa cuối cùng là: Cùng chung sức phấn đấu xây đời mới?. Ông bỗng chậc lưỡi: ?oChữ kiến thiết hát khỏe và khí thế biết bao nhiêu!?. Ông kết luận:
    ?oThôi, giờ tôi có tiếc nuối cũng chẳng thể làm gì. Dù sao Tiến quân ca cũng chẳng phải là của riêng tôi, nó đã là của một dân tộc Việt Nam độc lập kể từ Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 đến nay?.
    Nghiêm Bằng (Theo Tiền phong)
    (Hội Nhà văn Hà Nội)
    http://www.vietnamnet.vn/vanhoa/amnhac/2005/08/480275/

  3. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    BẢN TIẾN QUÂN CA BẤT HỦ ​
    Trích: Tản mạn về người viết Quốc Ca Việt Nam
    (Nhân 60 năm ngày nhạc sĩ Văn Cao viết Tiến quân Ca)

    Vào những năm trước Tổng khởi nghĩa, ở chiến khu chưa có bài hát mới nên các chiến sỹ cách mạng thường phải hát những bài hát của hướng đạo. Theo Văn Cao kể, ông viết Tiến Quân Ca là theo "đơn đặt hàng" của một cán bộ bí mật tên là Vũ Quý, để kịp có một ca khúc cách mạng cho khoá quân chính kháng Nhật đầu tiên sắp mở. Vũ Quý vốn đã theo dõi những hoạt động nghệ thuật của Văn Cao từ ít năm trước và đã từng khuyến khích Văn Cao sáng tác những bài hát yêu nước như: Đống Đa, Thăng Long hành khúc, Tiếng rừng? Vũ Quý còn là người đầu tiên trực tiếp đưa Văn Cao vào đội ngũ cách mạng.
    Tháng 10-1944, Tiến Quân Ca được viết xong tại số nhà 45 Nguyễn Thượng Hiền- Hà Nội. Tháng 11-1944, Văn Cao tự tay viết lên đá để in litô bản Tiến Quân Ca trong trang Văn Nghệ đầu tiên của báo Độc Lập. Quốc hội nhất trí xét chọn và ngày 13-8-1945, Tiến Quân Ca được chính thức công bố là Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
    Vậy là, ngẫu nhiên mà trùng hợp. Cả Rouget de Lisle ở Pháp khi viết Marseillaise cũng như Văn Cao ở Việt Nam khi viết Tiến Quân Ca đều không hề nghĩ rằng mình đang viết Quốc ca. Có điều Rouget de Lisle chỉ là một đại uý công binh chứ không trở thành một nhạc sỹ lừng danh như Văn Cao.
    Thật ra cái hào khí bừng bừng trong Tiến quân ca đã được phát khởi từ Gò Đống Đa (1942): "Lời đoàn quân trước trong gió rung bao cờ bay. Còn rền theo trống chiêng lắng khua trong chiều nay. Hỡi dũng sỹ ái quốc ngại gì bao nguy khó. Giữ đất nước thống nhất bao người đang ngóng ta. Tiến quân hành khúc ca. Thét vang rừng núi xa"; từ Thăng Long hành khúc (1943): "Nhị Hà còn kia. Nhị Hà còn đó. Lũ quân chàng Tôn sập cầu trôi đầy sông. Tháp đây, gươm thần đâu dưới nước biếc? Xây đắp dưới vinh quang bằng chí khí anh hùng?" . Cái khí thế bừng bừng đó càng bột khởi mạnh mẽ trong năm 1945. Chỉ riêng trong một năm Tổng khởi nghĩa này Văn Cao có hàng loạt hành khúc chiến đấu: Không quân Việt Nam, Bài ca chiến sỹ hải quân, Chiến sỹ Việt Nam, Bắc Sơn, Công nhân Việt Nam. Cái hùng khí cách mạng rất mạnh mẽ, rất quyết liệt nhưng cũng rất lãng mạn trong những hành khúc này còn thôi thúc mãi trong tâm tưởng thế hệ chúng tôi và âm vang của nó hẳn sẽ còn làm khoẻ mạnh tinh thần nhiều thế hệ sau nữa.
    Thế mà! Không biết do không ưa tác giả hay do không đủ tâm, đủ trí chiêm nghiệm nổi cái giá trị lịch sử, cái hồn thiêng khí phách của bài Tiến Quân Ca bất hủ mà bỗng dưng người ta ra Nghị quyết và tổ chức thi sáng tác quốc ca để thay thế. Trong cuộc vận động sáng tác rầm rộ này người ta đã chọn ra 17 bài trong vòng sơ khảo. Tất cả đều được ấn hành với số lượng lớn và Đài Phát thanh đã phát trên cả nước suốt một thời gian dài.
    [​IMG]
    Người viết bài này cũng đã từng hồ hởi tham gia. Bài " quốc ca" của kẻ ngạo mạn này không được chọn vào vòng nào cả. Có chăng chỉ được vài anh chị em tập và hát nghêu ngao trong cơ quan. Bây giờ nghĩ lại thấy xấu hổ quá!
    Trộm nghĩ, nếu không muốn dùng Tiến Quân Ca nữa thì còn một bài ca khác cũng rất xứng đáng sử dụng làm Quốc ca. Nhưng, bài đó cũng chính là của? Văn Cao: bài Chiến sỹ Việt Nam. Ở bài Chiến sỹ Việt Nam, có một đoạn mà tôi thấy còn thích hơn cả Tiến Quân Ca: "Thề phục quốc. Tiến lên Việt Nam! Lập quyền dân Tiến lên Việt Nam! Đài hạnh phúc đắp xây tự do. Việt Nam tranh đấu chống quân ngoại xâm".
