1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn Cao - Giấc mơ một đời người. Bài mới: Văn Cao - Một tinh cầu giá lạnh

Chủ đề trong 'Bắc Âu' bởi boxwehn, 27/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Văn Cao - Thi sĩ trong âm nhạc​
    Đã hơn nửa thế kỷ, những ca khúc của Văn Cao khi xuất hiện bất kỳ ở đâu và bất kỳ lúc nào đều đạt tới một độ thấm nhanh, rồi thấm sâu vào lòng người nghe, từ những ca khúc trước Cách mạng Tháng 8, mang ảnh hưởng khá đậm của nghệ thuật lãng mạn phương Tây đến những bài ca cách mạng, yêu nước mà giai điệu và ca từ đều toát ra một khí thế đấu tranh vừa hào hùng, vừa trữ tình mà không xa rời cội nguồn dân tộc.
    Chúng ta hãy xem cái gì gắn quyện giai điệu mỗi bài với lời ca của nó. Hai yếu tố ấy hoà với nhau dường như theo một quy luật tất yếu nghĩa là không thể khác. Có bông hoa này thì phải có cái quả này, đúng là như vậy.
    Cái chất keo đã khiến cho những ca khúc Văn Cao trở nên bền đẹp, vững chắc, chính là chất thơ, nhưng rung động thơ, không những ở nhạc điệu mà còn ở ngay những lời bài hát, vì Văn Cao vốn là thi sĩ. Tôi không thể nói rõ ở Văn Cao, trong mỗi tác phẩm của mình cái gì đến trước, cái gì đến sau âm nhạc đi một bước rồi lời ca mới nối một bước, hay ngược lại, ngôn từ gọi ra nhịp điệu?
    Chỉ đọc bằng mắt hay đọc bằng mồm hai dòng đầu, không phải là đọc bản ký xướng âm, ai không nói rằng đó là những câu thơ khái quát cả một vùng Việt Bắc rộng lớn và đẹp như một bức tranh mực tàu cổ kính:
    Sông Lô! Sóng ngàn Việt Bắc
    Bi dài ngô lau
    núi rừng âm u
    Thu ru bên sóng vàng
    từng nhà mờ biếc
    chim một màu khói thu

    Sau đoạn mở đầu như vậy với hai nét phác thảo tổng quát tuyệt vời ấy rồi, tác giả mới trịnh trọng mời chúng ta chiếm ngưỡng một võ công, một chiến thắng lớn của dân tộc:
    Ai qua bến nắng hồng, lặng nhìn màu nước sông Lô xưa
    Cả đoạn mở này là một bài thơ đẹp bằng những từ ngữ trau chuốt, những hình ảnh thơ mộng và phóng khoáng đưa chúng ta vào xem cái tưng bừng của trận đánh thắng, trên con sông vẻ vang chảy vào lịch sử dân tộc và đất nước.
    Nói đến cái rộn ràng, náo nức của nhân dân Việt Bắc sau chiến thắng sông Lô, cứ cách một đoạn ngắn, nhà thơ Văn Cao lại gài dăm ba chữ nhắc đến kẻ thua trận. Cách viết văn như vậy càng làm nổi lên niềm kiêu hãnh, cái tự hào của quân và dân ta.
    Phải có một bút pháp già dặn mới tạo ra được cái tương phản rất sắc cạnh, rất bề thế, rất sang trọng, giữa ta và địch, giữa hôm nay và hôm qua. Hiện tại và dĩ vãng cứ đan vào nhau, làm nên một bức tranh đen trắng rất hấp dẫn là hình tượng sâu xa của cuộc chiến tranh chống xâm lược.
    Nền khô trơ than xám
    Cảnh đau thương ấy, ta không quên, nhà thơ Văn Cao lại vẽ ra cảnh tấp nập của đời sống nhân dân:
    Túp lều dựng lên ven song
    Bóng người sầm uất bến Then

    Sau hết, một câu thơ đầy xúc động nhắn gửi cho mọi người không bao giờ quên công ơn của nhân dân đã hoà máu của mình vào dòng sông Lô để đem lại hoà bình hạnh phúc cho mọi người:
    Sông nuôi dân thiên thu
    đã hoà mạch máu bao người

    Để kết thúc bản trường ca oanh liệt này, nhà thơ đã trả lại cho chúng ta cái êm ả thanh bình, cái đẹp muôn đời của đất nước. Câu thơ đi theo một điệu thanh thản, đường hoàng, như người làm ăn vất vả một ngày nóng bức đến buổi chiều được dạo chơi ung dung trong cơn gió nồm nam mát dịu trên con đường xóm quê yên tĩnh:
    Mùa xuân tới
    nước băng qua ngàn
    nước in ven bờ xanh ôm bóng tre

    Vậy ở Văn Cao, trong trường ca bất hủ này, thơ và nhạc đã đi sóng đôi rất ăn ý, rất nhịp nhàng, khi rộn rã lúc thong dong như người với bóng, như sự hoà hợp vợ chồng, như đôi chim câu liền cánh, như lá với cành, như hoa với quả.
    Ai muốn tách những lời trên kia ra khỏi giai điệu để thay lời khác vào, chắc chắn là bản trường ca sông Lô sẽ mất đi một nửa giá trị. Ngược lại, có ai viết nhạc khác cho bản ca khúc này, chắc chắn sẽ chẳng thể thành công như Văn Cao đã đạt tới một trong những thành tựu rực rỡ nhất của ông trong cả một đời tận tuỵ cống hiến cho thơ, cho nhạc, cho cả nền Hội hoạ của đất nước chúng ta.
    (Theo SKĐA)
    30.06.2003
  2. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
  3. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    NGÀY MÙA (1948)​
    Ngày mùa vui thôn trang,
    lúa reo như hát mừng.
    Lúa không lo giặc về
    khi mùa vàng thôn quê.
    Ngày mùa vui thôn xóm,
    đầy đồng giáo với gươm,
    súng tì tay anh đứng,
    em ngừng liềm trông sang.
    Lúa lúa vàng, đồng lúa bát ngát trời.
    Bao tay liềm từng nhánh lúa thơm rơi.
    Ngày vui quân du kích đứng im trông lúa dập dờn.
    Người người qua gánh lúa,
    nón nghiêng nghiêng cười ai
    Ngày mùa vui thôn trang,
    cũng như trên cánh đồng.
    Nhớ công ơn già Hồ,
    khi mùa vàng quê hương.
    Ngày mùa quân du kích
    đặt từng gánh trước sân,
    dân làng vui như tết,
    qua mùa này không lo.
    Gánh thóc vàng từng lớp lớp gánh về.
    Gánh thóc vàng từng sớm nắng trên đê.
    Ngày vui quân du kích đứng im trông lúa dập dờn
    rồi rời sang xóm khác, nhớ lúc ai nhìn theo.
    Download

