1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn Cao - Giấc mơ một đời người. Bài mới: Văn Cao - Một tinh cầu giá lạnh

Chủ đề trong 'Bắc Âu' bởi boxwehn, 27/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. spy79

    spy79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    0
    Tại sao tôi viết Tiến Quân Ca ?
    Văn Cao

    Sau Triển lãm Duy nhất 1944 (Salon Unique), tôi trở về căn gác hẹp đầu phố Nguyễn Thượng Hiền. Ba bức tranh sơn dầu của tôi [1], tuy được trưng bầy vào chỗ tốt nhất của phòng tranh ?" Nhà Khai Trí Tiến Đức ?" và được các báo khen ngợi, nhưng cũng không bán nổi. Hy vọng về cuộc sống hội họa tại Hà Nội không thể thực hiện. Anh bạn nhường cho tôi căn gác ấy, là người đã xuất bản mấy bản nhạc đầu tiên của tôi, cũng không thấy nói đến việc trả tiền nhuận bút. Tôi chưa bao giờ nhận được tiền nhuận bút về các bản nhạc viết hồi đó, dù đã được trình diễn nhiều lần ở các tỉnh từ Bắc tới Nam, tôi cũng không nhận được tiền nhuật bút về thơ và truyện ngắn. Đối với cây bút trẻ, việc đăng báo là một vinh dự. Người ta phải đi mua báo và còn mua thêm nhiều tờ để tặng người yêu, tặng bạn thân. Hàng ngày tôi nhờ mấy người bạn họa sĩ nuôi cơm và giúp đỡ phương tiện cho làm việc. Cuộc sống lang thang đó không thể kéo dài nhiều ngày. Muốn tìm việc làm thì không có chỗ. Hà Nội lúc ấy đang đói.
    Tin từ Hải Phòng lên cho biết mẹ tôi, các em và các cháu tôi đang đói khổ. Bà đưa các đứa nhỏ ấy từ Nam Định ra Hải Phòng, dọc đường đã để lạc mất đứa cháu gái con anh cả tôi. Nó mới lên 3. Đôi mắt nó giống như mắt con mèo con. Có thể nó nằm ở dọc đường trong đám người chết đói năm ấy. Các anh tôi cũng đang chờ tôi tìm cách giúp đỡ. Năm ấy rét hơn mọi năm. Tôi ngủ với cả quần áo. Có đêm tôi phải đốt dần bản thảo và ký họa để sưởi. Đêm năm ấy cũng dài hơn mọi năm. Những ngày đói của tôi bắt đầu.
    Tôi đã gặp lại đồng chí Vũ Quí. Anh là người vẫn theo dõi những hoạt động nghệ thuật của tôi từ mấy năm qua, và thường khuyến khích tôi sáng tác những bài hát yêu nước, như Đống Đa, Thăng Long Hành Khúc, Tiếng Rừng, và một số ca khúc khác.
    Chúng tôi gặp nhau trước ga Hàng Cỏ. Chúng tôi vào một hiệu ăn. Ở đây quyết định một cuộc đời mới của tôi.
    Câu chuyện giữa chúng tôi thật hết sức đơn giản.
    - Văn có thể thoát ly hoạt động đuợc chưa ?
    - Được.
    - Ngày mai Văn bắt đầu nhận công tác và nhận phụ cấp hàng tháng.
    Ngày hôm sau anh đưa tôi lại nhà một đồng chí thợ giày ở đầu ngõ chợ Khâm Thiên để ăn cơm tháng và cho quyết định về công tác. Đây là lần đầu tiên chấm dứt cuộc sống lang thang của tôi.
    Vũ Quí đến tìm tôi và giao công tác.
    - Hiện nay trên chiến khu thiếu bài hát phải dùng những điệu hướng đạo. Khóa quân chính kháng Nhật sắp mở, anh hãy soạn một bài hát cho quân đội cách mạng chúng ta.
    Phải làm như thế nào đây ?
