1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn Cao - Giấc mơ một đời người. Bài mới: Văn Cao - Một tinh cầu giá lạnh

Chủ đề trong 'Bắc Âu' bởi boxwehn, 27/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    SEVER 1
    Thiên thai - Ca sĩ Lê Dung

    Thiên thai - Ca sĩ Quỳnh Giao và Mai Hương

    Thiên thai - Ca sĩ Cao Minh


    Thiên thai - Ca sĩ Ánh Tuyết


    Thiên thai - ca sĩ Ái Vân

    SEVER 2
    Thiên thai - Ca sĩ Lê Dung

    Thiên thai - Ca sĩ Quỳnh Giao và Mai Hương

    Thiên thai - Ca sĩ Cao Minh

    Thiên thai - Ca sĩ Ánh Tuyết

    Thiên thai - ca sĩ Ái Vân

    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 23:19 ngày 12/03/2006
  2. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Thiên thai - ca sĩ Ái Vân

    Thiên thai - Ca sĩ Ánh Tuyết

    Thiên thai - Ca sĩ Cao Minh

    Thiên thai - Ca sĩ Lê Dung

    Thiên thai - Ca sĩ Quỳnh Giao và Mai Hương

  3. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    ĐẦU XUÂN NÓI CHUYỆN THIÊN THAI
    Trần Trúc-Lâm
    ***​

    Khi đời càng loạn thì con người càng thích hoang tưởng. Hình như người Việt chúng ta mỗi khi nhắc đến hai chữ Thiên Thai thì trong tâm tưởng ít nhiều vương vấn đến bản nhạc tiền chiến cùng tên của nhạc sĩ Văn Cao. Ông đã tóm gọn ý nghĩa của Thiên thai bằng những lời lẽ quyến luyến trong đoạn dẫn của cuộn video chủ đề về nhạc của ông được nhà nước Việtnam cho phép phát hành trong thời kỳ đổi mới:
    "Tại sao tôi nói đến Thiên thai, là bởi vì một nơi, một cõi nào đó người ta coi như đất hứa mà một cái đất hứa thì không ai tìm được ở trên cái thế gian này. Nhưng đi tìm mãi trong những cái hoài niệm của mình ở tuổi thanh niên thì nhớ rằng có lần tìm ra được?"
    Giọng nói trầm buồn ấy vẫn còn lảng vảng, gợi lại một khuôn mặt già nua khắc khổ của một người nghệ sĩ tài hoa nhưng sinh bất phùng thời mỗi khi nghe lại bản nhạc bất hủ này do ca sĩ Ánh Tuyết hát.
    "Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng. Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào Nguyên? Kìa đường lên tiên, kìa nguồn hương duyên theo gió tiếng đàn xao xuyến. Phím tơ lưu luyến, mấy cung u huyền. Mấy cung trìu mến như nước reo mạn thuyền. Âm ba, thoáng rung cánh đào rơi. Nao nao bầu sương khói phủ quanh trời. Lênh đênh dưới hoa chiếc thuyền lan. Quê hương dần xa lấp núi ngàn. Bâng khuâng chèo khua nước Ngọc tuyền. Ai hát trên bờ Đào Nguyên.
    Thiên thai, chốn đây hoa xuân chưa gặp **** trần gian. Có một mùa đào dòng ngày tháng chưa tàn qua một lần. Thiên tiên, chúng em xin dâng hai chàng trái đào thơm. Khúc nghê thường này đều cùng múa vui bầy tiên theo đàn.
    Đèn soi trăng êm, nhạc lắng tiếng quyên đây đó nỗi lòng mong nhớ. Này khúc bồng lai là cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi. Đàn xui ai quên đời dương thế. Đàn non tiên, đàn khao khát cuộc tình duyên. Thiên thai, ánh trăng xanh mơ tan thành suối trần gian. Ái ân thiên tiên em ngờ phút mê cuồng có một lần.
    Gió hát trầm tiếng ca, tiếng phách dồn lắng xa. Nhắc chi ngày xưa đó đến se buồn lòng ta. Đào Nguyên trước Lưu Nguyễn quên trần hoàn cùng bầy tiên đàn ca bao năm. Nhớ quê chiều nào xa khơi. Chắc không đường về tiên nữ ơi! Gió hát trầm tiếng ca, tiếng phách dồn lắng xa. Nhắc chi ngày xưa đó đến se buồn lòng ta. Đào Nguyên trước Lưu Nguyễn khi trở về. Tìm Đào Nguyên, Đào Nguyên nơi nao? Những khi chiều tà trăng lên, tiếng ca còn rền trên cõi tiên."

    Văn Cao quả là một nghệ sĩ lãng mạn, dòng nhạc đã ngất ngây mà lời ca thực tuyệt vời đã đưa tâm hồn người nghe lạc vào ? thiên thai trong giây phút. Vậy, thiên thai bắt nguồn từ đâu trong văn học Hoa Việt mà đã ảnh hưởng đậm đà biết bao văn, thi, nghệ sĩ như thế? Bản nhạc có nhắc đến mấy dữ kiện quan trọng: Đào nguyên, thiên thai, bồng lai, ngọc tuyền, Lưu Nguyễn, bầy tiên và khúc nghê thường vv... Ta thử "cổ thư lần dở trước đèn" để truy nguyên xem sao.
    Đào Nguyên:
    Đào Nguyên, viết đủ là Đào hoa nguyên, nghĩa là suối hoa đào; còn gọi là động đào, động bích hay động nguyên bích. Những từ này bắt nguồn ở bài "Đào Hoa Nguyên Ký" của Đào Tiềm.
    Đào Tiềm (365 ?" 427) còn có tên là Uyên Minh, tự là Nguyên Lượng, quê ở Tử Tang, Tầm Dương nay thuộc tỉnh Giang Tây. Ông thuộc dòng dõi thế gia vọng tộc, tằng tổ tức ông cố là Đào Khản là một danh tướng của Đông Tấn làm đến chức Đại Tư Mã, tước Quận Công; ông nội và cha đều làm Thái thú; nhưng đến đời ông thì sa sút vì gặp thời loạn lạc, giặc giã liên miên mà sử Trung quốc ghi là "Ngũ Hồ thập lục quốc"; thời đắc thế của những kẻ gian hùng hoặc anh hùng.
    Bản chất thông minh, ham đọc sách, lúc còn trẻ, ông mang rất nhiều hoài bảo muốn ra giúp nước cứu đời, nhưng chẳng toại nguyện, cho nên nhiều lúc nhà không đủ cơm ăn. Năm 29 tuổi xin được chức Tế tửu ở Giang châu nhưng chỉ được ít lâu lại lui về cày ruộng; và việc cày cấy không đủ nuôi gia đình. Trước cửa nhà ông có năm cây liễu, nên ông còn lấy biệt hiệu là Ngũ liễu tiên sinh.
    Năm 35 tuổi, vì sinh nhai ông lại xin làm tham quân, là một chức quan nhỏ cho Lưu Dụ (lúc bấy giờ là tể tướng). Nhưng rồi ông thấy chốn quan trường ở Kinh đô Kiến Khang (thời Đông Tấn) đầy rẫy dã tâm tranh danh đoạt lợi dẫn đến sự tương tàn nên chán nản xin đổi về địa phương. Ông được cử về làm huyện lệnh ở Bành Trạch (thuộc tỉnh Giang Tây ngày nay). Lương bổng huyện lệnh chẳng là bao mà Đào Tiềm vốn thanh liêm nên gia cơ cũng chẳng mấy sung túc.
    Một hôm trên quận phái một viên Đốc bưu, chỉ là một tên quan nhỏ, xuống huyện Bành Trạch thu thuế giữa lúc ông đang cao hứng ngâm thơ trong nội thất với thường phục. Một tên nha lại ở huyện đường vội thúc giục khuyên ông nên mặc quan phục với đai thắt lưng chỉnh tề để đón tiếp viên Đốc bưu. Cảm thấy nhục nhã, ông thở dài nói: "Ta không muốn vì năm đấu gạo (là số lương của huyện lệnh), mà phải khom lưng trước bọn tiểu nhân đó." Nói xong, không ra gặp tên Đốc bưu, ông liền cởi ấn thụ trao cho tên nha lại và từ quan rồi lui về quê ở Tử Tang; bấy giờ ông đã 41 tuổi. Từ đó, khi thấy rằng chẳng ứng dụng được nho học vào đời, ông quyết ẩn cư nơi thôn dã, tìm vui vào đạo Lão Trang, lãng du thâm sơn cùng cốc với túi thơ bầu rượu. Giai đoạn này ông lại sáng tác nhiều nhất, mà đến nay vẫn còn lưu bộ "Đào Uyên Minh tập" gồm 10 cuốn.
    Ông nghiêng về thơ, ít văn; nhưng thơ và văn của ông đều bình dị tự nhiên mà ý tứ lại thâm trầm, chứ không chuộng lối biền ngẫu của giới sĩ phu đương thời. Ông được xem như là nhà thơ điền viên đầu tiên của Trung Quốc đến nỗi những bậc kỳ tài về sau như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Liễu Tôn Nguyên, Vương An Thạch, Tô Đông Pha đều chịu ảnh hưởng của ông khi ca tụng thiên nhiên hay an vui ẩn dật.
    Trong các trước tác của ông có bài Đào Hoa Nguyên Ký (Chép Chuyện Suối Hoa Đào), vốn là bài tựa cho bài thơ tựa "Đào hoa nguyên thi" hết sức nổi tiếng trên văn đàn, được dịch đại lược như sau:
    "Vào khoảng triều Thái Nguyên đời Tấn (ghi chú: Tấn Hiếu Vũ Đế - 371 TL.), có một người ở Vũ Lăng (nay thuộc tỉnh Hồ Nam) làm nghề đánh cá, một hôm bơi thuyền theo dòng lạch mà đi quên mất đường xa gần. Không biết tự lúc nào con thuyền dẫn đến một rừng đào, phong cảnh như nhung thêu gấm dệt, cỏ thơm xanh mướt, sắc hoa rực rỡ.
    Người ngư phủ bị cảnh đẹp lôi cuốn cứ bơi thuyền mãi đến cuối rừng đào thì thấy một ngọn núi, rồi có một cửa động lờ mờ như có ánh sáng, bèn bỏ thuyền theo động mà vào. Ban đầu động rất hẹp, nhưng qua một đoạn bỗng thấy rộng rãi sáng bừng, và một thôn xóm rất lớn hiện ra trước mắt với đất đai phì nhiêu, bãi dâu xanh tốt, nhà cửa chỉnh tề, ruộng tốt ao đẹp, tiếng gà tiếng chó tiếp nhau, già trẻ trai gái đi lại tấp nập, lao động vui vẻ, sống một cuộc sống thanh bình vô tư lự.
    Mọi người thấy có khách lạ đến thì đều kinh dị nhưng sau khi nghe ngư phủ kể lể đầu đuôi liền vồn vã nhiệt tình đãi đằng rượu thịt. Người đánh cá hỏi chuyện, mới biết người trong thôn đều có tổ tiên chạy lánh nạn tới đây vào những năm loạn lạc cuối đời Tần, từ đó cách biệt hẳn với bên ngoài. Họ không biết đến đời Hán, nói chi đến đời Ngụy và Tấn sau đó nữa.
    Sau mấy ngày lưu lại vui chơi, người đánh cá mới từ biệt ra về; có người dặn "Đừng kể cho người ngoài biết làm gì nhé!" Trên đường đi anh ta chú ý đánh dấu kỹ càng chuẩn bị sau này lại đến thăm. Về đến Vũ Lăng, anh ta báo cáo với quan Thái thú. Thái thú cảm thấy thú vị, liền cử người theo anh đánh cá trở lại chốn cũ, nhưng tìm mãi không sao thấy cửa động đâu nữa.