    NGÀY MÙA - CA SĨ HỒNG NHUNG
    NGÀY MÙA - CA SĨ TRỌNG TẤN

    Được tuan_ngoc_pham sửa chữa / chuyển vào 18:10 ngày 14/12/2006
  4. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Thơ không vần
    Người dữ thì ta miễn có lành
    Làm chi đo đắn nhọc đua tranh
    Cửa vương nhện nhân vì nắng
    Thớt quyến ruồi ấy bởi tanh.

    Nguyễn Bình Khiêm
    Cuộc tranh luận về thơ có vần và thơ không có vần ở Việt Bắc đã diễn ra nặng nề. Cái nặng nề nhất là nó không chỉ là cuộc tranh luận giữa những tư tưởng thẩm mỹ khác nhau mà là sự răn đe của một quyền lực vô hình. Vết rạn nứt này, không biết đến bao giờ mới gắn hàn lại nổi? Đã hết những ngày đầu tươi ròng, đầm ấm.
    Văn Cao nhớ ngược về mười năm trước. Cái mà Văn Cao trình làng sớm nhất với giới nghệ thuật là văn xuôi. Vũ Bằng là người đã chọn in truyện ngắn của Văn Cao trên ?o tiểu thuyết thứ bảy?. Nhưng khi biết và đọc kỹ Nam Cao, Văn Cao hiểu biết rằng mình không nên tiếp xúc với văn xuôi nữa. Lao vào ca khúc, dẫu đã có một số thành công, ma lực gì vẫn buộc ông phải làm thơ. Sau bài Một đêm lạnh trên sông Huế, Văn Cao còn viết in tiếp Ai về Kinh Bắc, Đêm mưa, Đêm ngàn. Lại vẫn Vũ Bằng về sự công bằng. Dù không thân nhau được, Vũ Bằng vẫn nắc nỏm khen Suối mơ, mà nhất là câu ?o Đàn ai đùa trong khóm lá vàng tươi?. Vũ Bằng đã khen với ai đó như thế. ở bài Đêm ngàn, Văn Cao có một ám ảnh dịu mờ trong câu tóm được tinh thần sống của mình, của cả dân tộc trước ngày cách mạng.
    Văn Cao nhớ ngày làm Chiếc xe xác qua phường Da Lạc. Rời Hải Phòng lên Hà nội, chàng vẫn thấy cảnh chung nhau của đói rét, khốn cùng với sa đọa. Ô cầu Dền với xóm Da Lạc bốn mùa khai hội, từng đêm tiếng sênh phách reo cùng xiêm y rực rỡ, với chuỗi tiền cười lạnh lẽo. Giữa lúc đó, trong cái phờ phạc của mùa đông Hà nội, tiếng bánh lăn lọc cọc của chiếc xe chở xác. Ngọn đèn dầu đỏ loét lắc lư bên hông xe, soi thấp thoáng những cẳng chân, cẳng tay đen đúa thò ra dưới manh chiếu nát. Vòng xe trôi, trôi mãi chen lẫn vào trong tiếng nói cười, đàn ca hát hắt ra từ hai bên lề dâm đãng. Văn Cao đã từng đêm nhìn qua khuôn gác nhỏ, xóm Dạ Lạc mờ đục dưới ánh sáng bạc phếch của điện đường. Niềm xót thương dấy đọng trong tâm hồn vừa hiệp sĩ vừa nghệ sĩ của chàng. Và chàng đã viết:
    Ngã tư nghiên nghiêng đốm lửa
    Chập chờn áo hóa tà ma...

