1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn Cao - Giấc mơ một đời người. Bài mới: Văn Cao - Một tinh cầu giá lạnh

Chủ đề trong 'Bắc Âu' bởi boxwehn, 27/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    SÔNG LÔ NGÀY TÁI NGỘ

    Nguyễn Hà​
    Câu châm ngôn: ?oKhông ai tắm hai lần ở một dòng sông? là của nước nào? Chẳng nhớ. Về ý nghĩa triết học của nó có khi là đúng. Nhưng trong trường hợp cụ thể của nhạc sĩ Văn Cao với dòng sông Lô lịch sử, thì định lý ấy đã hơn một lần vô nghiệm?
    Thành phố Việt Trì (Vĩnh Phúc) cái ao nước Việt, mảnh đất mang đầy truyền thuyết, bảy kilômét kế cận với Đền Hùng, kinh đô đầu tiên của nước Văn Lang - cũng là một trong ba thành phố công nghiệp trẻ đầu tiên của Nhà nước CHXHCN Việt Nam dựng nên, bước vào tuổi ba mươi: 4/6/1962-4/6/1992.
    Trong mớ công việc bộn bề chuẩn bị cho ngày lễ kỷ niệm trang trọng mang nhiều ý nghĩa lịch sử này, ?oThành phố tam thập nhi lập? muốn có một bộ phim tư liệu nghệ thuật để ghi lại bước trưởng thành của mình. Ý nguyện đó được Trung tâm nghe nhìn Việt Nam đảm trách giúp đỡ, với bộ ba tác giả có bề dày năm tháng gắn bó cùng vùng đất đai giữa ngã ba sông đỉnh của tam giác châu thổ Sông Hồng: kịch bản nhà văn Khánh Hoìa, đạo diễn Nguyễn Hinh Anh và tôi, Nguyễn Hà, làm thơ viết lời bình.
    Trước ngày bấm máy, một trong những điều toan tính của cả ba chúng tôi sẽ đưa lên màn ảnh nhỏ trình với nhân dân cả nước, là hình ảnh lấp lánh của hai con sông lừng danh trong cuộc trường chinh thứ nhất thời hiện đại của toàn dân tộc. Hai con sông phát tích từ đâu? Chảy qua những đâu? Không cần biết. Trong mắt chúng tôi, hai con sông kia là Việt Trì, ấy là dòng sông Thao với dòng Lô, nơi hợp lưu dòng biếc với hòn đảo, hai cánh tay mềm mại mà khoẻ chắc đã ôm thành phố gọn trong lòng. Mà hai dòng sông nổi tiếng vì đâu ? Ngoài tự thân ra, còn vì nhờ hai ca khúc "Trường ca sông Lô? của Văn Cao và ?oDu kích sông Thao? của Đỗ Nhuận. Tiếc thay, Đỗ Nhuận đã ra đi mãi mãi không chờ được đến hôm nay. Vì vậy, người còn lại, nỗi mong tha thiết của chúng tôi, là đón được nhạc sĩ Văn Cao tái ngộ dòng sông đã chiếm nửa hồn ông, chiếm nửa đời ông, để dựng hình ông trên những ?obãi dài ngôlau? bên bờ dòng biếc ấy, nhằm lưu dấu cho đời một nhân vật làm ra khúc hát hào hùng?
    Điều quan ngại nhất, sức khoẻ của ông quá kém. Tuổi tuy mới bẩy mươi, nhưng trong mình ông chứa đầy bệnh tạt đã thành mãn tính. Một đốt xương sống bị gãy. Tim, gan, bao tử đều có chuyện. Huyết áp trồi trụt vô thường, Oái ăm, muốn bồi dưỡng thì ông lại biếng ăn. Ngày chỉ hai chén súp nhỏ hoặc vài ly sữa. Sức khoẻ duy nhất được duy trì chủ yếu bằng mỗi bữa vài ba ly rượu tăm trong vắt. Cũng như Nguyễn Tuân xưa kia, ông bảo ?ođấy là tinh của gạo?. Cái ?otinh gạo? đã nhiều phen toan dứt ông ra khỏi cuộc đời này. Song kỳ quặc, cũng chính là nó, đang cầm giữ ông đến tận hôm nay.
    Biết là tôi có quen ông, thành phố và tổ làm phim cử tôi về mời. Chiều Hà Nội đang cữ xuân mưa dai dẳng. Bước hết bậc cầu thang nhà 108 Yết Kiêu, ghé mắt nhòm qua khuôn cửa kính, nơi chiếc đi văng ông vẫn ngồi tiếp khách mà tôi càng e ngại. Bởi vì thấy ông nằm, có nghĩa là ông không được khoẻ. Sau ba tiếng gõ nhẹ vào cánh cửa. Bà Thuý Băng (vợ ông) ra đón tôi vào, khuôn cửa gỗ cũ kỹ sau lưng tôi được khép lại ngay lập tức. Từ trong tấm mền đắp kín chỉ để hở khuôn mặt, ông xin lỗi và cười với tôi bằng hai đốm mắt sáng lóng lánh. Và chỉ đến khi biết rõ ý đồ cuộc viếng thăm bất chợt của tôi, ông mới thò tay trái ra rút ở ngăn sách cạnh người, đưa cho tôi một cánh thiệp gấp đôi giấy cứng rất sang trọng in 5 màu từ Pháp. Trang trước là khuôn tranh thu nhỏ bức sơn dầu siêu thực của hoạ sĩ Lê Bá Đảng, trang sau là lời mời anh chị Văn Cao vào Quảng Trị dự khai mạc phòng tranh đưa từ Pari về. Kèm theo thiếp mời là hai tấm vé máy bay. Hôm tôi đến là chiều thứ bảy 21-3-1992 mà thiếp mời của anh Đảng là 24-3-1992. Vậy mà ngày tôi muốn ông trở lại sông Lô lại là chủ nhật 22 và 23-3-1992. Thất bại đã cầm chắc trong lòng. Tuy nhiên tôi vẫn gợi:
    - Anh Văn Cao ạ! Trước khi về đây, tôi chỉ có một nỗi lo là sức khoẻ của riêng anh. Bây giờ tôi có thêm băn khoăn thứ hai là cánh thiệp và hai tấm vé máy bay này. Trước hai ?otrở lực? ấy có thể là tôi ?obất lực?. Nhưng không lẽ dòng sông Lô xanh biếc kia đã hết duyên với anh tự lúc nào? Sau bốn mươi nhăm năm chia tay, anh đã trở về với ?ocon sông xanh bè bạn? ấy được mấy lần rồi?
    Tôi nói những lời này, dường như là có ai xui. Vì thường ngày vợ tôi vẫn chê là tôi nói năng rất vụng. Không ngờ, sau câu nói của tôi, bà Thuý Băng bỗng hết hồn, vì thấy ông định nhổm người ngồi ngay dậy. Tôi cũng phải nhào tới đỡ lấy lưng ông. Yên vị rồi nhìn kỹ lại, tôi thấy dường như trong khoé mắt nhìn đăm đắm của ông ứa hai dòng nước? Ông thân mật bảo: ?oTao đi!?
    Ôi, hoá ra, cao hơn cả tình người, con sông xưa đối với ông vẫn còn là một lời mời gọi diết da? Và nhờ đó, trong vòng quay bánh xe hơi lăn chầm chậm (Không dám di nhanh sợ sóc làm đau cột sống của ông) rời Hà Nội, tôi mới biết được cặn kẽ, qua lời kể của tác giả, hoàn cảnh ra đời của ?obản giao hưởng thơ? đã nửa non thế kỷ nay vẫn còn cuộn sóng trong mọi hồn người.
    Mùa đông năm 1947, lời Văn Cao tự bạch - tôi từ Vĩnh Yên lên, đi ngược triền sông, quân dân ta vừa thắng một trận lẫy lừng, để đến Phan Lương, tìm nơi gia đình tôi tản cư. Từ xã Minh Hà (Việt Trì) đến bến Then, đối ngạn cùng Lập Thạch, dưới gót chân tôi, nhiều làng xóm còn nghi ngút khói giặc đốt làng. Ruột trâu, ruột lợn còn vương đầy mặt đất do chúng quăng vứt lại. Đi ngược chiều tôi, từng đoàn dân binh trở về thu dọn xóm thôn sau cơn tàn phá? Trước con sông từng ?oThu ru bến sóng vang, từng nhà mờ biếc chìm một màu khỏi thu? ngày nào trong mắt tôi, giờ trở nên? ?ocháy bờ lau thưa, đã tàn thôn trang??. Tự nhiên, cảm xúc âm nhạc cứ dồn dập cuộn réo trong lòng tôi như sóng dưới mặt sông, như gió trên đôi bờ ngô, mía. Và dòng cảm xúc mãnh liệt ấy cứ dâng trào mãi? trong bước đi của tôi theo vết những người thân chạy giặc. Cho đến khi về đến thị xã Phú Thọ, thì ca khúc đã được viết xong ở trong đầu.
    Những đêm rừng Phú Thọ tiếp theo, tôi mượn được cây măngđôlin, là chỉ còn mỗi việc ghi thành nốt nhạc, với ý thức làm thành một ?oBản giao hưởng thơ nhạc? (Forme poème symphonique) bốn khúc biến tấu. Nhưng những ngày đầu kháng chiến còn nhiều chập chững, thiếu thốn và gian khổ ấy, tôi chỉ dám đặt cho tác phẩm của mình một cái tít thật khiêm tốn: bản trường ca.
    Kể từ ngày ấy, tôi lăn lộn với phong trào cứu nước của toàn dân suốt từ mạn Hạ Hoà, tới vùng rừng Tây Bắc, cho đến chiến dịch Điện Biên Phủ? Rồi trở về thủ đô Hà Nội.
    Sau bốn mươi nhăm năm, tiếng sóng sông Lô qua nhạc khúc của tôi, đã từng vang trên sóng nhạc thời gian nhiều nước, tôi vẫn không có dịp may trở lại thăm dòng sông cũ, vì vận hạn, vì bận rộn, vì bệnh tật, vì biết bao trở ngại vô hình và hữu hình. Nhưng quên? thì có lẽ nào?
    Do đó, khi anh - nhạc sĩ chỉ vào tôi - như thay con sông nói những lời dường hàm ý trách móc, tôi bỗng không kìm được, ứa hai hàng nước mắt và quyết định bất chấp hết thảy, ta phải về với nó. Biết đâu chẳng là lần cuối, tôi với dòng sông của tôi tái ngộ một phen! Tôi cũng từng thầm nghĩ không dại dột rằng:
    Nếu như lần gặp lại này, dù có phải nằm xuống vĩnh viễn ngay bên bờ biêng biếc ngô lau kia, cũng là một cách để tạ ơn dòng sông tri kỷ?!
    Nhưng mà may cho tổ làm phim chúng tôi. Gió sông và rượu rởm Việt Trì, chỉ làm phiền ông được có nửa ngày. Số là sớm hôm đưa ông ra bờ sông để ghi hình, bà Thuý Băng đã chuẩn bị mũ áo cho ông thật cẩn thận. Nhưng đến lúc quay, ông tự lột bỏ chiếc mũ nhung ra, bảo để mái tóc bay cho đẹp. Thêm nữa, vì vội vã, lúc xuống xe để đi quay phim, chai rượu nếp tăm 50 độ mạnh, chúng tôi chuẩn bị đem từ Hà Nội để ông dùng, lại bỏ quên trong phòng nghỉ ở khách sạn, nên đến bờ sông phải mua tạm vài ly ở quán hàng nơi đầu bến, là thứ rượu lạ, nhẹ độ.
    Thế là có chuyện. Gió lạ và rượu lạ đã làm tụt huyết áp trong ông 80-55. Bác sĩ thành phố phải một phen vất vả. Rồi hôm sau nữa trên đường về, chúng tôi còn phải làm phiền cơ quan thị uỷ Vĩnh Yên. Vì bỗng dưng huyết áp của ông lại vút l ên tới 190-120. May mà gặp bác sĩ Sinh ở bệnh viện Việt Xô Hà Nội, lên kiểm tra sức khoẻ cho các bậc lão thành ở khu nhà nghỉ trung ương (Thị xã Vĩnh Yên), được tin Thị uỷ báo, anh Sinh cùng một số y sĩ xuống ngay với đầy đủ máy móc hiện đại, thuốc men tốt kịp thời xử lý. Bốn giờ chiều hôm đó, chúng tôi mới trả lại được ông an toàn cho các con ông.
    Nguồn
    Văn Cao - Cuộc đời và tác phẩm, Lữ Huy Nguyên tuyển chọn. NXB Văn Học, 1998.

