1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn Cao - Giấc mơ một đời người. Bài mới: Văn Cao - Một tinh cầu giá lạnh

Chủ đề trong 'Bắc Âu' bởi boxwehn, 27/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    VĂN CAO - ẤN TƯỢNG KHOẢNH KHẮC VÀ ĐỜI NGƯỜI​
    Với Văn Cao, không có hình ảnh nào xứng đáng hơn là một cây đại thụ trong thảo viên âm nhạc hiện đại Việt Nam. Cây đại thụ ấy, gân guốc và dẻo dai, kiêu hùng và dịu mát, chịu táp nhiều nắng gió suốt 3/4 thế kỷ, đã nằm xuống vào sáng một ngày đầu tuần vừa qua.
    Văn Cao - đó là cả một huyền thoại mà bao nhiêu lớp người, đã gặp ông hay chưa, đều thấy ở đó cái gì vừa xa xôi cổ tích, vừa hiện thực đến không ngờ. Cũng như nhiều người đã không ngờ, mới đây thôi ông vẫn còn ở bên chúng ta, trên một căn gác nhỏ đã chứng kiến bao trầm thăng của một đời người.
    Lần mới đây nhất gặp ông, khi tôi đến, ông đang ngồi ở nhà một mình. Vẫn dáng ngồi như đã bao lần. Có khác chăng lần này là chiếc ghế vải gấp thay cho ghế mây. Nhưng cái không khác, và không thể nào khác, vẫn là ly rượu trước mặt ông. Ngồi đó, đối diện với ly rượu, suy tư như đối diện với cả cuộc đời. Ngay cả lần ấy, tôi vẫn nhận ra một điều: Trí tuệ Văn Cao còn rất minh mẫn, dường như không bao giờ có thể chứa hết trong tấm hình hài khẳng khiu đó. Ông nói chuyện thật sôi nổi, trong một sự điềm tĩnh lạ kỳ. Một Văn Cao thực, và một Văn Cao trong tưởng tượng. Nhiều lúc tôi tưởng như không phân biệt được ông là ai trong hai con người đó.
    Với người nước ngoài, Văn Cao được biết đến là tác giả bài quốc ca duy nhất của Việt Nam, được chính Hồ Chủ tịch chọn ngay từ những ngày đầu lập nước. Tôi đã được nghe những người nói quốc ca của chúng ta thuộc vào loại hay so với các quốc ca trên thế giới. Không biết đã thật khách quan chưa. Nhưng sự gắn bó của giai điệu từ bài ca ấy trong nhiều thế hệ Việt Nam là điều không thể phủ nhận.
    Âm nhạc của ông đã và sẽ còn nhiều luận bàn. Nhưng nhiều người đã từng băn khoăn hỏi : Làm sao Văn Cao lại có thể vừa sáng tác nhạc trữ tình, vừa có những bài hát hào hùng đến thế, mà vẫn cùng một dấu ấn Văn Cao. Những trường ca như bản Sông Lô cho đến giờ vẫn không có nhiều. Mà Thiên thai, Trương Chi thì đã nổi tiếng từ lâu lắm rồi kia... Riêng tôi, tiếng chuông nhà thờ thờ từ bài Làng tôi vẫn còn đâu đây văng vẳng, gợi hình ảnh một làng quê yên ấm, thiện nguyện muôn đời trong xanh lá trùm che.
    Nhưng đời Văn Cao không chỉ có nhạc. Còn có cả thi và hoạ nữa. Hoạ và thi đã đồng hành với âm nhạc của ông ngay từ những năm tháng đầu, như những dòng chảy đầy mầu sắc làm nên một hợp lưu nghệ thuật của Văn Cao. Tranh cũng như thơ, đều là những đường nét gây ấn tượng, dồn nén, day dứt. Khi ông cất giọng đọc lên bài Trần trụi, tôi tưởng như những mảng phù du từ đời ông đang vỡ ra, vật trào với con sóng nghiệt ngã để vẫn còn lại đến giờ một bản thể không mất đi được nữa.
    Từng ngụm nhỏ, chiếc ly trong tay ông vẫn nâng lên đặt xuống liên tục. Thơ là thơ, tranh là tranh, nhạc là nhạc, nhưng trước Văn Cao tất cả những cái đó chỉ là một, như đã hoà vào lâu lắm từ chiếc ly sóng sánh kia.
    Văn Cao như đã có một dự cảm về thời gian. Tại đại hội của những người nhạc sỹ vừa qua, ông đã tiên tri với bạn bè về sự chia tay của mình. Thời gian như một chứng nhân từ tiền kiếp, đi qua cuộc đời tài hoa này, và tách ra từ đó những giai phẩm bất hủ đem đến cho đời sau. Có lẽ chỉ từ bây giờ, sức sống của cây đại thụ Văn Cao mới được chứng minh là trường tồn, toả khắp.
    Vị cuối cùng
    Mùa cuối cùng
    Rớt xuống ...
    Mới thật hiểu
    Sự sống thật của mình.

