1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn Cao - Giấc mơ một đời người. Bài mới: Văn Cao - Một tinh cầu giá lạnh

Chủ đề trong 'Bắc Âu' bởi boxwehn, 27/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
  3. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
  4. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
  5. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Bắc Sơn Qua Bài Hát Của Văn Cao
    Nguyễn Thụy Kha​
    Sau khi bài Tiến Quân Ca ra đời tựa như một tiếng kèn xuất trận, góp một phần không nhỏ vào việc động viên chiến sĩ và nhân dân ta hoàn thành sự nghiệp cách mạng tháng 8 - 1945, Văn Cao lại tiếp tục cho xuất hiện Bắc Sơn.
    Tôi thuộc Bắc Sơn từ nhỏ. Nhưng đến tuổi thanh niên có dịp suy ngẫm, học tập những sáng tác của Văn Cao tôi mới dần hiểu ra giá trị của bài hát. Mùa đông 1971, trong ngày chót cùng của cuộc hành quân dã ngoại luyện tập chuẩn bị vượt cùng của cuộc hành quân dã ngoại luyện tập chuẩn bị vượt Trường Sơn, ai đó giữa những người chỉ huy nói với chúng tôi: ?o Đã đến vùng căn cứ Bắc Sơn khi xưa?. Tự dưng đoàn lính mới ?o tò te? chúng tôi như chậm lại. Không thể không xúc động khi đất dưới chân mình là mảnh đất hùng thiêng một thời. Và cứ thế cùng hàng quân len lỏi theo lối mòn nhấp nhô khúc khuỷa , trong sắc xanh rậm rạp của núi rừng, tôi bật lên câu có thực, tôi có cảm giác như mình được nâng cao hơn gấp nhiều lần chiều cao ấy. Tôi đang đứng trên độ cao của ngọn núi âm thanh bài hát Bắc Sơn.
    Ra đời trong những ngày đầu Cách mạng bài hát Bắc Sơn ca ngợi vùng căn cứ của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, mùa thu năm 1940. Xảy ra trước Cách mạng tháng Tám, bao lần bị dập đi lại nhóm lên, vùng căn cứ này đã được giữ vững đến ngày tổng khởi nghĩa. Đây là nơi sinh ra Cứu quốc quân, lực lượng vũ trang đầu tiên của thời kỳ cách mạng 1940 - 1945. Bắc Sơn đã bước vào sử sách, đã thấm vào tâm tưởng của dân tộc Việt nam như một kỷ niệm kiêu hãnh nhất ở nửa đầu thế kỉ 20. Bắc Sơn thành tên gọi cho vở kịch nói của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Vở kịch nàylà tác động trực tiếp tới cảm hứng của Văn Cao. Những giai điệu đầu tiên của bài hát Bắc Sơn được hình thành sau khi Văn Cao đọc xong bản thảo vở kịch.
    Là một trong không nhiều tác giả thời trước cách mạng, nhanh chóng hòa nhập vào dòng chảy cuồn cuộn của cách mạng, Văn Cao đã liên tiếp tạo ra những bài hát mang dấu ấn mạnh mẽ đến hôm nay. Nếu ở bài thơi Đêm Ngàn viết vào mùa đông 1941 (lúc đó phong trào Bắc Sơn đã tồn tại được 1 năm) Văn Cao đã cảm thấy tâm trạng bất lực đến tột cùng của mình trước cuộc đời nô lệ đầy rẫy mâu thuẫn qua câu thơ: ?o cái gì cũng thấy chơi vơi?, thì trong bài hát Bắc Sơn cũng là một đề tài viết về miền núi, Văn Cao đã tìm thấy sự giải thoát thực sự.
