1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn Cao - Giấc mơ một đời người. Bài mới: Văn Cao - Một tinh cầu giá lạnh

Chủ đề trong 'Bắc Âu' bởi boxwehn, 27/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    To sapa_2k: bạn xem lại bài viết của con trai nhạc sĩ. Giờ chuyển sang phần âm thanh. Đây là chương trình đặc biệt về Văn Cao của Đài Radio Bolsa. Link sử dụng của bạn Temely đưa bên box âm nhạc

    Download ở đây 
    http://honque.com/Audio/UyenDiem/VanCao.wma
    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 03:01 ngày 03/03/2005
  2. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    To sapa_2k: bạn xem lại bài viết của con trai nhạc sĩ. Giờ chuyển sang phần âm thanh. Đây là chương trình đặc biệt về Văn Cao của Đài Radio Bolsa. Link sử dụng của bạn Temely đưa bên box âm nhạc

    Download ở đây 
    http://honque.com/Audio/UyenDiem/VanCao.wma
    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 03:01 ngày 03/03/2005
  3. sapa_2k

    sapa_2k Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2004
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Tha`nh tha^.t cảm ơn boxwehn cho cái link!
    mến
    Sapa
    ...
  4. sapa_2k

    sapa_2k Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2004
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Tha`nh tha^.t cảm ơn boxwehn cho cái link!
    mến
    Sapa
    ...
  5. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
  6. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    BUỒN TÀN THU
    (1941)
    ***
    Ai lướt đi ngoài sương gió
    Không dừng chân đến em bẽ bàng
    Ôi vừa thoáng nghe em
    Mơ ngày bước chân chàng
    Từ từ xa đường vắng
    Đêm mùa thu chết
    Nghe mùa đang rớt rơi theo lá vàng
    Em ngồi đan áo
    Lòng buồn vương vấn
    Em thương nhớ chàng
    Người ơi còn biết em nhớ mang
    Tình xưa còn đó xa xôi lòng
    Nhờ bóng chim uyên nhờ gió đưa duyên
    Chim với gió
    Bay về chàng quên hết lời thề
    Áo đan hết rồi
    Cố quên dáng người
    Chàng ngày nao tìm đến còn nhớ đêm xưa
    Kề má say xưa
    Nhưng năm tháng qua dần mùa thu chết bao lần
    Thôi tình em đấy như mùa thu chết
    rơi theo lá vàng​

    Văn Cao và những tri âm
    Ngày này cách đây 78 năm (15/11/1923), tác giả Quốc ca Việt Nam chào đời. Không chỉ xuất sắc trong các ca khúc nghệ thuật, ông chính là người đã khai mở con đường cho nghệ thuật hiện đại Việt Nam ở hai lĩnh vực: Hội họa và thơ. Sẽ là không đầy đủ khi nói về Văn Cao mà không nhắc đến những nghệ sĩ từng hát nhạc ông.
    Nhạc Văn Cao đã trở thành một vệt sáng trong lịch sử âm nhạc Việt Nam và trong chuỗi sáng đó lấp lánh rất nhiều ngôi sao.
    Nghệ sĩ Kim Tiêu đã trở thành một huyền thoại với những bài hát của Văn Cao được hát hay đến tận cùng ở mọi cung bậc. Ông không để lại một bản thu âm nào, đến nay những thế hệ sau chỉ còn biết về ông như một người bạn tâm giao của Văn Cao, đồng hành cùng nhạc sĩ trong những ngày đầu sáng tạo âm nhạc và là một ca nhân bất hạnh. Kim Tiêu đã hát Trường ca sông Lô giữa lòng Hà Nội thời kháng chiến 9 năm, từng bị ở tù vì những hoạt động trong vùng địch hậu. Về sau này, do những hiểu lầm đáng tiếc, cuộc đời ông rẽ sang một ngả khác nhưng vẫn gắn bó với những bài hát Văn Cao, càng đau khổ bất hạnh ông hát càng hay cho đến ngày trút hơi thở cuối cùng bên thềm ga Hàng Cỏ vì cái đói.
    Nhưng Kim Tiêu không phải là người đầu tiên hát nhạc Văn Cao, một người bạn khác của Văn Cao là Phạm Duy Cẩn, sau này trở thành nhạc sĩ Phạm Duy, là người đã đưa ca khúc đầu tay của ông - bài Buồn tàn thu - đến với đông đảo công chúng và sau đó đã hát các bài hát của chàng nhạc sĩ trẻ lúc đó còn vô danh trong tất cả các buổi sinh hoạt ca nhạc lớn nhỏ từ Bắc chí Nam.
    Thương Huyền và Thái Thanh gắn bó với nhạc Văn Cao những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám và toàn quốc kháng chiến. Thương Huyền là người đầu tiên hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch tại chiến khu Việt Bắc khi bài hát vừa ra đời, trước đó nữ ca sĩ chuyên hát dân ca này từng hát Thiên Thai, Suối Mơ tại Nhà hát Lớn Hà Nội trong Tuần lễ Vàng quyên góp ủng hộ chính quyền ********* non trẻ. Giọng hát vàng Thái Thanh, theo chính Văn Cao, đã đưa Buồn tàn thu đến ''''cõi''''. Không ai có thể kìm lòng khi nghe Thái Thanh hát chữ ''''Ai'''' rồi chữ ''''lướt''''. Văn Cao nói ''''Thái Thanh hát rất đời'''', cách hát tựa như không có kỹ thuật gì nhưng chứa đầy ma lực. Một giọng hát thoát tục. Bóng dáng giọng hát ấy còn phảng phất ở 2 ca sĩ thế hệ sau là Quỳnh Giao (con gái nữ ca sĩ nổi danh thập kỷ 50 Minh Trang) và Ánh Tuyết.
    Đầu những năm 90, khi các bài hát lãng mạn của Văn Cao được hát rộng rãi, người yêu nhạc có dịp nghe lại một giọng nữ thời chống Pháp, nữ ca sĩ Kim Ngọc. Ở tuổi lục tuần, bà đã hát Trương Chi, Thiên Thai bằng tất cả những trải nghiệm của một đời nghệ sĩ, và theo một số nhạc sĩ thì hay đến từng con chữ, từng dấu lặng.
    Ánh Tuyết là cơ duyên cuối cùng của Văn Cao trước khi ông đi xa. Cuộc gặp định mệnh với Văn Cao đã làm thăng hoa sự nghiệp của Ánh Tuyết lúc chị đã định nghỉ hát. Ánh Tuyết có thể hát Sông Lô không bằng Lê Dung nhưng Buồn tàn thu, Thiên Thai, Trương Chi thì đã thêm một lần đến ''''cõi''''.
    (Theo Tiền Phong)
  7. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]