    - Sự sống thật, 1970 -
    Văn Cao - có thực ông đã rời kiếp trần ai, viễn hành về chốn Thiên thai?
    Báo Đầu Tư, 17/7/1995
    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 17:54 ngày 07/10/2004
  2. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    VĂN CAO - ẤN TƯỢNG KHOẢNH KHẮC VÀ ĐỜI NGƯỜI​
    Với Văn Cao, không có hình ảnh nào xứng đáng hơn là một cây đại thụ trong thảo viên âm nhạc hiện đại Việt Nam. Cây đại thụ ấy, gân guốc và dẻo dai, kiêu hùng và dịu mát, chịu táp nhiều nắng gió suốt 3/4 thế kỷ, đã nằm xuống vào sáng một ngày đầu tuần vừa qua.
    Văn Cao - đó là cả một huyền thoại mà bao nhiêu lớp người, đã gặp ông hay chưa, đều thấy ở đó cái gì vừa xa xôi cổ tích, vừa hiện thực đến không ngờ. Cũng như nhiều người đã không ngờ, mới đây thôi ông vẫn còn ở bên chúng ta, trên một căn gác nhỏ đã chứng kiến bao trầm thăng của một đời người.
    Lần mới đây nhất gặp ông, khi tôi đến, ông đang ngồi ở nhà một mình. Vẫn dáng ngồi như đã bao lần. Có khác chăng lần này là chiếc ghế vải gấp thay cho ghế mây. Nhưng cái không khác, và không thể nào khác, vẫn là ly rượu trước mặt ông. Ngồi đó, đối diện với ly rượu, suy tư như đối diện với cả cuộc đời. Ngay cả lần ấy, tôi vẫn nhận ra một điều: Trí tuệ Văn Cao còn rất minh mẫn, dường như không bao giờ có thể chứa hết trong tấm hình hài khẳng khiu đó. Ông nói chuyện thật sôi nổi, trong một sự điềm tĩnh lạ kỳ. Một Văn Cao thực, và một Văn Cao trong tưởng tượng. Nhiều lúc tôi tưởng như không phân biệt được ông là ai trong hai con người đó.
    Với người nước ngoài, Văn Cao được biết đến là tác giả bài quốc ca duy nhất của Việt Nam, được chính Hồ Chủ tịch chọn ngay từ những ngày đầu lập nước. Tôi đã được nghe những người nói quốc ca của chúng ta thuộc vào loại hay so với các quốc ca trên thế giới. Không biết đã thật khách quan chưa. Nhưng sự gắn bó của giai điệu từ bài ca ấy trong nhiều thế hệ Việt Nam là điều không thể phủ nhận.
    Âm nhạc của ông đã và sẽ còn nhiều luận bàn. Nhưng nhiều người đã từng băn khoăn hỏi : Làm sao Văn Cao lại có thể vừa sáng tác nhạc trữ tình, vừa có những bài hát hào hùng đến thế, mà vẫn cùng một dấu ấn Văn Cao. Những trường ca như bản Sông Lô cho đến giờ vẫn không có nhiều. Mà Thiên thai, Trương Chi thì đã nổi tiếng từ lâu lắm rồi kia... Riêng tôi, tiếng chuông nhà thờ thờ từ bài Làng tôi vẫn còn đâu đây văng vẳng, gợi hình ảnh một làng quê yên ấm, thiện nguyện muôn đời trong xanh lá trùm che.
    Nhưng đời Văn Cao không chỉ có nhạc. Còn có cả thi và hoạ nữa. Hoạ và thi đã đồng hành với âm nhạc của ông ngay từ những năm tháng đầu, như những dòng chảy đầy mầu sắc làm nên một hợp lưu nghệ thuật của Văn Cao. Tranh cũng như thơ, đều là những đường nét gây ấn tượng, dồn nén, day dứt. Khi ông cất giọng đọc lên bài Trần trụi, tôi tưởng như những mảng phù du từ đời ông đang vỡ ra, vật trào với con sóng nghiệt ngã để vẫn còn lại đến giờ một bản thể không mất đi được nữa.
    Từng ngụm nhỏ, chiếc ly trong tay ông vẫn nâng lên đặt xuống liên tục. Thơ là thơ, tranh là tranh, nhạc là nhạc, nhưng trước Văn Cao tất cả những cái đó chỉ là một, như đã hoà vào lâu lắm từ chiếc ly sóng sánh kia.
    Văn Cao như đã có một dự cảm về thời gian. Tại đại hội của những người nhạc sỹ vừa qua, ông đã tiên tri với bạn bè về sự chia tay của mình. Thời gian như một chứng nhân từ tiền kiếp, đi qua cuộc đời tài hoa này, và tách ra từ đó những giai phẩm bất hủ đem đến cho đời sau. Có lẽ chỉ từ bây giờ, sức sống của cây đại thụ Văn Cao mới được chứng minh là trường tồn, toả khắp.
    Vị cuối cùng
    Mùa cuối cùng
    Rớt xuống ...
    Mới thật hiểu
    Sự sống thật của mình.