    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 21:12 ngày 30/11/2006
  2. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Một đêm đàn lạnh trên sông Huế
    Tôn Nữ Hương Trà​
    Văn Cao đến với Huế từ những năm 40 và đã qua nhiều đêm trên sông Hương. Ông không gọi sông Hương như tên gọi và gọi là "sông Huế".
    Một đêm đàn lạnh trên sông Huế
    Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh

    Cách gọi thật độc đáo và gây ấn tượng. Ðã có người Huế, giọng Huế, ca Huế, nón Huế thì sao không gọi là sông Huế? Ở đó, Văn Cao đã gặp được một người tri kỷ. May mắn hơn Bạch Lạc Thiên ngày xưa trên bến Tầm Dương, phải năn nỉ mấy lần người ca nữ mới tấu khúc Tỳ Bà, họ Bạch chỉ đóng vai người khách ngồi nghe rồi phải khóc bởi tiếng đàn; Văn Cao là người bắt thiên hạ phải vui buồn, thương cảm theo mình, ông đã đàn cho người đẹp hát và có khi ông chủ động đàn cho nàng nghe, xem như đã gặp một Chung Tử Kỳ:
    Như Tử Kỳ nghe nhạc Bá Nha
    Em nghe anh dạo khúc thu xa...
    Thuyền xuôi về bến mô thuyền hỉ?
    Sông trắng bờ xa lộ bóng nhà

    Họ cứ đàn hát cho nhau nghe. Thuyền cứ trôi trên sông Huế. Sương phủ mịt mùng khiến dòng sông trắng xóa không còn biết là thuyền tấp vào bến nào. Vĩ Dạ hay Kim Long, Bao Vinh hay Gia Hội? không biết nữa. Thuyền trôi, nhạc trôi, lơ lửng, mơ hồ, nửa thực, nửa mơ...
    Hình như Văn Cao có kỷ niệm gì sâu sắc với mùa thu trong những ca khúc đầu đời của ông, bài nào cũng nói đến mùa thu:
    Ðây mùa thu chết
    Nghe mùa đang rớt
    Rơi theo lá vàng
    (Buồn tàn thu)

    Ðến Cung đàn xưa thì:
    Hồn cầm phong hương hình dáng thu tàn
    Giờ còn mong chi người hát theo đàn
    Trong Trương Chi thì:
    Ôi tiếng cầm ca thu tới bao giờ...

    Với sông Huế, mùa thu đó càng trở nên thấm đậm: giữa bài thơ bảy chữ bỗng nổi lên hai câu bình thanh:
    Ôi đàn u hoài gì mùa thu
    Ôi đàn u hoài gì mùa thu?

    Mười bốn tiếng bình thanh vang lên như một lời than đầy hoài niệm. Tiếng đàn thu hẳn đã làm người ca nữ trên sông Hương xúc động cho nên độ ưu sầu trong giọng hát của nàng cũng tăng cao:
    Giọng hát sầu chi phấn nữ ơi
    Từng canh trời điểm một sao rơi
    Tà tà trăng lặn hiu hiu gió
    Ánh lửa chài xa thấp thoáng trôi

    Nét bút thủy mặc của Văn Cao đã chấm phá đúng cảnh sông Huế về khuya. Tất cả lặng im. Trên sông chỉ có tiếng đàn ca dìu dặt. Gió hiu hiu thổi. Ánh lửa chài lung linh theo chiếc xuồng nhỏ của ngư ông trôi thấp thoáng xa xa... Sông Huế quả đã có lúc mang hình ảnh của một bến Phong Kiều hay một góc Tần Hoài. Không gì thú vị khi đi thuyền trên sông Huế, thức dậy giữa một biển sương trắng mịt mùng, nghe tiếng gà eo óc, không biết là thuyền mình đang lạc đến bến nào. Có thể đó là tiếng gà xao xác từ phường Thọ Lộc hay xóm Kim Luông. Lưu Trọng Lư viết về sông Hương cũng tả tiếng gà:
    Tiếng gà đã gáy ran trong xóm
    Bình minh đã rạng khóm tre Cồn...
    (Rượu Giang Hồ)

    Câu thơ giản dị như lời kể chuyện. Văn Cao thì mơ màng, thanh thoát hơn. Ông viết:
    Giòng Tiêu Kim thủy gà xao xác
    ngẩng thấy kinh kỳ khói vấn vương

    Tiêu Kim thủy là một tên gọi khác của sông Hương. Giờ đó là giờ gà gáy sáng, đêm vui đã tàn:
    Anh cạn lời thôi, em dứt nhạc
    Biệt ly đôi phách ngó đàn tranh
    Một đêm đàn lạnh trên sông Huế
    Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh

    Trong bài thơ này (Một đêm đàn lạnh trên sông Huế) Văn Cao có sử dụng ba từ của phương ngữ Huế đó là hỉ, đôi và ngó. Thông thường, khi cuộc đàn ca kết thúc, người ca nữ xếp cổ phách cho vào túi lụa, người nhạc sĩ treo đàn lên. Từ đôi của Huế có nghĩa là "ném đi, liệng đi" Không biết Văn Cao đã dùng theo nghĩa nào? Chắc không phải theo cái nghĩa... "liệng cổ phách" đi mà ngụ ý chỉ còn đôi nhịp đàn nữa là Tử Kỳ và Bá Nha chia tay nhau giống như Phạm Hầu đã viết trong bài Dạ Nhạc:
    ... Ðến phiếm sau cùng là biệt ly
    Chữ "ngó đàn trăng" cũng khiến ta ngờ ngợ.