    Chiều hôm ấy tôi đi dọc theo đường Phố Ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen, tôi cố tìm một cái gì để nói. Tìm một âm thanh đầu tiên. Những đường phố quen thuộc ấy thường không vang một âm thanh nào hơn những tiếng nghe buồn bã hàng ngày. Hôm nay phố đông người hơn, và lòng tôi thấy vui hơn. Tôi đang chờ nhận một khẩu súng và được tham gia vào đội vũ trang. Tôi đang chuẩn bị một hành động gì có thể là mạo hiểm hy sinh, chứ không chuẩn bị để quay lại làm bài hát. Thật khó nghĩ tới nghệ thuật lúc này. Tôi đi mãi tới lúc đèn các phố bật sáng. Bên một gốc cây, bóng mấy người đói khổ trần truồng loang trên hồ lạnh. Họ đang đun một thứ gì trong một ống bơ sữa bò. Ngọn lửa tím sẫm bập bùng trong những hốc mắt. Có một đứa bé gái. Nó khoảng lên ba. Tôi ngờ ngợ như gặp lại cháu tôi. Đôi mắt nó giống như mắt mèo con. Cháu bé không có mảnh vải che thân. Nó ngồi ở xa nhìn mấy người lớn sưởi lửa. Hình như nó không phải là con cái số người đó. Hình như nó là đứa trẻ bị lạc, cũng không phải là cháu tôi. Nó đã chết thật rồi. Có thể nó đã nằm trong đám người chết đói dọc đường Nam Định - Hải Phòng. Tôi bỗng trào nước mắt, và quay đi.
    Đêm ấy, về căn gác tôi đã viết được nét nhạc đầu tiên của bài Tiến Quân Ca.
    Bài hát đã làm trong thời gian không biết bao nhiêu ngày, tại căn gác hẹp số 45 Nguyễn Thượng Hiền, bên một cái cửa sổ nhìn sang căn nhà hai tầng, mấy làn cây, và một màn trời xám. Ở đây thường vọng lên những tiếng xe bò chở xác người chết đói về phía Khâm Thiên. Ở đây hàng đêm mất ngủ vì gió mùa luồn vào tung những khe cửa, vì tiếng đánh chửi nhau của một gia đình anh viên chức nghèo khổ thiếu ăn vọng qua khe sàn gác hở. Ở đây tôi hiểu thêm nhiều chuyện đời. Ở đây đêm đêm có những tiếng gõ cửa, những tiếng gọi đêm không người đáp lại.
    Tin từ Nam Định lên cho biết mẹ tôi và các em đã về quê và đang đói. Họ đang phải tìm mọi cách để sống qua ngày, như mọi người đang chờ đợi một cái chết thật chậm, tự ăn mình như ngọn nến. Tiếng kêu cứu của mẹ tôi, các em, các cháu tôi vọng cả căn gác, cả giấc ngủ chiều hôm. Tất cả đang chờ đợi tôi tìm cách giúp đỡ. Tôi chưa được cầm một khẩu súng, chưa được gia nhập đội vũ trang nào. Tôi chỉ đang làm một bài hát. Tôi chưa được biết chiến khu, chỉ biết những con đường Phố Ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen tôi đi. Tôi chưa gặp các chiến sĩ cách mạng của chúng ta, trong khóa quân chính đầu tiên ấy, và biết họ hát như thế nào. Ở đây đang nghĩ cách viết một bài hát thật giản dị cho họ có thể hát được.
    Đoàn quân Việt Nam đi
    Chung lòng cứu quốc
    Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa ?
    Và ngọn cờ đỏ sao vàng bay giữa màu xanh của núi rừng. Nhịp điệu ngân dài của bài hát, mở đầu cho một tiếng cồng vang vọng.
    Đoàn quân Việt Nam đi
    Sao vàng phất phới
    Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than ?
    Không, không phải chỉ có những học sinh khóa quân chính kháng Nhật đang hành quân, không phải chỉ có những chiến sĩ áo chàm đang dồn bước. Mà cả một đất nước đang chuyển mình.
    Tên bài hát và lời ca của nó là một sự tiếp tục từ Thăng Long Hành Khúc Ca:
    Cùng tiến bước về phương Thăng Long Thành cao đứng
    Hay trong Đống Đa:
    Tiếng quân hành khúc ca
    Thét vang lừng núi xa