    - Sự sống thật, 1970 -
    Văn Cao - có thực ông đã rời kiếp trần ai, viễn hành về chốn Thiên thai?
    Báo Đầu Tư, 17/7/1995
    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 17:54 ngày 07/10/2004
  3. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    NGƯỜI PHỤ NỮ MẾN THƯƠNG CỦA NHẠC SĨ VĂN CAO​
    Nàng thường xuất hiện trước đám đông trong chiếc áo dài trắng kiêu sa, trên chiếc xe đồi mồi sang trọng vào loại bậc nhất thời bấy giờ. Tránh cho nàng lời ong tiếng ve, bên cạnh nàng luôn có người nhà đi kèm... Đó là hình ảnh ngày trẻ của phu nhân họ Văn, bà Văn Cao - tiểu thư Nghiêm Thúy Băng.

    Nghiêm Thúy Băng sinh năm 1929, là con gái thứ của một gia đình đại tư sản. Những người cùng thời với nàng khẳng định, nàng có vẻ kiêu sa của một người được giáo dục đến nơi đến chốn. Chẳng thế mà nhiều chàng, dù môn đăng hộ đối cũng chỉ dám "kính chi viễn nhi".
    [​IMG]
    Ông bà Văn Cao​
    Đầu những năm 1940, giới tư sản Hà thành không ai không biết đến ông Nghiêm Xuân Huyến, cha nàng, chủ nhà in Rạng Đông, đồng thời là chủ bút 2 tờ báo chống Tây cực mạnh là Con Ong và Bắc Kỳ thể thao. Suốt thời gian dài, gia đình nàng sống trong sự sung túc mà cõi hồng trần không ít người khao khát.
    Là tiểu thư, đương nhiên những sinh hoạt của Thúy Băng từ miếng ăn giấc ngủ đều có kẻ hầu người hạ. Khuôn phép gia đình không cho nàng cái quyền tự do bay nhảy. Nhưng rồi cuộc sống của nàng cũng chẳng khép kín được mãi. Nhìn cha nàng bị bắt giam hết lần này đến lần khác, Xuân Băng bừng bừng tự ái nữ nhi. Nàng ủng hộ cha bằng cách tham gia vào công việc của nhà in Rạng Đông một cách quyết liệt. Nàng tiếp xúc với các chiến sĩ ********* qua lại nhà in hồn nhiên đến lạ lùng. Chính họ đã tiếp cho nàng sự dũng cảm tự lúc nào không hay.
    Cha mất trong nhà giam của Nhật trước ngày khởi nghĩa 19/8 ba ngày, Băng bàng hoàng tưởng không gượng nổi. Không còn cách nào khác, nàng dấn thân vào hoạt động Cách Mạng nhằm tự vệ bản thân. Những trang sức có giá được mẹ nàng đóng góp cho Cách Mạng, tất nhiên có sự hồ hởi đồng ý của cô con gái bà.
    Cuối năm 1945, tình yêu gõ cửa trái tim con chim nhỏ khi người chiến sĩ ********* - Văn Cao xuất hiện bằng xương bằng thịt trước cổng nhà in của gia đình nàng. Người thiếu nữ khuê các đang trong giấc mơ bị đánh thức. Nàng tự đặt tên cho tâm trạng của mình lúc đó là "tiếng sét tình yêu". Mà theo những lý thuyết nàng thu nhận từ sự giáo dục của gia đình, thì cảm xúc ấy chỉ xuất hiện khi lòng ngưỡng mộ được khẳng định.
    Mặc dù thời gian bén duyên cùng Thuý Băng, Văn Cao đã nổi tiếng với một loạt ca khúc lãng mạn như Thiên Thai, Suối Mơ, Tiến quân ca... Nhưng để thêm tự tin khi quyết định gả con gái cho Văn Cao, gia đình nàng đã bí mật điều tra lý lịch chàng thanh niên đôn hậu, tài hoa. Cũng phải thôi, bởi có kẻ ghen tức với hạnh phúc của Văn Cao, đã tung tin anh đã yên bề gia thất tại quê nhà. Nhờ dăm ba cầu nối là chỗ thân quen với gia đình Thuý Băng, lý lịch Văn Cao mới sáng tỏ.
    Hạnh phúc con chim nhỏ lúc này mới thực sự trọn vẹn. Những hỉ nộ ái ố mà nàng từng trải qua làm cho cuộc sống của Thuý Băng thêm phong phú. Theo chồng bỏ cuộc chơi, đi đến tận cùng những cảm xúc mà ai cũng chỉ có cơ hội đi qua một lần. Đó là cuộc sống nhiều cảm xúc, ca từ và nốt nhạc. Chúng biểu hiện bằng thi ca, nhạc họa qua tài năng của chồng nàng - nhạc sĩ Văn Cao. Ngay cả khi Văn Cao đau ốm, nàng vẫn ở bên để ông tựa vai đi dọc con sông Lô. Những nốt nhạc đầu tiên của Trường ca sông Lô đã bắt đầu như thế. Bài ca mà con chim nhỏ yêu kiều trong ***g son thuở nào đã hát vang suốt 48 năm tung cánh như vẫn còn nẩy lắm. Tiếc là giờ đây, nàng đã trở thành người độc hành có dáng vẻ u buồn. Hàng ngày nàng viết hồi ký, và khi nỗi nhớ dội về, nàng tiếp tục làm thơ.
    [​IMG]
    Văn Cao là người đàn ông lạ lùng mà tôi không bao giờ hết đam mê - Nghiêm Thúy Băng​
    (Theo Tiền Phong)
    Được tuan_ngoc_pham sửa chữa / chuyển vào 18:22 ngày 16/12/2006
  4. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    NGƯỜI PHỤ NỮ MẾN THƯƠNG CỦA NHẠC SĨ VĂN CAO​
    Nàng thường xuất hiện trước đám đông trong chiếc áo dài trắng kiêu sa, trên chiếc xe đồi mồi sang trọng vào loại bậc nhất thời bấy giờ. Tránh cho nàng lời ong tiếng ve, bên cạnh nàng luôn có người nhà đi kèm... Đó là hình ảnh ngày trẻ của phu nhân họ Văn, bà Văn Cao - tiểu thư Nghiêm Thúy Băng.