    "Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh"... Sông Huế đã trao cho Văn Cao thêm một kỷ niệm, làm đậm đà thêm ý nhạc thu xa. Người ca nhi mặc áo xanh? Văn Cao mặc áo xanh? Ai nhớ nhung ai hay cả hai cùng nhớ đến những giọt lệ thấm đẫm vạt áo xanh của Giang Châu Tư Mã, kết quả của một đêm đàn lạnh trên sông, đắm hồn trong tơ trúc!
    (Tạp chí VHNT)
  3. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    GIỜ PHÚT CUỐI CÙNG CỦA NHẠC SĨ VĂN CAO ​
    Sáng 10/07/1995 , bệnh viện Hữu Nghị trắng nắng. Trắng nệm. Trắng chăn. Trắng râu. Trắng tóc. Mấy hôm ấy Văn Cao đã không uống được rượu. Lê Liên - nhà điêu khắc dị tướng mang đến một bình sen trắng từ hôm nào. Từng cánh trắng đã rụng trắng bàn. Một linh cảm trắng vởn lên như khói.
    [​IMG]
    Nhà soạn nhạc Nguyễn Thiên Đạo từ Paris trở về. Họ tươi cười, trò chuyện như quên những bất trắc đang rình rập phía trước. Tháng 07 với những hành trình rầm rập cuối cùng của mùa hè. Văn Cao nâng chén nước. Một thoáng mệt mỏi lướt trên cái mỉm cười. Dường như là im lặng. Chỉ có mắt nhìn là nói tất cả và cuối cùng là những đối thoại ngắn giữa Văn Cao và nhà văn Nguyễn Thụy Kha.
    - Văn Cao: Có mang cuốn "Tuyển tập Văn Cao" đến không?
    - Nguyễn Thụy Kha: Lúc nào cũng có trong ba lô.
    - Văn Cao: Giở trang 34 ra. Đưa cho cây bút.
    Nguyễn Thụy Kha mở cây bút bi. Văn Cao cầm bút run run. Thì ra nhà xuất bản in nhầm tên 3 nhà triết học: Kierkegaard, Heidegger và Nietzsche trong câu thơ cuối trang 34 của bài "Ngoại ô mùa đông 1946". Đây là dòng chữ đính chính đối cùng của Văn Cao. Lại im lặng bên nhau. Đại hội nhạc sĩ vừa qua hơn một tháng.
    - Văn Cao: Trọng Bằng thế nào?
    - Nguyễn Thụy Kha: Cũng có vẻ được. Còn phải chờ thời gian.
    - Văn Cao (lại nhoẻn cười): Mình có chuyện gì thì cũng đến "hắn" phải lo thôi.
    - Nguyễn Thụy Kha: Bậy? Cụ còn khỏe chán. Còn phải uống nữa.
    - Văn Cao: Mấy hôm nay nóng quá. Không uống nổi nữa. Còn thằng "John đen" kia kìa. Đợi mưa xuống mát mẻ thì mở.
    Đã không còn cuộc rượu ấy nữa. Tinh sương ngày 10/07/1995, Thành - con trai út của Văn Cao - gọi máy đến nhà Nguyễn Thụy Kha: "Anh Kha ơi! Bố em mất rồi". Nguyễn Thụy Kha lao ngay đến bệnh viện Hữu Nghị để ngắm nhìn Văn Cao đã yên giấc ngàn thu và bật khóc.
    Vì Văn Cao bị ung thư phổi nên bà Băng (vợ ông) đã chuẩn bị rất nhiều thuốc giảm đau để cho ông chống trả lại những cơn đau cuối cùng. Nhưng Văn Cao - theo cách nói của nhà Phật - là một người trung chính, nên dù mắc căn bệnh hiểm nghèo kia, ông vẫn ra đi thật nhẹ nhàng như chìm vào một giấc ngủ êm.
  4. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Viết Về Văn Cao ​
    Bà Băng - vợ nhạc sĩ: Đầu tháng 10/1945, tôi 17 tuổi, đi học lớp nhạc ở ấu trĩ viên do anh Đinh Ngọc Liên phụ trách. Được anh Liên giới thiệu, nhạc sĩ Văn Cao đã cho tôi những bản nhạc để tập cho ban nhạc (gồm 20 thiếu nữ tiền phong) biểu diễn. Văn Cao là người rất ham đọc sách, mong muốn tự mình làm được phần phối âm phối khí, cho nên phải học, tự nghiên cứu. Sau này đã viết được tổng phổ kèm theo Tiến quân ca (đã có thời phải nhờ nhạc sĩ Ba Lan viết hộ).
    [​IMG]
    Ông bà Văn Cao​
    Anh Văn Thao - con trai cả của nhạc sĩ: Khi bố tôi biết tôi làm thơ, ông không bằng lòng, nghĩ làm nghệ thuật dễ lắm à. Quan điểm của ông thì đơn giản - bao giờ cũng phải để cho quần chúng tiếp nhận được - lần đầu tiếp xúc, người đọc ít nhất phải cảm nhận được 30%. Tầng lớp cao hơn: 50%. Cao hơn nữa: 80%. Còn 20% - không ai cảm nhận được tác giả muốn nói gì. Thế nhưng rồi người ta lại tìm ra được, lúc này 30%, thời gian sau thêm 30% nữa... Như thế thì hẵng làm. Một bài thơ lúc sáng tác ra, ông để đấy, không bao giờ tung ra ngay. Vài năm sau, có khi chục năm sau lôi ra - vẫn còn cảm xúc, vẫn còn thấy hay - lúc đó mới cho ra. Với ông, nghệ thuật là phải sáng tạo. Ví dụ nếu học nhạc, phải học sáng tác.
    ... Những năm tháng đó ông rất buồn. Con cái còn bé, gia đình sơ tán nhiều nơi, kinh tế chỉ trông vào ông. Ông lại phải ngồi chơi xơi nước, trông vào đồng lương cán bộ, bìa C. Mặc dù vẫn là Phó tổng thư ký Hội Âm nhạc Hà Nội, nhưng tất cả những ca khúc của ông đều không được dùng trong thông tin đại chúng. Ông chuyển sang vẽ, vẽ bìa sách, minh hoạ báo, trang trí sân khấu, thậm chí ông phải vẽ cả nhãn diêm, thuốc lá - miễn là có đồng nhuận bút. Mãi đến năm 61, mới trở lại vẽ sơn dầu. Ông vẽ không nhiều, và cũng không phải sống bằng hội hoạ, mà sống bằng đồ hoạ. Vật liệu lúc bấy giờ rất khó, từng tuýp sơn dầu cực kỳ hiếm hoi, toan không có, có vẽ cũng không bán được, chưa có những người chơi tranh, chưa được giao lưu... Đếm kỹ thì không có nhưng không trên 50 bức tranh cả cuộc đời ông, cũng như nhạc - không tới 50 bài hát, thơ - dưới 100 bài.
    Không ai hiểu hết vì sao ông uống rượu cũng như cách uống rượu của ông. Cả ngày một chai rượu nửa lít uống từ sáng đến tối, thậm chí tiếp bạn tiếp bè, cứ khề khà. Mà rượu lúc ấy nó khó khăn lắm, đâu được như bây giờ, cho nên lúc uống rượu ông phải lấy tay bịt miệng miệng chén để nó khỏi bay hơi. Có khi ông cũng dùng rượu để né tránh, ví dụ không muốn nói chuyện với ai nữa, thì ông vờ say rượu. Cũng không phải không có lần say đến nỗi phải bôi vôi vào chân. Chứ bảo ông bê tha vì rượu - không phải. Ông đứng vững được là nhờ tỉnh táo, biết nhận định, biết trước thời cuộc.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Bút tích Đại tướng Võ Nguyên Giáp
    Vũ Bằng "Anh bé nhỏ, da hơi tai tái. Tóc anh xoà xuống trán như một cái lưỡi trai, bơ phờ rũ xuống gần đến cặp lông mày hơi rậm, mũi cao, tiếng nói rụt rè và nhỏ. Cổ anh nhỏ và điều làm cho người ta lưu ý nhất là anh lộ hầu và mắt cũng hơi lộ nữa. Bây giờ nhớ lại buổi ban đầu trò chuyện ấy, tôi thấy Văn Cao không có một cái gì nổi bật, cho nên sau đó tôi cũng quên đi...
    Diệt phát xít của Nguyễn Đình Thi được hoan nghênh vào bực nhì, chớ đến bài Tiến quân ca của Văn Cao thì có thể nói là... vô địch. Suốt ngày suốt đêm, từ ông già đến đứa trẻ tập tọng biết nói, hết thảy đều hát Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc. Chỉ trong một ngày danh tiếng của Văn Cao nổi như cồn. Nhà thi sĩ bé nhỏ ấy, từng bắn chết Việt gian Đỗ Đức Phin, bây giờ lại thành ra một nhạc sĩ mới chỉ đưa ra sơ sơ có một bản nhạc thôi mà đã làm cho cả Âu - Á đều biết tiếng..."
    Thái Bá Vân "Cái năng lượng khát khao mà ông già này đã bỏ cho cuộc sống và nghệ thuật thật là xuất sắc, nhưng vẫn còn đọng ngầu trong đôi mắt tư lự và cử chỉ nhẹ nhàng. Anh viết đã nhiều, nhưng những gì chưa viết được, chưa làm được, chắc vẫn còn nhiều hơn"
    Nam Dao:"Văn Cao ngửng đầu lên, rướn thẳng người. Những nốt nhạc nhảy nhót đến chín bậc thinh không. Văn Cao cúi xuống, những nốt nhạc chìm dần vào vực sâu tưởng sẽ mất hút. Văn Cao gục xuống, tiếng đàn nghẹn lại tăm tích mơ hồ. Mắt anh đầy nước mắt. Bỗng Văn Cao vùng dậy, râu tóc dựng đứng... Tối hôm ấy, khi nắm tay Văn Cao, tôi thấy ươn ướt. Thì ra Văn Cao đánh đàn thế nào mà ngón tay ứa máu"