    Cái điệp âm ?o ngã tư nghiêng nghiêng? đã đưa bài thơ tới đích: ?o Khi gà đầu ô kêu?. Bài thơ đã được Xuân Diệu chọn in trên báo ?oTiền Phong? sau cách mạng. Và mới đây thôi, một đêm ở Phù Lưu Tranh, Văn Cao vừa ngâm cho Nguyễn Đình Thi và một người bạn họa sĩ nghe. Giọng ngâm làm cho bài thơ giống như một tiếng mảnh chai cạo vào lòng tre khô nghe rợn rợn. Nó thấm vào hồn ngườinhư từng giọt cường toan. Thi đã phải nhỏm dậy mà kêu: ?o giờ này mua rượu ở đâu?.
    Suốt trong cuộc kháng chiến, cho đến cuộc tranh luận này, Văn Cao mới chỉ trình diện một bài thơ. Đó là bài thơ Ngoại ô mùa đông 46. Bài thơ như tiếp nối phát triển từ câu cuối của bài Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc để nói về một Hà nội chiến đấu chống quân Pháp những ngày đầu kháng chiến, để rồi hy vọng: ?o Mùa xuân về giữa chiến hào xa?. Sự im lặng trong thơ luc này với Văn Cao không phải là không có lý do. ?o Thơ mới? đã làm xong nhiệm vụ chiếm thi đàn của thơ cũ. Nhưng diện quan tâm đến đời sống của nó quá hạn hẹp. Căn bản vẫn là ?o anh anh, em em?. Còn giọng thơ của kháng chiến hôm nay, không thể như thế được. Cuộc thăng hoa của những người từ nô lệ tới tự do phải có giọng điệu riêng của nó. Văn Cao còn nhớ y nguyên chàng đã cùng Nguyễn Đình Thi reo lên sung sướng trong chán tre chiến khu khi nhận được Nhớ máu của Trần Mai Ninh gửi ra từ cực Nam Trung Bộ. ?oơi cái gió Tuy Hòa - chuyên cần và phóng túng?. Đây cứ không phải là một giọng điệu nào khác nữa. Đây chính là giọng thơ kháng chiến. Cuộc chiến đấu hào hứng, lắm hy sinh và cũng nhiều nỗi niềm mạnh mẽ như chính sức sống của nó. Vần và nhạc tính nắm ở ngay trong chi tiết, ý tưởng của câu thơ. Lối gieo vần của ?o thơ mới? nếu không khéo sẽ chi làm sáo mòn, hỉ làm véo von giá trị đích thực của giọng thơ kháng chiến. Tuy nhiên không ai phủ định gieo vần. Nhưng nếu như không vần thì vẫn có quyền là bài thơ lắm chứ. Đó chính là một điều kiện tự do cho sáng tạo của nghệ sĩ. Tập thơ của Nguyễn Đình Thi vừa gửi nhà xuất bản, theo Hoàng Cầm nói là sẽ in ngay, là một dẫn chứng về sức cảm của xung quanh với loại thơ này. Và làm thơ không vần đâu hẳn là dễ như văn xuôi xuống dòng. Dù thế nào nó vẫn phải là thơ. Nó vẫn có hồn thơ sắp xếp nhịp điệu theo dòng tư tưởng chứ không tùy tiện. Sự giải phóng vần điệu làm cho câu thơ thoát khỏi những câu thúc. Nó còn làm cho trí tưởng tượng phong phú hơn. Nhưng đó là sự phong phú được nhất trí cao trong một hình ảnh, một tư tưởng, một cảm giác duy nhất, lớn lao, toàn thể. Cuộc chiến đấu có một đòi hỏi thực sự như thế. Nhưng ... nghe đâu, tập thơ của Thi sẽ phải chữa lại cho có vần.
    Văn Cao chợt buồn khi nghĩ lại thời gian mới đây. Ở liên khu 3, ngoài việc cùng anh em tổ chức ra một triển lãm tranh mà trong đó, Văn Cao có một bức sơn dầu Cây đàn đỏ. Triển lãm cũng có đôi bức tranh bị phê bình là buồn và cô đơn quá. Chàng họa sĩ đã phải bôi đen toàn bộ bức tranh sơn mài đi và biến thành bàn uống nước. Nghe tin có lệnh chuẩn bị chuyển cầm cự sang tổng phản công, Văn Cao viết ngay Tiến về Hà nội rồi đưa cho Bùi Xuân Phái, Tử Phác hát vang lên. Ngay lập tức cũng có ý kiến nói là ?o lạc quan tếu?. Nhưng dù sao, không khí văn nghệ ở liên khu 3 vẫn đang vui. Thế mà giữa 1949, Văn Cao nhận được chỉ thị lên Việt Bắc. Vợ chồng con thơ vội vã bồng bế nhau đi.
    Cuộc xuyên vùng địch lên chiến khu thật mạo hiểm. Không có một lực lượng nào bảo vệ. Chỉ có sự nhanh trí và số phận bảo vệ mình.
    Gia đình nhỏ bé của Văn Cao phải bám theo một đoàn buôn muối len lỏi qua vùng địch. Những dốc Linh, dốc Mác. Những đường đất dằng dặc và bất ngờ nguy nan. Cứ thế ngày qua ngày, lẫn trong đoàn buôn muối, gia đình Văn Cao cùng một người gánh đồ thuê ( vì Văn Cao yếu mà vợ thì bế thằng Thao) đã tới một con suối. Bên bờ kia đã lố nhố một bọn phục kích. Có tiếng hỏi vọng sang gay gắt:
    - Buôn vải đúng không?
    - Trong đoàn buôn muối có tiếng trả lời to
    - Không chúng tôi chỉ buôn muối thôi.
    Một thoáng im lặng. Hình như có sự thầm thì. Rồi lại cái giọng ấy:
    - Muối thì cho sang.
    Thế là cả đoàn buôn muối vội vã lao qua suối. Vừa sang chân bờ thì đoàn buôn vải tới đằng sau. Không kịp leo bên bờ cát đã nghe súng xối xả. Và những người buôn vải ngã xuống, máu loang nước suối. Gia đình Văn Cao cùng những người buôn muối bỏ chạy thục mạng. Người gánh thuê cũng vứt luôn đồ trở lại, Văn Cao ngơ ngẩn vì vừa thoát chết và cũng ngơ ngẩn vì mất hết bản thảo trong gánh đồ. May là không chết và cũng may là khi quay lại, còn tìm thấy gánh đồ. Nhưng những người buôn vải đã nằm lại bên bờ kia. Không thoát một ai. Thơ làm về chuyện này liệu có vần?
    Trận phục hôm ấy loáng nhanh tín lên chiến khu. Và bạn bè cầm chắc là Văn Cao chết.
    Vẫn còn nguyên hình ảnh Nguyễn Đình Thi chạy từ trên đồi xuống ôm chặt lấy Văn Cao, khi vợ chồng chẳng tìm thấy cơ quan: Nước mắt Thi ràn rụa. Nhưng vào bữa cơm thì thật xót xa. Văn Cao đâu nghĩ rằng chiến khu đói thế. Khi chàng vừa cầm môi định múc chút canh húp thì bị ngay một bàn tay chặn lại. Đó là món ăn duy nhất đang chờ ăn cùng cơm, không được dùng trước. Thoát chết đạn giữa đường, lại gặp kham khổ chiến khu. Và còn một cuộc tranh luận này nữa. Ai cũng muón mình đúng, mình phải, thì sao còn đoàn kết?
  5. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Trên đường kháng chiến
    Quân tử mới hay nơi xuất xứ
    Trượng phu cũng có chí anh hùng