    Nghiêm Thúy Băng sinh năm 1929, là con gái thứ của một gia đình đại tư sản. Những người cùng thời với nàng khẳng định, nàng có vẻ kiêu sa của một người được giáo dục đến nơi đến chốn. Chẳng thế mà nhiều chàng, dù môn đăng hộ đối cũng chỉ dám "kính chi viễn nhi".
    Ông bà Văn Cao
    Đầu những năm 1940, giới tư sản Hà thành không ai không biết đến ông Nghiêm Xuân Huyến, cha nàng, chủ nhà in Rạng Đông, đồng thời là chủ bút 2 tờ báo chống Tây cực mạnh là Con Ong và Bắc Kỳ thể thao. Suốt thời gian dài, gia đình nàng sống trong sự sung túc mà cõi hồng trần không ít người khao khát.
    Là tiểu thư, đương nhiên những sinh hoạt của Thúy Băng từ miếng ăn giấc ngủ đều có kẻ hầu người hạ. Khuôn phép gia đình không cho nàng cái quyền tự do bay nhảy. Nhưng rồi cuộc sống của nàng cũng chẳng khép kín được mãi. Nhìn cha nàng bị bắt giam hết lần này đến lần khác, Xuân Băng bừng bừng tự ái nữ nhi. Nàng ủng hộ cha bằng cách tham gia vào công việc của nhà in Rạng Đông một cách quyết liệt. Nàng tiếp xúc với các chiến sĩ ********* qua lại nhà in hồn nhiên đến lạ lùng. Chính họ đã tiếp cho nàng sự dũng cảm tự lúc nào không hay.
    Cha mất trong nhà giam của Nhật trước ngày khởi nghĩa 19/8 ba ngày, Băng bàng hoàng tưởng không gượng nổi. Không còn cách nào khác, nàng dấn thân vào hoạt động Cách Mạng nhằm tự vệ bản thân. Những trang sức có giá được mẹ nàng đóng góp cho Cách Mạng, tất nhiên có sự hồ hởi đồng ý của cô con gái bà.
    Cuối năm 1945, tình yêu gõ cửa trái tim con chim nhỏ khi người chiến sĩ ********* - Văn Cao xuất hiện bằng xương bằng thịt trước cổng nhà in của gia đình nàng. Người thiếu nữ khuê các đang trong giấc mơ bị đánh thức. Nàng tự đặt tên cho tâm trạng của mình lúc đó là "tiếng sét tình yêu". Mà theo những lý thuyết nàng thu nhận từ sự giáo dục của gia đình, thì cảm xúc ấy chỉ xuất hiện khi lòng ngưỡng mộ được khẳng định.
    Mặc dù thời gian bén duyên cùng Thuý Băng, Văn Cao đã nổi tiếng với một loạt ca khúc lãng mạn như Thiên Thai, Suối Mơ, Tiến quân ca... Nhưng để thêm tự tin khi quyết định gả con gái cho Văn Cao, gia đình nàng đã bí mật điều tra lý lịch chàng thanh niên đôn hậu, tài hoa. Cũng phải thôi, bởi có kẻ ghen tức với hạnh phúc của Văn Cao, đã tung tin anh đã yên bề gia thất tại quê nhà. Nhờ dăm ba cầu nối là chỗ thân quen với gia đình Thuý Băng, lý lịch Văn Cao mới sáng tỏ.
    Hạnh phúc con chim nhỏ lúc này mới thực sự trọn vẹn. Những hỉ nộ ái ố mà nàng từng trải qua làm cho cuộc sống của Thuý Băng thêm phong phú. Theo chồng bỏ cuộc chơi, đi đến tận cùng những cảm xúc mà ai cũng chỉ có cơ hội đi qua một lần. Đó là cuộc sống nhiều cảm xúc, ca từ và nốt nhạc. Chúng biểu hiện bằng thi ca, nhạc họa qua tài năng của chồng nàng - nhạc sĩ Văn Cao. Ngay cả khi Văn Cao đau ốm, nàng vẫn ở bên để ông tựa vai đi dọc con sông Lô. Những nốt nhạc đầu tiên của Trường ca sông Lô đã bắt đầu như thế. Bài ca mà con chim nhỏ yêu kiều trong ***g son thuở nào đã hát vang suốt 48 năm tung cánh như vẫn còn nẩy lắm. Tiếc là giờ đây, nàng đã trở thành người độc hành có dáng vẻ u buồn. Hàng ngày nàng viết hồi ký, và khi nỗi nhớ dội về, nàng tiếp tục làm thơ.
    Văn Cao là người đàn ông lạ lùng mà tôi không bao giờ hết đam mê.
    (Theo Tiền Phong)
    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 04:32 ngày 26/10/2004
  5. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0