    Có một đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Văn Cao - đó là tính dự báo với xã hội. Cách mạng tháng tám vừa thành công, anh đã dự báo ngay về những binh chủng hùng hậu, hiện đại sẽ có trong lực lượng vũ trang của ta qua Không quên Việt nam, Hải quan Việt nam. Trong kháng chiến chống Pháp, vừa bắt đầu chuyển sang tổng phản công, anh đã viết ngay bài thơi Tiến về Hà nội . ở bài hát Bắc Sơn, Văn Cao có một dự báo khá sâu sắc với cuộc chiến đấu ngày đó. Ai cũng biết trong những ngày đầu cách mạng, việc chuyển trạng thái từ nô lệ sang tự do đã tạo ra những hưng phấn đặc biệt trong tâm lý mọi người, của cả dân tộc. Nhờ hưng phấn ấy, dân tộc ta đã làm được bao nhiêu công việc mà ở bất kỳ một thời gian nào có chiến thắng là nét tiêu biểu trong hành động. Nhưng thông qua thực tại Bắc Sơn, bằng sự mẫn cảm của mình, Văn Cao đã sớm nhìn thẳng vào những mất mát, những hy sinh tuy cần có, tuy không tránh khỏi nhưng không thể khong xót xa thương tiếc. Đây là sự lắng lại vừa đủ để suy ngẫm, kiểm nghiệm và đưa lên vững chắc hơn. Với cách nhìn có độ sâu như thế, mở đầu tác phẩm, tác giả đã hồi nhớ về những ngày tranh đấu ở Bắc Sơn.
    Ôi còn đâu đây sắc chàm pha màu gió
    Đau lòng bao năm sống lầm than đây đó
    Ai về châu xưa nhớ hồi máu thắm cây rừng
    Cồng vang khe núi tiếng quân oai hùng.
    Chỉ cần đọc lời ca ta đã thấy rõ những ấn tượng đầy chất bi tráng là năng lượng chính để hình thành, hoàn thiện nội dung và hình thức bài hát Bắc Sơn. Nhịp hành khúc rắn rỏi và cương quyết đã tiếp nối có hiệu quả:
    Lớp lớp chiến đấu, Lạng Sơn tung bay cờ
    Và rừng đồi núi nhớ bao nhiêu hận thù
    Dân quân du kích cách mạng bừng mùa thu
    Sao vương bóng cờ bay trên chiến khu.
    Phần cuối tác phẩm, tên Bắc Sơn được gợi lên hiều lần tha thiết như một rung cảm âm vọng mới. Chất bi tráng mang dự báo như một mạch ngầm chuyển đến người nghe qua giai điệu tự nhiên như chính nó hát lên không hề có một sự áp đặt nào của kỹ thuật, của thủ pháp cả. Do đó đêm công diễn bài Bắc Sơn nhân dân đã thuộc ngay sau khi nghe. Vì vậy, bên cạnh Du kích ca của Đỗ Nhuận, Cảm tử quân của Hoàng Quý, Đoàn vệ quốc quân của Phan Huỳnh Điểu v.v... Tiến quân ca và Bắc Sơn của Văn Cao đã góp thêm một giọng nói trầm ấm của dân tộc trên chặng đường đầu tiên của cách mạng.
    Bốn mươi năm trôi đi. Bốn mươi mùa thu cách mạng. Mấy thế hệ nối tiếp nhau tranh đấu. Bài hát Bắc Sơn của Văn Cao đã đọng lại trong chún ta qua bao thăng trầm, bao biến chuyển. Giống như Chương Dương, Hàm Tử, Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa... Bắc Sơn qua bài hát của Văn Cao đã thấm vào mỗi người Việt nam ở trên Tổ quốc, ở khắp trái đất, thân thương như chính quê hương. Để rồi biết đớn đau như da thịt, biết chảy ra như máu.
  7. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Năm 1945
    Thế gian biến cái vũng nên đồi
    Nguyễn Bình Khiêm
    Đêm cuối xuân 1945, Gió rét Hải Phòng chìm trong bóng tối. Một thanh niên nhỏ nhắn lạ mặt xuất hiện ở vườn hoa đưa người. Không ai biết đấy là Văn Cao. Cải trang từ Hà nội, khi về Hải Phòng ập vào nhà Doãn Tòng, không ai nhận ra Văn Cao. Đêm nay vẫn hình dạng ấy, mặt mũi ấy, Văn Cao đến vườn hoa đưa người, trong ngực giáu khẩu côn to và một khẩu Brô - ning bé xíu. Khẩu Côn to lù của Nguyễn Đình Thi giao cho. Còn khẩu Brô - ning thì do một nhà tư sản có cảm tình với cách mạng đưa dự trữ.