    Nguyễn Bình Khiêm
    Đi xuống đơn vị bồ đội trực tiếp chiến đấu có thể gian khổ, có thể hy sinh, vẫn thanh thản hơn ngồi tranh luận. Sau những ngày gay gắt vừa qua, Văn Cao cùng bạn bè hành trình tới một đơn vị. Cảm động làm sao sau nhiều ngày xuyên rừng, sau nhiều năm xa đường quốc lộ được gặp lại. Hôm ấy, khi vượt một đoạn quốc lộ, Nguyễn Tuân đã quì hôn vào vết lốp xe ô tô.
    Đoàn văn nghệ sĩ đến với tiểu đoàn Lũng Vài trung đoàn 72 thuộc sư đoàn 308. Tiểu đoàn trưởng Thái Dũng nổi tiếng gan dạ chạy ra đón tận ngoài cửa rừng. Cũng như tiểu đoàn Phủ Thông, tiểu đoàn Lũng Vài mang tên mảnh đất mà đơn vị lập chiến công đầu tiên. Đây là đơn vị đầu tiên thực hiện lối đánh công đồn. Đánh công đồn, người lính ngoài sự mưu trí linh hoạt, không thể thiếu được sự chấp nhận hy sinh. Văn Cao nhanh chóng hiểu rõ điều này. Vì thế, âm nhạc viết về một đơn vị như thế, không thể vút lên như ?o chiến sỹ Việt nam?. Nó phải chứa được sự trầm hùng tâm trạng người lính.
    Chỉ sau ít ngày gần gũi với chiến sỹ, một chủ đề âm nhạc đã vang lên trong Văn Cao . Và để rõ sự giằng xé trong tâm trạng người lính hơn. Văn Cao tính đến việc dùng lời hát phức điệu cho một hành khúc mang đậm chất của ca khúc quần chúng. Hai hình thức đó tưởng loại trừ nhau thì ở hành khúc này, nó lại càng thống nhất để khắc họa đúng về một đơn vị như tiểu đoàn Lũng Vài. Và âm nhạc của hành khúc đã nhanh chóng được ghi ra bằng lời ca cô đọng, rắn rỏi:
    Lũng Vài - tiểu đoàn mang một truyền thống xung phong
    Đoàn quân vượt bao gian lao hy sinh...

    Lũng Vài - tiểu đoàn nằm trong chiến đấu thiêng liêng phá đồn
    Lửa hồn đoàn quân thiêu chảy biên cương...
    Tiểu đoàn Lũng Vài
    Là xương máu công đồn
    Ngàn đồn Pháp tan.

    Các văn nghệ sĩ đã hợp thành một tốp ca nam. Đó là Bằng Cao - nhạc sĩ Trần Ngọc Xương - nhạc sĩ Lưu Quang Thuận - nhà thơ Nguyễn Đình Thi ở bè cao. Còn bè trầm thì có : Văn Cao, Nguyễn Tuân, Đoàn Phú Tứ nhà thơ. Nguyễn Tuân dù quên cầm trống chầu và hát ca trù vẫn hăng hái tham gia. Tốp ca nam đã trân trọng trình bày hành khúc trước toàn đơn vị. Lần đầu tiên, giữa rừng rú hoang sơ Việt Bắc, một hành khúc khá hiện đại vang lên trên hai bè phức điệu.
    [​IMG]
    Từ trái sang: Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tuân, Văn Cao.​
    Ngày hôm sau, các văn nghệ sĩ tỏa vào các lán tập cho anh em chiến sĩ hát. Những người nông dân mặc áo lính lần đầu tiên đã làm một việc phi thường không kém gì đánh trận là tập hát đồng ca hành khúc với hai bè phức điệu này. Sự kiên nhẫn đã giúp họ vượt qua thử thách. Ngày xuất quân, hành khúc đã là hiệu lệnh, nhưng chứa chan yêu thương, Văn Cao cùng bạn bè tiếp tục đồng hành cùng những người lính tới nơi trận mạc.
    Đến bên hàng rào dây thép gai, tiểu đoàn trường Thái Dũng yêu cầu các văn nghệ sĩ ở lại. Còn toàn đơn vị tiến lên. Và lửa. Có tiếng nổ. Cả đồn Nà Han nghi ngút khói, hỗn loạn tiếng hô, tiếng hét. Chỉ ít thời gian, cả đồn đã trở thành một nấm mồ câm lặng. Tù binh lũ lượt ra hàng.
    Văn Cao và Nguyễn Tuân xông ngay vào đồn. Văn Cao thì thầm với Nguyễn Tuân: ?o Đạn nó tránh mình, chứ mình làm sao tránh được đạn?. Hai chàng nghệ sĩ lần mò, đi lại trong đồn và vớ được một chai sâm panh. Nguyễn Tuân cao hứng hẳn lên. Chàng cùng Văn Cao hát vang khắp sân đồn mừng chiến thắng. Nắp chai được bật nổ to. Tiếng nổ của thanh bình, của say sưa. Nhưng thật buồn, sau tiếng nổ là một mùi chua loét không thể bịt mũi được. Không biết chai sâm banh đã quá ?o đát? tới mức nào mà sặc sụa một mùi dấm.
    Niềm vui đúng chỉ là thoáng chốc. Dọc đường theo đoàn quân trở về, Văn Cao đã gặp những cáng thương binh. Đành rằng chiến đấu sao tránh khỏi hy sinh. Nhưng ai có thể cầm lòng trước những mất mát. Họ cụt lìa tay chân khỏi thân thể. Họ, trong số họ, dù đã kề bên cái chết, vẫn chung một ước nguyện làm sao được nghe tiếng nói của Bác Hồ, được nhìn thấy Người trong giây lát. Đó là hạnh phúc lớn lao nhất mà vì nó họ có thể sẵn sàng quên mình. Những sự thật đó đã ùa vào cảm xúc Văn Cao. Những hình ảnh cao thượng tượng trưng cho dân tộc Việt nam vinh quang và đau thương đã dần chín lên cảm xúc. Một giục giã về khúc ngợi ca đó. Song đến bây giờ thì... sẽ không ai ngăn nổi.
    Bài hát được viết ra gọn ghẽ ở hình thức hai đoạn. Một hình tượng lớn như núi, cao ngang mây của một tầm vóc mang chứa cả số phận dân tộc đã được dựng lên ngaykhi vào đầu khúc ngợi ca. Âm nhạc phải vút lên, đĩnh đạc. Văn Cao nghĩ thế và đã đưa ra.
    Người về đem tới ngày vui
    Mùa thu nắng có Ba Đình
    Với tiếng Người còn dịu dàng hơn tiếng đất trời.