    Đào Tiềm viết bài này trong thời kỳ nhiễu nhương đen tối của Trung quốc và ông muốn nói lên cái ước vọng khát khao tốt đẹp của người đương thời trong hoàn cảnh xã hội lúc đó.
    Cái khéo ở đoạn kết là khi ngư phủ trở lại để tìm Đào Nguyên thì đường đi mất dấu không thể nào tìm lại được nữa, ngụ ý rằng cõi thiên thai không thực, nó chỉ là ước mơ gặp trong giấc mộng chập chờn ngắn ngủi, khi thức giấc thì vẫn phải đối diện với trần gian khổ não. Mà đâu có phải chỉ ở bài Đào hoa nguyên ký của Đào Tiềm mới có đoạn kết như thế. Về sau ta sẽ thấy rằng trong các truyện về Lưu Nguyễn và Từ Thức cũng đều tương tự như vậy cả.
    Thực ra Đào Tiềm đã chịu ảnh hưởng của Lão Trang, vì trong, chương 80 của Đạo đức kinh (TaoDeJing ?" gồm 81 chương), Lão Tử có viết phác hoạ một quốc gia lý tưởng như sau: "Nước thì nhỏ, dân thì ít. Dù có khí cụ gấp chục gấp trăm sức người cũng không dùng đến. Ai nấy đều coi chết là hệ trọng nên không đi đâu xa. Có xe thuyền mà không ai ngồi, có gươm giáo mà không bao giờ đem bày. Bỏ hết văn tự, bắt người trở lại dùng lối thắt dây thời thượng cổ. Ai nấy đều chăm việc ăn no mặc ấm, ở yên ổn, vui với phong tục của mình. Các nước láng giềng gần gũi có thể trông thấy nhau, ở nước này có thể nghe thấy được tiếng gà tiếng chó của nước kia (kê khuyển chi thanh tương văn), nhân dân trong những nước ấy đến già chết mà vẫn không qua lại với nhau". (1)
    Hoa đào chiếm một địa vị đặc biệt rong văn học Trung quốc; khi hoa đào nở thì phải là mùa xuân và hầu như bài Đường thi nào hay thường được truyền tụng đều có rừng đào hay cánh hoa đào rơi lả tả, chưa kể đến bài thơ nổi danh "Đế Đô Thành Nam Trang" của Thôi Hộ (618-907):
    "Khứ niên kim nhựt thử môn trung,
    Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.
    Nhân diện bất tri hà xứ khứ?
    Đào hoa y cựu tiếu đong phong" [/i]
    Và Văn Cao cũng không khỏi vương vấn với hình ảnh đẹp ấy:
    "? Có một mùa đào dòng ngày tháng chưa tàn qua một lần".

  4. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    ĐẦU XUÂN NÓI CHUYỆN THIÊN THAI
    Trần Trúc-Lâm
    ***​

    Khi đời càng loạn thì con người càng thích hoang tưởng. Hình như người Việt chúng ta mỗi khi nhắc đến hai chữ Thiên Thai thì trong tâm tưởng ít nhiều vương vấn đến bản nhạc tiền chiến cùng tên của nhạc sĩ Văn Cao. Ông đã tóm gọn ý nghĩa của Thiên thai bằng những lời lẽ quyến luyến trong đoạn dẫn của cuộn video chủ đề về nhạc của ông được nhà nước Việtnam cho phép phát hành trong thời kỳ đổi mới:
    "Tại sao tôi nói đến Thiên thai, là bởi vì một nơi, một cõi nào đó người ta coi như đất hứa mà một cái đất hứa thì không ai tìm được ở trên cái thế gian này. Nhưng đi tìm mãi trong những cái hoài niệm của mình ở tuổi thanh niên thì nhớ rằng có lần tìm ra được?"
    Giọng nói trầm buồn ấy vẫn còn lảng vảng, gợi lại một khuôn mặt già nua khắc khổ của một người nghệ sĩ tài hoa nhưng sinh bất phùng thời mỗi khi nghe lại bản nhạc bất hủ này do ca sĩ Ánh Tuyết hát.
    "Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng. Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào Nguyên? Kìa đường lên tiên, kìa nguồn hương duyên theo gió tiếng đàn xao xuyến. Phím tơ lưu luyến, mấy cung u huyền. Mấy cung trìu mến như nước reo mạn thuyền. Âm ba, thoáng rung cánh đào rơi. Nao nao bầu sương khói phủ quanh trời. Lênh đênh dưới hoa chiếc thuyền lan. Quê hương dần xa lấp núi ngàn. Bâng khuâng chèo khua nước Ngọc tuyền. Ai hát trên bờ Đào Nguyên.
    Thiên thai, chốn đây hoa xuân chưa gặp **** trần gian. Có một mùa đào dòng ngày tháng chưa tàn qua một lần. Thiên tiên, chúng em xin dâng hai chàng trái đào thơm. Khúc nghê thường này đều cùng múa vui bầy tiên theo đàn.
    Đèn soi trăng êm, nhạc lắng tiếng quyên đây đó nỗi lòng mong nhớ. Này khúc bồng lai là cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi. Đàn xui ai quên đời dương thế. Đàn non tiên, đàn khao khát cuộc tình duyên. Thiên thai, ánh trăng xanh mơ tan thành suối trần gian. Ái ân thiên tiên em ngờ phút mê cuồng có một lần.
    Gió hát trầm tiếng ca, tiếng phách dồn lắng xa. Nhắc chi ngày xưa đó đến se buồn lòng ta. Đào Nguyên trước Lưu Nguyễn quên trần hoàn cùng bầy tiên đàn ca bao năm. Nhớ quê chiều nào xa khơi. Chắc không đường về tiên nữ ơi! Gió hát trầm tiếng ca, tiếng phách dồn lắng xa. Nhắc chi ngày xưa đó đến se buồn lòng ta. Đào Nguyên trước Lưu Nguyễn khi trở về. Tìm Đào Nguyên, Đào Nguyên nơi nao? Những khi chiều tà trăng lên, tiếng ca còn rền trên cõi tiên."