    THỜI GIAN
    Văn Cao
    Thời gian qua kẽ tay
    Làm khô những chiếc lá
    Kỷ niệm trong tôi
    Rơi như tiếng sỏi
    trong lòng giếng cạn
    Riêng những câu thơ
    còn xanh
    Riêng những bài hát
    còn xanh
    Và đôi mắt em
    như hai giếng nước

    Xuân Đinh Mão, 2-1987

    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 07:43 ngày 03/10/2006
  6. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0

    THỜI GIAN
    Văn Cao
    Thời gian qua kẽ tay
    Làm khô những chiếc lá
    Kỷ niệm trong tôi
    Rơi như tiếng sỏi
    trong lòng giếng cạn
    Riêng những câu thơ
    còn xanh
    Riêng những bài hát
    còn xanh
    Và đôi mắt em
    như hai giếng nước
    còn xanh

    Xuân Đinh Mão, 2-1987
  7. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    CON TRAI CỐ NHẠC SĨ VĂN CAO: CHA TÔI LÀ NGƯỜI LUÔN CÔ ĐƠN


    Với công chúng yêu nhạc Việt Nam, Văn Cao là một nhạc sĩ lớn. Cuộc đời ông đã khép lại với hào quang, cay đắng và những nỗi niềm không thể sẻ chia. Sau sáu năm nhạc sĩ Văn Cao qua đời, con trai trưởng của ông đã lần tìm lại quá khứ để tái hiện bức chân dung chân thực về đời và nghiệp của cha mình.
    "Văn Cao đời và nghiệp" là quyển hồi ức do hoạ sĩ, nhà thơ Văn Thao thực hiện sẽ ra mắt độc giả trong nay mai. Trong khuôn khổ bài báo này, mời bạn đọc chuyện trò với Văn Thao về công việc biên soạn cuốn sách.
    Anh có ý định thực hiện cuốn sách này từ khi nào? nghe nói, cố nhạc sĩ Văn Cao đã từ chối làm một cuốn hồi ký về mình?
    Văn Thao: Từ đầu những năm 80, tôi đã thu thập tư liệu, ghi chép của cha tôi- chỉ với ý gom giúp cha nếu ông làm hồi ký. Sau khi cha tôi về hưu, Hội Nhạc sĩ Việt Nam có gợi ý những nhạc sĩ cao tuổi viết hồi ký, Hội sẽ tài trợ kinh phí. Mẹ và cha tôi đã có cuộc tranh luận gay gắt về chuyện này. Cha tôi nói, ông không muốn viết. Ông bảo tôi: "Khi người ta phải viết hồi ký, tức là người ta đã ý thức mình không còn tiếp tục công việc sáng tạo được nữa. Viết hồi ký là tự nói về cuộc đời mình, để trung thực- không động chạm ai khó lắm. Hơn nữa lại thường là thanh minh cho mình. Tất cả cuộc đời cha nằm ở tác phẩm...". Cha tôi cũng có ý, nếu có thể, sau này tôi sẽ làm công việc "nhìn lại" ấy cho ông.
    Tôi là con trưởng, được chứng kiến hầu hết những bước thăng trầm của cha, bản thân tôi cũng chịu nhiều nỗi đau từ những biến cố trong cuộc đời của ông. Những năm buồn khổ và vất vả nhất của gia đình, hai cha con tôi sống với nhau, ông cũng không dấu gì tôi những mối quan hệ riêng, những tâm sự của mình. Cha tôi là người cô đơn, đôi khi ông coi tôi như là người để ông giãi bày nỗi lòng của mình. Vì gần cha, nên tôi có những manh mối chân thực đầu tiên để từ đó lần tìm lại những nhân chứng, tư liệu có liên quan đến cuộc đời ông.
    Nghe nói trong cuốn hồi ức sẽ có những bí mật chưa từng công bố trong cuộc đời nhạc sĩ Văn cao?