    Văn Cao ngồi xuống ghế đá. Đêm này là đêm quyết định số phận tên Việt gian thân Nhật Đ.Đ. P. Người liên lạc chưa tới. Phải gặp anh mới biết Đ.Đ.P ở đâu đêm nay. Người liên lạc là Trần Khánh - chú bé có giọng hát tuyệt hảo đã từng hát bao nhiêu bài hát Văn Cao. Văn Cao chợt mỉm cười một mình. Mới thế, thấm thoát đã mười năm. Ngôi trường thân thương bây giờ đang ở đằng sau lưng chàng. Văn Cao nghĩ đến thương bây giờ đang ở đằng sau lưng chàng. Văn Cao nghĩ đến Nguyễn Đình Thi. Cùng học trường Bon - nan khi xưa nhưng không biết nhau. Khi Văn Cao sang học trường Xanh - Giô - Dép và bỏ học, Thi vẫn tiếp tục ở Bon - nan. Và với uy tín, học vấn của mình, Thi trở thành linh hồn phong trào hướng đạo trong trường. Thi biết nhạc từ lâu và bản nhạc đầu tiên Thi biết là bài hành khúc cho đoàn hướng đạo trường Bon - nan. Khi Văn Cao học ở Mỹ thuật Đông Dương thì Thi cũng ở Hà nội và học trường Buởi. Hai học sinh cũ của trường Bo - nan lại quen nhau trong hoạt động bí mật. Sau ngày nghe Tiến quân ca của Văn Cao, cùng Vũ Quý, Thi đã giao hẹn với Văn Cao cùng viết một hành khúc cách mạng mới. Văn Cao thêm Chiến sĩ Việt nam còn thi thì có Diệt phát xít. Bài hành khú như một tiếng thét chói chang, căm hờn của một dân tộc cơ cực kiếp nô lệ quá lâu. nó bật tung nỗi dồn nén của đất nước ngót một thế kỷ chịu ách thực dân ngoại bang dày xéo? ?o Diệt phát xít diết bọn chó đê hèn của chúng, tiến lên nền dân chủ cộng hòa - giành lại áo cơm tự do ...? còn lần này, người giao súng cho Văn Cao thì hành bản án lại cũng là Thi. Cầm khẩu súng, cái lạnh của thép súng không làm cho Văn Cao quên nhận ra trái tim nóng bỏng vì lý tưởng của Nguyễn Đình Thi. Lúc này Thi đang hoạt động ở đâu? Ôi! Ngôi trường thân yêu của hai ta. Không biết những người thầy cũ còn có ai dạy, ai đã rời bục giảng ra đi. Liệu có ai đoán được cậu bé Văn Cao hồi đó giờ đây đang náu mình trong bóng tối chờ hành động. Chợt trào lên một cảm xúc gai buốt.
    Trần Khánh đã tới, Đ.Đ.P đang hút thuốc phiện ở phố Đông Kinh. Ngoái nhìn lại ngôi trường thân thương một lần nữa. Biết đâu đêm nay lại là đêm chót trong đời. Chia tay Trần Khánh, Văn Cao vụt bước ra khỏi vườn hoa đưa người.