    Văn Cao quả là một nghệ sĩ lãng mạn, dòng nhạc đã ngất ngây mà lời ca thực tuyệt vời đã đưa tâm hồn người nghe lạc vào ? thiên thai trong giây phút. Vậy, thiên thai bắt nguồn từ đâu trong văn học Hoa Việt mà đã ảnh hưởng đậm đà biết bao văn, thi, nghệ sĩ như thế? Bản nhạc có nhắc đến mấy dữ kiện quan trọng: Đào nguyên, thiên thai, bồng lai, ngọc tuyền, Lưu Nguyễn, bầy tiên và khúc nghê thường vv... Ta thử "cổ thư lần dở trước đèn" để truy nguyên xem sao.
    Đào Nguyên:
    Đào Nguyên, viết đủ là Đào hoa nguyên, nghĩa là suối hoa đào; còn gọi là động đào, động bích hay động nguyên bích. Những từ này bắt nguồn ở bài "Đào Hoa Nguyên Ký" của Đào Tiềm.
    Đào Tiềm (365 ?" 427) còn có tên là Uyên Minh, tự là Nguyên Lượng, quê ở Tử Tang, Tầm Dương nay thuộc tỉnh Giang Tây. Ông thuộc dòng dõi thế gia vọng tộc, tằng tổ tức ông cố là Đào Khản là một danh tướng của Đông Tấn làm đến chức Đại Tư Mã, tước Quận Công; ông nội và cha đều làm Thái thú; nhưng đến đời ông thì sa sút vì gặp thời loạn lạc, giặc giã liên miên mà sử Trung quốc ghi là "Ngũ Hồ thập lục quốc"; thời đắc thế của những kẻ gian hùng hoặc anh hùng.
    Bản chất thông minh, ham đọc sách, lúc còn trẻ, ông mang rất nhiều hoài bảo muốn ra giúp nước cứu đời, nhưng chẳng toại nguyện, cho nên nhiều lúc nhà không đủ cơm ăn. Năm 29 tuổi xin được chức Tế tửu ở Giang châu nhưng chỉ được ít lâu lại lui về cày ruộng; và việc cày cấy không đủ nuôi gia đình. Trước cửa nhà ông có năm cây liễu, nên ông còn lấy biệt hiệu là Ngũ liễu tiên sinh.
    Năm 35 tuổi, vì sinh nhai ông lại xin làm tham quân, là một chức quan nhỏ cho Lưu Dụ (lúc bấy giờ là tể tướng). Nhưng rồi ông thấy chốn quan trường ở Kinh đô Kiến Khang (thời Đông Tấn) đầy rẫy dã tâm tranh danh đoạt lợi dẫn đến sự tương tàn nên chán nản xin đổi về địa phương. Ông được cử về làm huyện lệnh ở Bành Trạch (thuộc tỉnh Giang Tây ngày nay). Lương bổng huyện lệnh chẳng là bao mà Đào Tiềm vốn thanh liêm nên gia cơ cũng chẳng mấy sung túc.
    Một hôm trên quận phái một viên Đốc bưu, chỉ là một tên quan nhỏ, xuống huyện Bành Trạch thu thuế giữa lúc ông đang cao hứng ngâm thơ trong nội thất với thường phục. Một tên nha lại ở huyện đường vội thúc giục khuyên ông nên mặc quan phục với đai thắt lưng chỉnh tề để đón tiếp viên Đốc bưu. Cảm thấy nhục nhã, ông thở dài nói: "Ta không muốn vì năm đấu gạo (là số lương của huyện lệnh), mà phải khom lưng trước bọn tiểu nhân đó." Nói xong, không ra gặp tên Đốc bưu, ông liền cởi ấn thụ trao cho tên nha lại và từ quan rồi lui về quê ở Tử Tang; bấy giờ ông đã 41 tuổi. Từ đó, khi thấy rằng chẳng ứng dụng được nho học vào đời, ông quyết ẩn cư nơi thôn dã, tìm vui vào đạo Lão Trang, lãng du thâm sơn cùng cốc với túi thơ bầu rượu. Giai đoạn này ông lại sáng tác nhiều nhất, mà đến nay vẫn còn lưu bộ "Đào Uyên Minh tập" gồm 10 cuốn.
    Ông nghiêng về thơ, ít văn; nhưng thơ và văn của ông đều bình dị tự nhiên mà ý tứ lại thâm trầm, chứ không chuộng lối biền ngẫu của giới sĩ phu đương thời. Ông được xem như là nhà thơ điền viên đầu tiên của Trung Quốc đến nỗi những bậc kỳ tài về sau như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Liễu Tôn Nguyên, Vương An Thạch, Tô Đông Pha đều chịu ảnh hưởng của ông khi ca tụng thiên nhiên hay an vui ẩn dật.
    Trong các trước tác của ông có bài Đào Hoa Nguyên Ký (Chép Chuyện Suối Hoa Đào), vốn là bài tựa cho bài thơ tựa "Đào hoa nguyên thi" hết sức nổi tiếng trên văn đàn, được dịch đại lược như sau:
    "Vào khoảng triều Thái Nguyên đời Tấn (ghi chú: Tấn Hiếu Vũ Đế - 371 TL.), có một người ở Vũ Lăng (nay thuộc tỉnh Hồ Nam) làm nghề đánh cá, một hôm bơi thuyền theo dòng lạch mà đi quên mất đường xa gần. Không biết tự lúc nào con thuyền dẫn đến một rừng đào, phong cảnh như nhung thêu gấm dệt, cỏ thơm xanh mướt, sắc hoa rực rỡ.
    Người ngư phủ bị cảnh đẹp lôi cuốn cứ bơi thuyền mãi đến cuối rừng đào thì thấy một ngọn núi, rồi có một cửa động lờ mờ như có ánh sáng, bèn bỏ thuyền theo động mà vào. Ban đầu động rất hẹp, nhưng qua một đoạn bỗng thấy rộng rãi sáng bừng, và một thôn xóm rất lớn hiện ra trước mắt với đất đai phì nhiêu, bãi dâu xanh tốt, nhà cửa chỉnh tề, ruộng tốt ao đẹp, tiếng gà tiếng chó tiếp nhau, già trẻ trai gái đi lại tấp nập, lao động vui vẻ, sống một cuộc sống thanh bình vô tư lự.
    Mọi người thấy có khách lạ đến thì đều kinh dị nhưng sau khi nghe ngư phủ kể lể đầu đuôi liền vồn vã nhiệt tình đãi đằng rượu thịt. Người đánh cá hỏi chuyện, mới biết người trong thôn đều có tổ tiên chạy lánh nạn tới đây vào những năm loạn lạc cuối đời Tần, từ đó cách biệt hẳn với bên ngoài. Họ không biết đến đời Hán, nói chi đến đời Ngụy và Tấn sau đó nữa.
    Sau mấy ngày lưu lại vui chơi, người đánh cá mới từ biệt ra về; có người dặn "Đừng kể cho người ngoài biết làm gì nhé!" Trên đường đi anh ta chú ý đánh dấu kỹ càng chuẩn bị sau này lại đến thăm. Về đến Vũ Lăng, anh ta báo cáo với quan Thái thú. Thái thú cảm thấy thú vị, liền cử người theo anh đánh cá trở lại chốn cũ, nhưng tìm mãi không sao thấy cửa động đâu nữa.

    Đào Tiềm viết bài này trong thời kỳ nhiễu nhương đen tối của Trung quốc và ông muốn nói lên cái ước vọng khát khao tốt đẹp của người đương thời trong hoàn cảnh xã hội lúc đó.
    Cái khéo ở đoạn kết là khi ngư phủ trở lại để tìm Đào Nguyên thì đường đi mất dấu không thể nào tìm lại được nữa, ngụ ý rằng cõi thiên thai không thực, nó chỉ là ước mơ gặp trong giấc mộng chập chờn ngắn ngủi, khi thức giấc thì vẫn phải đối diện với trần gian khổ não. Mà đâu có phải chỉ ở bài Đào hoa nguyên ký của Đào Tiềm mới có đoạn kết như thế. Về sau ta sẽ thấy rằng trong các truyện về Lưu Nguyễn và Từ Thức cũng đều tương tự như vậy cả.
    Thực ra Đào Tiềm đã chịu ảnh hưởng của Lão Trang, vì trong, chương 80 của Đạo đức kinh (TaoDeJing ?" gồm 81 chương), Lão Tử có viết phác hoạ một quốc gia lý tưởng như sau: "Nước thì nhỏ, dân thì ít. Dù có khí cụ gấp chục gấp trăm sức người cũng không dùng đến. Ai nấy đều coi chết là hệ trọng nên không đi đâu xa. Có xe thuyền mà không ai ngồi, có gươm giáo mà không bao giờ đem bày. Bỏ hết văn tự, bắt người trở lại dùng lối thắt dây thời thượng cổ. Ai nấy đều chăm việc ăn no mặc ấm, ở yên ổn, vui với phong tục của mình. Các nước láng giềng gần gũi có thể trông thấy nhau, ở nước này có thể nghe thấy được tiếng gà tiếng chó của nước kia (kê khuyển chi thanh tương văn), nhân dân trong những nước ấy đến già chết mà vẫn không qua lại với nhau". (1)
    Hoa đào chiếm một địa vị đặc biệt rong văn học Trung quốc; khi hoa đào nở thì phải là mùa xuân và hầu như bài Đường thi nào hay thường được truyền tụng đều có rừng đào hay cánh hoa đào rơi lả tả, chưa kể đến bài thơ nổi danh "Đế Đô Thành Nam Trang" của Thôi Hộ (618-907):
    "Khứ niên kim nhựt thử môn trung,
    Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.
    Nhân diện bất tri hà xứ khứ?
    Đào hoa y cựu tiếu đong phong" [/i]
    Và Văn Cao cũng không khỏi vương vấn với hình ảnh đẹp ấy:
    "? Có một mùa đào dòng ngày tháng chưa tàn qua một lần".