  8. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Buồn tàn thu - Ca sĩ Ái Vân

    Buồn tàn thu - Ca sĩ Ánh Tuyết

    Buồn tàn thu - Ca sĩ Hương Lan

    Buồn tàn thu - Ca sĩ Lan Ngọc

    Buồn tàn thu - Ca sĩ Lê Dung

    Buồn tàn thu - Ca sĩ Mai Hương

    Buồn tàn thu - Ca sĩ Ngọc Hà

    Buồn tàn thu - Ca sĩ Quỳnh Giao

     
     
    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 23:48 ngày 22/03/2005
  9. kimlien11

    kimlien11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    745
    Đã được thích:
    0
    Đúng là khi nhắc đến Văn Cao là người ta có cảm giác rằng cái chân thiện mỹ của nghệ thuật hay của tâm hồn người nghệ sỹ tài ba này đã thể hiện rõ nét qua những bài nhạc,thơ,hoạ của ông. Đặc biệt,khi nghe những bản nhạc mà ông sáng tác,qua các thời kỳ,qua các giai đoạn,hình như càng nghe người ta càng thấm những gì sâu xa,tinh tuý trong ngôn từ và trong chất nhạc,trong tâm hồn ông.Như thế hệ trẻ chúng tôi,mỗi lần nghe bài nhạc cách mạng của ông sao luôn cảm thấy trong mình,tinh thần hào sảng và sự sẵn sàng.Một sức mạnh vô hình nào đấy chảy trong người chúng tôi mỗi khi cất lời hát " Đoàn quân Việt Nam đi,chung lòng cứu quốc...."
    Rồi cũng thật lạ,mọi cảm xúc vẫn mạnh mẽ là vậy nhưng sâu sắc hơn khi được nghe những khúc nhạc tình ca của ông.Có người thì thích nghe Buồn tàn thu,có người lại thích nghe Mùa xuân đầu tiên ,nhưng tôi,tôi yêu bài Thu cô liêu của ông
    Thu cô liêu, tịch liêu
    Cô thôn chiều ta yêu thu, yêu thu, yêu mùa thu
    Vàng hoen đáy nước soi rõ đường đi.
    Một mùa thi, một mùa thi
    Lá xanh rơi rụng buồn chi lá vàng.
    Sương ấp lạnh non hương cứng lá
    Đã từng nghe gió biết thu sang
    Một chiều êm nghe gió thu xưa bao êm đềm
    Một chiều êm, một chiều êm ...
    Mỗi khi nghe bản nhạc, tôi có cảm giác con người tài hoa này thật cô đơn và tội nghiệp làm sao.Trong nhạc trữ tình của ông dường như luôn dự báo về một thế giới lãng mạn chấm phá đôi nét buồn.Mầu sắc trong bài hát rất trong nhưng không phải là một mầu xanh yêu đời mà là mầu vàng của sự chia lìa.Cái cũ ra đi nhưng lại chưa nhìn thấy cái mới xuất hiện :" Lá xanh rơi rụng buồn chi lá vàng".Vòng tuần hoàn chưa xuất hiện,cái "vòng xinh" cuộc đời ấy tưởng chừng là một vòng luẩn quẩn thì vào đến bài nhạc đầy chất thơ của ông quả thật như kéo dài đến vô tận.Đầu nút ,sự chắp ghép mà người ta thường gọi là "giao mùa" không thấy xuất hiện trong bài hát này của ông.Người ta không nghe được sự rộn ràng của mùa hè,sự tươi trẻ của mùa xuân và lại không cảm nhận được cái buốt lạnh của mùa đông.Tất cả những giác quan đều được hội tụ lại để "Đã từng nghe gió,biết thu sang".Hơi đất nồng nàn,hương hoa lá dịu dàng.... những đặc trưng cho mùa Thu đó quyện vào trong gió tạo một sự chuyển đổi cảm giác cho "Một chiều êm,một chiều êm".
    Được kimlien11 sửa chữa / chuyển vào 00:39 ngày 23/03/2005
  10. kimlien11