    Đêm bắn chết Đ.Đ.P, Văn Cao phóng xe đạp về nhà Doãn Tòng rồi cải trang ra đi trước khi thành phố thiết quân luật. Mùa hè năm 1945, thành ủy Hà nội giao cho Văn Cao danh sách những tên việt gian cần trừ khử, Văn Cao đã cải trang thành ăn mày xuống Lủ rình bắn C.Đ.V. Nhưng hình như linh tính báo cho V. biết. Hắn lủi đi. Còn hôm nay, Văn Cao quyết bắn chết tên Việt gian thân Nhật V.V.C. Một kế hoạch đã được vạch ra, và đã được bố trí hết sức tỉ mỉ, chu đáo. Nơi V.V.C ở là đầu phố Nhà thờ. Đường dây mật báo C. thường hay đi xuống Liên Trì và hay cạo mặt ở phố Huế. Đường dây lại báo sáng nay, vào lúc 8 giờ C, và ba M. tên tay chân của C sẽ rơi khỏi phố Nhà Thờ tới Liên Trì. Theo kế hoạch, Văn Cao sẽ xuất phát từ căn gác 171 phố Mông - grăng bằng xe đạp. Đám trẻ con liên lạc sẽ đứng ở đình tam giác chỗ hai con đường gặp nhau ở cửa nhà Khai Trí Tiến Đức. Hễ thấy C đi từ phố Nhà Thờ ra thì đứng trước hiệu ảnh Hưng Ký - Hàng Trống vờ xem ảnh để chờ C đến. Mẫn cũng sẽ có mặt ở đó đẻ bảo vệ Văn Cao khi Văn Cao qua gần trước xe tay thì chừng nghe thấy một loạt súng nổ. Thùng xe tay thủng lỗ chỗ nhưng C không chết. Nó chui vào gầm xe. Ba M rút ngay súng đinh bắn người bạn Văn Cao thì Mẫn đã nhanh chóng bắn trước. Ba M chết gục ngay tại chỗ. Mẫn chạy, Văn Cao lao theo bảo vệ. Trông thấy C lấy xe đạp của Ba M cắp đầu đạp, Văn Cao định đuổi theo bắn tiếp thì dân phố ùa ra đông quá và đang hướng về phía hai người. Thế là cả hai đành rẽ vào phố Mai Hắc Đế thì gặp Nguyên (sau này, Văn Cao mới biết Nguyên vừa trốn Hỏa Lò ra cùng đồng chí Đỗ Mười). Nguyên chỉ lối cho hai người đi, ngăn đám đông lại. Sau đó, Nguyên đi theo và dẫn hai người vào nhà một người đàn bà đang chải tóc. ẩn vào phía sau nhà này ít phút, Văn Cao quay lại trà trộn vào đám đông thì biết ba M chết hẳn, còn C đã lấy xe đạp của Ba M chạy thoát. Người bạn của Văn Cao cũng trốn hẳn xuống Hải Phòng, vất súng lại. Việc bắn V.V.C thế là cũng không xong. Nhưng dù sao thì Ba M cũng đã phải đền tội.
    Hoạt động của các đội danh dự ********* càng gần đến tháng 8.1945 càng ráo riết, càng hiệu quả.
    Ngày 18.6 diệt Hoàng Sĩ N, cán bộ cao cấp của Việt nam Quốc dân dảng làm tay sai cho Nhật.
    Ngày 20.6 bắn chết Cai L, mật thám đắc lực của biến binh Nhật.
    Ngày 7.7 trừ khử phán S, phó thanh tra mật thám Pháp chuyển sang làm mật vụ cho Nhật, phán S khét tiếng thân độc, nhiều thủ đoạn.
    Rồi đến Trương A.T. một con bài của Nhật. Rồi đến chủ quán giải khát Thiên Hương, một cơ sở đắc lực của hiến binh Nhật.
    Và còn khá nhiều nữa.
    Riêng Văn Cao từ sau vụ bán Đ.Đ.P tiếng tăm nổi như còn trong làng văn nghệ. Các kẻ sĩ Bắc Hà ?o trói gà không chặt? tự cảm thấy vinh dự lây trong hàng ngũ nghệ sĩ của mình có một Văn Cao ngang tàng, hiệp sĩ. Có một lần, chính Văn Cao và Nguyễn Đình Thi đứng trên nhà gác ở phố Bảo Khánh để theo dõi đoàn tuần hành ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim. Văn Cao hết sức ngạc nhiên khi thấy đi đâu đoàn tuần hành là hai nhà thơ tiếng tăm trong ?o thơ mới?, ở tay mỗi người cầm một lá cờ quẻ li. Giận quá, thiếu chút nữa không có lời can của Nguyễn Đình Thi là đang tranh thủ giác ngộ, lôi kéo họ về phía cách mạng, thì Văn Cao đã cho hai vị xơi ?okẹo đồng? ngon lành.