    Trịnh Công Sơn:"Cho đến bây giờ tôi vẫn còn bị ám ảnh bởi cái không khí ảm đạm, cô đơn của những mùa thu đông ở Hà Nội, với hình ảnh một Văn Cao ngồi một mình với cốc rượu trước mặt ngày này qua ngày khác. Anh ngồi đó mà như vắng mặt trước cuộc sống. Ngồi hơn hai mươi năm như một cái bóng. Ly rượu cũng biến thành cái bóng. Cái bóng của hai người. Người và ly-rượu-người."
    ... Dạo sau này anh hay hờn dỗi như trẻ con. Tôi ra Hà Nội vì việc này việc nọ, chưa kịp ghé thăm là anh đã giận. Lúc đến thăm hơi trễ anh ngồi im bên ly rượu, không thèm nói năng. Đến lúc phân bua vì lẽ này lẽ nọ anh mới bật cười và nói đủ chuyện trên đời. Anh kể cho nghe cả những chuyện tình vẩn vơ của ngày xưa. Chưa bao giờ tôi thấy anh vui và trẻ con như những ngày tháng này. Có lúc tôi muốn đấm vào vai anh nhưng ngại chạm vào - bộ xương ấy không chịu nổi. Thế mà nụ cười trẻ thơ ấy đã từ biệt chúng ta không một lời báo trước. Anh còn yêu đời quá. Những ai yêu đời quá hình như thường bị đời phụ...
    [​IMG]
    Từ trái sang: Trịnh Công Sơn, Đinh Cường, Trịnh Cung, Văn Cao​
    Nguyễn Thụy Kha:"Trước cửa căn nhà 108 Yết Kiêu có một cây sấu nhỏ. Sấu nở hoa trắng rồi rắc đầy căn nhà nghệ sĩ vào đầu hạ. Sấu vàng lá rồi cũng theo gió rơi đầy căn nhà nghệ sĩ vào cuối thu. Nó hệt như tâm hồn ông đứng băng qua bao thăng trầm. ở đấy, vượt lên trên một cái chợ ồn ào, lẹp nhẹp như chính đời sống cần lao, cây sấu đã xanh biếc như một ăng ten cực nhạy... Điều kỳ lạ nhất là trước khi Văn Cao ra đi, cây sấu ấy - cây sấu như thu hút linh hồn ông - đã bị gẫy gục trước một cơn bão..."
    Ánh Tuyết: Một bài hát... cho đến lúc này tôi mới hiểu nhiều hơn, hiểu là hiểu theo cảm nhận của riêng mình thôi - Thiên thai - nó quá nhiều tâm trạng, khi tôi buồn tôi vẫn hát được. Khi tôi vui, tôi cũng hát được, tôi vẫn cảm thấy tâm hồn mình bay bổng... Rồi khi tôi muốn như cõi trên tôi cũng cảm thấy bài đó cõi trên, cả cõi tục nữa... buồn cười lắm. Bài hát đó, theo tôi hiểu, không nằm vào một cõi nào cả. Nó giống như giữa cõi trần và cõi trên quyện vào nhau. Và ông, giữa đang sống trong cõi thật ông lại mơ đến cõi mộng...
    Nhà thơ Hoàng Cầm

    Được Tuan_ngoc_pham sửa chữa / chuyển vào 21:54 ngày 03/05/2007
  5. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Văn Cao Và Những Tri Âm​

    Ngày này cách đây 78 năm (15/11/1923), tác giả Quốc ca Việt Nam chào đời. Không chỉ xuất sắc trong các ca khúc nghệ thuật, ông chính là người đã khai mở con đường cho nghệ thuật hiện đại Việt Nam ở hai lĩnh vực: Hội họa và thơ. Sẽ là không đầy đủ khi nói về Văn Cao mà không nhắc đến những nghệ sĩ từng hát nhạc ông. Nhạc Văn Cao đã trở thành một vệt sáng trong lịch sử âm nhạc Việt Nam và trong chuỗi sáng đó lấp lánh rất nhiều ngôi sao.
    Nghệ sĩ Kim Tiêu đã trở thành một huyền thoại với những bài hát của Văn Cao được hát hay đến tận cùng ở mọi cung bậc. Ông không để lại một bản thu âm nào, đến nay những thế hệ sau chỉ còn biết về ông như một người bạn tâm giao của Văn Cao, đồng hành cùng nhạc sĩ trong những ngày đầu sáng tạo âm nhạc và là một ca nhân bất hạnh. Kim Tiêu đã hát Trường ca sông Lô giữa lòng Hà Nội thời kháng chiến 9 năm, từng bị ở tù vì những hoạt động trong vùng địch hậu. Về sau này, do những hiểu lầm đáng tiếc, cuộc đời ông rẽ sang một ngả khác nhưng vẫn gắn bó với những bài hát Văn Cao, càng đau khổ bất hạnh ông hát càng hay cho đến ngày trút hơi thở cuối cùng bên thềm ga Hàng Cỏ vì cái đói.
    Nhưng Kim Tiêu không phải là người đầu tiên hát nhạc Văn Cao, một người bạn khác của Văn Cao là Phạm Duy Cẩn, sau này trở thành nhạc sĩ Phạm Duy, là người đã đưa ca khúc đầu tay của ông - bài Buồn tàn thu - đến với đông đảo công chúng và sau đó đã hát các bài hát của chàng nhạc sĩ trẻ lúc đó còn vô danh trong tất cả các buổi sinh hoạt ca nhạc lớn nhỏ từ Bắc chí Nam.
    Thương Huyền và Thái Thanh gắn bó với nhạc Văn Cao những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám và toàn quốc kháng chiến. Thương Huyền là người đầu tiên hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch tại chiến khu Việt Bắc khi bài hát vừa ra đời, trước đó nữ ca sĩ chuyên hát dân ca này từng hát Thiên Thai, Suối Mơ tại Nhà hát Lớn Hà Nội trong Tuần lễ Vàng quyên góp ủng hộ chính quyền ********* non trẻ.
    Giọng hát vàng Thái Thanh, theo chính Văn Cao, đã đưa Buồn tàn thu đến ''''cõi''''. Không ai có thể kìm lòng khi nghe Thái Thanh hát chữ ''''Ai'''' rồi chữ "lướt''''. Văn Cao nói ''''Thái Thanh hát rất đời'''', cách hát tựa như không có kỹ thuật gì nhưng chứa đầy ma lực. Một giọng hát thoát tục. Bóng dáng giọng hát ấy còn phảng phất ở 2 ca sĩ thế hệ sau là Quỳnh Giao (con gái nữ ca sĩ nổi danh thập kỷ 50 Minh Trang) và Ánh Tuyết.
    Đầu những năm 90, khi các bài hát lãng mạn của Văn Cao được hát rộng rãi, người yêu nhạc có dịp nghe lại một giọng nữ thời chống Pháp, nữ ca sĩ Kim Ngọc. Ở tuổi lục tuần, bà đã hát Trương Chi, Thiên Thai bằng tất cả những trải nghiệm của một đời nghệ sĩ, và theo một số nhạc sĩ thì hay đến từng con chữ, từng dấu lặng.
    Ánh Tuyết là cơ duyên cuối cùng của Văn Cao trước khi ông đi xa. Cuộc gặp định mệnh với Văn Cao đã làm thăng hoa sự nghiệp của Ánh Tuyết lúc chị đã định nghỉ hát. Ánh Tuyết có thể hát Sông Lô không bằng Lê Dung nhưng Buồn tàn thu, Thiên Thai, Trương Chi thì đã thêm một lần đến ''''cõi''''.
    (Theo Tiền Phong)
  6. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  7. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Những Cơn Mưa Kỷ Niệm​
    Ngày giỗ lần thứ 6 cố nhạc sĩ Văn Cao (10-7-1995 - 10-7-2001).
    Tháng bảy. Những cơn mưa đến bất chợt rồi đi. Dường như đến bất chợt để gợi nên nỗi nhớ và rồi đi bất chợt để đưa lòng ai tìm về kỷ niệm xưa. Tôi còn nhớ buổi sáng thứ hai ngày 10-7-1995, bầu trời nặng nề một màu xám của mây cùng mưa. Mưa. Mưa suốt.
    Anh Trịnh Công Sơn đến Hội âm nhạc báo tin nhạc sĩ Văn Cao đã từ trần. Mặt anh nhòe nhoẹt nước mưa hay nước mắt tôi không biết. Anh em Những người bạn họp nhau hội ý. Ngày hôm sau, Từ Huy cùng anh Sơn bay ra Hà Nội để dự đám tang. Anh Tôn Thất Lập cũng đi nhưng sau đó một hai ngày. ở đấy đã có Thanh Tùng đang đi công tác. Tôi ở nhà lo chương trình đêm nhạc tưởng niệm nhạc sĩ Văn Cao tại quán Nhạc Sĩ. Lúc đầu chỉ tính làm một đêm thứ sáu, ai ngờ do khán giả yêu cầu, chương trình kéo dài tới 4 đêm. Toàn bộ số tiền thu được 11 triệu đồng, chúng tôi gửi ra cho chị Văn.
    Tôi gặp anh Văn lần đầu tiên vào tháng 7-1993, cũng vào một đêm mưa như trút nước xuống quán Nhạc Sĩ. Đó cũng là lần đầu tiên đêm nhạc Văn Cao có tác giả được tổ chức tại Sài Gòn. Quán Nhạc Sĩ dường như nhỏ lại vì quá tải. Hơn 500 người chen chúc nhau để được nhìn mặt Văn Cao lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng Sài Gòn.
    Mưa. Mặc mưa! Không ai chịu ra về. Có người cầm dù, có người choàng áo mưa, có người co ro dưới những tàn cây lất phất mưa để lắng nghe những tác phẩm vượt thời gian, để ngắm nhìn người nhạc sĩ lão thành - tác giả của bài Quốc ca - hằng được công chúng mến mộ. Tôi nhận nhiệm vụ giới thiệu chương trình. Từ khoảng trống nhỏ nhoi của quán Nhạc Sĩ, tôi như đọc được tình cảm của mọi người qua ánh mắt, qua những tiếng vỗ tay sau những ca khúc được cất cao, sau những câu trả lời phỏng vấn ý nhị của anh Văn. Quán Nhạc Sĩ lúc ấy chưa khang trang như bây giờ. Mỗi lần mưa lớn, nước chảy tràn dưới chân, có chỗ ngập đến mắt cá, vậy mà chẳng ai chịu ra về. Cũng nhờ hai đêm ca nhạc Văn Cao ở Sài Gòn, người ta mới biết đến một ca sĩ ánh Tuyết.
    Mùa thu năm sau, chúng tôi lại có dịp ra thăm Hà Nội đúng vào đợt kỷ niệm 40 năm giải phóng thủ đô. Tôi còn nhớ rõ buổi sáng ngày 9-10-1994, chúng tôi đến nhà Văn Cao, ngồi trên căn gác nhỏ uống rượu. Anh Văn ngồi thu mình sau chiếc bàn con ngắm nhìn cốc rượu đang sóng sánh trước mặt. Anh có vẻ vui khi thấy chúng tôi ra thăm. Và rồi anh lấy một bài hát ký tặng tôi - bài Suối mơ. Bên ngoài văng vẳng vọng vào một bài hát nổi tiếng của anh đang phát trên một chiếc loa công cộng ở khu phố nhà anh ở: bài Tiến về Hà Nội. Cả Hà Nội đang rộn ràng chuẩn bị cho ngày mai - ngày kỷ niệm 40 năm giải phóng thủ đô. Mùa thu Hà Nội thật đẹp. Nhưng tôi vẫn nhớ những ngày hôm ấy, trời lất phất mưa bay.Anh Sơn (cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) thường dặn, đến Hà Nội là phải đến thăm anh Văn ngay. Coi chừng anh Văn buồn và giận đấy. Chúng tôi có bao giờ làm cho anh buồn và giận đâu! Vậy mà anh đã bỏ chúng tôi ra đi. Đi miết. Đi đến một bến bờ nào đó ở cõi vĩnh hằng. Đã xa rồi một thời Thiên thai, đã xa rồi một thời Trương Chi mà lòng ai Buồn tàn thu ngày ấy. Đã xa rồi dòng Suối mơ xưa, nhưng vẫn còn tiếng sóng âm vang: dòng sông Lô thương nhớ ai đêm ngày. Băng qua thời gian anh đã ra đi. Băng qua thời gian anh còn ở lại. Để lại nơi đây một trời thương nhớ. Để lại nơi đây: tiếng hát trên môi người.
    Anh Văn đã ra đi mà sao vẫn như còn mãi đâu đây. Vẫn còn anh qua những tác phẩm vượt thời gian. Vẫn còn anh qua bài Quốc ca mà bất cứ một công dân Việt Nam nào cũng phải biết đến.Nhưng cái quý nhất vẫn là: anh còn mãi trong lòng bạn bè - những người bạn vong niên hay đồng trang lứa.Và như thế, dẫu đã xa rồi nhưng làm sao có thể quên anh khi kỷ niệm ùa về cùng với những cơn mưa tháng bảy.
    Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên
    (Ngọc Thiện ghi)
  8. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Ngẫm Dọc Đường - Nghịch Lý Trong Thơ ​
    Ngày 05 tháng 08 năm 2004