    kimlien11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    745
    Đã được thích:
    0
    Đúng là khi nhắc đến Văn Cao là người ta có cảm giác rằng cái chân thiện mỹ của nghệ thuật hay của tâm hồn người nghệ sỹ tài ba này đã thể hiện rõ nét qua những bài nhạc,thơ,hoạ của ông. Đặc biệt,khi nghe những bản nhạc mà ông sáng tác,qua các thời kỳ,qua các giai đoạn,hình như càng nghe người ta càng thấm những gì sâu xa,tinh tuý trong ngôn từ và trong chất nhạc,trong tâm hồn ông.Như thế hệ trẻ chúng tôi,mỗi lần nghe bài nhạc cách mạng của ông sao luôn cảm thấy trong mình,tinh thần hào sảng và sự sẵn sàng.Một sức mạnh vô hình nào đấy chảy trong người chúng tôi mỗi khi cất lời hát " Đoàn quân Việt Nam đi,chung lòng cứu quốc...."
    Rồi cũng thật lạ,mọi cảm xúc vẫn mạnh mẽ là vậy nhưng sâu sắc hơn khi được nghe những khúc nhạc tình ca của ông.Có người thì thích nghe Buồn tàn thu,có người lại thích nghe Mùa xuân đầu tiên ,nhưng tôi,tôi yêu bài Thu cô liêu của ông
    Thu cô liêu, tịch liêu
    Cô thôn chiều ta yêu thu, yêu thu, yêu mùa thu
    Vàng hoen đáy nước soi rõ đường đi.
    Một mùa thi, một mùa thi
    Lá xanh rơi rụng buồn chi lá vàng.
    Sương ấp lạnh non hương cứng lá
    Đã từng nghe gió biết thu sang
    Một chiều êm nghe gió thu xưa bao êm đềm
    Một chiều êm, một chiều êm ...
    Mỗi khi nghe bản nhạc, tôi có cảm giác con người tài hoa này thật cô đơn và tội nghiệp làm sao.Trong nhạc trữ tình của ông dường như luôn dự báo về một thế giới lãng mạn chấm phá đôi nét buồn.Mầu sắc trong bài hát rất trong nhưng không phải là một mầu xanh yêu đời mà là mầu vàng của sự chia lìa.Cái cũ ra đi nhưng lại chưa nhìn thấy cái mới xuất hiện :" Lá xanh rơi rụng buồn chi lá vàng".Vòng tuần hoàn chưa xuất hiện,cái "vòng xinh" cuộc đời ấy tưởng chừng là một vòng luẩn quẩn thì vào đến bài nhạc đầy chất thơ của ông quả thật như kéo dài đến vô tận.Đầu nút ,sự chắp ghép mà người ta thường gọi là "giao mùa" không thấy xuất hiện trong bài hát này của ông.Người ta không nghe được sự rộn ràng của mùa hè,sự tươi trẻ của mùa xuân và lại không cảm nhận được cái buốt lạnh của mùa đông.Tất cả những giác quan đều được hội tụ lại để "Đã từng nghe gió,biết thu sang".Hơi đất nồng nàn,hương hoa lá dịu dàng.... những đặc trưng cho mùa Thu đó quyện vào trong gió tạo một sự chuyển đổi cảm giác cho "Một chiều êm,một chiều êm".
    Được kimlien11 sửa chữa / chuyển vào 00:39 ngày 23/03/2005

Chia sẻ trang này