  5. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Bồng Lai - Thiên Thai - Lưu Nguyễn -Từ Thức:
    Trở lại với việc truy cứu ngôn tự, "Bồng lai" là tên một ngọn núi, và Thiên Thai là tên của một dãy núi gần biển thuộc huyện Thiên Thai, tỉnh Triết giang bên Tàu có ngọn Hoa Đảnh, địa thế cheo leo, hiểm trở và theo truyền thuyết của Trung quốc thì đó là cõi tiên ở.
    Tương truyền, Lưu Thần và Nguyễn Triệu là hai chàng trai rũ nhau đi hái thuốc trên núi Thiên Thai, rồi lạc lối và gặp hai Tiên Nữ, và cùng hai nàng kết duyên thành vợ chồng. Sau khi ở cảnh Tiên được nửa năm thì Lưu Thần và Nguyễn Triệu chợt nhớ quê nhà, cùng đòi về thăm. Khi trở lại quê hương thì phong cảnh hoàn toàn đổi khác, hỏi ra mới biết đã đến đời cháu thứ sáu rồi. Không còn ai quen thuộc, lòng buồn bã hối hận, hai chàng tìm đường trở lại núi Thiên Thai nhưng than ôi, đường xưa lạc lối nên không tìm lại được cõi Tiên nữa. Từ đó người ta chẳng còn thấy hai chàng nơi nao.
    Tưởng cũng nên nhắc thêm rằng vào năm 576, Đại sư Trí Khải một vị cao tăng Phật giáo trụ trì Tu Thiền Tự (do vua nước Trần là Tuyên Đế đã sắc tứ vào năm 578) tại núi Thiên thai đã lập nên "Thiên thai tông" lấy bộ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh làm tông chỉ.
    Câu chuyện vừa kể lại giống như chuyện truyền kỳ trong văn học Việt nam nói đến Từ Thức như sau:
    "Vào khoảng niên hiệu Quang Thái nhà Trần (tức đời Trần Thuận Tông 1388-1398), có ông Từ Thức là quan Tế huyện Tiên du, tỉnh Bắc Ninh. Nhân mùa xuân, cây mẫu đơn hiếm quí của ngôi chùa trong huyện nở hoa, người các nơi trẩy hội đổ đến xem, ngựa xe dập dìu. Trong số người thưởng ngoạn có một thiếu nữ tuổi độ 16, sắc nước hương trời lỡ làm gẫy cành hoa bị người canh gác giữ lại đòi bồi thường. Mãi đến tối chẳng thấy người nhà đến nhận, Từ Thức chợt nghe chuyện bèn thương cảm trao áo bạch cẩm cừu để chuộc tội cho cô, và nhờ thế cô mới được thả.
    Về sau, Từ Thức treo ấn từ quan lui về ẩn dật ở huyện Tống sơn, ngày ngày lãng du khắp danh lam thắng cảnh với túi thơ bầu rượu. Một hôm nhìn thấy ngoài cửa biển Thần Phù hiện đám mây ngũ sắc, vội chèo thuyền đến xem thì thấy có một quả núi đẹp; nhìn quanh lại nhận ra một lối hẹp dẫn lên núi. Đến đỉnh núi lại thấy bày ra lầu đài cực kỳ tráng lệ; đang ngỡ ngàng thì có thanh y đồng nữ đến bảo:
    - "Phu nhân tôi xin mời tướng công nhập điện."
    Đến nơi thấy có một tiên nương đang ngự trên giường thất bảo, ôn tồn nói:
    - "Ta là Ngụy phu nhân địa tiên Nam Nhạc cai quản 6 động của 36 động ở Phù Lai. Được biết tiên sinh có lòng nhân hay cứu người khốn đốn, và mới đây đã cứu con gái yêu của ta nên hôm nay mới mời đến nơi này diện kiến".
    Đoạn bà gọi tiên nữ ra chào, hóa ra là cô gái đã làm gẫy cành hoa, rồi nói tiếp:
    - "Con gái ta tên là Giáng Tiên vẫn nhớ ơn cứu độ, nên ta muốn nó kết làm giai ngẫu với tiên sinh để bồi đền".
    Dĩ nhiên là Từ Thức rất vui lòng chấp thuận; từ đấy chàng sống hoan lạc ở cõi tiên. Thắm thoát đã một năm trôi qua, Từ bỗng nhớ cố hương bèn xin phép về thăm. Biết Từ chưa thoát được lòng trần nên tiên nương cấp cho một cẩm vân xa để đi lại. Vợ chàng bịn rịn trước khi chia tay trao cho Từ một phong thư bảo khi về đến nhà hẳn mở ra xem.
    Đến nơi thì mọi cảnh và người đã hoàn toàn đổi khác. Từ giới thiệu tên họ của mình mà hỏi thăm các phụ lão thì có người bảo:
    - "Thuở nhỏ tôi có nghe nói chuyện ông cụ tam đại nhà tôi có cùng tên họ như ông đi vào núi và biệt tích đến nay cũng phải cả trăm năm".
    Bấy giờ Từ mới hối tiếc bùi ngùi muốn lên xe mây để về núi nhưng xe đã hóa ra con tường loan bay mất. Bèn mở thư của Giáng Hương ra đọc thì thấy ghi: "Kết loan lữ ư vân trung, tiền duyên dĩ đoạn; Phỏng tiên sơn ư hải thượng, hậu hội vô nhân." (Kết bạn loan trong mây duyên trước đã dứt; Tìm núi tiên trên biển hội sau khôn cầu).
    Thất vọng, Từ bỏ vào núi Hoàn sơn ở huyện Nông cống thuộc tỉnh Thanh hóa và tứ đó tuyệt tích.

    Ngọc tuyền - Bầy tiên và khúc nghê thường:
    Nói đến bầy tiên với khúc nghê thường hay "Nghê thường vũ y khúc" thì cũng có đôi truyền thuyết. Theo sách Dị Văn Lục thì vũ khúc này do Đường Minh Hoàng sau khi du nguyệt điện về rồi chế ra cho những người cung nữ múa hát. Sách ghi:
    Vào niên hiệu Khai nguyên nhà Đường (713-741), nhân một đêm Trung thu vua Đường Minh Hoàng (hay Đường Huyền tông Lý Long Cơ) thấy trăng sáng, mơ ước được đặt chân lên cung hằng thăm thú. Có đạo sĩ tên La Công Viễn (có sách chép là Diệp Pháp Thiện), có phép tiên mới dùng giải lụa trắng, hóa thành một chiếc cầu đưa nhà vua đến nguyệt điện.
    Trong điện lưu ly bấy giờ sáng rực. Những nàng tiên cực kỳ xinh tươi trong xiêm y lộng lẫy, đang uyển chuyển múa hát theo tiếng nhạc du dương làm mê hồn người. Đường Minh Hoàng càng nhìn càng ngây ngất, quên cả trời gần sáng đến nỗi La Công Viễn phải nhắc nhở nhiều lần mới chịu rời gót.
    Khi trở về triều, Đường Minh hoàng vận dụng trí nhớ chế thành khúc "Nghê thường vũ y" để tập cho cung nữ trong triều múa hát. Rồi cứ thế, đến đêm rằm tháng tám, Đường Minh hoàng và Dương quí phi cùng uống rượu dưới trăng, ngắm đoàn cung nữ múa hát khúc Nghê thường để tưởng như đang sống trong cung Quảng hàn nơi nguyệt điện.