    Một trong những lý do độc giả yêu mến nhà thơ là ở tài "chỉ đá hóa". Một sự việc bình thường trong đời sống ai nhìn cũng chỉ thấy một lần vỏ nghĩa, thì nhà thơ lại có cách nhìn phát hiện được chiều sâu của hiện tượng, phát hiện ra sự mẫu thuẫn, điều nghịch lý mà không ai thấy trước đó, tạo ra cái hay "phi-lô-gich" của thơ, cái hay vượt trên sự tất yếu, thông tục của lẽ đời.
    "Đừng hỏi kẻ đi nhiều, hãy hỏi kẻ đã nhìn thấy nhiều!". Đó là một câu danh ngôn của nước bạn. Đi nhiều mà không nhận thức được gì mới, cũng như chưa đi.
    Trước cảnh sắc mùa xuân trên Vịnh Lạ Long, nhà thơ Huy Cận đã thốt lên:
    Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm
    Mùa xuân đẹp quá, có sức hồi sinh cả một cây gỗ chết. Cây buồm đã thành một loài cây sống động như mọi cây vườn chịu ơn mưa móc của Chúa Xuân!
    Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có phát hiện lạ hơn trước một giàn bầu, bí:
    Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
    Còn những bí và bầu thì lớn xuống
    (Mẹ và quả)

    Ta nói lớn lên đã thành quen, chưa hề ai trước đó phát hiện ra chiều lớn xuống. Thì ra cái thực sự lớn, nó có thể lớn đủ mọi chiều!
    Tôi đã được chứng kiến giây phút hạnh phúc của nhạc sĩ Văn Cao. Sau bao nhiêu năm nhạc sĩ cùng những ca khúc trữ tình của ông bị chìm trong bóng tối, đến tác phẩm lớn như quốc ca cũng suýt bị thay, nay nhờ công cuộc đổi mới, một đêm nhạc Văn Cao được tổ chức tưng bừng, hoành tráng ở Nhà hát Lớn Thủ đô. Hầu như một khán giả bình thường nào cũng nghĩ phải đem theo hoa đến mừng nhạc sĩ nhân dịp "phục sinh" âm nhạc Văn Cao.
    Và hệ quả là khi Văn Cao đứng lên chào khán giả sau đêm diễn, ông đã không sức nào nhận nổi làn sóng hoa tràn đến!
    Một nghệ sĩ bình thường có thể ngủ lịm cho đến hết đời vì sự vinh quang khác thường này. Thế mà, ít lâu sau, tôi được đọc hai câu thơ của ông, hẳn là bật ra từ cái đêm đáng nhớ đó:
    Người ta đôi khi bị giết
    Bằng những bó hoa!

    Ông vẫn đủ tỉnh táo để hiểu rằng: Phần nào là sự tưởng thưởng cho tài năng đích thực, phần nào là sự thương cảm, muốn ông được truy lãnh vinh quang sau bao năm bị lãng quên. Nếu ông không hiểu ra điều này, con người sáng tạo của ông sẽ chết trong sự tự mãn. Một "nhà thơ trẻ" sống và viết âm thầm, 65 tuổi mới xuất bản một tập thơ để người ta sực nhớ ra: À! Ông này đã từng là một nhà văn bị tai nạn nghề nghiệp: Phùng Cung! Phùng Cung đẩy xa hơn ý tưởng ấy của Văn Cao trong bài Tội nghiệp:
    Tội nghiệp nhà thơ
    Hợm mình
    Lầm lạc
    Bởi không biết sống
    Nên không biết chết
    Nửa thế kỷ bị lưu đầy
    Trong cõi tung hô!

    Nếu ở Văn Cao, vinh quang đến như một "cú sốc", thì ở nhà thơ trong bài thơ này lại là vinh quang thường trực suốt nửa thế kỷ. Và điều này cũng hiểm nguy chẳng kém, nếu nhà thơ không đủ tỉnh táo phân định phần nào là hào quang thật, phần nào là sự bồi đắp từ này nặng lắm, thêm của những yểu tố không văn chương!