    Như là "đồng khí tương cầu", nhà thơ Phùng Quán cũng đã từng hết lời biểu dương bài Chiến sỹ Việt Nam. Tôi xin được chép lại nguyên văn một bài thơ Phùng Quán nói về Văn Cao, về bài hát này:
    Giữa chiến khu võ vàng đói khát
    Cả tiểu đội tôi chỉ còn mắt với răng
    Như một đồng ca chúng tôi lên cơn sốt rét
    Lên cơn sốt rét, Chúa Trời cũng phải rên
    Chúng tôi hát:
    Bao chiến sỹ anh hùng!?
    Có một điều anh không bao giờ ngờ được
    Chúng tôi đã cải biên khúc quân hành bão táp của anh
    Thành nhạc không lời
    Thành một điệu rên?

    Cả tiểu đội tôi chỉ một mình tôi còn sống
    Những người đã rên theo điệu quân hành của anh
    Đã ngã xuống
    Như những anh hùng
    Trong những bài ca bất tử của anh!?
    Những năm tháng trường chinh
    Nằm gai nếm mật
    Chúng tôi thường mơ đến Anh
    Như trẻ nhỏ mơ những anh hùng truyền thuyết
    Chúng tôi thường mơ?
    Một hôm nào đó
    Nhạc sỹ Văn Cao bị bốn bề súng giặc
    Chúng tôi sẽ xông ra lấy ngực che đạn cho anh!
    Chúng tôi thường mơ?
    Trên chiến trường quê hương Trị thiên
    Chúng tôi sẽ đánh một trận lừng danh đất nước
    Trên sông Hương, sông Thạch Hãn, sông Bồ?
    Để anh về anh viết trường ca
    Như trường ca sông Lô?

    Anh Văn Cao
    Cuộc đời tôi quá hiếm hoi niềm vui
    Hiếm hoi hạnh phúc
    Niềm vui lớn nhất
    Hạnh phúc lớn nhất
    Đời tôi
    Là được gặp Anh!
    Được thay mặt những người đồng đội đã khuất
    Nói với anh một lời gan ruột:
    Tình chúng tôi yêu anh
    Chép nguyên xi một bài thơ dài của tác giả khác vào bài viết của mình có thể xem là một sự lạm dụng. Nhưng, tôi thấy bài thơ hay quá, chỉ riêng nó đã nói được hơn nhiều lần về Văn Cao so với bài viết lê thê này. Cho nên tôi vẫn cứ xin chép để sự suy tôn Văn Cao càng được nhân lên.
    Nguyễn Thanh Giang
    ****
    Mạn phép tác giả lược bỏ và chỉnh sửa một vài chỗ.
  4. hnhan30

    hnhan30 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/01/2002
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    0
    Góp với anh Box một bãi à không một bài của ca sĩ Quỳnh Giao viết cho Nhật báo Người Việt (www.nguoivietweb.com)cho phong phú sưu tập Văn Cao của anh.
    Văn Cao - Tiếng Đàn Chơi Vơi​
    Nếu sinh vào thời khác hoặc xứ khác có lẽ Văn Cao đã là một nghệ sĩ lớn. Nhưng lại không là Văn Cao của Việt Nam. Nỗi thiệt thòi của ông là một may mắn cho chúng ta nên Quỳnh Giao nhớ tới ông với lòng tri ân và nỗi ái ngại cho một phiến tài tình đã sống một đời cô đơn, với nghệ thuật chưa được đi tới tuyệt đỉnh đáng lẽ phải tới...
    Văn Cao sinh Tháng Mười Một, năm 1923, thiếu thời còn đi học tại Hải Phòng đã có năng khiếu nghệ thuật. Sau này ông vẽ tranh, làm thơ, viết văn, vẽ phông, dựng kịch và soạn nhạc. Bộ môn nào cũng có nét tài hoa. Sinh sau Phạm Duy nhưng đi trước vào tân nhạc, Văn Cao sớm thổi vào nhạc thanh niên ở đầu thập niên 40 cả chất thơ lẫn hào khí lịch sử, nên mở ra kích thước mới cho loại này và báo trước các tác phẩm lớn về thể tài yêu nước như Thăng Long hành khúc, Gò Ðống Ða, Chiến sĩ Việt Nam, Bắc Sơn, và Trường ca sông Lô.
    Nhưng, cùng với nhạc hùng, Văn Cao đã viết Buồn tàn Thu, Trào lòng, Thu cô liêu và Cung đàn xưa, các tình khúc lãng mạn sẽ báo hiệu Suối Mơ, Bến Xuân, Thiên Thai và Trương Chi, bốn tác phẩm trác tuyệt của tình ca Việt Nam.
    Văn Cao đa tài, ăn nói có duyên và cư xử mã thượng, nhưng không ồn ào bộc lộ. Ông sống nhiều vì nội tâm và có lẽ gửi gấm bao nhiêu gió bão của cuộc đời vào nhạc nên trong truyện ca xuất phát từ điển cố Trung Hoa như Thiên Thai, hay Việt Nam như Trương Chi, Quỳnh Giao ngờ là ông tâm sự về tự truyện.
    Tự truyện đó có thể là nỗi cô đơn của người nghệ sĩ tài hoa. Ngồi đây ta gõ ván thuyền, ta ca trái đất còn riêng ta là như thế?...