    Lời trên đã rút ngắn thành tên bài Tiến Quân Ca, và tiếng thét ấy ở đã ở đoạn cao trào của bài hát:
    Tiến lên! Cùng thét lên!
    Chí trai là đây nơi ước nguyền!
    Trên mặt bàn chỗ tôi làm việc, tờ Cờ Giải Phóng đăng những tin tức đầu tiên về những trận chiến thắng ở Võ Nhai. Trước mắt tôi mảnh trời xám và lùm cây của Hà Nội không còn nữa. Tôi đang sống ở một khu rừng nào đó trên kia, trên Việt Bắc, có nhiều may và nhiều hy vọng.
    Và bài hát đã xong. Tôi nhớ lại nụ cười thật hài lòng của đồng chí Vũ Quí. Da mặt anh đen xạm. Đôi mắt và nụ cười của anh lấp lánh. Tôi nhớ lại nụ cười hồn nhiên của đồng chí Nguyễn Đình Thi, khi xướng âm lần đầu tiên nhạc điệu bài hát ấy, khi nói với tôi:
    - Văn ạ. Chúng mình thử mỗi người làm một bài về Mặt Trận ********* xem sao ?
    Tôi không kịp trả lời, chỉ thấy đôi mắt của Thi thật lạc quan và tin tưởng. Sau này, Thi làm xong bài ?oDiệt Phát Xít? trước tôi. Bài ?oChiến Sĩ Việt Nam? của tôi và bài ?oDiệt Phát Xít? của Nguyễn Đình Thi ngày ấy không có dịp in trên tờ báo do chúng tôi cùng phụ trách. Tháng 11 năm 1944, tôi tự tay viết bài Tiến Quân Ca lên đá in, trong trang văn nghệ đầu tiên của tờ báo Độc Lập, còn giữ lại nét chữ viết của một anh thợ mới vào nghề.
    Một tháng sau khi tờ báo phát hành, tôi từ cơ quan ấn loát trở về Hà Nội. Qua một đường phố nhỏ (bây giờ là đường Mai Hắc Đế), tôi chợt nghe tiếng đàn măng-đô-lin từ một căn gác vọng xuống. Có người đang tập Tiến Quân Ca. Tôi dừng lại và tự nhiên thấy xúc động. Một xúc động đến với tôi hơn tất cả những tác phẩm tôi đã được ra mắt, ở các rạp hát trước đây. Tôi nhận ra đuợc vài chỗ nhịp điệu còn chưa hoàn chỉnh. Nhưng bài hát đã in ra rồi. Bài hát đã phổ biến. Có thể những người cùng khổ, mà tôi đã gặp trên bước đường cùng khổ của tôi, lúc này đang cầm súng và đang hát.
    Tới lúc cần hành động, tôi lại bị ốm nặng, và phải đưa những vũ khí mà tôi giữ cho một đồng chí khác. Ngày 17 tháng Tám, 1945, tôi cố gắng đến dự buổi mít tinh của công chức Hà Nội. Ngọn cờ đỏ sao vàng được thả từ bao lơn Nhà Hát Lớn xuống, Bài Tiến Quân Ca đã nổ như một trái bom. Nước mắt tôi trào ra. Chung quanh tôi, hàng ngàn giọng hát cất lên, vang theo những đoạn sôi nổi. Những cánh tay áo mọi người, những băng cờ đỏ sao vàng đã thay cho những băng vàng bẩn thỉu của chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim.
    Ngày 19 tháng Tám, năm 1945, một cuộc mít tinh lớn, họp tại quảng trường Nhà Hát Lớn. Dàn đồng ca của Thiêu niên Tiền phong hát Tiến Quân Ca, chào lá cờ đỏ sao vàng. Các bạn nhỏ này ngày nay đã lớn rồi, còn nhớ lại cái buổi sáng tháng Tám, nắng vàng rực rỡ ấy, nhớ lại giọng của họ lẫn với giọng tôi, vô cùng xúc động chào lá cờ cách mạng. Hàng chục ngàn giọng hát cất lên, thét lên tiếng thét căm thù bọn đế quốc, với sự hào hứng chiến thắng của cách mạng.
    Bài Tiến Quân Ca đã là của dân tộc Việt Nam độc lập kể từ ngày hôm đó.
    Ngày 7 tháng Bẩy, 1976
    Văn Cao
  2. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Quốc ca - Tốp ca đài Tiếng nói Việt Nam