    Sách "Đường Thư" lại chép:
    Đường Minh Hoàng lên chơi nguyệt điện, thấy các tiên nữ mặc áo cánh chim, xiêm y ngũ sắc, hát bài "Tây thiên điệu khúc", đến khi trở về trần, còn nhớ mang máng. Nhằm lúc có Tiết độ sứ là Dương Kính Thuật từ Tây Lương về, đem khúc hát Bà-la-môn đến hiến, Đường Minh Hoàng truyền đem san định lại và đổi tên là khúc "Nghê thường vũ y".
    Theo Từ Điển Hán Việt của Đào Duy Anh thì Nghê là ráng hồng, hoặc mây sắc đỏ và thường là xiêm y. Vậy nghê thường là xiêm y màu ráng đỏ (tựa như màu rượu vang đỏ theo lối nói ngày nay). Vài nơi khác lại giải thích "Nghê thường vũ y" là các tiên nữ mặc quần ngũ sắc và áo lông có hình cánh chim và "Nghê thường vũ y khúc" là bài hát múa ở cõi thần tiên do bầy tiên nữ biểu diễn.
    Thực ra dựa vào sử liệu lúc bấy giờ thì những điệu múa hát này bắt nguồn từ Ấn-độ đã được truyền vào Trung quốc sau khi đã được cải biên ở nước Khuất Chi, qua huyện Đôn Hoàng, thuộc đất Tây Lương, và dần dần được biến đổi cho hợp với truyền thống và văn hóa của nước du nhập.
    Đôn Hoàng trước thời nhà Đường đã là một thành phố giao lưu văn hóa và thương mãi rất quan trọng của con đường tơ lụa nối liền Trường An đến Địa trung hải. Đôn Hoàng nằm cạnh sa mạc tử thần Taklimakan (hay Gobi), và cũng là một thánh địa Phật giáo từ thế kỷ thứ 4 và nay vẫn còn lưu truyền rất nhiều di tích qúy giá trong các vách núi đá vôi.
    Nước Khuất Chi ở đâu?
    Còn nước Khuất Chi (Kutsha, Kucha; còn được gọi là Nhục Chi, hoặc Quy Tư, hoặc Dao Tần; nay là huyện Khố Xá hay Khố Đông, khu tự trị Duy Ngô Nhỉ tỉnh Tân Cương) xưa vốn là một nước phồn thịnh, có một nền văn hóa tiến bộ và nổi tiếng về âm nhạc và vũ khúc. Phụ nữ nước Qui Tư rất xinh đẹp và điêu luyện về múa hát. Y phục rất sặc sỡ với nhiều nét thêu thùa tinh xảo khéo léo. Cũng ở vùng núi nước Khuất Chi có những ngọn "suối đàn". Nước nhỏ xuống đá từng giọt phát âm trầm bổng tựa như khúc nhạc. Có thể nơi đây đã gợi cho văn nhân thi sĩ ý tưởng về "ngọc tuyền" và Tây thiên là nơi thần tiên cực lạc chăng?
    Nước Khuất Chi cũng đã từng được nhắc nhở nhiều lần trong văn học Phật giáo Trung quốc. Chính ở xứ này, đã xuất hiện một vị ***** Phật giáo danh tiếng là Ngài Cưu Ma La Thập (Kumarajiva: 344-413). Vị ***** này, thân phụ là người Ấn Ðộ, thân mẫu là công chúa của nước Khuất Chi. Khi còn nhỏ Ngài sang Kashmir tầm đạo, đến hai mươi tuổi Ngài trở về Khuất Chi thì bị một đạo quân viễn chinh của Trung Hoa sang xâm chiếm nước này và bắt Ngài về Trường An. Ở đây Ngài truyền giáo Ðại thừa và phiên dịch kinh điển.
    Than ôi! Vật đổi sao dời qua nhiều thời đại. Chỉ cần xem qua bộ "Phật Quốc Ký" do Đại Sư Pháp Hiển ghi lại sau khi đã qua Ấn độ cầu pháp năm 399 và "Đại Đường Tây vực ký" của Ngài Huyền Trang sau khi đi thỉnh kinh năm 629 ta cũng đã thấy sự sự sinh diệt của những quốc gia này như mây nổi.
    Đại cương về địa dư thì Ngài Pháp Hiển ghi: "Khởi đi từ Trường an, vượt đất Lũng, đến nước Càn qui, rồi tới nước Nhục đàn, vượt núi Dưỡng lâu, đến trấn Trương dịch, sau đó mới đến xứ Đôn hoàng. Sau đó tiếp tục về hướng tây sẽ đến các nước Thiện thiện, Ô-di (Agni; còn gọi là Y Ngô), Cao Xương, Vu điền, Kế tân (Hetian hay Khotan), Tử hợp, Dãy núi Tuyết (Pamirs), Ô Trường (Udỳana), Huy, Kiệt xoa (Kashi hay Kashgar), và Ðột Quyết và nhiều nước nhỏ khác trước khi đến Ấn độ".
    Trong vòng 230 năm sau đó xứ Đôn Hoàng đã lọt vào tay Trung quốc rồi. Vậy mà đến khi ngài Huyền Trang Tây du còn phải đi qua 26 nước lớn nhỏ kể từ Đôn Hoàng. Cuốn "Đại Đường Tây vực ký" ghi lại cuộc hành trình thỉnh kinh gian khổ trong 16 năm, có ghi tên vài nước: Y Ngô (Agni, còn gọi là Ô Di), Cao Xương, A-Kỳ-Ni (nay là huyện Yên Kỳ, xứ Tân Cương). Rồi phải vượt qua con sông lớn Giao Hà, vòng quanh chân núi Ngân Sơn, mới vào nước Khuất Chi. Sau Khuất Chi đi về phía Tây 60 dặm, phải qua một sa mạc nhỏ, đến nước Bạt Lộc Già (hay Cô Mặc, tức Bái Thành và A Khắc Tố thuộc Tân Cương), rồi đến núi Tăng Sơn thuộc Thông Lĩnh (Thiên Sơn). Ra khỏi Tăng Sơn, theo dòng sông Cáp Lạp Thập, vượt qua núi Khách Lạt Côn Luân, đến một cái hồ lớn gọi là Nhiệt Hải (tức là Issik-kol, thuộc Liên Xô cũ). Đi theo bờ hồ về phía Tây bắc độ 500 dặm, thì đến thành Tô Ðiệp (Tokmak, thuộc Liên Xô cũ) của nước Ðột Quyết (đây là xứ Tây Đột Quyết, chứ Đông Đột Quyết sắp bị Đường Thái Tông Lý Thế Dân tiêu diệt vào năm 630). Cứ thế lặn lội qua bao gian nguy mới đến được Tây trúc.
    Đến nay thi chỉ trong vòng chưa đến 2 ngàn năm, bao nhiêu nước lớn nhỏ quanh con đường tơ lụa đã bị bọn dân Hán bá quyền thâu tóm cả.
    Tản mạn đôi điều:
    Như thế, ta thấy rằng ước muốn về một chốn thần tiên ở cõi trần này ắt hẳn đã có từ ngày con người biết mơ mộng. Sử sách ở Đông phương ghi chép lần đầu là chương 80 trong Đạo đức kinh của Lảo tử (thế kỷ thứ 6 trước CN); Ngài đã mô tả đến một xứ sở lý tưởng an bình, no ấm và không áp bức mà mãi đến thế kỷ 16, vài triết gia Tây phương như Thomas Moore và Rabelais mới dùng chữ Utopia để nói đến một nơi chốn tương tự, nhưng lại là một hải đảo xa xôi chứ không phải ở vùng non cao mây phủ.
    Đến thời Đào Tiềm, nước Tàu đã trải qua biết bao cơ man nhiễu loạn, dân chúng lầm than, sinh linh bị sát hại không ngừng vì chiến tranh liên miên từ Xuân thu, chiến quốc qua đến Tam quốc và đến Nam bắc triều. Đời sống thực mong manh, kẻ sĩ phu bất lực trở nên bi quan yếm thế chỉ đành ẩn cư nơi thôn dã hoặc chốn cao sơn cùng cốc để tránh tai hoạ, và bài "Đào hoa nguyên ký" ra đời liền được tán tụng. Các văn nhân thi sĩ đời sau cứ dựa vào ý tưởng ấy mà thêu dệt thêm thắt vào chuyện Lưu Nguyễn, Từ Thức, nghê thường vũ y cho cõi thần tiên càng thêm hư ảo. Và cứ cái đà liên tưởng ẩn dụ, các tiểu tiết của chuyện này đem trộn qua chuyện nọ. Ngay trong câu hát của bản Thiên thai ta cũng thấy lù mù thiên địa rồi:
    "Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào Nguyên?"
    Lưu Nguyễn nào mà lạc tới Đào Nguyên, chỉ có một anh đánh cá thôi!
    Nhưng cho dù có thêm thắt gì đi nữa rồi cũng chỉ loanh quanh với cung vàng điện ngọc, từng đàn tiên nữ trẻ đẹp tuyệt vời trong xiêm y rực rỡ múa lượn những điệu vũ mê hồn, cùng với nhạc phách du dương và lời ca tiếng hát vang lừng, với ê hề sơn hào hải vị và bồ đào mỹ tửu thơm nồng được rót mềm môi?.quên cả thời gian lẫn không gian. Có nghĩa là toàn những thứ ước mơ rốt ráo của một đời người ? đàn ông, tìm kiếm được chăng chỉ là trong giấc mộng. Rõ là những điều hoang tưởng cho bõ những khốn khó bủa vây hằng ngày nơi trần thế mà mình không muốn trực diện.
    Chẳng hề thấy nữ tác gia nào mạnh dạn viết về một cõi ? (có lẽ với cái tên khác) mà nơi ấy toàn là trai tráng thanh tú, vai u thịt bắp cuồng cuộn chực chờ suốt ngày để phục dịch theo yêu cầu của nữ khách lãng du. Nghe vẫn có một cái gì không được ổn.
    Vì sao? có lẽ vì thiên thai đã được khai sinh vào một thời đại cổ xưa khi nam nhân làm chủ mọi việc, từ trong gia đình ra đến xã hội ?" nam trọng nữ khinh và có quyền năm thê bảy thiếp ?" Hoặc vì thể chất giống đực dễ thích nghi với những chuyện phiêu lưu thám hiểm, và dễ thoát ly gia đình và xã hội hơn một khi bất mãn; ví dụ bỏ vào núi để làm cách mạng chẳng hạn.
    Hay vì cái mơ ước của người phụ nữ vốn thực tế hơn. Hạnh phúc của họ đơn thuần chỉ mong có được một người chồng chung thủy, đem lại kinh tế ổn định để trao thân gởi phận mà gầy dựng một gia đình đầm ấm với bầy con xinh khỏe. Các ông thực có cùng mộng ước chăng? Nghi lắm.
    Bây giờ dưới triều đại của Bush con, nhìn quanh thấy ai cũng bi quan chán nãn với kinh tế tụt hậu, thất nghiệp tràn lan, khủng bố phá hoại khắp nơi, nay đánh Afghanistan, mai dọa Iraq, mốt hù Bắc Triều tiên, công ăn việc làm khó khăn ngay cả trong ngành y tế, thầy thuốc với y-hiệu cứ phải chi nhiều thu ít, nên cũng muốn lui về ở ẩn sớm như Đào Tiềm cho yên thân già.
    Nhưng thôi hãy tạm quên tất cả những nhiễu nhương nhân thế trong dịp đầu xuân, khi khí trời đang dần ấm áp vào một buổi chiều hanh nắng, hoa đào (ở vùng tây bắc này) còn đang cười với gió đông, chim chóc hót vang ngoài sân, ta hãy ngồi dựa thoải mái vào cái love-seat, gác chân lên cái ottoman trong căn phòng vắng chỉ một mình ta với ta, bên cửa sổ nhìn ra một sân đầy hoa đủ màu sặc sở, nhấp một cốc nhỏ XO Rémy Martin Cognac (có hơn được bồ đào mỹ tửu không nhỉ?), mở dàn nhạc, bỏ cái CD có bài Thiên thai của Văn Cao và chìm vào trong giấc mơ thần tiên với giọng ca Ánh Tuyết. Bạn có gặp Đường Minh Hoàng và Dương quý phi cùng bầy tiên với nghê thường vũ y khúc chăng?
    Trần Trúc-Lâm
    Đầu Xuân Quý Tỵ
    Ghi chú:
    (1) Bản dịch Việt từ Hán ngữ của Nguyễn Hiến Lê - Xin kèm bản dịch Anh ngữ của www.chinapage.com/laotze.html để tiện tham khảo:
    (80).
    Let your community be small, with only a few people;
    Keep tools in abundance, but do not depend upon them;
    Appreciate your life and be content with your home;
    Sail boats and ride horses, but don''t go too far;
    Keep weapons and armour, but do not employ them;
    Let everyone read and write,
    Eat well and make beautiful things.
    Live peacefully and delight in your own society;
    Dwell within ****-crow of your neighbours,
    But maintain your independence from them.
    (TaoDeChing - Lao Tze)
  6. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Bồng Lai - Thiên Thai - Lưu Nguyễn -Từ Thức:
    Trở lại với việc truy cứu ngôn tự, "Bồng lai" là tên một ngọn núi, và Thiên Thai là tên của một dãy núi gần biển thuộc huyện Thiên Thai, tỉnh Triết giang bên Tàu có ngọn Hoa Đảnh, địa thế cheo leo, hiểm trở và theo truyền thuyết của Trung quốc thì đó là cõi tiên ở.
    Tương truyền, Lưu Thần và Nguyễn Triệu là hai chàng trai rũ nhau đi hái thuốc trên núi Thiên Thai, rồi lạc lối và gặp hai Tiên Nữ, và cùng hai nàng kết duyên thành vợ chồng. Sau khi ở cảnh Tiên được nửa năm thì Lưu Thần và Nguyễn Triệu chợt nhớ quê nhà, cùng đòi về thăm. Khi trở lại quê hương thì phong cảnh hoàn toàn đổi khác, hỏi ra mới biết đã đến đời cháu thứ sáu rồi. Không còn ai quen thuộc, lòng buồn bã hối hận, hai chàng tìm đường trở lại núi Thiên Thai nhưng than ôi, đường xưa lạc lối nên không tìm lại được cõi Tiên nữa. Từ đó người ta chẳng còn thấy hai chàng nơi nao.
    Tưởng cũng nên nhắc thêm rằng vào năm 576, Đại sư Trí Khải một vị cao tăng Phật giáo trụ trì Tu Thiền Tự (do vua nước Trần là Tuyên Đế đã sắc tứ vào năm 578) tại núi Thiên thai đã lập nên "Thiên thai tông" lấy bộ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh làm tông chỉ.
    Câu chuyện vừa kể lại giống như chuyện truyền kỳ trong văn học Việt nam nói đến Từ Thức như sau:
    "Vào khoảng niên hiệu Quang Thái nhà Trần (tức đời Trần Thuận Tông 1388-1398), có ông Từ Thức là quan Tế huyện Tiên du, tỉnh Bắc Ninh. Nhân mùa xuân, cây mẫu đơn hiếm quí của ngôi chùa trong huyện nở hoa, người các nơi trẩy hội đổ đến xem, ngựa xe dập dìu. Trong số người thưởng ngoạn có một thiếu nữ tuổi độ 16, sắc nước hương trời lỡ làm gẫy cành hoa bị người canh gác giữ lại đòi bồi thường. Mãi đến tối chẳng thấy người nhà đến nhận, Từ Thức chợt nghe chuyện bèn thương cảm trao áo bạch cẩm cừu để chuộc tội cho cô, và nhờ thế cô mới được thả.
    Về sau, Từ Thức treo ấn từ quan lui về ẩn dật ở huyện Tống sơn, ngày ngày lãng du khắp danh lam thắng cảnh với túi thơ bầu rượu. Một hôm nhìn thấy ngoài cửa biển Thần Phù hiện đám mây ngũ sắc, vội chèo thuyền đến xem thì thấy có một quả núi đẹp; nhìn quanh lại nhận ra một lối hẹp dẫn lên núi. Đến đỉnh núi lại thấy bày ra lầu đài cực kỳ tráng lệ; đang ngỡ ngàng thì có thanh y đồng nữ đến bảo:
    - "Phu nhân tôi xin mời tướng công nhập điện."
    Đến nơi thấy có một tiên nương đang ngự trên giường thất bảo, ôn tồn nói:
    - "Ta là Ngụy phu nhân địa tiên Nam Nhạc cai quản 6 động của 36 động ở Phù Lai. Được biết tiên sinh có lòng nhân hay cứu người khốn đốn, và mới đây đã cứu con gái yêu của ta nên hôm nay mới mời đến nơi này diện kiến".
    Đoạn bà gọi tiên nữ ra chào, hóa ra là cô gái đã làm gẫy cành hoa, rồi nói tiếp:
    - "Con gái ta tên là Giáng Tiên vẫn nhớ ơn cứu độ, nên ta muốn nó kết làm giai ngẫu với tiên sinh để bồi đền".
    Dĩ nhiên là Từ Thức rất vui lòng chấp thuận; từ đấy chàng sống hoan lạc ở cõi tiên. Thắm thoát đã một năm trôi qua, Từ bỗng nhớ cố hương bèn xin phép về thăm. Biết Từ chưa thoát được lòng trần nên tiên nương cấp cho một cẩm vân xa để đi lại. Vợ chàng bịn rịn trước khi chia tay trao cho Từ một phong thư bảo khi về đến nhà hẳn mở ra xem.
    Đến nơi thì mọi cảnh và người đã hoàn toàn đổi khác. Từ giới thiệu tên họ của mình mà hỏi thăm các phụ lão thì có người bảo:
    - "Thuở nhỏ tôi có nghe nói chuyện ông cụ tam đại nhà tôi có cùng tên họ như ông đi vào núi và biệt tích đến nay cũng phải cả trăm năm".
    Bấy giờ Từ mới hối tiếc bùi ngùi muốn lên xe mây để về núi nhưng xe đã hóa ra con tường loan bay mất. Bèn mở thư của Giáng Hương ra đọc thì thấy ghi: "Kết loan lữ ư vân trung, tiền duyên dĩ đoạn; Phỏng tiên sơn ư hải thượng, hậu hội vô nhân." (Kết bạn loan trong mây duyên trước đã dứt; Tìm núi tiên trên biển hội sau khôn cầu).
    Thất vọng, Từ bỏ vào núi Hoàn sơn ở huyện Nông cống thuộc tỉnh Thanh hóa và tứ đó tuyệt tích.