    Thật quá bực mình. Những ngày tháng 8/1945 tới lúc cần hành động thì Văn Cao lại ốm nặng, phải đưa những vũ khí mà chàng giữ cho một đồng chí khác. Ngày 17/8/1945, Văn Cao cố gắng đến dự cuộc mít tinh của công chức Hà nội. Ngọn cờ đỏ sao vàng được thả xuống từ bao lon Nhà hát lớn. Bài Tiến Quân ca đã nổ như một trái bom. Nước mắt Văn Cao trào ra. Chung quanh chàng hàng ngàn giọng hát cất lên, vang theo những đoạn sôi nổ. Những cánh tay áo mọi người, những băng cờ đỏ sao vàng đã thay cho những băng vàng bẩn thỉu của chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim.
    Ngày 198/1945 một cuộc mít tinh lớn họp tại quảng trường Nhà hát lớn. Dàn đồng ca của thiếu niên tiền phong hát tiến quân ca, chào lá cờ đỏ sao vàng. Các bạn nhỏ này đã hòa giọng hát cùng chàng, vô cùng xúc động chào cờ. Hàng chục ngàn giọng hát cất lên, thét lên tiếng thét căm thù bọn đế quốc với sự hào hứng chiến thắng của cách mạng.
    Tiến quân ca từ ngày đó không còn của Văn Cao nữa. Nó đã là của dân tộc Việt nam độc lập. Như tất cả mọi công dân Việt nam, Văn Cao vẫn phải thành kính hát nó lúc chào cờ. Dù nó là của chàng làm ra.
    Ngày 2/9/1945, dưới sự chỉ huy của Đinh Ngọc Liên, tức ông Quản Liên, dân quân nhạc đã cử Tiến Quân ca tại quảng trường Ba Đình trong lễ Quốc Khánh. Ông Liên đã bỏ nốt kéo dài ban đầu bài hát, biến nó thành móc đơn để nhịp hành khúc khỏe mạnh hơn.
    Còn Văn Cao thì bước vào làm báo Lao động. Chàng nhận luôn cả chân bảo vệ cơ quan và ở ngay tại cơ quan. Tuy vậy, chàng vẫn luôn mang bên mình của một khẩu súng. Và vì khẩu súng ấy, tai họa lại ập đến với Văn Cao hết sức ngẫu nhiên.
    ***
    Một buổi sáng, Văn Cao đang đi ở phố Phùng Hưng. Chàng đang có niềm vui vì gần đây, cùng Tố Hữu, chàng đã được gặp Hồ Chủ tịch, để Tố Hữu làm một phỏng vấn cho báo ?o sức trẻ?. Lần đầu tiên được gặp vị *************, vị lãnh tụ kính yêu, lòng chàng không khỏi hồi hộp khi được Bác biết mình là tác giả bài Tiến quân ca. Đang lâng lâng trong nhiều ý nghĩ, đột nhiên trước mặt chàng xuất hiện mấy tên lính Tầu Tưởng. Khám xét, chúng lôi ra khẩu súng trong người chàng. Dù chàng được cấp thẻ dùng súng nhưng không có chữ kỹ của Tầu Trưởng nên đi qua khu vực của chúng là bị bắt giữ vì mang vũ khí ?o bất hợp?.
    Bị tống vào trại giam, Văn Cao bị ngay một tên lính to lực lưỡng tấn ngay một trận. Dù có võ, chàng vẫn dỡ không lại tên vũ phu này. Đêm ở phòng tạm giam thật u ám, đau đớn. Sáng hôm sau cũng thế, lại một trận nữa. Và chàng hoàn toàn cách ly với bên ngoài.
    Ở đời đôi khi trong cái không may lại gặp cái may. Có một hôm nhớ có bút giấy, chàng ngồi vẽ ngay tên tính từng đánh mình. Xem bức ký họa, tên lính kêu lên. ?o A! Hoa si! Hoa si? Hoa si tức là họa sĩ. Thế là tất cả đám Tầu phù đó nhao nhao bắt tù nhân Văn Cao phải vẽ chúng cho kỳ được. Rồi biết chàng nhảy giỏi, chúng còn bắt dạy cả nhảy. Thế là đỡ đi nhiều so với ngày đầu. Và chàng đã bị tạm giữ mất một tháng ròng, cho đến khi chủ tịch thành phố Trần Duy Hưng trực tiếp can thiệp, bọn Tầu mới chịu thả chàng họa si ra một cách lưu luyến.