    Dù chưa là tác phẩm lớn của Văn Cao về nhạc thuật, có lẽ vì sáng tác khi ông còn rất trẻ khi mới 16, Buồn tàn Thu được yêu thích từ khi xuất hiện nhờ lời ca thần diệu đã kết hợp hai cảm xúc lay động hồn người khi đó, là tâm tư lãng mạn với điều mới mẻ và lòng hoài niệm nét cổ phong của một thời đang mất. Trong tiềm thức dân ta thì hình ảnh ủ ê của ?~chinh phụ đan áo nhớ người đi ngoài sương gió?T đã được tác giả khơi dậy với lời ca đầy ước lệ trên cung thứ, trải dài từ đầu đến cuối tác phẩm. Nhạc thuật kém vì là một sáng tác của tuổi thơ, khiến ca khúc thiếu cân xứng.
    Nhưng tuổi thơ thời ấy mà đã viết nhạc như vậy thì tuổi thơ thời sau phải nghĩ lại.
    Cung Ðàn Xưa là tác phẩm chuyển tiếp đưa Văn Cao từ không khí cổ phong tới các tác phẩm lớn về sau, với bốn phân đoạn công phu trong một bài ngắn viết theo nhịp 3/4 rộn ràng về một mùa Xuân ảm đạm như lúc tàn Thu. Có lẽ nhịp điệu lôi cuốn với lời từ ai oán mà diễm lệ Ðường thi đã minh họa trước cái nỗi hận thiên thu của Trương Chi.
    Với một tên khác là Bài thơ bên suối, ca khúc Suối Mơ là bài thơ hay nhất Văn Cao đã viết bằng nhạc cho một con suối vào Thu vì ý thơ thanh thoát, lời ca man mác không u uất, và vì nét nhạc mở đầu với cung thứ lãng đãng buồn để dạt dào với cung trưởng trong sáng ở đoạn sau.
    Bến Xuân là bản tình ca đẹp nhất, ấm áp chứ không buốt lạnh nỗi đau như các tình khúc khác của Văn Cao. Lời tiếc nuối e ấp bay lượn trên nét nhạc u hoài trang nhã và tứ thơ lung linh màu sắc như một bức họa ấn tượng khiến Bến Xuân là nơi hội ngộ kỳ diệu của thơ, họa và nhạc trong một khúc tình ca. Tác phẩm là đỉnh cao của tân nhạc thời lãng mạn duy nhiên và trăm năm nữa vẫn làm ngất ngây lòng người. Lời hai của tác phẩm có lẽ của Phạm Duy, trước khi Bến Xuân chắp cánh cho Ðàn Chim Việt bay vào thời chinh chiến.
    Ðã tự ngàn xưa, con người ta mơ ước cõi tiên. Nhờ Văn Cao giấc mơ đó thành một tác phẩm lớn của tân nhạc... Thiên Thai là một bản trường ca nhỏ, viết như nhạc cảnh với các đoạn chuyển cung lẫn chuyển ý thần tình để vẽ lên tám bức tranh hư ảo của câu truyện cổ.
    Nhưng, trong tranh Văn Cao có nhạc và trong nhạc có vũ. Trong khúc Nghê Thường đã có phím tơ lưu luyến cảnh biệt ly, và trong điệu sáo Thiên Thai mơ hồ đã có lời ca ngư phủ của Trương Chi.
    Ánh trăng xanh mơ tan thành suối trần gian,
    Ái ân thiên tiên em ngờ phút mê cuồng có một lần...

    Trong tột đỉnh cuồng mê của tự truyện, người nghệ sĩ tài hoa thổ lộ cho ta cái cõi huyền diệu đó của giao cảm tiên tục nên Thiên Thai quả là tác phẩm lãng mạn nhất trong khí hậu cổ phong được ông dựng lại. Trương Chi có thể là tâm sự của mọi người khi gặp bẽ bàng sau phút hoài mong vì mối chân tình lại không được đền đáp. Ở Văn Cao, tâm sự đó có hay không thì là suy đoán về sau, chứ với ngàn sau hoặc với chính ông, điều đó thực không quan trọng.
    Với ngàn sau, điều quan trọng là ông để lại cho đời và cho cả nhân vật Trương Chi trong truyện tích nước ta một chân dung tuyệt đẹp, được viết bằng nhạc, được thêu bằng lời thơ gấm vóc. Y như Thiên Thai, đây là nhạc cảnh với hai đoạn chuyển cung phân biệt tâm sự Trương Chi với nỗi niềm Văn Cao, và nhiều đoạn chuyển ý nhờ ca từ diễm tuyệt. Nếu giờ đây ta không còn biết Kiều gảy đàn với tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa là thế nào, thì tại đoạn chuyển cung thứ hai của bài Trương Chi, Văn Cao đã dùng thang âm ngũ cung cho mưa rơi trên cung đàn bên song cửa Mỵ Nương, trầm vút với tiếng gió, nghe như tiếng lòng nức nở... làm bao tiếng cầm ca rung ánh sao mờ.
    Bản tình ca bất hủ ấy khiến từ đó người ta sẽ không thể viết về Trương Chi như đã viết, và từ đó giấc mộng chàng Trương sẽ sống mãi trong tâm khảm của dân ta. Chúng ta hãy nhớ tới ông khi nghe lại Trương Chi.
    Khi nhìn lại những tác phẩm Văn Cao đã viết cho tân nhạc trong thời gian vỏn vẹn có một thập niên, là những tác phẩm trác tuyệt trong từng thể loại, làm sao không tiếc cho một bậc tài hoa đã sớm ngừng bay lượn với âm nhạc? Hình ảnh cô đơn của Văn Cao vẫn ngồi riêng ta như trong lời ca có lẽ đã là một định mệnh. Trong nỗi cô đơn nhuốm vẻ cao ngạo ấy, ông làm sao khác hơn là im lặng?