    Vân Long
    http://www.quandoinhandan.org.vn/right.php?id_new=30546
  9. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội Có Phố Văn Cao​
    10 năm sau ngày tác giả Quốc ca Việt Nam ra đi (10/7/1995 -10/7/2005), TP Hà Nội dự định sẽ gắn biển tên ông cho một tuyến phố mới ở quận Ba Đình: Phố Văn Cao.
    [​IMG]
    Nhạc sỹ Văn Cao​
    Thông tin này đã được ông Nguyễn Quốc Triệu - Chủ tịch UBND TP Hà Nội - trực tiếp thông báo với gia đình cố nhạc sĩ.
    Trước ngày giỗ năm nay của Văn Cao đúng 1 ngày, ông Nguyễn Quốc Triệu đã đến thăm gia đình cố nhạc sỹ và mang theo một tin vui: Thành phố đã quyết định đặt tên nhạc sĩ Văn Cao cho một tuyến phố mới của thủ đô. Nếu kịp, phố sẽ được gắn biển đúng vào ngày Quốc khánh 2/9 năm nay...
    Phố Văn Cao sẽ nối phố Liễu Giai, đoạn từ nhà khách Dân tộc (số 231, phố Đội Cấn) đến đường Hoàng Hoa Thám, dài khoảng 540 m, rộng 50 m. Đây là tuyến phố đẹp vào loại nhất Hà Nội, hiện đại, có giải phân cách rộng, trồng hoa và cây xanh.
    Trên tuyến phố có nhà thi đấu thể thao Quần Ngựa, nơi thường xuyên diễn ra nhiều giải thi đấu thể thao trong nước và quốc tế. Ông Triệu cho gia đình cố nhạc sĩ biết thêm, dự kiến con đường Văn Cao tương lai sẽ xuyên qua đường Hoàng Hoa Thám, kéo dài ra tận sát Hồ Tây, về quy mô và quy hoạch sẽ đẹp như đường Nguyễn Chí Thanh và đường Liễu Giai.
    Bà Thúy Băng - Vợ cố nhạc sĩ Văn Cao - xúc động nói: ?oThủ đô Hà Nội đặt tên phố Văn Cao hơi muộn hơn so với nhiều thành phố khác. Nhưng việc tên ông được gắn trên đường phố Thủ đô vào đúng dịp 60 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, cũng là 60 năm ngày bài hát Tiến quân ca ra đời mang một ý nghĩa sâu sắc, là một niềm vui lớn cho cả gia đình chúng tôi?.
    Một năm sau ngày Văn Cao mất, thành phố Hải Phòng - nơi sinh ra cố nhạc sỹ, đã đặt tên ông cho một con phố rất đẹp ở quận Ngô Quyền. Huế có phố Văn Cao ở phường Xuân Phú. Đà Nẵng có phố Văn Cao ở quận Thanh Khê. Thành phố Hồ Chí Minh, đô thị lớn nhất nước và Nam Định - quê hương của nhạc sỹ đều đã có phố mang tên ông.
    Bà Thúy Băng kể: ?oTừ sau ngày nhà tôi mất, tôi không được khỏe. Tôi mới chỉ xuống được Hải Phòng, qua phố Văn Cao, còn thấy ở đó cả Bưu điện Văn Cao nữa". Cuối cùng thì Hà Nội - nơi nhạc sỹ gắn bó gần trọn cuộc đời, nơi ông đã viết lên những tác phẩm còn đọng mãi với thời gian, trong đó có những bài hát hay nhất về Hà Nội, sắp có tên ông trên bản đồ.
    Văn Cao là một trong những nhạc sỹ đa tài nổi tiếng của Việt Nam. Những ca khúc cách mạng của ông được đánh giá như những hồi kèn xung trận nhưng vẫn mang những nét trữ tình, đằm thắm.
    Bộ ?otứ binh?: Chiến sỹ Việt Nam (bộ binh), Hải quân Việt Nam, Không quân Việt Nam và Bắc Sơn - dành cho lực lượng dân quân du kích, đến giờ vẫn được coi là những bài hát hay của thể loại hành khúc. Đó là chưa kể đến Trường ca Sông Lô được coi là bài hát của pháo binh Việt Nam.
    Năm 1945, bài hát Tiến quân ca của ông đã vinh dự được chọn làm Quốc ca Việt Nam. Bà Thúy Băng cho biết thêm: ?oNhà tôi có lần kể lại, bài hát Chiến sỹ *********, sau này là Chiến sỹ Việt Nam của nhà tôi từng được cân nhắc khi chúng ta tìm bài hát Quốc ca Việt Nam. Nhưng do Chiến sỹ Việt Nam hơi dài, quần chúng khó hát, hơn nữa bản thân bài Tiến quân ca đầy đủ ý nghĩa hơn nên cuối cùng đã được chọn?.
    Ngày 17/8/1945, ngay trên quảng trường trước Nhà hát Lớn Tiến quân ca của Văn Cao và Diệt phát xít của Nguyễn Đình Thi đã vang lên trong không khí sục sôi của quần chúng cướp chính quyền. Sau này, nhạc sĩ Văn Cao nhớ lại: ?oXúc động lắm. Đến lúc nghe quần chúng hát bài thứ hai là Diệt phát xít của anh Nguyễn Đình Thi: Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam muôn năm! Thì nước mắt tôi ứa ra??.
    Thủ đô sẽ ngày càng mở rộng, nhiều đường phố mới sẽ xuất hiện, sẽ còn nhiều dịp để tôn vinh tên tuổi những văn nghệ sĩ tiêu biểu đã có nhiều công lao, đóng góp đối với đất nước và gắn bó với Hà Nội. Phải chăng chủ trương của thành phố Hà Nội đặt tên Văn Cao cho một đường phố Hà Nội trong dịp này nằm trong ý nghĩa đó?
    Xung quanh việc tìm đường phố nào để gắn biển tên Văn Cao cũng còn có nhiều ý kiến khác nhau. Đã có ý kiến lấy đoạn đường từ cầu Trung Hoà, chạy qua khu đô thị mới Trung Hoà - Nhân Chính làm phố Văn Cao, để ông ?ođược gần? với Nguyễn Tuân và Nguyễn Huy Tưởng, hai con phố nằm ở khu vực này.
    Lại có ý kiến nên đặt tên Văn Cao cho con đường từ dốc Yên Phụ đến khu chợ Long Biên, gần với đường Xuân Diệu, Tô Ngọc Vân - một thi sĩ và một hoạ sĩ nổi tiếng, hai lĩnh vực nghệ thuật mà Văn Cao cũng có nhiều tác phẩm xuất sắc.
    Cũng có người kiến nghị đổi tên đường Thanh Niên hoặc đường Bắc Sơn thành đường Văn Cao... Nhưng đến nay Văn Cao và những người yêu mến ông vẫn cứ còn phải ?chờ.
    Cho dù Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Triệu đã thông báo bằng miệng cho gia đình cố nhạc sỹ hôm 9/7/2005, nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi thì đến nay vẫn chưa có văn bản chính thức về việc chọn đoạn phố Liễu Giai kéo dài làm phố Văn Cao.
    [​IMG]
    Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Triệu và bà Thúy Băng​
    Ông Văn Thao - Con trai trưởng cố nhạc sỹ Văn Cao - nói: ?oDường như đã có lúc tôi không muốn nhớ đến điều này. 10 năm là một quãng thời gian khá dài?, dẫu tôi vẫn tin, sớm hay muộn điều đó sẽ đến?.
    Đại gia đình Văn Cao hôm nay có tổng cộng 5 người con, 11 cháu và 5 chắt. Phần lớn các con, cháu theo nghiệp ông như: Văn Thao - họa sỹ, Nghiêm Bằng ?" làm thơ, công tác ở Văn phòng Quốc hội, Hương Hương - nhạc sỹ (hiện sống ở Ba Lan), Nghiêm Thành - họa sỹ, công tác tại trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội...
    Họa sỹ Văn Thao nói: ?oTính cách trung thực, khiêm nhường và cương nghị trong mọi hoàn cảnh của cha tôi đã ảnh hưởng lớn đến chúng tôi. Cho đến cuối đời, cha tôi rút ra một chữ mà con người cần có ở cuộc đời này là chữ Nhẫn. Khi mình chưa thành công phải biết Nhẫn để chờ thời và tuyệt đối không đánh mất niềm tin vào con đường mình đã chọn?.
    Với Văn Cao đã không làm nghệ thuật thì thôi, một khi đã theo nghệ thuật thì phải có những sáng tạo đích thực, phải tìm cho mình một phong cách riêng, với tình yêu, lòng say mê và tinh thần vượt khó, tránh thương mại hóa, thất bại không ngại.
    Văn Thao nói: ?oQuan điểm của ông là một tác phẩm phải để cho quần chúng tiếp nhận được, như thế hẵng làm. Sáng tác xong, ông thường để đấy, không bao giờ tung tác phẩm ra ngay. Một thời gian sau, có khi kéo dài tới vài năm ông mới lôi ra đọc lại, nếu vẫn có cảm xúc, vẫn thấy hay, lúc đó ông mới cho ra. Đó cũng là sự kiểm nghiệm bằng thời gian theo cách của ông?.
    Văn Thao xúc động: ?o Mẹ tôi, anh em tôi và cả con cháu chúng tôi, mỗi lần đứng chào cờ Tổ quốc, nghe khúc nhạc Tiến quân ca vang lên ai cũng thấy tự hào và thương nhớ cha tôi hơn.?
    Gia đình cố nhạc sỹ Văn Cao hôm nay còn có thêm một niềm vui nữa, đó là, căn hộ số 108 Yết Kiêu - nơi Văn Cao sinh sống sau khi từ Việt Bắc trở về cho đến cuối đời, được ông Nguyễn Quốc Triệu ủng hộ làm thành Nhà lưu niệm Văn Cao.
    Theo gia đình nhạc sĩ, ông Triệu đã hứa thành phố sẽ đề nghị các cơ quan chức năng phối hợp để lập dự án bảo quản và tôn tạo. Và nếu kịp làm thủ tục thì ngày 2/9 năm nay cũng sẽ là ngày gắn biển Nhà lưu niệm Văn Cao?
    Sau nhiều thành phố lớn, việc Hà Nội chọn một con đường đẹp của Thủ đô đặt tên Văn Cao là một quyết định đúng đắn, xứng đáng để tôn vinh tên tuổi và đóng góp của ông với đất nước. Sớm có quyết định chính thức về việc này cũng là sớm đáp ứng tấm lòng yêu mến của nhiều người dân đối với nhạc sĩ.
    Bà Thúy Băng nghẹn ngào nói: ?oNhững thế hệ sau này đi qua phố Văn Cao, cho dù chưa từng gặp ông, nhưng chắc hẳn vẫn sẽ nhớ đến tác giả Quốc ca Việt Nam. Thế là ông Văn Cao nhà tôi vẫn được sống trong lòng người dân Hà Nội?.
    Sau 10 năm đi xa, Văn Cao lại ?otrở về? với Hà Nội qua: ?oNăm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về? Như mùa xuân xuống cành, đường nghe gió về Hà Nội bừng Tiến quân ca? (Tiến về Hà Nội).
    16/07/2005
    Hoàng Nghĩa Nam
    http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=15862&ChannelID=7
  10. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Văn Cao Một tinh cầu giá lạnh ​
    Văn Cao: Viết văn, làm thơ, dựng kịch, soạn nhạc, vẽ. Sinh năm: 1922 tại Hải Phòng
    Nhạc phẩm: Buồn tàn thu, Suối mơ, Bến Xuân, Trương Chi, Thiên thai, Sông Lô và nhiều ca khúc chiến đấu khác.
    [​IMG]
    ?oTrên đường tối đêm khoả thân khiêu vũ
    Kèn nhịp xa điệu múa Vô Luân
    Run rẩy giao duyên khối nhạc trầm trầm
    Hun hút gió nâng cầm ca nặng nhọc
    Kiếp người tang tóc
    Loạn lạc đòi nơi xương chất lên xương
    Một nửa kêu than ma đói sa trường
    Còn một nửa lang thang tìm khoái lạc??.
    (Trích: ?oChiếc xe xác qua phường Dạ Lạc?)