    Ngọc tuyền - Bầy tiên và khúc nghê thường:
    Nói đến bầy tiên với khúc nghê thường hay "Nghê thường vũ y khúc" thì cũng có đôi truyền thuyết. Theo sách Dị Văn Lục thì vũ khúc này do Đường Minh Hoàng sau khi du nguyệt điện về rồi chế ra cho những người cung nữ múa hát. Sách ghi:
    Vào niên hiệu Khai nguyên nhà Đường (713-741), nhân một đêm Trung thu vua Đường Minh Hoàng (hay Đường Huyền tông Lý Long Cơ) thấy trăng sáng, mơ ước được đặt chân lên cung hằng thăm thú. Có đạo sĩ tên La Công Viễn (có sách chép là Diệp Pháp Thiện), có phép tiên mới dùng giải lụa trắng, hóa thành một chiếc cầu đưa nhà vua đến nguyệt điện.
    Trong điện lưu ly bấy giờ sáng rực. Những nàng tiên cực kỳ xinh tươi trong xiêm y lộng lẫy, đang uyển chuyển múa hát theo tiếng nhạc du dương làm mê hồn người. Đường Minh Hoàng càng nhìn càng ngây ngất, quên cả trời gần sáng đến nỗi La Công Viễn phải nhắc nhở nhiều lần mới chịu rời gót.
    Khi trở về triều, Đường Minh hoàng vận dụng trí nhớ chế thành khúc "Nghê thường vũ y" để tập cho cung nữ trong triều múa hát. Rồi cứ thế, đến đêm rằm tháng tám, Đường Minh hoàng và Dương quí phi cùng uống rượu dưới trăng, ngắm đoàn cung nữ múa hát khúc Nghê thường để tưởng như đang sống trong cung Quảng hàn nơi nguyệt điện.