    Rồi cũng lại âm nhạc thầm thì, lắng đọng những tinh túy của lịch sử, của cung bậc. Giai điệu lung linh, vờn lên huyền ảo:
    Người về mang tới xuân đời
    Từ đất nước cằn, từ bùn lầy, cả cuộc đời bừng lên.

    Và nhịp hành khúc đã tiếp liền như chính cuộc hành trình vững chĩ của dân tộc, của cuộc kháng chiến tới thắng lợi cuối cùng.
    Nhưng không phải là hành trình nào trên các nẻo đường kháng chiến cũng suôn sẻ. Có lần đến Bắc Cạn, Văn Cao đã bị thổ huyết. Những ngày nằm lại khi anh em, bạn bè vẫn tiếp tục lên hỏa tuyến, có một cảm giác nặng nề, hơi có cảm giác nhục hèn. Nhưng biết làm sao tránh được bệnh tật. ở Bắc Cạn thu đông 1947, Cụ Nguyễn Văn Tố đã bị bắt và bị bắn chết. ở Bắc Cạn thu đông 1947, khi quân Pháp nhảy dù hòn chụp gọn đầu não kháng chiến, đồng chí Trường Chinh đã phải chuẩn bị các khẩu hiệu để nếu có bị khui trúng hầm, thì chỉ còn cách vọt lên, hô vang khẩu hiệu và chấp nhận hy sinh. ở Bắc Cạn, trong những ngày nằm lại, Văn Cao không ngớt nghĩ về những đồng đội đã vĩnh viễn ra đi. Đó là Trần Mai Ninh khảng khái, bị giặc bắt, bị buộc vào sau xe díp kéo lê khắp thành phố Nha Trang. Đó là Trần Đăng bị phục trên đường chiến dịch.
    Đó là Nam Cao bị phục trên đường công tác. Đêm trước Nam Cao tâm sự vào địch hậu, là một đêm thật buồn. Nam Cao tâm sự nhiều với Văn Cao như linh cảm trước một điều gì. Và thật sự đã là như thế. Rồi Hoàng Lộc với kỷ niệm ở căn nhà phố Huế tụ quần anh em. Còn biết bao người khác rơi rớt trên dọc đường kháng chiến. Vì quá nhiều lý do riêng biệt, họ đã phải bỏ kháng chiến trở về với đô thị bị chiếm đóng. Một trong những người ấy, Văn Cao thấy buồn khôn tả là Phạm Duy. Duy là người du ca đầu tiên gieo rắc nhạc phẩm của Văn Cao trên khắp xứ sở này. Bước vào kháng chiến, ông thực sự tìm thấy tiếng nói chân thực của chiến tranh nhân dân bằng hàng loạt các ca khúc: Về miền Trung, Bà mẹ Gio Linh, Bao giờ anh lấy được đồn Tây...
    Hoạt động suốt khu bốn, Duy lại lên Việt Bắc cùng tham gia biểu diễn. Việc Duy ?o dinh tê? vừa khó hiểu, vừa gây những nhiễu loạn trong dư luận. Không phải là không để lại những hoang mang cho nhiều người ở lại. Vì sự thực, Duy đã đứng sang hẳn một chiến tuyến đối đầu với kháng chiến. Đôi khi, ở đâu đó, thoáng nghe Bao giờ anh lấy được đồn Tây được hát lại với tiêu đề Quê nghèo và với một lời ca khác. Văn Cao vừa day dứt vừa tiếc cho một tài năng thực sự như Duy . Nhưng biết làm sao được.
    Nguồn
    Văn Cao - Người đi dọc biển, Nguyễn Thụy Kha.