    Văn Thao: Bộ sách sẽ chia làm 4 phần: Phần 1- Thời trai trẻ của Văn Cao (giai đoạn của Suối Mơ, Thiên Thai); Phần 2- Giai đoạn Văn Cao tham gia cách mạng và kháng chiến (Từ Tiến quân ca đến Tiến Về Hà Nội); phần 3- 30 năm im lặng; phần 4- những năm cuối đời của nhạc sĩ Văn Cao. Bộ sách sẽ là bức chân dung chân thực về đời sống và nhân cách của nhạc sĩ Văn Cao. trong đó sẽ có những mảng về ông lần đầu tiên được nói đến: những mối tình thời trai trẻ; những buồn đau riêng, những mối quan hệ giờ đây được nhìn nhận lại dưới sự nghiêm khắc của thời gian và lịch sử...
    [​IMG]
    Ðể thực hiện được bộ hồi ức, ngoài những tư liệu từ gia đình, bạn bè... tôi phải đi lại những nơi cha tôi đã đi: vào nam, ra bắc, xuôi theo sông Lô để tìm gặp những nhân chứng và bối cảnh gắn bó với sự ra đời các tác phẩm của ông. Tôi đã tìm gặp cả những người phụ nữ đã từng yêu dấu cha tôi. Mỗi khi gặp thêm một người, tôi lại xúc động thấy rằng cha tôi đã sống nhân từ, điềm đạm và nhẫn đến thế.
    Việc công bố những tình cảm riêng của cố nhạc sĩ Văn Cao là điều khá tế nhị và khó khăn đối với anh trong vai trò một người con. Anh có gặp sự phản ứng nào từ phía mẹ mình- bà Thuý Băng?
    Văn Thao: Mẹ tôi là người đặc biệt, có thể coi là "người phụ nữ hộ mệnh"của cha tôi. Bà luôn chăm sóc, bảo vệ ông hết mực, bà là người trung thành nhất, luôn bên ông trong mọi nỗi gian nan. Làng văn nghệ hay nói đùa: "Ông Văn Cao có bà vợ "ghê", nhưng cả một đời bà đã đứng sau lưng ông để đỡ những gánh nặng đời thường cho ông, vì vậy lẽ tất nhiên, bà cũng có một vị trí tương đối trong cuốn hồi ức.
    Mẹ rất yêu cha tôi, nên bà không thấy thoải mái khi tôi muốn đưa ra những chuyện tình cảm ngày xưa của ông. Nhưng tôi cho rằng phải đảm bảo tính trung thực của lịch sử,. Không thể không kể tới những mối tình ấy, khi chính nó là nguồn cảm hứng để ra đời những tuyệt phẩm của Văn Cao.
    Tôi có đi gặp những người phụ nữ vẫn giữ từng bức thư, bài thơ, bản nhạc cha tôi tặng (tình yêu của các cụ ngày xưa đẹp và trong sáng lắm). Bản thân họ vẫn còn chồng, con và gia đình, nên khi công bố họ cũng ngại. Có người còn yêu cầu tôi: "Chờ đến lúc cô mất rồi cháu hãy nói ra câu chuyện này". Những e dè tế nhị ấy cũng làm tôi rất khó xử và lúng túng...
    Khi thực hiện bộ sách, tâm trạng của anh thế nào?
    Văn Thao: Tôi thấy thương cha tôi thấm thía. Cha tôi chịu nỗi thiệt thòi lớn nhất của người sáng tạo là phải dừng lại 30 năm không làm được gì. 30 năm câm lặng, trầm uất, cha tôi buồn đến mức không muốn cho các con theo nghiệp làm nghệ thuật, buồn đến mức, có lúc ông muốn kiếm một nghề lao động chân tay để nuôi gia đình. Khi đi tìm lại nhân chứng tư liệu, tôi như sống lại những năm dài nhọc nhằn của cha. Ông không đựoc sinh hoạt ở các hội nghệ thuật, bài hát không được sáng tác. Tranh không có vật liệu để vẽ. Ông phải làm bìa sách, minh hoạ báo, làm vỏ hộp diêm để trang trải cho gia đình. Nếu không có 30 năm ấy, chắc chắn cha tôi sẽ đóng góp được nhiều hơn cho nền nghệ thuật nước nhà.
    [​IMG]
    Bao giờ bộ sách "Văn Cao - "đời và nghiệp " ra mắt công chúng?
    Văn Thao: Tôi đang bắt tay vào viết. Dự tính đến 2003 sẽ hoàn thành để dâng tặng cha tôi tròn 80 năm tuổi.
    Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện này
    Theo Phụ nữ Phụ nữ TP.HCM, ngày 17.11.2001
    Ảnh minh họa sử dụng của bạn BUONG_CHUOI