    Quốc ca - Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam

  3. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    TIẾN QUÂN CA - QUỐC CA TRÒN 60 TUỔI
    Phó Đức An
    ***​
    Nhạc sĩ Lê Yên kéo tôi cùng tới thăm gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao. Lần đầu tôi đến nhà riêng của cố nhạc sĩ ở phố Yết Kiêu, Hà Nội. Bước vào căn phòng hẹp của ngôi nhà cao tầng có nhiều phòng, nơi gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao sinh sống bao lâu nay, ý nghĩ đầu tiên của tôi là tài năng như Văn Cao, phải ở cả ngôi nhà này. Bà quả phụ Nghiêm Thúy Băng tiếp chúng tôi tại chiếc bàn, trước bàn thờ cố nhạc sĩ bày những ảnh, những tượng nhạc sĩ Văn Cao và những kỷ vật... Nhạc sĩ Lê Yên vốn ít nói chỉ ngồi nghe, đôi khi nhỏ nhẹ hỏi xen vào một câu. Tranh thủ cơ hội, tôi hỏi bà quả phụ những điều quanh bài hát Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm 1944 đã được Bác Hồ quyết định chọn làm Quốc ca mở đầu trong ngày Lễ độc lập 2-9, Bác đọc bản Tuyên ngôn tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Bà Băng cho biết:
    - Trước hết là phải nói đến anh Vũ Quý. Trước Cách mạng Tháng Tám, anh Quý là chiến sĩ cách mạng, hoạt động bí mật ở Hải Phòng. Anh Quý là người đầu tiên giác ngộ cách mạng cho Văn Cao, từ một thanh niên lớn lên chỉ thích hát, thích làm thơ. Với vỏ bọc một hướng đạo sinh, anh Quý vốn rất thích nhạc Văn Cao như Suối mơ, Thiên thai... Một hôm, tình cờ anh Quý gặp Văn Cao, anh nói: ?oMình biết Thiên thai vốn phát triển từ bài hát Một đêm tàn trên sông Huế, tức là sông Hương..., mình chưa vào Huế nên cũng chưa biết sông Hương như thế nào. Vậy Bạch Đằng? Oanh liệt biết bao một Bạch Đằng. Sóng vỗ như trống trận, như hò reo của quân sĩ...
    Một lần khác, tình cờ Văn Cao gặp anh Quý ở vườn hoa ?oĐưa người? bên bờ sông Lấp (Hải Phòng). Nhìn cảnh đồng bào đói rách thoi thóp ngổn ngang trên thảm cỏ, anh Quý buồn bã nói: ?oHậu quả của chính sách một cổ ba tròng đó (bóc lột áp bức của Nhật, Pháp, vua quan phong kiến). Chẳng lẽ chúng ta chỉ biết làm những việc như nhặt vỏ chuối để người đi đường khỏi ngã vì trượt chân, như dắt người già qua đường...?. Văn Cao hỏi anh Quý: ?oTôi phải làm gì??. ?oCậu là nhạc sĩ hãy làm những bài hát ca ngợi chiến công hiển hách của ông cha ta xưa như Bạch Đằng, Đống Đa, Thăng Long... để thức tỉnh tuổi trẻ, thanh niên?. Thế là một loạt những bài hát Bạch Đằng giang, Thăng Long tiến hành khúc... của Văn Cao ra đời. Bẵng đi một thời gian, Văn Cao không gặp anh Quý. Hỏi ra mới biết, anh Quý là một chiến sĩ cách mạng, hoạt động bí mật bị lộ đã phải rời Hải Phòng.
    Hải Phòng ngày một ngột ngạt. Khoảng giữa năm 1944, Văn Cao lên Hà Nội. Mảnh đất kinh kỳ cũng chẳng hơn gì phố cảng. Người đói rách cũng nhan nhản đầy hè phố. Cả một Hà Nội hấp hối. Bỗng Văn Cao gặp anh Quý ở gần ga Hàng Cỏ (ga Hà Nội bây giờ). Đến bấy giờ Văn Cao mới biết, anh Quý vẫn cho người bám sát giúp đỡ Văn Cao. Cuộc gặp gỡ ấy, anh Quý hỏi Văn Cao có muốn vứt bỏ cuộc sống riêng tư nhỏ nhoi đi theo cách mạng không. Thật bất ngờ, vì Văn Cao chưa hề nghĩ đến cái điều này. Nhưng lòng thì trào lên sung sướng. Không đắn đo, Văn Cao trả lời: ?oNgay từ bây giờ... Tôi sẵn sàng!?. Văn Cao được anh Quý trao cho gói nhỏ. Đó là mấy tờ báo Cứu quốc, Cờ giải phóng... in bí mật. ?oNgốn? hết mấy tờ báo, Văn Cao thấy đầu óc sáng ra và hiểu thêm về con người Vũ Quý. Từ đấy, Văn Cao khắc sâu trong lòng biết ơn Vũ Quý đã giác ngộ Văn Cao đi vào con đường cách mạng.