    Văn Cao có cuộc sống cơ cực Ðỗ Phủ... mà để lại những khúc thơ phiêu hốt Lý Bạch, rồi như vầng trăng kia, ông lặng sáng trong tịch mịch cuối đời. Quỳnh Giao buồn mãi về hoàn cảnh đất nước và tâm cảnh riêng ông khiến các ca khúc đã gây xúc động cho cả chiến trường lẫn tình trường, Văn Cao lui khỏi thế giới âm nhạc dù sống giữa chúng ta cho tới 72 tuổi.
    Người ta nên tiếc mãi những ca khúc không bao giờ có vì chưa bao giờ viết của ông, càng nuối tiếc lại càng trân quý các tình khúc Văn Cao...
    Và càng xót xa cho cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi...
  5. hnhan30

    hnhan30 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/01/2002
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    0
    Lá và Văn Cao
    Friday, July 07, 2006 www.nguoivietweb.com
    10 Tháng Bảy 2006, 11 năm kỷ niệm ngày mất của Văn Cao, một vóc dáng lớn của văn học nghệ thuật Việt Nam. Bài thơ dưới đây là một nén nhang tưởng niệm đến người đã khuất. Từ những hình ảnh và ngôn ngữ của Văn Cao trong tập thơ ?oLá,? Nguyễn Mạnh Trinh đặt ra những câu hỏi gợi đến những suy tư ẩn mật từ dòng thơ, chảy suốt mấy chục năm, âm thầm, trong nỗi niềm hắt hiu của một thời thế đầy giông bão...
    ?oLá? và Văn Cao
    ?oÐất này mọc lên từ nước mắt?
    Thơ quay cuồng nhói buốt trong đầu
    Mảnh trời chim yến bay tối mặt
    Máu ròng ròng máu chảy về sâu?
    Sao cửa đóng, cửa đóng, đã đóng
    Từ chín giờ tâm thức chúng ta
    Nấm mọc gỗ mục những mảng sống
    Bao giờ nghe hết bản tình ca?
    Vui làn da hồng hồng sắc máu
    Giơ tay cao với tận mặt trời
    Ðêm thân phận u uất điệu sáo
    Ðốt nghìn kinh chưa sáng ý đời
    Sao Hải Phòng những ngôi sao biển?
    Thuyền lá tre bủa lưới trùng khơi
    Người thủy thủ già ôm kỷ niệm
    Bơi về đâu chưa tận cuối trời
    Năm tháng cũ ngày đêm rỏ máu
    Họ đi đâu dĩ vãng ở đâu
    Còi tàu thét vỡ òa bến đậu
    Rét tận đông hạt lệ bạc màu
    Sao mắt rình mò con bói cá
    Ðo mực nước trên những dây buồm
    Con rồng đất kẻ thù gian trá
    Loài sâu bò cuống vải ruỗng mòn
    Ngọn sóng bủa cát khô sủi bọt
    Khát thủy triều lòng biển cửa sông
    Lợ tấm lòng mặn ngọt đột ngột
    Thơ nẩy mầm trên tảng rêu rong
    Sao tiếng mưa trong trăng nhỏ giọt
    Giấc ngủ chập chờn lạc bến sang
    Cầu mây bắc hai bờ bất chợt
    Bông nõn giăng sương trắng đêm ngàn
    Nằm quán trọ mơ về Kinh Bắc
    Bạn bè còn giữ lại bài thơ
    Chiều giở ốm chiếu giường hiu hắt
    Gửi thinh không góc tối hững hờ.
    Sao tiếng sỏi âm lòng giếng cạn?
    Hong thời gian chiếc lá đủ khô?
    Qua kẽ tay phận số tản mạn
    Ðôi mắt em đáy nước mịt mờ
    Biển thẳm xa phi lao vẫy gọi
    YÔ lao xao thùy dương rú sâu
    Trang giấy lửng phác họa tay với
    Mấy chục năm dòng dã nỗi đau
    Sao tôi đứng bên cầu biên giới?
    Ngôn ngữ nào tâm thức chìm sâu
    Người thi sĩ hai tay bị trói
    Ẩn ngữ nào chua chát nỗi đau
    Sóng bủa bủa đêm đêm mãi mãi
    Nước ngọt lợ sông biển có đầy?
    Thơ - có phải bước chân trở lại
    Vào mê cung bóng tối đầy vai.

    Nguyễn Mạnh Trinh
  6. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Tìm Về Một Địa Chỉ Đỏ​
    Trong hồi ký của mình, khi nói về quá trình sáng tác bài "Tiến quân ca" nhạc sĩ Văn Cao có viết"... Bài hát đã làm trong thời gian không biết bao nhiêu ngày, tại một căn gác hẹp số 45 Nguyễn Thượng Hiền... Ở đây thường vọng lên những tiếng xe bò chở xác người chết đói đi về phía Khâm Thiên. Ở đây hàng đêm mất ngủ vì gió mùa luồn vào từng khe cửa, vì tiếng đánh chửi nhau của một gia đình anh viên chức nghèo khổ, thiếu ăn, vọng qua những khe sàn gác hở. Ở đây tôi hiểu thêm nhiều chuyện đời. Ở đây đêm đêm có tiếng gõ cửa, những tiếng gọi đêm không người đáp lại...".
    Một di tích lịch sử bị lãng quên
    Ðồng chí Vũ Quí thay mặt Ban cán sự Ðảng Hà Nội thời đó, lệnh cho Văn Cao cùng Nguyễn Ðình Thi in ngay bài "Tiến quân ca" vào trang văn nghệ của số báo độc lập đầu tiên. Văn Cao được giao nhiệm vụ trực tiếp xuống cơ sở in vừa viết bài, sửa mo-rát, vừa có nhiệm vụ chép bài "Tiến quân ca" lên đá để in. Cùng làm việc với Văn Cao lúc đó là đồng chí Văn Lang (Nguyễn Văn Hàm) một thợ in giỏi. Văn Lang dạy Văn Cao viết chữ ngược và công nghệ in đá (lito)...