    Dòng nước của đại dương luôn luôn đuổi nhau xoáy vào mỗi bờ cát, soi mòn chân đá, đắp dày từng lớp mặn chát trên mặt đất khô cằn quanh năm ẩm mốc váng muối và sình lầy. Cửa biển Hải Phòng với những ống khói đen sì nhấp nhô in lên nền trời, nhả từng vệt khói xám đậm vươn cao rồi vút biến vào lưng chừng mệt mỏi. Những nét mặt lem luốc tro than diễn hành từng chiều, rồi từng chiều trên các nẻo đường lở lói, đầy bụi và rác. Thân phận con người đeo đuổi, dính chặt vào tiếng còi thét ngất ngư từ một nhà máy hay tiếng động rầm rì, đều đều, của chiếc chân vịt cuốn sục sôi mặt nước. Con người sống trong cửa biển vật vã từng giờ, từng khắc, với lao khổ, tủi nhục và âm thầm bên cạnh vùng ánh sáng đàng điếm của giai cấp thống trị.
    Cửa biển là nơi hẹn hò của những tay giang hồ hảo hớn, của bao thảm kịch đan kết thành dòng sống phức tạp, đớn đau. Cửa biển với vòm trời xanh thăm thẳm bồng bềnh, với từng phiến mây phiêu du vô định, với từng con nước dật dờ lôi cuốn số phận con người vào sự nổi trôi, mỗi lần nhổ neo tạm biệt bến bờ. Cửa biển với cơn cuồng nộ tới tấp của giông bão giữa mùa biển động làm vỡ nát ước mơ, làm tả tơi hy vọng.
    Cửa biển tượng hình uất hận. Cửa biển than khóc. Cửa biển nghẹn ngào.
    Văn Cao đã khóc tiếng đầu tiên để chào cửa biển Hải Phòng với ngần ấy gia tài. Văn Cao lớn lên và được dạy dỗ bằng nước mắt hơn là tiếng cười. Những khuôn mặt lem luốc của công xưởng, của hầm mỏ, của bến tàu đã khắc sâu vào tiềm thức, trở thành ám ảnh, dằn vặt khôn nguôi. Văn Cao đã sống với tiếng máy và thở cùng than bụi. Văn Cao đã biết đói, biết rét, biết đau khổ, trước khi làm người lớn. Vì thế, sự hiện diện của Văn Cao ở một hàng ngũ cách mạng nào đó trước năm 1945, người ta đừng lấy làm lạ, phải coi như một lẽ đương nhiên. Kẻ thù đã đẩy, chẳng riêng gì Văn Cao, mà cả dân tộc đứng lên đòi quyền sống.
    Văn Cao là mẫu người đặc biệt. Với vóc dáng nhỏ nhắn. Với nụ cười lắng chìm không thành tiếng. Với hàm răng ngắn, đều. Với đôi mắt lạnh lùng dễ sợ lúc giận dữ, và dịu hiền khi tâm hồn chìm du vào dòng suy tưởng.
    Văn Cao nhập cuộc không phải bằng tài năng đơn độc mà bằng một thác lũ nghệ thuật, chùm lấp vòm trời Kinh đô Văn nghệ. Từng bước khoảng khoát, Văn Cao hiên ngang đi vào lòng Mẹ Việt Nam và được tiếp nhận nồng hậu. Chưa ai nghĩ tới và tưởng tượng nổi một Văn Cao trước những đối nghịch lớn, chứa đựng cái vóc dáng khiêm nhượng ấy. Người ta có thể cho là huyền thoại khi nói về một Văn Cao vẽ giấy bạc giả để chi dùng trong khi hoạt động túng thiếu, đến lúc hành vi bị lộ, đã rút súng Colt 45 chĩa vào những người có mặt, bắt họ giữ nguyên vị trí, để mình rút lui, rồi sau ngày 19-8, mang giấy bạc thật đến hoàn lại số tiền đã trả bằng bạc giả với đôi lời xin lỗi. Cũng như ít ai biết tác giả Thiên thai, Trương Chi ở tổ chức ám sát nội thành Hà Nội dưới thời Nhật. Bị hoàn cảnh xã hội lúc đó đẩy vào con đường nghẽn, Văn Cao phải lao tìm một lối sống đặc biệt. Nhưng hôm nay tôi viết đến Văn Cao, không phải để đề cao điểm đặc biệt ấy, mà chính là để tìm hiểu Văn Cao ở khía cạnh Văn nghệ Tiền chiến và sự khuất chìm của một Văn Cao trong hiện tại.
    Tâm hồn Văn Cao luôn luôn nghiêng về đau khổ. Văn Cao cố tìm cách tránh né nó bằng sự thoát du của trí tuệ. Trong mỗi sáng tác của Văn Cao tiền chiến, chúng ta nhìn thấy rõ quan niệm ấy ẩn nấp trong ca khúc Thiên thai, Trương Chi hoặc các đoản tác về nhạc cũng như văn thơ khác. Văn Cao lẩn trốn thực tại, một thực tại nhức nhối rã rời của cuộc sống phẫn nộ. Văn Cao tìm đến sự cứu rỗi linh hồn ở Lưu Nguyễn, ở tình yêu không phai tàn trong Sắc-Hương-Thiên-Giới, hay nỗi hờn ngàn kiếp giữa gã lái đò nghèo và cô gái đài trang. Chiếc chén tương tư đã tan thành nước và biến vào dòng suối đau buồn của cõi trần gian có từ khi trái đất hình thành. Văn Cao đã mượn hình thức cũ để nói lên tâm sự mình, một tâm sự chứa trọn vẹn nỗi bất bình xã hội. Nhưng đừng ai hiểu lầm Văn Cao đã sáng tác Trương Chi theo chiều hướng căm thù giai cấp. Trong nỗi bơ vơ của kiếp người, lớn lên với bao nhiêu cực nhọc, chịu thiếu thốn thường xuyên về cơm ăn, áo mặc, Văn Cao mong vượt thoát bằng sự ước mơ, bằng trở lui về quá khứ thơ mộng, bằng đam mê với suy tư trong ảo ảnh xa lìa. Văn Cao muốn tự giải thoát bằng sáng tác. Ở Văn Cao, mỗi lời thơ là một hạt ngọc, mỗi tiếng nhạc là mỗi sợi tơ, mỗi màu sắc là một vùng hào quang diễm lệ. Sự vượt lên của Văn Cao trong một thành phố đục lầm cát bụi, trong tiếng khua rộn ràng của những sợi dây xích sắt khổng lồ trong tiếng nấc nghẹn ngào không thoát khỏi cổ họng, được coi như cố gắng phi thường của một tâm hồn sung mãn. Đối nghịch đã làm cho Văn Cao trở thành con người có phong cách riêng biệt.
    Văn Cao muốn tạo cho mình một thế giới êm dịu đầy mộng mơ tuổi trẻ, nhưng thực tại tàn nhẫn đã đập vào trí não Văn Cao từng hình ảnh đoạ đày, từng nỗi đau ngấm ngầm. Văn Cao dẫy dụa trong những giăng mắc đó như con cá biển cố vùng vẫy thoát khỏi mắt lưới, để đừng bao giờ thân xác bị moi ruột ướp muối đem phơi khô, rồi trở thành phân bón. Văn Cao giơ đôi bàn tay khoả lấp vùng lưu đày tuổi trẻ bằng nghệ thuật.
    ?oThiên thai, ánh trăng xanh mơ tan thành suối trần gian?.
    Ôi, trần gian, trần gian nào đó, thứ trần gian chỉ được cấu tạo trong tưởng tượng mà Văn Cao cố víu lấy để thấy ?" ít nhất trong khoảnh khắc ?" kiếp người chưa hẳn đã chịu chết chìm trong u ngục, đói rét, áp bức. Nhưng trong cõi sâu thẳm hun hút của vũ trụ trên kia, Văn Cao vẫn cảm thấy và nhận ra niềm cô đơn dằng dặc của thân phận mình. Trong nhạc phẩm Trương Chi, Văn Cao không phải chỉ than van cho khối tình oan trái, không phải chỉ oán hờn định mệnh theo nghĩa hẹp hòi, cũng không phải chỉ là nói lên cái đẹp thuần tuý của thơ, nhạc; thực ra, Văn Cao đã ?oNgồi đây ta gõ ván thuyền, Ta ca trái đất chỉ còn riêng ta?.
    U uất bủa vây trùng trùng, điệp điệp làm Văn Cao ngỡ ngàng xoay quanh để kết đoàn. Niềm thống khổ như từng cơn sóng đại dương xô đuổi miên tục, phá phách đến tận đáy cùng thẳm của xã hội ung độc. Văn Cao buông rời cửa biển, gia nhập vào một không gian khác để mong tìm sự bình yên của tâm hồn. Nhưng dù đi đâu, đến đâu, thì hình ảnh của đói rét, khốn cùng vẫn nằm kề sa đoạ. Cửa Ồ Cầu Rền với xóm Dạ Lạc bốn mùa khai hội, từng đêm, tiếng sênh phách reo vui với xiêm y rực rỡ, với chuỗi tiền cười lạnh lẽo, vang dội vào khuôn gác nhỏ, không một ánh đèn, ánh nến, không cả tình thương. Trong khuôn gác nhỏ giữa xóm Vạn Thái, Văn Cao đã sống những ngày cuối cùng của tủi nhục, đã phải chấp nhận cái đau của những con người rời bỏ ruộng vườn, ngược dòng sông Hồng, lần theo đường sắt, qua các ngả đường, từ sau luỹ tre thân yêu, từ dưới mái nhà ấm cúng, từ chiếc sân gạch với hàng cau thẳng vút, đã kéo vào thành phố lũ lượt như lũ âm hồn dắt díu nhau đi đầu thai tập thể qua năm Cửa Ô Hà Nội.
    Nhịp sống hờn tủi mỗi giờ, mỗi phút cứ xiết chặt lấy mỗi kiếp người đói rét. Gió dào dạt rức buốt da thịt. Gió đập gãy từng thể xác lả xuống mặt hè như cành khô rơi rụng. Không một lời trối trăn, không một giọt nước mắt. Trong cái phờ phạc của mùa đông Hà Nội, bóng những con quạ đen thui chập chờn lượn vòng, đe doạ. Từng đêm tiếng bánh xe lăn lọc cọc đi xuôi về cửa Ô. Ngọn đèn dầu đỏ loe loét lắc lư bên hông xe soi thấp thoáng những cẳng chân, cẳng tay đen đúa thò ra dưới manh chiếu nát. Vòng xe trôi, trôi mãi, đêm này qua đêm khác theo lộ trình định sẵn. Tiếng vó ngựa gieo rời rạc trong mưa phùn gió buốt, chen lẫn vào tiếng nói cười đàn ca rộn rã hắt ra từ hai lề dâm đãng.
    Văn Cao đã từng đêm nhìn qua khuôn gác nhỏ, xóm Dạ Lạc mờ đục dưới ánh sáng bạc phếch của điện đường. Niềm xót thương dấy động tự chiều sâu của tâm ta và lòng oán thù thân phận lại đẩy mạnh Văn Cao vào hàng ngũ chống đối. Tất cả nỗi giận hờn đó Văn Cao đã giãi bày bằng những vần thơ đau thương nhất:
    ?oCửa Ô ơi, cửa Ô đau khổ
    Bốn ngả âm u
    Nhà ta thuê, mái gục tự mùa thu
    Gác cô độc hướng về phường Dạ Lạc
    Đêm đêm dãy đài canh tan tác
    Bốn vực nhạc động vẫy người
    Dãy đèn treo ánh đỏ quạnh máu đời
    Ta về gác chiếu chăn gào tự tử
    ..............................
    ? Ngã tư nghiêng nghiêng xe xác
    Đi vào ngõ khói Công Yên
    Thấy bâng khuâng lối cỏ hư huyền
    Hương nha phiến chập chờn mộng ảo
    Bánh nghiến nhựa đường nghe xào xạo
    Ai vạc xương đổ sọ xuống lòng xe
    Chiếc quỷ xa qua bốn ngả ê chề
    Chở vạn kiếp đi hoang ra khỏi vực??