    Ngay hôm sau, Văn Cao được anh Quý ?ochiêu đãi? một bữa cơm ở quán bình dân Văn Phú ở phố Cửa Nam. Đúng lúc vắng khách, anh Quý nói nhỏ với Văn Cao: ?oTừ hôm nay anh là người của đoàn thể. Anh được cấp chút ít sinh hoạt phí?. Lòng Văn Cao như reo lên: ?oThế là từ nay mình đã là người của đoàn thể rồi!?. Văn Cao được anh Vũ Quý giao ngay nhiệm vụ sáng tác một bài hát sao cho kích thích được lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước, xông lên chống quân thù.
    Ở quán cơm ra, mỗi người một nẻo. Văn Cao lững thững qua phố Hàng Bông, Hàng Gai ra bờ hồ Hoàn Kiếm. Lượn quanh Bờ Hồ, Văn Cao bắt gặp mấy người đang nấu cái gì đó trong chiếc ống bơ tại một gốc cây. Văn Cao chợt nghĩ: ?oNhững người khốn khổ? này mà sát cánh lại sẽ thành một đoàn quân... mình cùng đi với họ. Văn Cao bỗng bật tứ ?oĐoàn quân ********* đi... chung lòng cứu quốc...?. Ai hay, đó lại chính là những câu mở đầu trong bài hát Tiến quân ca sau này.
    Đêm ấy tại nhà một người quen, Văn Cao không tài nào ngủ được. Tiếng bánh xe bò chở xác người chết đói lọc cọc lăn trên đường phố đập vọng vào đôi tai nhạc sĩ. Câu tiếp theo của bài hát loé ra ?oBước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa...?. Cứ thế, từ thực tế đau thương với lòng căm thù sôi sục, Tiến quân ca ra đời. Thời gian ấy là khoảng giữa tháng 10-1944.
    Bài hát đến tay anh Vũ Quý mừng lắm. Văn Cao cùng anh Quý vừa gõ nhịp vừa song ca đủ cho hai người nghe. Anh Quý cùng Văn Cao khai sinh cho bài hát một cái tên, đó là Tiến quân ca. Bài hát đã được chuyển ngay tới trường Quân chính.
    Văn Cao được anh Quý đưa tới toà soạn báo Độc lập, là tờ báo của Đảng dân chủ. Tiến quân ca đã được in ngay ở trang nhất báo Độc lập số 1 hoạt động bí mật. Tiếp đó Tiến quân ca lại được in trên báo Tuốt kiếm là tờ báo của cơ quan thanh niên cứu quốc nằm trong Mặt trận ********* Hà Nội mà chính anh Vũ Quý trực tiếp lãnh đạo. Tiến quân ca rất mau chóng loang đi rộng rãi. Vì thế mà ngày 17-8-1945 và 19-8-1945, nhân dân Hà Nội lật đổ chính quyền tay sai, chiếm Bắc Bộ phủ, Tiến quân ca đã hào hùng vang lên ?obăm sáu phố phường? Hà Nội. (Bà Băng chợt vừa cười, vừa nói vui: ?o60 năm về trước, chưa hề có những từ bồi dưỡng, thù lao, phong bì, nhuận bút...?).
    Bài hát Tiến quân ca, tiền thân của Quốc ca ra đời đến 2004 này, vừa tròn 60 tuổi. Người Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung kỷ niệm 50 năm Thủ đô giải phóng. Sau 60 năm, cái trục Cửa Nam-Hàng Bông-Hàng Gai-Bờ Hồ nói riêng mà Văn Cao đi qua, cả Hà Nội nói chung hôm nay vĩnh viễn qua rồi những cảnh đau thương mà Văn Cao nhìn thấy. Hà Nội hôm nay đang là một Thủ đô ngày một to đẹp mà năm châu bốn biển ngày một biết tới, kính nể và tìm đến một thành phố ngàn năm văn hiến, thành phố của hòa bình với những người Hà Nội thông minh, hào hoa, mến khách.
    http://www.quandoinhandan.org.vn/60nam/So5/590.htm