    Cơ sở in bí mật nằm trong một ngôi nhà ven sông Hồng. Người chủ ngôi nhà lúc đó là cụ Vương Văn Tác. Chúng tôi tìm về làng gốm cổ Bát Tràng vào một ngày mùa thu. Ðường sá đầy bùn than, khói bụi từ các lò gốm tỏa ra mù mịt. Ông Vương Văn Nguyên, ngươi con trai thứ 4 của cụ Táo được gia tộc ủy quyền, trông nom ngôi nhà lịch sử đó. Ðây vừa là nơi thờ cụ Táo, vừa là nhà thờ của gia tộc.
    Mặc dù trời mưa, nhưng ông Nguyên vẫn dẫn tôi đến thăm lại căn gác bí mật nơi nhạc sĩ Văn Cao đã in bài "Tiến quân ca". Một ngôi nhà cổ 3 gian không lấy gì làm rộng. Gian giữa là bệ thờ dòng tộc, gầm bệ thờ này xưa kia là nơi cất giấu tài liệu và báo chí cách mạng. Liền với gian nhà chính là ngôi nhà ngang hẹp và cao vọt lên, với một căn gác xép. Tôi phải trèo lên một cái bể nuớc, nửa chìm nửa nổi, rộng khoảng 6m² (cũng chính là một đường hầm bí mật để thoát ra ngoài mỗi khi có động). Theo một chiếc thang tre ọp ẹp, lên gác xép. Căn buồng đầu hồi, trổ một cửa nhỏ để làm lối thoát hiểm. Thật xúc động và không thể lượng tưởng nổi căn gác hẹp này lại là nơi bài "Tiến quân ca" được in lần đầu tiên trên báo Ðộc lập và cũng tại căn gác này, Văn Cao và các chiến sĩ cách mạng bấy giờ đã chịu đói, chịu rét, tự giam mình cả ngày đêm, để những tài liệu của Ðảng, những tờ báo của cách mạng từ đây tỏa đi, đến tay đồng bào, đồng chí.
    56 năm đã trôi qua, căn gác lịch sử này đang có nguy cơ trở thành phế tích. Mái dột nát, dầm, xà bất đầu mọt ruỗng. Bụi thời gian đã phủ một lớp đầy trên sàn. Ông Nguyên kể: "... Sau cách mạng Tháng Tám cha tôi bỏ làng đi kiếm sống và cho ông Vũ Văn Thuần một người đồng tộc ở nhờ. Cho đến nay, là đời thứ 3. Gia đình chúng tôi đã nhiều lần đòi lại, thậm chí UBND xã Bát Tràng cũng đã có quyết định trả lại ngôi nhà cho chúng tôi (ông Nguyên cho tôi xem biên bản và quyết định của UBND xã Bát Tràng, trong đó có chữ ký của bà vợ ông Thuần công nhận "ở nhờ nhà cụ Táo"). Vậy mà không hiểu vì lý do gì, đến bây giờ, ông Nguyễn Văn Thìn (là cháu ngoại của ông Thuần) vẫn chiếm dụng ở và làm cơ sở sản xuất đồ gốm...".
    Thắp mấy nén nhang lên bàn thờ gia tộc - ông chua chát nói: "Ðấy anh xem! Ngôi nhà vừa là di tích lịch sử cách mạng, vừa là nhà thờ của dòng tộc nhà mình, vậy mà người khác "ở nhờ" rồi chiếm giữ không trả, còn gia đình nhà mình: ngày giỗ, ngày tết, rằm - mồng một... phải đến thắp hương nhờ...".
    Người nấu cơm cho nhạc sĩ Văn Cao
    Tôi bất ngờ được gặp lại một nhân chứng sống - cụ bà Nguyễn Thị Sáu, người nấu cơm cho nhạc sĩ Văn Cao. Cụ Sáu đã gần 80 tuổi, 55 năm trước đây, cô bé Sáu mới có 16 tuổi 17 tuổi, hiền lành, nhút nhát được ông anh (Văn Lang) giao cho nhiệm vụ nấu cơm, giặt quần áo và cảnh giới cho tổ in bí mật. Cô đã vui vẻ làm việc một cách tự giác. Công việc này đối với cô không có gì vất vả, được giúp đỡ "các anh" là cô vui rồi. Cô Sáu đâu có ngờ, người cô phục vụ cơm nước lại là một tác giả Quốc ca (sau này).
    Ở cái tuổi ngót nghét 80, cụ Sáu không còn được minh mẫn nữa - vậy mà khi được hỏi về "những kỷ niệm năm xưa", ánh mắt cụ trở nên nhanh nhẹn; "Chuyện ông Văn Cao in bài chào cờ hả? Tôi nhớ! Tôi nhớ! Ngày đó ông ấy yếu lắm, nước da xanh... rõ khổ, suốt cả ngày đêm cứ cặm cụi làm việc trên gác, không được ra ngoài đâu. Anh Lang dặn tôi: "Cô phải giữ bí mật đấy - không được nói với ai - Ai hỏi gì cũng bảo không biết, thấy ai lạ mặt khả nghi phải cho tôi biết ngay...". Ngày ấy khổ lắm, đói lắm, cơm chẳng có gì ăn. Tôi phải hái rau tập tàng nấu với muối... quần áo các ông ấy thay ra, phải đợi thật khuya tôi mới đem đi giặt. Bí mật mà...".