    Sách "Đường Thư" lại chép:
    Đường Minh Hoàng lên chơi nguyệt điện, thấy các tiên nữ mặc áo cánh chim, xiêm y ngũ sắc, hát bài "Tây thiên điệu khúc", đến khi trở về trần, còn nhớ mang máng. Nhằm lúc có Tiết độ sứ là Dương Kính Thuật từ Tây Lương về, đem khúc hát Bà-la-môn đến hiến, Đường Minh Hoàng truyền đem san định lại và đổi tên là khúc "Nghê thường vũ y".
    Theo Từ Điển Hán Việt của Đào Duy Anh thì Nghê là ráng hồng, hoặc mây sắc đỏ và thường là xiêm y. Vậy nghê thường là xiêm y màu ráng đỏ (tựa như màu rượu vang đỏ theo lối nói ngày nay). Vài nơi khác lại giải thích "Nghê thường vũ y" là các tiên nữ mặc quần ngũ sắc và áo lông có hình cánh chim và "Nghê thường vũ y khúc" là bài hát múa ở cõi thần tiên do bầy tiên nữ biểu diễn.
    Thực ra dựa vào sử liệu lúc bấy giờ thì những điệu múa hát này bắt nguồn từ Ấn-độ đã được truyền vào Trung quốc sau khi đã được cải biên ở nước Khuất Chi, qua huyện Đôn Hoàng, thuộc đất Tây Lương, và dần dần được biến đổi cho hợp với truyền thống và văn hóa của nước du nhập.
    Đôn Hoàng trước thời nhà Đường đã là một thành phố giao lưu văn hóa và thương mãi rất quan trọng của con đường tơ lụa nối liền Trường An đến Địa trung hải. Đôn Hoàng nằm cạnh sa mạc tử thần Taklimakan (hay Gobi), và cũng là một thánh địa Phật giáo từ thế kỷ thứ 4 và nay vẫn còn lưu truyền rất nhiều di tích qúy giá trong các vách núi đá vôi.
    Nước Khuất Chi ở đâu?
    Còn nước Khuất Chi (Kutsha, Kucha; còn được gọi là Nhục Chi, hoặc Quy Tư, hoặc Dao Tần; nay là huyện Khố Xá hay Khố Đông, khu tự trị Duy Ngô Nhỉ tỉnh Tân Cương) xưa vốn là một nước phồn thịnh, có một nền văn hóa tiến bộ và nổi tiếng về âm nhạc và vũ khúc. Phụ nữ nước Qui Tư rất xinh đẹp và điêu luyện về múa hát. Y phục rất sặc sỡ với nhiều nét thêu thùa tinh xảo khéo léo. Cũng ở vùng núi nước Khuất Chi có những ngọn "suối đàn". Nước nhỏ xuống đá từng giọt phát âm trầm bổng tựa như khúc nhạc. Có thể nơi đây đã gợi cho văn nhân thi sĩ ý tưởng về "ngọc tuyền" và Tây thiên là nơi thần tiên cực lạc chăng?
    Nước Khuất Chi cũng đã từng được nhắc nhở nhiều lần trong văn học Phật giáo Trung quốc. Chính ở xứ này, đã xuất hiện một vị ***** Phật giáo danh tiếng là Ngài Cưu Ma La Thập (Kumarajiva: 344-413). Vị ***** này, thân phụ là người Ấn Ðộ, thân mẫu là công chúa của nước Khuất Chi. Khi còn nhỏ Ngài sang Kashmir tầm đạo, đến hai mươi tuổi Ngài trở về Khuất Chi thì bị một đạo quân viễn chinh của Trung Hoa sang xâm chiếm nước này và bắt Ngài về Trường An. Ở đây Ngài truyền giáo Ðại thừa và phiên dịch kinh điển.
    Than ôi! Vật đổi sao dời qua nhiều thời đại. Chỉ cần xem qua bộ "Phật Quốc Ký" do Đại Sư Pháp Hiển ghi lại sau khi đã qua Ấn độ cầu pháp năm 399 và "Đại Đường Tây vực ký" của Ngài Huyền Trang sau khi đi thỉnh kinh năm 629 ta cũng đã thấy sự sự sinh diệt của những quốc gia này như mây nổi.
    Đại cương về địa dư thì Ngài Pháp Hiển ghi: "Khởi đi từ Trường an, vượt đất Lũng, đến nước Càn qui, rồi tới nước Nhục đàn, vượt núi Dưỡng lâu, đến trấn Trương dịch, sau đó mới đến xứ Đôn hoàng. Sau đó tiếp tục về hướng tây sẽ đến các nước Thiện thiện, Ô-di (Agni; còn gọi là Y Ngô), Cao Xương, Vu điền, Kế tân (Hetian hay Khotan), Tử hợp, Dãy núi Tuyết (Pamirs), Ô Trường (Udỳana), Huy, Kiệt xoa (Kashi hay Kashgar), và Ðột Quyết và nhiều nước nhỏ khác trước khi đến Ấn độ".
    Trong vòng 230 năm sau đó xứ Đôn Hoàng đã lọt vào tay Trung quốc rồi. Vậy mà đến khi ngài Huyền Trang Tây du còn phải đi qua 26 nước lớn nhỏ kể từ Đôn Hoàng. Cuốn "Đại Đường Tây vực ký" ghi lại cuộc hành trình thỉnh kinh gian khổ trong 16 năm, có ghi tên vài nước: Y Ngô (Agni, còn gọi là Ô Di), Cao Xương, A-Kỳ-Ni (nay là huyện Yên Kỳ, xứ Tân Cương). Rồi phải vượt qua con sông lớn Giao Hà, vòng quanh chân núi Ngân Sơn, mới vào nước Khuất Chi. Sau Khuất Chi đi về phía Tây 60 dặm, phải qua một sa mạc nhỏ, đến nước Bạt Lộc Già (hay Cô Mặc, tức Bái Thành và A Khắc Tố thuộc Tân Cương), rồi đến núi Tăng Sơn thuộc Thông Lĩnh (Thiên Sơn). Ra khỏi Tăng Sơn, theo dòng sông Cáp Lạp Thập, vượt qua núi Khách Lạt Côn Luân, đến một cái hồ lớn gọi là Nhiệt Hải (tức là Issik-kol, thuộc Liên Xô cũ). Đi theo bờ hồ về phía Tây bắc độ 500 dặm, thì đến thành Tô Ðiệp (Tokmak, thuộc Liên Xô cũ) của nước Ðột Quyết (đây là xứ Tây Đột Quyết, chứ Đông Đột Quyết sắp bị Đường Thái Tông Lý Thế Dân tiêu diệt vào năm 630). Cứ thế lặn lội qua bao gian nguy mới đến được Tây trúc.
    Đến nay thi chỉ trong vòng chưa đến 2 ngàn năm, bao nhiêu nước lớn nhỏ quanh con đường tơ lụa đã bị bọn dân Hán bá quyền thâu tóm cả.
    Tản mạn đôi điều:
    Như thế, ta thấy rằng ước muốn về một chốn thần tiên ở cõi trần này ắt hẳn đã có từ ngày con người biết mơ mộng. Sử sách ở Đông phương ghi chép lần đầu là chương 80 trong Đạo đức kinh của Lảo tử (thế kỷ thứ 6 trước CN); Ngài đã mô tả đến một xứ sở lý tưởng an bình, no ấm và không áp bức mà mãi đến thế kỷ 16, vài triết gia Tây phương như Thomas Moore và Rabelais mới dùng chữ Utopia để nói đến một nơi chốn tương tự, nhưng lại là một hải đảo xa xôi chứ không phải ở vùng non cao mây phủ.
    Đến thời Đào Tiềm, nước Tàu đã trải qua biết bao cơ man nhiễu loạn, dân chúng lầm than, sinh linh bị sát hại không ngừng vì chiến tranh liên miên từ Xuân thu, chiến quốc qua đến Tam quốc và đến Nam bắc triều. Đời sống thực mong manh, kẻ sĩ phu bất lực trở nên bi quan yếm thế chỉ đành ẩn cư nơi thôn dã hoặc chốn cao sơn cùng cốc để tránh tai hoạ, và bài "Đào hoa nguyên ký" ra đời liền được tán tụng. Các văn nhân thi sĩ đời sau cứ dựa vào ý tưởng ấy mà thêu dệt thêm thắt vào chuyện Lưu Nguyễn, Từ Thức, nghê thường vũ y cho cõi thần tiên càng thêm hư ảo. Và cứ cái đà liên tưởng ẩn dụ, các tiểu tiết của chuyện này đem trộn qua chuyện nọ. Ngay trong câu hát của bản Thiên thai ta cũng thấy lù mù thiên địa rồi:
    "Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào Nguyên?"
    Lưu Nguyễn nào mà lạc tới Đào Nguyên, chỉ có một anh đánh cá thôi!
    Nhưng cho dù có thêm thắt gì đi nữa rồi cũng chỉ loanh quanh với cung vàng điện ngọc, từng đàn tiên nữ trẻ đẹp tuyệt vời trong xiêm y rực rỡ múa lượn những điệu vũ mê hồn, cùng với nhạc phách du dương và lời ca tiếng hát vang lừng, với ê hề sơn hào hải vị và bồ đào mỹ tửu thơm nồng được rót mềm môi?.quên cả thời gian lẫn không gian. Có nghĩa là toàn những thứ ước mơ rốt ráo của một đời người ? đàn ông, tìm kiếm được chăng chỉ là trong giấc mộng. Rõ là những điều hoang tưởng cho bõ những khốn khó bủa vây hằng ngày nơi trần thế mà mình không muốn trực diện.
    Chẳng hề thấy nữ tác gia nào mạnh dạn viết về một cõi ? (có lẽ với cái tên khác) mà nơi ấy toàn là trai tráng thanh tú, vai u thịt bắp cuồng cuộn chực chờ suốt ngày để phục dịch theo yêu cầu của nữ khách lãng du. Nghe vẫn có một cái gì không được ổn.
    Vì sao? có lẽ vì thiên thai đã được khai sinh vào một thời đại cổ xưa khi nam nhân làm chủ mọi việc, từ trong gia đình ra đến xã hội ?" nam trọng nữ khinh và có quyền năm thê bảy thiếp ?" Hoặc vì thể chất giống đực dễ thích nghi với những chuyện phiêu lưu thám hiểm, và dễ thoát ly gia đình và xã hội hơn một khi bất mãn; ví dụ bỏ vào núi để làm cách mạng chẳng hạn.
    Hay vì cái mơ ước của người phụ nữ vốn thực tế hơn. Hạnh phúc của họ đơn thuần chỉ mong có được một người chồng chung thủy, đem lại kinh tế ổn định để trao thân gởi phận mà gầy dựng một gia đình đầm ấm với bầy con xinh khỏe. Các ông thực có cùng mộng ước chăng? Nghi lắm.
    Bây giờ dưới triều đại của Bush con, nhìn quanh thấy ai cũng bi quan chán nãn với kinh tế tụt hậu, thất nghiệp tràn lan, khủng bố phá hoại khắp nơi, nay đánh Afghanistan, mai dọa Iraq, mốt hù Bắc Triều tiên, công ăn việc làm khó khăn ngay cả trong ngành y tế, thầy thuốc với y-hiệu cứ phải chi nhiều thu ít, nên cũng muốn lui về ở ẩn sớm như Đào Tiềm cho yên thân già.
    Nhưng thôi hãy tạm quên tất cả những nhiễu nhương nhân thế trong dịp đầu xuân, khi khí trời đang dần ấm áp vào một buổi chiều hanh nắng, hoa đào (ở vùng tây bắc này) còn đang cười với gió đông, chim chóc hót vang ngoài sân, ta hãy ngồi dựa thoải mái vào cái love-seat, gác chân lên cái ottoman trong căn phòng vắng chỉ một mình ta với ta, bên cửa sổ nhìn ra một sân đầy hoa đủ màu sặc sở, nhấp một cốc nhỏ XO Rémy Martin Cognac (có hơn được bồ đào mỹ tửu không nhỉ?), mở dàn nhạc, bỏ cái CD có bài Thiên thai của Văn Cao và chìm vào trong giấc mơ thần tiên với giọng ca Ánh Tuyết. Bạn có gặp Đường Minh Hoàng và Dương quý phi cùng bầy tiên với nghê thường vũ y khúc chăng?
    Trần Trúc-Lâm
    Đầu Xuân Quý Tỵ
    Ghi chú:
    (1) Bản dịch Việt từ Hán ngữ của Nguyễn Hiến Lê - Xin kèm bản dịch Anh ngữ của www.chinapage.com/laotze.html để tiện tham khảo:
    (80).
    Let your community be small, with only a few people;
    Keep tools in abundance, but do not depend upon them;
    Appreciate your life and be content with your home;
    Sail boats and ride horses, but don''t go too far;
    Keep weapons and armour, but do not employ them;
    Let everyone read and write,
    Eat well and make beautiful things.
    Live peacefully and delight in your own society;
    Dwell within ****-crow of your neighbours,
    But maintain your independence from them.
    (TaoDeChing - Lao Tze)
  7. PaulLennon