  4. haynoivecuocdoi

    haynoivecuocdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    2.000
    Đã được thích:
    0
    Các bạn có 1 topic rất hay
    Ở nơi này tôi cũng có một topic tương tự, nhưng chỉ có nhạc, tư liệu thì ít
    Theo tôi Mai Hương là ca sĩ trình bày thành công nhất các ca khúc của Văn Cao, các bạn tham khảo thêm giọng hát này ở đây nhé
    http://www.yeuamnhac.com/music/showthread.php?t=198970
  5. haynoivecuocdoi

    haynoivecuocdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    2.000
    Đã được thích:
    0
    Các bạn có 1 topic rất hay
    Ở nơi này tôi cũng có một topic tương tự, nhưng chỉ có nhạc, tư liệu thì ít
    Theo tôi Mai Hương là ca sĩ trình bày thành công nhất các ca khúc của Văn Cao, các bạn tham khảo thêm giọng hát này ở đây nhé
    http://www.yeuamnhac.com/music/showthread.php?t=198970
  6. sapa_2k

    sapa_2k Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2004
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0

    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 23:48 ngày 22/03/2005
    [/quote]
    :)))
    Cảm ơn bạn hiền sưu tầm và post lên đây cho mọi người chia sẻ những trăn trở và nỗi niềm riêng tư của nhạc sĩ cũng như ca sĩ ...
    forsatt ha en god påske!
    ...
    Được sapa_2k sửa chữa / chuyển vào 05:23 ngày 29/03/2005
  7. sapa_2k

    sapa_2k Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2004
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0

    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 23:48 ngày 22/03/2005
    [/quote]
    :)))
    Cảm ơn bạn hiền sưu tầm và post lên đây cho mọi người chia sẻ những trăn trở và nỗi niềm riêng tư của nhạc sĩ cũng như ca sĩ ...
    forsatt ha en god påske!
    ...
    Được sapa_2k sửa chữa / chuyển vào 05:23 ngày 29/03/2005
  8. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Mới tìm được 1 bản nhạc Buồn tàn thu nữa. Nhờ mod chuyển bài này lên phía trên bài viết về Thu cô liêu của mod Kimlien11 hoặc ghép vào các bản nhạc Buồn tàn thu ở trên.
    Buồn tàn thu qua lời tâm sự của nhạc sĩ Văn Cao, người hát nhạc sĩ Phạm Duy

    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 04:17 ngày 02/04/2005
  9. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    THIÊN THAI(1941)
    Tại sao tôi nói đến Thiên Thai, là bởi vì một nơi, một cõi nào đó người ta coi là đất hứa, mà đất hứa thì không ai tìm được trên trần gian này. đi tìm mãi trong cái hoài niệm của mình, tuổi thanh niên, thì nhớ rằng có lần tìm ra được...  Văn Cao
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
     
     
    Được tuan_ngoc_pham sửa chữa / chuyển vào 12:01 ngày 30/10/2006
  10. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    THIÊN THAI(1941)
    Tại sao tôi nói đến Thiên Thai, là bởi vì một nơi, một cõi nào đó người ta coi là đất hứa, mà đất hứa thì không ai tìm được trên trần gian này. đi tìm mãi trong cái hoài niệm của mình, tuổi thanh niên, thì nhớ rằng có lần tìm ra được...  Văn Cao
    Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào Nguyên Kià đường lên tiên, kìa nguồn hương duyên theo gió tiếng đàn xao xuyến Phím tơ lưu luyến, mấy cung u huyền Mấy cung trìu mến như nước reo mạn thuyền Âm ba thoáng rung cánh đào rơi Nao nao bầu sương khói phủ quanh trời Lênh đênh dưới hoa chiếc thuyền lan Quê hương dần xa lấp núi ngàn Bâng khuâng chèo khua nước Ngọc Tuyền Ai hát trên bờ Đào Nguyên Thiên Thai chốn đây Hoa Xuân chưa gặp **** trần gian Có một mùa đào song ngày tháng chưa tàn qua một lần Thiên Tiên chúng em xin dâng hai chàng trái đào thơm Khúc nghê thường này đều cùng múa vui bầy tiên theo đàn Đèn soi trăng êm nhạc lắng tiếng quyên đây đó nỗi lòng mong nhớ Này khúc bồng lai là cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi Đàn xui ai quên đời dương thế Đàn non tiên đàn khao khát khúc tình duyên Thiên Thai! Ánh trăng xanh mơ tan thành suối trần gian Ái ân thiên tiên em ngờ phút mê cuồng có một lần Gió hắt trầm tiếng ca tiếng phách ròn lắng xa Nhắc chi ngày xưa đó đến se buồn lòng ta Đào Nguyên trước Lưu Nguyễn quên trần hoàn Cùng bầy tiên đàn ca bao năm Nhớ quê chiều nào xa khơi Chắc không đường về Tiên nữ ơi! Đào Nguyên trước Lưu Nguyễn khi trở về Tìm Đào Nguyên, Đào Nguyên nơi nao ? Những khi chiều tà trăng lên Tiếng ca còn rền trên cõi tiên.          

Chia sẻ trang này