    Sau cách mạng Tháng Tám, cụ Sáu tiếp tục tham gia công tác cách mạng tại làng xã, cho đến ngày toàn quốc kháng chiến cụ tản cư theo ông Văn Lang vào Thanh Hóa. Hòa bình lập lại, cụ Sáu trở về làng và làm việc tại xí nghiệp gốm Bát Tràng. Rồi về nghỉ sớm theo tiêu chuẩn mất sức lao động đến nay không được hưởng chế độ gì?
    "... Có một lần, tôi lấy 2 tờ giấy bẩn, vì dây mực lem nhem, lót tay bê nồi cơm. Ai ngờ anh Lang nhìn thấy - Anh ấy mắng tôi một trận nên thân. May mà có ông Văn Cao đỡ cho...". Vậy mà, mãi sau này tôi mới được gặp lại ông Văn Cao. Ông đưa cả vợ về thăm làng. Ông Văn Cao tốt lắm...".
    Cụ Sáu không còn gia đình, anh em - cụ sống cô đơn trong một gian nhà tập thể của xí nghiệp gốm sứ Bát Tràng... Tại trụ sở UBND xã, - ông Ðào Xuân Hùng phó Chủ tịch phụ trách văn xã cho biết: Xã có biết nơi nhạc sĩ Văn Cao in bài "Tiến quân ca", nhưng vì "di tích" nằm trong nhà dân nên cả xã cũng chưa bảo quản được. Hiện thành phố đang có đề án cải tạo làng cổ Bát Tràng thành một địa điểm cho khách tham quan du lịch - xã sẽ di dời một số nhà dân đi nơi khác để giữ lại làng cổ - Di tích lịch sử này nằm trong làng cổ nên chúng tôi sẽ giao cho ban di tích của thôn Bát Tràng trông nom... Chúng tôi cũng rất mong các cơ quan chức năng của thành phố sớm có quyết định công nhận di tích lịch sử cách mạng cho ngôi nhà đó..."
    Tôi hỏi ông Hùng về "hoàn cảnh" của cụ Sáu, ông Hùng nói "Xã biết cụ Sáu có tham gia phục vụ xưởng in bí mật, in tài liệu báo chí cách mạng trong thời gian trước cách mạng Tháng Tám. Nhưng vì di tích đó chưa được công nhận nên xã cũng không có cơ sở pháp lý để giúp đỡ cụ Sáu".
    Còn biết nói gì hơn, đối với xã, phải chờ đến "có cơ sở pháp lý" mới giúp được cho hoàn cảnh "khốn khổ" của cụ Nguyễn Thị Sáu. Mà đợi có "cơ sở pháp lý" chắc là còn dài... dài. Ðành phải trông chờ vào sự "hảo tâm" của những nhà từ thiện để cụ Sáu bớt khó khăn ở những năm tháng cuối đời này.
    Chúng tôi tạm biệt "căn gác lịch sử" tạm biệt cụ Nguyễn Thị Sáu - tạm biệt làng cổ Bát Tràng , trở về với Bảo tàng Cách mạng. Nơi đây còn lưu giữ được phiến đá in bài "Tiến quân ca" do nhạc sĩ tự tay viết. Một phiến đá vô tri, vô giác, bằng nửa cái bàn. Vậy mà lịch sử mãi mãi còn lưu giữ nó. Tôi xúc động, lặng đi. Giờ đây, mỗi khi nghĩ đến ngôi nhà cổ ở làng Bát Tràng, hình ảnh phiến đá lại hiện về sáng lên và âm điệu của bản nhạc "Tiến quân ca" như thúc giục "Ðoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc"... Bóng lá cờ đỏ sao vàng bay phần phật, to dần, to dần, phủ lên phiến đá...
    http://www.saigonnet.vn/vanhoa/vanhoa/vandehomnay/timvediachido.htm
  7. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Văn Cao Vui Và Buồn Sang Tuổi ?oCổ Lai Hy?
    Phỏng vấn do Nguyễn Thuỵ Kha thực hiện​
    Buổi sáng sau ngày sinh nhật tuổi 70. Văn Cao ngồi lặng im trước ly rượu. Mệt mỏi. Dáng thiếu ngủ. Mắt buồn ngước nhìn ra cửa sổ. Khi biết ý định, ông xua tay không nói. Nhưng sau khi đã cùng nhau qua 3 ly, tự dưng cuộc phỏng vấn được thực hiện trong không khí trò chuyện thông thường.
    N.T.K.: Thưa bác, có lẽ vì đêm đó quá vui, bác mệt.
    V.C: Đúng vui lắm. Hình như tôi chọc anh nhiều. Song cuộc vui nào chẳng tàn. Cái buồn lưu cữu lại ập đến.
    N.T.K: Vâng! Cháu rất biết. Chúng ta đều là con người chứ có phải là gỗ đá đâu. Cũng vì vậy, hôm nay, cháu xin bác nói thêm với cháu và tất cả mọi người về cái buồn của bác trong thời gian này.
    V.C: Có gì đâu. Mọi việc vì tôi là tác giả Quốc Ca, anh ạ! Tự nhiên bây giờ sau 46 năm lại có tờ TPCN đặt vấn đê nghi vấn. Trong việc này, có những cái nhìn bị nhiễu từ kênh này sang kênh khác.
    N.T.K: Bác nói chắc đấy chứ? Kẻo lại mang tiếng cho dụng ý tốt
    của tờ báo.
    V.V: Tôi đã nói là chắc. Mà đã nói rồi nhưng rất tiếc anh Xuân Ba, người đến phỏng vấn tôi kỳ trước không viết ra hết mặt báo. Trong việc này có 3 sự thật:
    - Sự thật thứ nhất là: Tôi là người viết Tiến quân ca, điều ấy chỉ có tôi mới biết vì khi tôi sáng tác bài này trong hoàn cảnh bí mật, không ai được iết. Ai nói biết là bịa.