    Năm 1945 đã trôi qua đời Văn Cao, biết bao sự kiện. Và cũng biết bao sáng tạo nghệ thuật.Có một hiệp sĩ và một nghệ sĩ cùng ở trong một con người Văn Cao trong năm ất Dậu đầy biến động này. Và con người ấy đã lần đầu gặp Tố Hữu. ở Tố Hữu cũng có một nghệ sĩ và một nhà chính trị trong cùng một con người. Người góp ý của Tố Hữu đã làm Văn Cao rung động xiết bao. Một đêm đàn lạnh trên sông Huế đã cộng hưởng với Tiếng hát sông Hương. Và sự sơ ngộ đã ngaylập tức gắn bó hai con người này với nhau suốt một chặng đường đấu tranh cách mạng trong mấy chục năm ròng. Rất nhiều yêu thương. Rất nhiều yêu thương. Nhưng cũng không ít bi kịch.
    Nguồn
    Văn Cao - Người đi dọc biển, Nguyễn Thụy Kha.
  8. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Trong tạp chí Hơp Lưu số đặc biệt về Văn Cao, Hoàng Phủ Ngọc Tường có viết như sau:
    Đêm ấy, trong cuộc tâm tình nghệ sĩ của Văn Cao với những ngư phủ trên Phá Tam Giang, tôi muốn biết một điều mà với tôi là một bí ẩn thuộc về đời ông:
    - Tại sao kháng chiến chông Pháp, anh vẫn vẽ, vẫn làm thơ, nhưng người ta không nghe anh hát nữa?
    - Hồi nhận viết Tiến Quân Ca , tôi không hề chuẩn bị trước để làm một bài hát, mà một đặc nhiệm nguy hiểm của đội biệt động. Tôi là đội viên biệt động vũ trang. Nhiệm vụ của tôi là trong một đêm, cầm một khẩu súng, vào một thành phố, để giết một người. Tôi đã làm xong việc ấy. Đó là chiến tranh, và căm thù, đơn giản thôi. Những ngày đầu sau chiến tranh, tôi đã trở lại căn nhà ấy. Thấy còn lại một gia đình mẹ góa con côi. Làm sao tôi có thể noi điều cần thiết nhất đối với tôi trong những bài hát sau đó? Nói về chiến công, hay phải nói một điều gì khác? Nên tôi im lặng, và chỉ viết nhạc không lời.
    (ST)
  9. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
  10. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Sông Lô sóng ngàn...
    Nước xuôi nước ngược nổi đói chiều
    Thuyền khách chơi thu khách phải chèo
    Ván thác đa thương thuở đứng
    Thuyền có gió mặc cơn pheo....

    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    Cho đến khi hoàn toàn chìm trong đoạn kết mượt mà êm ả như dòng sông Lô trôi, Văn Cao mới thở phào như vừa trút bỏ được một tâm sự đè nặng. Rồi chiến tranh sẽ qua. Rồi chiến thuật quân sự sông Lô thu - đông 1947 sẽ là quá cũ. Nhưng Trường ca sông Lô sẽ còn lênh láng mãi, mới mẻ mãi những âm thanh bất hủ. Và biết đâu, sau rền vang này, Văn Cao sẽ hoàn toàn im lặng. Kháng chiến mới thế, mà đã hai năm trôi qua. Một dòng sông kháng chiến còn ghềnh thác hơn nhiều dòng Lô.
    Giữa 1946, theo đề nghị của Tố Hữu, Văn Cao về công tác ở Hội Văn hóa Cứu quốc. Cũng cứ nghĩ là mãi mãi rời cây súng, chuyển sang cầm cây bút. Nhưng cuộc đời còn dùng đến chất hiệp sĩ trong chàng một lần nữa.