    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 04:49 ngày 16/09/2005
  8. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    CON TRAI CỐ NHẠC SĨ VĂN CAO: CHA TÔI LÀ NGƯỜI LUÔN CÔ ĐƠN


    Với công chúng yêu nhạc Việt Nam, Văn Cao là một nhạc sĩ lớn. Cuộc đời ông đã khép lại với hào quang, cay đắng và những nỗi niềm không thể sẻ chia. Sau sáu năm nhạc sĩ Văn Cao qua đời, con trai trưởng của ông đã lần tìm lại quá khứ để tái hiện bức chân dung chân thực về đời và nghiệp của cha mình.
    "Văn Cao đời và nghiệp" là quyển hồi ức do hoạ sĩ, nhà thơ Văn Thao thực hiện sẽ ra mắt độc giả trong nay mai. Trong khuôn khổ bài báo này, mời bạn đọc chuyện trò với Văn Thao về công việc biên soạn cuốn sách.
    Anh có ý định thực hiện cuốn sách này từ khi nào? nghe nói, cố nhạc sĩ Văn Cao đã từ chối làm một cuốn hồi ký về mình?
    Văn Thao: Từ đầu những năm 80, tôi đã thu thập tư liệu, ghi chép của cha tôi- chỉ với ý gom giúp cha nếu ông làm hồi ký. Sau khi cha tôi về hưu, Hội Nhạc sĩ Việt Nam có gợi ý những nhạc sĩ cao tuổi viết hồi ký, Hội sẽ tài trợ kinh phí. Mẹ và cha tôi đã có cuộc tranh luận gay gắt về chuyện này. Cha tôi nói, ông không muốn viết. Ông bảo tôi: "Khi người ta phải viết hồi ký, tức là người ta đã ý thức mình không còn tiếp tục công việc sáng tạo được nữa. Viết hồi ký là tự nói về cuộc đời mình, để trung thực- không động chạm ai khó lắm. Hơn nữa lại thường là thanh minh cho mình. Tất cả cuộc đời cha nằm ở tác phẩm...". Cha tôi cũng có ý, nếu có thể, sau này tôi sẽ làm công việc "nhìn lại" ấy cho ông.
    Tôi là con trưởng, được chứng kiến hầu hết những bước thăng trầm của cha, bản thân tôi cũng chịu nhiều nỗi đau từ những biến cố trong cuộc đời của ông. Những năm buồn khổ và vất vả nhất của gia đình, hai cha con tôi sống với nhau, ông cũng không dấu gì tôi những mối quan hệ riêng, những tâm sự của mình. Cha tôi là người cô đơn, đôi khi ông coi tôi như là người để ông giãi bày nỗi lòng của mình. Vì gần cha, nên tôi có những manh mối chân thực đầu tiên để từ đó lần tìm lại những nhân chứng, tư liệu có liên quan đến cuộc đời ông.
    Nghe nói trong cuốn hồi ức sẽ có những bí mật chưa từng công bố trong cuộc đời nhạc sĩ Văn cao?
    Văn Thao: Bộ sách sẽ chia làm 4 phần: Phần 1- Thời trai trẻ của Văn Cao (giai đoạn của Suối Mơ, Thiên Thai); Phần 2- Giai đoạn Văn Cao tham gia cách mạng và kháng chiến (Từ Tiến quân ca đến Tiến Về Hà Nội); phần 3- 30 năm im lặng; phần 4- những năm cuối đời của nhạc sĩ Văn Cao. Bộ sách sẽ là bức chân dung chân thực về đời sống và nhân cách của nhạc sĩ Văn Cao. trong đó sẽ có những mảng về ông lần đầu tiên được nói đến: những mối tình thời trai trẻ; những buồn đau riêng, những mối quan hệ giờ đây được nhìn nhận lại dưới sự nghiêm khắc của thời gian và lịch sử...