    - Sự thật thứ hai: Tôi đã có ý để anh Đỗ Hữu ích đứng tên cùng là tác giả phần lời với mật danh Anh Dũng. Lúc ấy tôi lấy mật danh là Anh Thọ. Bài Tiến quân ca đầu tiên do tôi trực tiếp ấn loát ghi tác giả: nhạc Anh Thọ, lời Anh Dũng. Tôi có ý để anh ích trong bài Tiến quân ca có hai lý do:
    1. Lúc ấy, tôi là bạn anh Ích và đang lấy tạm nhà anh Ích làm cơ sở hoạt động.
    2. Để anh Ích đứng tên chung có lợi ở chỗ nếu anh ích có muốn phản bội thì cũng không dám vì đã trót đứng tên chung cùng tôi. Đây là một phép trong hoạt động bí mật. Buộc phải đề phòng mọi khả năng. Anh ích quen rất nhiều hiến binh. Bài Tiến quân ca khi đó chỉ mới là bài ca của quân cách mạng. Người sáng tác bài ca là kề với cái chết bất kỳ lúc nào. Tôi để anh Ích đứng chung bằng mật danh là để bảo vệ bài ca này.
    Nhưng đó là thời kỳ bí mật. Sau cách mạng khi anh ích lập Nhà xuất bản Đỗ Vạn thì lúc này anh đã tự ý chuyển sang: nhạc Văn Cao, lời Đỗ Hữu ích, kể cả khi anh vận động nhà in in ở Hải Phòng. Nó đã lột được bản chất xấu của anh ích.
    - Sự thật thứ ba là: Khi bài Tiến quân ca được công nhận là Quốc ca Việt Nam, nó đã được sự góp ý về nhạc của anh Đinh Ngọc Liên và Nguyễn Hữu Hiếu. Còn lời thì anh Tố Hữu đã sửa nhiều câu. Nhưng khi Bác Hồ yêu cầu gặp tác giả Quốc ca thì chỉ một mình tôi (do anh Tố Hữu đưa đến) gặp Bác. Vì thế năm 1946 nhà nước in bài Tiến quân ca và Quốc ca trong hiến pháp công bố với toàn dân và nước ngoài là Văn Cao. Vậy báo Tiền phong CN với lòng công tâm giúp đỡ anh ích thì phải cùng anh Ích đấu tranh với Nhà nước để đòi bằng được cho anh Ích. Tôi làm sao làm được việc đó. Tôi làm bài ca này chỉ vì lòng yêu nước, đâu nghĩ đến sự nổi tiếng và đòi hưởng thụ. Ngay cả việc tôi có ý để anh Ích đứng bên bằng mật danh cũng chỉ vì sự tồn tại của bài ca trong hoàn cảnh bí mật. Nhiều là ở chỗ ấy oan ức, rằng mấy chục năm nay tôi cướp công anh Ích. Đâu có. Chỉ có điều tôi là công dân, tôi làm sao không nghe nhà nước được. Nếu Quốc hội đã chứng nhận tôi là tác giả Quốc ca thì tôi phải nghe và chấp hành. Khi ấy, kẻ nào nhận thêm vào tức là mạo danh tác giả rồi. Có ngồi với nhau cũng chả giải quyết được.
    N.T.K: Dạ thưa! Nhưng cháu đọc bài báo thấy anh Ích nói chắc lắm. Bác làm nhạc xong ban chiều, thì ông ấy làm xong lời ban đêm.
    V.C: (cười)
    N.T.K: Đọc thơ bác, cháu thấy chữ nghĩa ấy là của bác, ví dụ: ?Gập ghềnh xa v.v? Về mặt xã hội lúc đó nước ta chưa có thói quen người làm nhạc trước, người làm lời sau. Về mặt chuyên môn, để có thể làm lời cho bài hát (không giống như bài thơ được phổ nhạc) yêu cầu người làm lời phải có trình độ âm nhạc tương đương và có khi còn phải người làm nhạc thì mới có thể hợp với nhạc được. Bác có nắm được trình độ âm nhạc của ông Ích không ạ?
    V.C: Anh nên hỏi thẳng ông Ích
    N.T.K: Kể ra người có trình độ nhạc đến cỡ có thể làm lời cho bài hát được chọn làm Quốc ca mà sau đó không sáng tác thêm gì nổi tiếng nữa thì quả là thiệt thòi cho dân tộc mình, bác nhỉ?
    V.C: (cười)
    N.T.K: Cháu nghe nói ông Ích đã đi khắp Bắc Nam yêu cầu báo chí can thiệp chuyện này. Song chẳng có tờ bào nào cả. Có phải là tờ TPCN là nhạy bén hơn cả không ạ ?
    V.C: Các anh ấy bạo dạn. Nhưng biết quá ít về quá khứ. Vả lại, công luận không phải dùng tờ báo của nhà nước để in cái gì mình cho là ?ogây dư luận? mà công luận chính là dư luận công tâm. Tôi cũng đã từng làm báo nhiều năm. Đồng ý bây giờ là thời dân chủ. Nhưng dân chủ phải có kỷ cương, pháp luật. Quốc Hội đã công nhận tôi là tác giả của quốc ca. TPCN đặt vấn đề tồn nghỉ đã hỏi ý kiến Quốc Hội chưa? Quốc Hội đã quyết định chưa xem xét kỹ hay sao? Đã là Quốc ca của cả nước lại có thể đặt một cái tên thật của tôi cạnh cái tên giả nguỵ trang sao được. Năm 1982, cũng chỉ có tôi là tác giả Quốc ca được mời sang thăm nước CHDC Đức chính thức. Ngày lịch sử Văn nghệ của thời kỳ 1956-1958, các anh cũng chẳng hiểu gì. Vì thế, anh Xuân Ba trong bài báo của mình đã ?obắt anh Xuân Diệu thường xuyên đến nhà tôi?.