    Sau toàn quốc kháng chiến 12.1946, Văn Cao đưa cả gia đình vợ chưa cưới về Ba Thá - Chương Mỹ - Hà Đông. Sau đám cưới và trọn vẹn một tuần trăng mật, theo yêu cầu của đồng chí Lê Giản, Văn Cao đã móc nối với đồng chí Minh già - công an khu X - lên Lào Cai tổ chức phòn mật, lập ra một mạng lưới tìm những gián điệp Hoa kiều thâm nhập vào Tây Bắc.
    Trong một buổi chiều nắng tàn xuân thoi thóp trên đầu núi, ngọn rừng, trên nỗi điêu tàn của một thị xã bắt đầu tiêu thổ cùn mấy người bạn nghệ sĩ ngồi ăn ở quán cơm giữa trời, bữa đó Văn Cao đã uống tới hai chai rượu. Nhưng da mặt cứ tái đi và thái độ vẫn ung dung hòa nhã như chưa uống giọt nào. Chàng cần say để nghĩ đến một phương án gì thật tối ưu cho nhiệm vụ được giao.
    Lên Lào Cai, Văn Cao quyết định lập Bar để làm điểm theo dõi. Để có thể lập Bar, Văn Cao đã tìm đếm ba thổ ty vùng Lào Cai là: Nông Vĩnh Xương ở Mường Khương, Lò Văn Phù ở Bát Sát, và Voòng A Tưởng ở Bắc Hà. Bữa liên hoan bằng óc khỉ thật ngoan mục. Người vợ xinh đẹp của Nông Vĩnh Xương cực kỳ phục tài uống rượu của Văn Cao. Văn Cao bỏ tiền riêng ra cùng với ba thổ ty để vào hội thổ ty và lấy vốn chung đó lập bar. Theo yêu cầu, Văn Cao đã làm lễ kết nghĩa anh em với Voòng A Tưởng. Trong buổi lễ, một cây kiếm và một khẩu súng được để bắt chéo trên bàn thờ Tổ Quốc. Kẻ nào thay lòng đổi dạ phản bội tổ quốc thì sẽ chết vì gươm, hoặc vì súng. Đồng chí Trần Huy Liệu đã nhân danh Trung ương có mặt để chứng kiến. Trần Huy Liệu cũng là người nhiệt tâm viết bài giới thiệu tập thơ Tố Hữu giữa năm 1946.
    Văn Cao ở Lào Cai cho đến đầu mùa thu 1947. Để lại Lào Cai một bóng hình hiệp sĩ, chàng nghệ sĩ Văn Cao xuôi về Phú Thọ. Chàng có một linh cảm về một trận đánh lớn đã bắt đầu xảy ra.
    Văn Cao cùng với tới sông Lô khi chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 đã kết thúc. Đi giữa đoàn bồ đội, chàng đã nhận thấy bên bờ sông Lô còn nghi ngút khói. Và mùa đông buốt giá: tấm chăn chiên choàng thân, chàng cứ đi và nghĩ miên man. Đêm ngồi cùng hơ tay lên ngọn lửa với Doãn Tuế - người chỉ huy đầu tiên của pháo binh Việt nam, Văn Cao chợt nảy ra ý định sẽ viết một bài hát về pháo binh Việt nam.
    Từ sau Tiến quân ca, Văn Cao đã viết Chiến sĩ Việt nam coi như là cho bộ binh. Sau cách mạng chàng đã viết nay không quân Việt nam và Hải quân Việt nam dù bồ đội chưa có các quân chủng ấy. Bài Bắc Sơn dù là viết cho vở kịch trùng tên của Nguyễn Huy Tưởng thì cũng có thể coi như viết cho du kích. Cho công nhân thì đã có Công nhân Việt nam. Còn cho nông dân thì đã có Làng tôi và Ngày mùa. Văn Cao còn nhớ buổi chiều đi bên bờ sông vùng Ba Thá nghe tiếng chuông nhà thờ binh boong buồn lắm. Nhịp và giai điệu bài ?o làng tôi? chảy ra từ buổi tối ấy. Còn bây giờ sẽ là một cái gì đó... về pháo binh. Nhưng khi cây đàn ghi ta được cầm lên thì mọi chuyện đã trở thành ... Trường ca sông Lô.