    Ðể thực hiện được bộ hồi ức, ngoài những tư liệu từ gia đình, bạn bè... tôi phải đi lại những nơi cha tôi đã đi: vào nam, ra bắc, xuôi theo sông Lô để tìm gặp những nhân chứng và bối cảnh gắn bó với sự ra đời các tác phẩm của ông. Tôi đã tìm gặp cả những người phụ nữ đã từng yêu dấu cha tôi. Mỗi khi gặp thêm một người, tôi lại xúc động thấy rằng cha tôi đã sống nhân từ, điềm đạm và nhẫn đến thế.
    Việc công bố những tình cảm riêng của cố nhạc sĩ Văn Cao là điều khá tế nhị và khó khăn đối với anh trong vai trò một người con. Anh có gặp sự phản ứng nào từ phía mẹ mình- bà Thuý Băng?
    Văn Thao: Mẹ tôi là người đặc biệt, có thể coi là "người phụ nữ hộ mệnh"của cha tôi. Bà luôn chăm sóc, bảo vệ ông hết mực, bà là người trung thành nhất, luôn bên ông trong mọi nỗi gian nan. Làng văn nghệ hay nói đùa: "Ông Văn Cao có bà vợ "ghê", nhưng cả một đời bà đã đứng sau lưng ông để đỡ những gánh nặng đời thường cho ông, vì vậy lẽ tất nhiên, bà cũng có một vị trí tương đối trong cuốn hồi ức.
    Mẹ rất yêu cha tôi, nên bà không thấy thoải mái khi tôi muốn đưa ra những chuyện tình cảm ngày xưa của ông. Nhưng tôi cho rằng phải đảm bảo tính trung thực của lịch sử,. Không thể không kể tới những mối tình ấy, khi chính nó là nguồn cảm hứng để ra đời những tuyệt phẩm của Văn Cao.
    Tôi có đi gặp những người phụ nữ vẫn giữ từng bức thư, bài thơ, bản nhạc cha tôi tặng (tình yêu của các cụ ngày xưa đẹp và trong sáng lắm). Bản thân họ vẫn còn chồng, con và gia đình, nên khi công bố họ cũng ngại. Có người còn yêu cầu tôi: "Chờ đến lúc cô mất rồi cháu hãy nói ra câu chuyện này". Những e dè tế nhị ấy cũng làm tôi rất khó xử và lúng túng...
    Khi thực hiện bộ sách, tâm trạng của anh thế nào?
    Văn Thao: Tôi thấy thương cha tôi thấm thía. Cha tôi chịu nỗi thiệt thòi lớn nhất của người sáng tạo là phải dừng lại 30 năm không làm được gì. 30 năm câm lặng, trầm uất, cha tôi buồn đến mức không muốn cho các con theo nghiệp làm nghệ thuật, buồn đến mức, có lúc ông muốn kiếm một nghề lao động chân tay để nuôi gia đình. Khi đi tìm lại nhân chứng tư liệu, tôi như sống lại những năm dài nhọc nhằn của cha. Ông không đựoc sinh hoạt ở các hội nghệ thuật, bài hát không được sáng tác. Tranh không có vật liệu để vẽ. Ông phải làm bìa sách, minh hoạ báo, làm vỏ hộp diêm để trang trải cho gia đình. Nếu không có 30 năm ấy, chắc chắn cha tôi sẽ đóng góp được nhiều hơn cho nền nghệ thuật nước nhà.

    Bao giờ bộ sách "Văn Cao - "đời và nghiệp " ra mắt công chúng?

    Văn Thao: Tôi đang bắt tay vào viết. Dự tính đến 2003 sẽ hoàn thành để dâng tặng cha tôi tròn 80 năm tuổi.
    Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện này
    Theo Phụ nữ Phụ nữ TP.HCM, ngày 17.11.2001
    Ảnh minh họa sử dụng của bạn BUONG_CHUOI

    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 04:24 ngày 26/10/2004
  9. lady_in_red82

    lady_in_red82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Hì bác Boxwe, vì em cũng rất thích bài Thời gian. Cơ mà bác type thừa câu cuối cùng rồi. Chỉ đến " Và đôi mắt em/ Như hai giếng nước."
    Để lửng lơ như thế, gợi hơn nhiều
    Thêm câu cuối, chắc là bác bị ảnh hưởng bởi bài hát phổ từ bài thơ này ạ
  10. lady_in_red82

    lady_in_red82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Hì bác Boxwe, vì em cũng rất thích bài Thời gian. Cơ mà bác type thừa câu cuối cùng rồi. Chỉ đến " Và đôi mắt em/ Như hai giếng nước."
    Để lửng lơ như thế, gợi hơn nhiều
    Thêm câu cuối, chắc là bác bị ảnh hưởng bởi bài hát phổ từ bài thơ này ạ

Chia sẻ trang này