  6. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
  7. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Lạnh từ xứ tuyết
    Ngựa phi chắc có lỗi quay cố...
    Nguyễn Bình Khiêm
    Những ngày ở Liên Xô đã lùi lại phía sau. Nhưng cảm giác lạnh của xứ tuyết vẫn còn đầy ám ảnh.
    Được chọn đi thăm Liên Xô trong phái đoàn của ông Trần Huy Liệu. Văn Cao lần đầu tiên xuất ngoại, lần đầu tiên mở mắt nhìn ra thế giới của chủ nghĩa xã hội - một lý tưởng mà chàng tôn thờ, đeo đuổi suốt tuổi trẻ. Đã tới tuổi ?o nhi lập?. Dù sao đối với Văn Cao, việc nổi tiếng đã đến quá sớm. Nhưng còn biết bao ngổn ngang trăn trở.
    Ngay sau cách mạng tháng tám thành công, cái chết đầy bí hiểm của Vũ Quý - người giác ngộ chàng, dẫn dắt chàng vào con đường cách mạng cho hiệp sĩ nhận ra lờ mờ một cái gì đó rất khó nói, trong khi lý tưởng đang đầyắp, sáng láng trong con tim khối óc chàng. Cách mạng đã cho chàng gặp biết bao người tốt. Nhưng không phải ai tham gia cách mạng đều đã tốt như lý tưởng. Nhiều động cơ ca nhân đã tự nhiên thấm và cơ thể cách mạng. Và nó đã bắt đầu mưng tấy ở đâu đó.
    Luyến nhớ biết bao những ngày đầu vô tư. Đấy là những đêm mùa đông lạnh giá đầy không gian, nhưng lòng người ấm áp. Từng gương mặt thân quen ngồi quanh đống lửa. Mùi sắn nướng thơm phức. Còn nguyên cái giọng Huế dễ nghe khi Tố Hữu đọc
    Bầm ơi! Bà bú nằm ổ chuối khô...
    Còn nguyên nụ cười hóm hỉnh của Nguyên Hồng khi đọc tếu câu thơ:
    ?o Phú Thọ anh ôm thằng củ lẳng - Bắc Giang em giữ cái trai he?.
    Rồi những đoạn công tác cùng Tố Hữu hát vang: ?o Ta mơ trần gian lúc san bằng hết biên thùy...? Và Tố Hữu đã cười vang sảng khoái ?ophê? chàng là mơ tưởng hão, lạc quan tếu. Phê nhưng là chân tình, trong lòng vẫn đầy quý mến nhau. Rồi... và rồi. Nhưng khi Văn Cao yêu cầu đừng bắt văn nghệ sĩ phải tập trung làm việc như hành chính thì sự thể đã bắt đầu khang khác. Câu nói hình tượng của chàng đã làm tổn thương những gì tốt đẹp trước đó. Mà làm sao Văn Cao không khôn khéo giữ được như người khác, cứ nói tuột ra: ?o nên thả cá giống ra ngoài ao. Đừng nuôi nó trong chậu thau, lại còn lấy rơm úp nữa thì làm sao sinh sản được.? Những tiếng kẻng tập hợp do chính Tố Hữu tự tay gõ lên vẫn vang lên ở góc rừng chiến khu.
    Sang Liên Xô, tận mắt nhìn thấy, tiếp xúc với ?o thành trì của chủ nghĩaxã hội?, ?o thiên đường của loài người?, Văn Cao mới vỡ lẽ ra nhiều. Lý tưởng thì thật đẹp. Nhưng để thành hiện thực đâu dễ. Bao nhiêu năm cách mạng tháng mười, cái bên trong vẫn còn đầy gian khó. Gặp gỡ những nghệ sĩ Xô Viết, Văn Cao cũng thấy họ chẳng khác gì mình. Vẫn chỉ là những người chăm chăm sáng tác phục vụ cho một đường lối, một chủ trương nào đó. Không khí khủng bố văn nghệ sĩ ở thời Stalin thật là đáng sợ. Biết bao văn nghệ sĩ, những tri thức đã bị đưa đi đày, đưa đi biệt tích, và trục xuất ra nước ngoài. Thơ Mai - a đang tràn đầy vào chiến khu Việt Bắc. Còn ở Liên Xô, Mai - a phải tự kết thúc những ngày đầu yêu lý tưởng đến cuồng bằng cái chết.
    Dù rằng bài Làng tôi đã được chọn dịch ra tiếng Nga và được xem là những bài hát được ưa thích trên thế giới, Văn Cao vẫn thấy lòng ít vui. Một cái gì lành lạnh cứ hun hút trong tư tưởng như ngọn gió mùa tuyết. Những bông tuyết vẫn đâu đây đậu xuống từng ý nghĩ làm tê tái ở nhiều thời khác.
    Cuộc kháng chiến đã tới hồi quyết liệt nhất. Cả nước tập trung lên Tây Bắc, dồn sức cho Điện Biên Phủ. ở hậu phương bắt đầu dấy lên phong trào cải cách ruộng đất. Những nỗ lực xen kẽ bạo lực đẩy con người vào vòng xoáy phức tạp, không dễ gì gỡ ra, nhìn nhận cho hết được.
    Nguyễn Đình Thi, Đỗ Nhuận theo bộ đội đi chiến dịch. Hằng loạt các sáng tác của công - nông - binh ở các thể loại với hơi thở mạnh của đời sống hình như đã lấn át được ý nghĩ của các nghệ sĩ chuyên nghiệp. Hình như, dòng chảy âm nhạc trong Văn Cao đã cạn dần sau những cơn lũ lớn. Làm thơ thì dường như tắc ứ sau cuộc tranh luận. Văn Cao nghĩ đến họa. Và thế là cái nhìn trầm tĩnh suốt cuộc chiến tranh và đã được Văn Cao chuyển dần lên khung vải.
    Bức sơn dầu không lớn nhưng nhờ sử dụng lối vẽ lập thể nên xem ra có vẻ bề thế và đồ sộ. Một cậu bé thổi sáo bằng hai cái mồm, một cái được vẽ từ cách nhìn thẳng và một cái được vẽ vằng cách nhìn nghiêng. Đằng sau cậu bé, trên cái nền là đông nghịt những con người trong một tiết tấu đầy chuyển động của nhịp chiến tranh.
    Nó đã được treo cho nhiều người xem và dĩ nhiên là đã nhận được nhiều lời phê phán gay gắt. Người ta không thể hiểu nổi làm sao một cậu bé thổi sáo lại dị dạng đến nỗi có hai cái mồm. Đây là trò chơi khó hiểu nhuốm màu tư tưởng của giai cấp tư sản chăng? Hay là cuộc đánh đổ, khinh thị những người thuộc ?o giai cấp cơ bản? không hiểu biết gì nghệ thuật? Lại thêm một tham số nữa cho những người lãnh đạo văn nghệ có đủ chứng cứ nhìn thẳng bằng ?o cặp mắt chính trị? những điều mà họ cho là ?o lệch lạc về quan điểm? ở Văn Cao.
    Cái lạnh càng âm ỉ làm buốt giá Văn Cao. Chàng thấy mình có cái gì đó cũng giống như Dương Bích Liên. Ôi! Giá cứ ngùn ngụt lên, bi uất nhiều như Nguyễn Sáng để có được Giặc đốt làng tôi, Kết nạp Đảng trong chiến hào. Giữa nhiều hoang mang ấy, một tin buồn ập đến khiến Văn Cao thấy có thể không đứng vững nổi nữa. Đó là tin Tô Ngọc Vân hi sinh trên đường công tác ngay sau chiến dịch Điện Biên Phủ.
  8. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
  9. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Tiến về Hà Nội ​
    Cố nhạc sĩ Văn Cao, trong những dòng hồi ức sau đây, đã kể về những năm tháng từ Việt Bắc tới Hà Nội. Với những tình cảm, mơ ước của chính mình, ông đã viết nên "Tiến về Hà Nội" vừa hùng tráng, vừa trữ tình...
    [​IMG]
    Trùng trùng quân đi như sóng​
    Hồi cuối năm 1948, tôi được lệnh của trên điều về công tác tại Chi hội Văn nghệ Liên khu 3. Cùng đi với tôi có Nguyễn Đình Thi và Tô Ngọc Vân. Vì hoàn cảnh chiến tranh lúc đó là "thời kỳ cầm cự", có thể chiến tranh kéo dài không biết đến bao giờ, tôi đã mang theo vợ con vượt đường số 6, đi bộ gần một tháng mới về đến "chợ Đại" thuộc Liên khu 3. Con trai mới được tám tháng, tôi phải địu con giúp vợ vì vợ tôi phải gánh đồ đạc, quần áo tư trang. Dọc đường ngày đi đêm cũng đi, khi gần đến bốt địch canh ven đường số 6, đoàn chúng tôi phải cải trang là những người gánh muối (những lái buôn muối). Để đi thoát mắt địch chúng tôi phải lội qua suối từ bốn giờ sáng, im ắng không được ho không được nói, ngậm tăm mà đi. Nếu có tiếng súng bắn từ đồn địch ra thì phải trú vào bụi lau, lúc đó bụi lau rất rậm, ngập đầu người. Các anh Tô Ngọc Vân và Nguyễn Đình Thi đã giúp cõng cháu Thao con tôi khi đi đường vì tôi mới ra viện vẫn còn sốt rét chưa dứt cơn. Chặng đường đi rất dài. Chúng tôi đã phải leo qua "dốc Linh", dốc Mác và qua nhiều đồn bốt địch mới về được tới chợ Đại.
    Khi về tới chợ Đại, chúng tôi phải đến gặp ngay đồng chí Lương Xuân Nhị và đồng chí Tử Phác, lúc đó là cán bộ lãnh đạo Chi hội Văn nghệ Liên khu 3. Riêng về nhiệm vụ công tác của tôi là phải sáng tác một bài hát cho Hà Nội. Tôi còn nhớ trong một buổi họp chi bộ ở Liên khu 3, tôi đã hứa với các đồng chí Khuất Duy Tiến và đồng chí Lê Quang Đạo là tôi sẽ viết một ca khúc về Hà Nội. Tối hôm ấy, tôi đã cùng ăn cơm với anh Lê Quang Đạo. Anh Đạo đã nắm chặt tay tôi và nói: "Những ca khúc của cậu đã làm tôi rất xúc động. Nhất là bài Làng tôi và bài Trường ca Sông Lô. Nét nhạc và lời ca thơ mộng lắm! Làm mình rất nhớ Việt Bắc. Dù sao thì chất lãng mạn của cậu vẫn không thay đổi. Riêng bài sông Lô có đoạn như "Đoàn quân thời chinh chiến ca rằng: Đây Vôn-ga, đây Dương Tử, đây sông Lô, đây sóng căm hờn vút cao...". Không những lời ca hay mà nét nhạc lại rất du dương và hùng tráng nữa chứ! Vậy nếu cậu yêu Hà Nội nhớ Hà Nội thì hãy sáng tác cho Hà Nội một bài hát vừa hùng tráng vừa trữ tình nhé!". Khi anh Đạo tiễn tôi ra về, anh đã khoác tay tôi đi trên đường làng một quãng dài, anh thủ thỉ nói với tôi "Khẩu hiệu của Trung ương là tất cả cho tổng phản công nhưng nếu có một bài hát cho Hà Nội đầy tình cảm cũng là mơ ước của những người dân thủ đô đấy".
    Đêm hôm ấy tôi ra về, đi dọc đường làng trăng sáng lung linh bên những bụi tre xanh và những nét nhạc đầu tiên của bài "Tiến về Hà Nội" đã đến với tôi, "Trùng trùng quân đi như sóng. Lớp lớp đoàn quân tiến về..."
    [​IMG]
    Lớp lớp đoàn quân tiến về​
    Chỉ hai tuần lễ sau đó, tôi đã viết xong ca khúc "Tiến về Hà Nội", khi ấy là mùa xuân 1949. Bài hát "Tiến về Hà Nội" của tôi đã được anh Khuất Duy Tiến cho in vào tờ báo Thủ đô hồi ấy.
    Trong những kỷ niệm của tôi khi làm báo Thủ đô, tôi nhớ nhất là nụ cười rất hồn hậu của anh Lê Quang Đạo khi ngồi nghe tôi và các bạn tôi hát bài "Tiến về Hà Nội".
    Nhạc sĩ VĂN CAO
    (Trích trong cuốn "Lê Quang Đạo" ?" XB Quân đội Nhân dân)
    Link các ảnh trong bài:
    http://www8.ttvnol.com/forum/gdqp/851624.ttvn