    Một bức tranh bằng âm thanh đã làm sông Lô hiện ra hùng vĩ, lặng chảy trong đoạn mở đầu.
    Sông lô sóng ngàn Việt Bắc bãi dài ngô lau núi rừng âm u
    Thu ru bến sóng vàng từng nhà mờ biếc chìm một màu khói thu
    Sông Lô sóng ngàn kháng chiến chảy bờ lau thưa đã tàn thôn trang.
    Ai qua bến nắng hồng lặng nhìn màu nước sông Lô chưa
    Một nhịp điệu trở về rộn ràng, tíu tít giữa qân dân sau ngày chiến thắng.
    Trên dngf sông trở về đoàn người
    Reo mừn vui như sóng nước biếc
    ...
    Sông mênh mông như bát ngát hát
    Và hình ảnh người chiến sĩ pháo binh được khắc họa:
    Thay giặc trôi trở về ngập bờ
    Sông gấm âm vang súng trái phá
    Bao rừng thu như bát ngát cười
    Dân hoan hô chiến sĩ pháo binh Việt nam ghi công
    Tiếng trái phá quân thù gục chìm sông Lô.

    Và da diết, ngậm ngùi, yêu thương, xót xa như ngồi quanh đống lửa hồi nhớ từng kỷ niệm. Hợp âm chuyển sang thứ trầm lặng:
    Về trong đêm gió rét
    Từng sân vui bóng người quanh lửa hồng
    Nền khô trơ than xám...

    Văn Cao bỗng nhớ đến Trương Chi. Chàng lái đò với giọng hát tuyệt vời và mối tình tuyệt vọng đã ám ảnh Văn Cao suốt những ngày đầu tuổi thanh niên. Trước cách mạng, cũng có khi phải nói là nhờ cách mạng, Văn Cao mới có cách nhìn tới Trương Chi như thế. Nhưng nhớ nhất là dịp chèo đò dọc được phổ vào lời ca: ?o Ngoài song mưa rơi trên bao cung đàn - còn nghe như ai nức nở và than...? Đây có lẽ là nhịp Bắc - ca - rôn (chèo đò) theo kiểu Việt nam, Kiều Văn Cao chứ không phải là nhịp chèo đò của Trai - cốp - xki hay ai đó. Còn bây giờ trong không khí bình yên làm ăn ở dòng Lô, có thể tìm được nhịp điệu tiêu biểu? Và Văn Cao đã tìm đến nhịp điệu của tiếng gõ thuyền gọi cá lách cách trên sông.
    Vui hát hòa vui hát ca hòa dân buông lưới
    Phan Lương vui bóng thuyền
    Lều dựng lên ven sông
    Bóng người sầm uất bến Then...

    Sông Lô âm thanh chính là dòng sông kháng chiến chảy xiết qua thăng trầm mọi số phận. Dòng sông kháng chiến này còn chảy qua giai đoạn sông Thao âm thanh của Đỗ Nhuận, qua giai đoạn Hồng Hà âm thanh của của Nguyễn Đình Thi làm cho toàn bộ dòng sông kháng chiến mang dáng vẻ vạm vỡ của một sông Hồng từ thượng nguồn tới Hà nội thủ đô.
    Những ngày ở ATK Phú Thọ còn cho Văn Cao một tác phẩm nữa. Đó là đứa con trai đầu lòng. Và Văn Cao đã mang tên chính dòng sông nơi sinh ra. Đứa con trai sinh ra với khuôn mặt buồn như mặt sông Thao. Chắc đời nó rồi cũng chẳng sung sướng gì. Linh cảm ấy gợn lên trong Văn Cao.
    Văn Cao ở Phú Thọ tới cuối 1948. Ý đồ lập một trường nhạc đoàng hoàng không thực hiện được. Những cuộc họp cơ quan nhiều lên. Cuối 1948, Tố Hữu cử Văn Cao, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đình Thi về chợ Đại công tác với Hội văn nghệ liên khu 3. Lại gặp Lương Xuân Nhị và Tử Phác.
    Nguồn
    Văn Cao - Người đi dọc biển, Nguyễn Thụy Kha
    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 18:26 ngày 23/11/2006

Chia sẻ trang này