    Tâm trạng Văn Cao ở thời gian đó không phải là tâm trạng của kẻ làm cách mạng tích cực mà chính là tâm trạng của nghệ sĩ với tất cả rung cảm chân thành. Nhìn thấy thảm trạng xã hội Văn Cao bi phẫn thét lên ?oTa về gác chiếu chăn gào tự tử?. (Nhưng câu thơ này đến lúc được in trên tờ Tiền Phong lại đổi thành: ?oTa về gác gió cài then cửa rú? có lẽ vì lý do nào đó hơn là tự ý tác giả). Văn Cao bị dồn ép, xô đẩy vào một ngõ cụt. Văn Cao vùng lên phá phách bằng nghệ thuật thấy chẳng ích gì, nên phải dấn thân vào ngả khác, chưa hẳn ngả ấy bây giờ đã hợp với tâm hồn và xoa dịu nỗi khắc khoải mà Văn Cao mang từ tuổi ấu thơ tới trưởng thành.
    Với tài năng phong phú, Văn Cao không từ bỏ một hình thức nghệ thuật nào. Văn Cao vẽ, viết, làm nhạc và hoạt động cách mạng. Ở mỗi bộ môn Văn Cao đều xuất sắc.
    Văn Cao gia nhập làng văn nghệ bằng một vài truyện và kịch ngắn đăng trong Tiểu thuyết thứ Bảy. Mấy sáng tác này hồi đó bị chìm đi trước những hào quang sáng chói của những vì tinh tú như Nhất Linh, Thạch Lam, Thế Lữ trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn và Vũ Bằng, Thanh Châu, Ngọc Giao, Nguyễn Công Hoan, Bùi Hiển, Nam Cao, Tô Hoài trong nhóm Tân Dân. Thấy văn chương không thể đưa mình lên đỉnh cao nghệ thuật, Văn Cao rẽ sang âm nhạc. Tác phẩm Buồn tàn thu chào đời vào cuối năm 1943 gây một phản ứng tốt trong giới yêu nhạc. Lời và ý nhạc tuy chưa đạt so với những sáng tác sau đấy, nhưng nó là điềm báo trước một cái gì sẽ và sắp đến. Quả thực vậy, sau đó ít lâu nhạc phẩm Thiên Thai, Trương Chi, Suối mơ và Bến xuân ra đời gây một ảnh hưởng lớn đến tinh thần thưởng ngoạn âm thanh của giới trí thức Hà Nội.
    Hai nhạc phẩm Suối mơ và Bến xuân, Văn Cao cùng sáng tác với Phạm Duy. Vì giá trị hiển nhiên, nhạc Văn Cao đã vượt thoát qua cửa ải được trấn giữ lâu ngày bởi Lê Thương, Đặng Thế Phong, Đoàn Chuẩn, Hoàng Quý v.v?
    Cánh cửa vinh quang đã mở cho bước chân thứ nhất của con người tài hoa tuổi trẻ. Nền âm nhạc Việt Nam hồi đó chưa phát triển mạnh, chỉ có một vài tên tuổi và vài nhạc phẩm quá quen thuộc, trong đó nhạc phẩm của Đặng Thế Phong với Con thuyền không bến, Giọt mưa thu và Vạn cổ sầu là được ưa chuộng nhất. Nói cho đúng, những nhạc phẩm của Văn Cao quá mới và hay, so với thời gian lúc đó nhất là lời ca.
    Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước
    Em đến tôi một lần
    Bao lũ chim rừng họp đàn trên khắp bến xuân
    Từng đôi rung cánh trắng ríu rít ca u ú ù u ú
    Cành đào hoen nắng chan hoà?
    ? Tới đây, chân bước còn ngập ngừng
    Mắt em như dáng thuyền soi nước
    Tà áo em rung theo gió nhẹ thẹn thùng ngoài bến xuân?
    ? Tới đây, mây núi đồi chập chùng
    Liễu dương hơ tóc vàng trong nắng
    Gột áo phong sương du khách còn ngại ngùng nhìn bến xuân?
    (Bến xuân)

    Lời nhạc Văn Cao đặt như thơ, thật chọn lọc. ?oMắt em như dáng thuyền soi nước? và ?oLiễu dương hơ tóc vàng trong nắng? là những hình ảnh quen thuộc của thi ca, chưa ai dùng để đặt lời cho nhạc. Tứ nhạc phong phú, nét nhạc thanh thoát dìu người thưởng thức đi vào cõi mộng êm đềm, quấn quít giữa sự giao duyên của thơ và nhạc. Nhưng chẳng phải chỉ có một lần mà hầu hết các nhạc phẩm của Văn Cao đều có lời đẹp và chất chứa cả một sức mạnh giông gió làm đổ vỡ những chướng ngại cản đường. Tôi nhớ mãi năm xưa, mỗi lần gặp nhà văn Vũ Bằng, nói chuyện về Văn Cao, Vũ quân nức nỏm khen bài Suối mơ hay quá, tuyệt quá, và cao hứng khẽ hát:
    ? Từng hẹn mùa xưa cùng xây nhà bên suối
    Nghe suối róc rách trôi, hoa lừng hương gió ngát
    Đàn ai đùa trong khóm lá vàng tươi?
    (Suối mơ)

    ?oAnh có đồng ý với tôi câu: Đàn ai đùa trong khóm lá vàng tươi là nhất không??, Vũ quân nhìn tôi gay gắt.
    Có nhiều người cho rằng Văn Cao sáng tác hai bài Suối mơ và Bến xuân tại chiến khu trong thế gian hoạt động bí mật, vì đó là hình ảnh của miền Cao-Bắc-Lạng với núi đồi, rừng, suối ?" không đúng hẳn, Văn Cao có hoạt động bí mật ở chiến khu, nhưng Văn Cao làm ra hai bài ấy ngay lòng Hải Phòng, cùng soạn với Phạm Duy, và chính Phạm Duy là người hát đầu tiên. Văn Cao làm nhạc do tự học, về sau mới thụ huấn nhạc lý ở lớp nhạc Tạ Phước. Văn Cao không hát được, tất cả mọi nhạc phẩm phổ biến gây được ảnh hưởng, phần lớn nhờ tài trình diễn của Phạm Duy.
    Những nhạc phẩm của Văn Cao được xưng tụng rầm rộ sau ngày cách mạng ôm trọn nước Việt Nam ?" một phần cũng vì tác giả đã làm ra bài Tiến quân ca, bài ca chính thức của cách mạng. Từ ?oChủ tịch? đến thứ dân đều phải đứng nghiêm trước nét nhạc trỗi lên. Trong khoảng thời gian này, Văn Cao đã vươn lên tới đỉnh chót của ân thưởng cho tài năng và công lao đối với cách mạng.
    Ngoài văn thơ, âm nhạc, Văn Cao còn là hoạ sĩ có tài. Tất cả những nhạc phẩm do Văn Cao xuất bản, đều tự trình bày với những nét vẽ của hoạ phái Lập thể. Văn Cao sử dụng cọ và màu cũng sắc sảo mặn nồng không thua gì các hoạ sĩ chuyên nghiệp, có khi hơn nữa. Về hoạ Văn Cao có học một hai năm ở mỹ thuật Hà Nội với tư cách dự thính viên tự do (au***eur libre).
    Văn Cao vẽ tranh sơn dầu cũng bằng hình thức và nội dung mới. Bức hoạ ?oCuộc khiêu vũ của những người tự tử? (Le Bal aux suicidés) mà Văn Cao trưng bày tại Phòng Triển lãm Duy Nhất (Salon Unique 1943) đã làm giới mỹ thuật ngạc nhiên về bút pháp và màu sắc.

Chia sẻ trang này