  10. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Tiến về Hà nội
    Trái nỗi gian nguy đã mấy phen...
    Nguyễn Bình Khiêm
    Muôn cuộc hành trình qua chín năm trường kỳ kháng chiến đã dồn tụ về Hà nội trong ngày 10.10.1954. Cờ, hoa, khóc, cười, reo lên, ngất đi. Ba mươi sáu phố phường trầm mặc như mở tung ***g ngực đón gió giải phóng ùa về từ chiến khu. Những tên lính pháp cuối cùng đã rút qua cầu Long Biên đi về phía biển Hải Phòng. Ở đó là vùng 300 ngày.
    [​IMG]
    Đường Đinh Tiên Hoàng ngày 10-10-1954​
    Tất cả nhịp điệu, không khí dường như không hề khác với bài hành khúc Tiến về Hà nội mà Văn Cao đã viết ở chợ Đại mùa thu năm 1948.
    Trùng trùng quân đi như sóng
    Lớp lớp đàn quân tiến về
    Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng
    Cờ ngàynào tung bay trên phố

    Bây giờ những giai điệu ?o lạc quan tếu? khi xưa đã trở thành hiện thực, đã trở thành bài hát, thành sức sống hôm nay.
    Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiền về
    Như đài hoa đón mừng nở năm cánh chào chảy dòng sương sớm lonh lanh
    Chúng ta ươm lại hoa
    Sắc hương phai ngày xa
    Ôi phố phường Hà nội xưa yêu dấu

    Nghẹn ngào quá, sung sướng quá. Nước mắt cứ dàn dụa, Hà nội tuy không phải là quê hương nhưng đã gắn bó với ta cùng bao kỷ niệm. Kỷ niệm ở Hà nội của Văn Cao là kỷ niệm sáng tạo, kỷ niệm cách mạng.
    Những bông hoa ngày mai
    Đón tương lai vào tay
    Những xuân đời mỉm cười vui hát lên.