    Trong lá thư báo TPCN gửi cho tôi, các anh ấy có nói về sự trưởng thành của bạn đọc. Tôi đồng ý là bạn đọc bây giờ rất trưởng thành. Nhưng con người đã trả giá cho sự trưởng thành là gì? Đó là sự tha hoá. Sự tha hoá đã làm anh dùng chữ không thật chữ, câu không thật câu, gây hiểu lầm. Các anh ấy bảo rằng vấn đề bài Quốc ca là một ?otồn nghi?. Tồn nghi trong từ điển có nghĩa là còn nghi vấn phải xem xét, chưa giải quyết được. Thật khổ cho nước nhà. Có bài Quốc ca mà 46 năm nay, nay vẫn còn tồn nghi về tác giả. Có lẽ nếu mà không giải quyết được tồn nghi này thì nhà nước đến phải cấp cho mỗi cơ quan cái cát-sét có ghi nhạc do quân nhạc cử để khỏi phải hát lời tồn nghi ấy.
    N.T.K: Nhưng nếu đã thanh thản bước vào tuổi ?oxưa nay hiếm? sao bác còn làm đơn tố cáo ông Ích đòi truy cứu hình sự báo Tiền Phong về tội tung tin thất thiệt.
    V.C: Nếu tôi độc thân, tôi sẽ im lặng, đây là việc của nhà nước. Nhưng tôi có vợ có con cháu và sắp có chắt nữa. Những thế hệ thành viên trong gia đình tôi sẽ nhìn vào mặt chủ gia đình Văn Cao như thế nào? Một người 46 năm nay cướp công sáng tạo của motọ người bạn đầy đau khổ ư? Anh hãy đặt anh ở vị trí tôi thì anh sẽ thấy tôi phải làm gì? Vả lại tôi còn là một công dân nữa. Tôi làm đơn hay anh A, anh B nào đó làm đơn thì cũng sẽ đặt ra những vấn đề như thế.
    N.T.K: Nhưng báo TPCN đâu có tung tin thất thiệt. Họ chỉ đặt các dấu hỏi và chấm lửng thôi kia mà.
    V.C: Xin lỗi anh, tôi quả thật là không hiểu tác dụng của các loại dấu mà anh vừa nói. Đời tôi chỉ mới qua tiểu học chưa đủ sức phân tích ngữ pháp đến độ sâu sắc như thế. Tôi chỉ biết đọc, tôi thấy tờ báo muốn nói nước đôi để thu hút sự chú ý của độc giả. Thằng cháu tôi 11 tuổi đọc xong nó bảo: ?oHọ bênh ông Ích, họ ghét ông rồi?. Nó trẻ con, còn tôi thì đã 70. Có lẽ tốt nhất tuổi tôi và tuổi nó không nên biết đến báo nữa thì hơn. A! Từ nãy giờ anh cứ vui rượu hỏi tôi để đưa lên báo đấy à? Tôi không đồng ý đâu.
    [​IMG]
    Bút tích nhạc sỹ Văn Cao​
    N.T.K: Thưa bác, cách đây một tuần, cháu không hề có ý định này. Nhưng đến bây giờ bác không đồng ý cháu cũng đưa. Nhất là sau khi đọc nhiều lá thư của nhiều độc giả TPCN đã in.
    V.C: Trích thư là khách quan. Nhưng trích đoạn nào có lợi cho mình thì đấy là chủ quan. Cái trò này khi làm báo tôi đã thừa biết.
    N.T.K: Nhưng liệu những đơn từ của bác có giải quyết được không?
    V.C: Việc ấy do nhà nước, tôi chỉ có trách nhiệm của tôi thôi. Còn sự thật sáng tạo thì vẫn là sự thật. Hai việc ấy đừng bao giờ nhiễu vào nhau, đừng bao giờ nhầm lẫn. Cần nhìn và hiểu đúng.
    N.T.K: Nhưng dù sao thì cũng không nên kiện tụng.
    V.C: Đây là Văn Cao chủ gia đình gồm một vợ và năm con, tám cháu và sắp có một chắt, chứ không phải là Văn Cao nghệ sĩ. Tôi nhắc lại lần nữa. Xin anh và mọi người hiểu cho.
    N.T.K: Cháu mách bác một điều nhé. Nhà ông Ích xưa kia là 171 Mongrant. Bây giờ đổi là 45 Nguyễn Thượng Hiền. Nhà bác 108 Yết Kiêu. Ba số này cộng đều là 9 cả. 9 là số cùng tắc biến bác ạ. Bác đừng buồn. Thế nào sẽ qua thôi.
    V,C (nhìn ra cửa): Hoà Vang nó đang lên
    N.T.K: Thằng này hồi đầu năm ông ích đến nhờ nó viết bài. Nó hỏi cháu. Cháu khuyên. Nó thôi không viết nữa đấy.
    V.C: ừ! Sau khi gặp anh, anh ấy đến tôi. Thế là thêm một bạn rượu nữa. Giá chúng ta cứ uống với nhau và chuyện trò có phải vui hơn không?
    Nguồn
    Văn Cao - Cuộc đời và tác phẩm., Lữ Huy Nguyên tuyển chọn. Nhà xuất bản Văn Học, 1998.
    Nhạc sĩ Văn Cao - tài năng và nhân cách, Bích Thuận. Nhà xuất bản Thanh Niên, 2005
    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 11:54 ngày 01/11/2006
  8. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0

    [​IMG]
    [​IMG]
  9. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
  10. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 19:06 ngày 22/11/2006

Chia sẻ trang này