    Tràn ngập những đại lộ thênh thang những người là người Dân và lính. Cũ và mới. Nhưng tất cả đều rực rỡ lên ánh sáng của một bình minh. Ai mà không thấy mình trẻ lại trong giây phút này.

    [​IMG]
    Khi đoàn quân tiến về là đêm tan dần
    Như mùa xuân xuống cành đường nghe gió về
    Hà nội bừng ?o tiến quân ca?​
    Văn Cao mỉm cười. Biết đâu cái khó của lời ca chính là ở câu kết này đây. Nghĩ cũng hơi vô duyên. Ai lại tự mình ca ngợi mình như thế. Song Tiến quân ca dù là do chàng làm ra thì từ năm 1945, nó đã là của cả dân tộc. Người ta có thể quên viên đạn đại úy công binh làm ra bài Macxâye, nhưng nước Pháp không bao giờ quên hát quốc ca của họ. Song mọi lý luận rất hợp lệ này đều thua sự tị hiềm.
    Nghĩ cũng lạ. Gọi là ?ocầm đèn chạy trước ô - tô?, lạc quan tếu cũng được. Nói là nghệ thuật có tính dự báo thì chắc cũng chẳng ai chê sai. Vấn đề là giữa những người đại diện cho quyền lực nhìn nhận ra sao. Văn Cao nhớ đến Không quân Việt nam và Hải quân Việt nam. Hòa bình rồi, lẽ nào quân đội Việt nam không có hai quân chủng này. Rồi đến lúc hiện thực sẽ lại xảy ra như thế.
    Còn hôm nay, trong niềm vui tràn ngập của ngày giải phóng, chính từ đáy lòng Văn Cao còn biết bao trăn trở. Chàng biết vết rạn nứt càng to ra. Đã xen vào giữa người tử tế là những kẻ cơ hội. Đau đớn nhất là chúng - những kẻ không phải của chúng ta lại vẫn đang đoàng hoàng đứng trong hàng ngũ chúng ta. Đứng vững và có quyền lực nữa. Thế mới khó khăn.
    Nhiều bạn bè xưa kia đã vội bước qua giới tuyến. Tổng tuyển cử, không biết điều đó xảy ra sau hai năm không? Khó lắm, bây giờ dù sao cũng đang còn vùng 300 ngày. Nhưng đã từ lâu, Văn Cao không bao giờ có ý phản lại ý tưởng của mình đã tôn thờ, theo đuổi, phấn đấu. Tuy nhiên, phải đấu tranh để giữ lấy sự sạch sẽ, sự sáng sủa và sự cao thượng của nó. Đâu đó giữa nhiều tiếng khóc vui mừng, đã nức nở những tiếng khóc đau đớn, những tiếng khóc oan khuất. Mặt trận bây giờ không bày ra trên đất đai mà ở ngay trong cuộc sống, ngay trong từng người.
    Sau những ngày đầu trở về Hà nội, việc Văn Cao tính đến đầu tiên là phải có một căn nhà riêng - một tổ ấm. Sau khi sinh thằng Thao ở chiến khu, vợ chàng lại sinh thêm cho chàng một cậu con trai nữa - thằng Bằng. Cái tổ ấm sẽ định vị ở đâu?
    Văn Cao nghĩ đến căn gác cũ số 171 phố Mông - grăng. Bây giò thì phố đã đổi tên phố Nguyễn Thượng Hiền, số 45. Nhưng hình như không tìm nổi được ỏ đó một chỗ nào vừa hợp ý, vừa hợp túi tiền. Và như một vô thức, Văn Cao đã chọn căn gác ở số nhà 108 phố Yết Kiêu. ở đây chỉ đi mấy bước là càng có thể nhìn thấy căn gác xưa, nơi ngồi viết Tiến quân ca. ở đây, chỉ ngược mấy nàh là chàng có thể bước vào thế giới hội họa của Tô Ngọc Vân. Căn nhà được người bạn kiến trúc sư thiết kế để dành cho họa sĩ thật độc đáo. Nhưng người họa sĩ - nhà quốc họa đã không trở về nữa. Ông mãi mãi nằm lại ở cột mốc chót trước lúc hành tình kháng chiến kết thúc. Ông Vân đã mất. Nhưng thế giới hội họa của ông thì còn mãi. Nhờ sự tự quên mình của ông, một lớp họa sĩ mà người ta thường gọi là ?o lớp kháng chiến? đã trưởng thành. Trong kháng chiến, ông còn tổ chức được cho những học sinh mỹ thuật Đông Dương đang học dở thì đứt đoạn vì chiến tranh, thi tốt nghiệp. Đấy là nưhngx Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên v.v...
    Văn Cao không ngờ mình đã gắn bó với con số 108, với cái không gian này như phần kết của định mệnh, không thể nào tách bộ. Sau những bài hát đầu tiên, ở Văn Cao hình như không chỉ là sự cộng lại của tam thiên, tứ địa. Nó mang cả cuộc vuông tròn của vũ trụ bao la. Nó gắn cả thể Văn Cao trong mối quan hệ thiên - địa - nhân. Rồi bỏ cái xoắn xuýt ban đầu với đám đông, Văn Cao không cô đơn giữa ồn ào xung quanh. Thế sáng tạo của chàng là thế dao động giữa cá nhân và đám đông, giữa đơn vị và toàn thể, giữa 1 và 108. Có thể coi số 108 như một cái gì toàn vẹn trong cấu trúc mà nó được tạo ra 1 - tức là nhất nguyên. Căn nhà như đã ?o an bài? số phận ông như một hạt 108 của chuỗi hạt Phật từ bi.
    Nguồn
    Văn Cao - Người đi dọc biển, Nguyễn Thụy Kha.
    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 20:22 ngày 28/11/2006

Chia sẻ trang này