    PaulLennon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    Tôi vẫn còn nhớ như in năm tôi học lớp 8, bác tôi, một người theo tôi là ảnh hưởng chất nghệ sĩ của Văn Cao rất lớn, cầm đàn hát những ca khúc một thời gắn liền với hành trình gian khổ chống giặc ngoại quốc của đất nước. Một trong những ca khúc để lại ấn tượng mạnh mẽ cho tôi đó là ca khúc Làng Tôi của Văn Cao. Đấy là lần đầu tiên tôi biết đến thế nào là nhạc Văn Cao, một điệu valse trong số nhiều điệu Valse bất hủ của nhạc sĩ đại tài Văn Cao.
    " Làng tôi xanh bóng tre
    từng tiếng chuông ban chiều, tiếng chuông nhà thờ rung
    ...
    "
    Điệu valse mộc mạc ở cung đô trưởng nhưng diễn tả được mọi cảm xúc của tác giả: đau thương vì quê hương bị giặc giày xéo, từ đau thương biến thành căm thù giặc, chất oai hùng cũng xuất hiện trong bản nhạc, chất trữ tình, lạng mãn với những luỹ tre xanh một vùng quê, tiếng chuông nhà thờ ngân thánh thót thanh bình...
    Tôi thực sự ấn tượng mạnh mẽ với tác phẩm Làng Tôi và bắt đầu tìm hiểu tác giả của nó và được biết rằng Văn Cao chính là một nghệ sĩ tài hoa vào loại bậc nhất của VN, quốc ca nước VN XHCN là của ông chứ không của ai khác. Bây giờ trong suy nghĩ của tôi luôn cho rằng Làng Tôi là ca khúc hay nhất của Văn Cao nhưng... tôi đã lầm. Nghe những ca khúc lãng mạn thời tiền chiến của ông, tôi bắt buộc phải gạt bỏ những suy nghĩ trước kia, Thiên Thai, Cung Đàn Xưa, Suối Mơ, Bến Xuân, Trương Chi, Thu Cô Liêu... quá hay, quá lãng mãn. Chúng không những là những ca khúc hay nhất của Văn Cao mà còn xứng đáng là những ca khúc hay nhất của âm nhạc VN mọi thời đại. Tôi còn ngạc nhiên hơn(qua sự giới thiệu và kể chuyện của bác tôi) khi biết rằng Văn Cao không những tài giỏi về âm nhạc mà còn là một nhà thơ, hoạ sĩ tài năng. Rồi tôi được nghe một số bài thơ của Văn Cao do bác tôi đọc như bài thơ tình nổi tiếng Khuôn Mặt Em, bài Chiếc Xe Chở Xác Qua Phường Dạ Lạc, ...
    Đến đây tôi thật sự khâm phục Văn Cao nhưng cũng tiếc thương cho ông, một con người tài hoa nhưng cuộc đời đầy bất trắc và đau khổ bởi tôi nghe bác tôi bảo ông không hề sáng tác sau cái vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Lạ thay! chỉ chừng đó tác phẩm nhưng có thể nói bài nào của ông cũng xứng đáng được liệt kê vào hạng kinh điển, bài nào của ông cũng đi vào lòng người như dòng suối tươi, mát rượi. Văn Cao đã đi xa lâu rồi nhưng những tác phẩm nghệ thuật của ông có lẽ chẳng bao giờ bị quên lãng.
  8. PaulLennon

    PaulLennon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    Tôi vẫn còn nhớ như in năm tôi học lớp 8, bác tôi, một người theo tôi là ảnh hưởng chất nghệ sĩ của Văn Cao rất lớn, cầm đàn hát những ca khúc một thời gắn liền với hành trình gian khổ chống giặc ngoại quốc của đất nước. Một trong những ca khúc để lại ấn tượng mạnh mẽ cho tôi đó là ca khúc Làng Tôi của Văn Cao. Đấy là lần đầu tiên tôi biết đến thế nào là nhạc Văn Cao, một điệu valse trong số nhiều điệu Valse bất hủ của nhạc sĩ đại tài Văn Cao.
    " Làng tôi xanh bóng tre
    từng tiếng chuông ban chiều, tiếng chuông nhà thờ rung
    ...
    "
    Điệu valse mộc mạc ở cung đô trưởng nhưng diễn tả được mọi cảm xúc của tác giả: đau thương vì quê hương bị giặc giày xéo, từ đau thương biến thành căm thù giặc, chất oai hùng cũng xuất hiện trong bản nhạc, chất trữ tình, lạng mãn với những luỹ tre xanh một vùng quê, tiếng chuông nhà thờ ngân thánh thót thanh bình...
    Tôi thực sự ấn tượng mạnh mẽ với tác phẩm Làng Tôi và bắt đầu tìm hiểu tác giả của nó và được biết rằng Văn Cao chính là một nghệ sĩ tài hoa vào loại bậc nhất của VN, quốc ca nước VN XHCN là của ông chứ không của ai khác. Bây giờ trong suy nghĩ của tôi luôn cho rằng Làng Tôi là ca khúc hay nhất của Văn Cao nhưng... tôi đã lầm. Nghe những ca khúc lãng mạn thời tiền chiến của ông, tôi bắt buộc phải gạt bỏ những suy nghĩ trước kia, Thiên Thai, Cung Đàn Xưa, Suối Mơ, Bến Xuân, Trương Chi, Thu Cô Liêu... quá hay, quá lãng mãn. Chúng không những là những ca khúc hay nhất của Văn Cao mà còn xứng đáng là những ca khúc hay nhất của âm nhạc VN mọi thời đại. Tôi còn ngạc nhiên hơn(qua sự giới thiệu và kể chuyện của bác tôi) khi biết rằng Văn Cao không những tài giỏi về âm nhạc mà còn là một nhà thơ, hoạ sĩ tài năng. Rồi tôi được nghe một số bài thơ của Văn Cao do bác tôi đọc như bài thơ tình nổi tiếng Khuôn Mặt Em, bài Chiếc Xe Chở Xác Qua Phường Dạ Lạc, ...
    Đến đây tôi thật sự khâm phục Văn Cao nhưng cũng tiếc thương cho ông, một con người tài hoa nhưng cuộc đời đầy bất trắc và đau khổ bởi tôi nghe bác tôi bảo ông không hề sáng tác sau cái vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Lạ thay! chỉ chừng đó tác phẩm nhưng có thể nói bài nào của ông cũng xứng đáng được liệt kê vào hạng kinh điển, bài nào của ông cũng đi vào lòng người như dòng suối tươi, mát rượi. Văn Cao đã đi xa lâu rồi nhưng những tác phẩm nghệ thuật của ông có lẽ chẳng bao giờ bị quên lãng.
  9. PaulLennon

    PaulLennon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0

    Thiên Thai
    ?Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào Nguyên?
    Chuyện kể rằng ngày xưa đời nhà Hán có hai chàng tên là Lưu Thần và Nguyễn Triệu,sống ở tỉnh Triết Giang (Trung Quốc). Một hôm hai chàng đi tìm cây thuốc quý.Và hai chàng đã đạt được mục đích đó là tìm được cây quý, hai chàng mải hái, đi sâu mãi vào rừng; càng vào sâu, càng nhiều cây thuốc.Bỗng nhiên hiện ra trước mặt hai chàng một ngọn núi,núi Thiên Thai.Một cảnh đẹp quyến rũ hiện ra trước mắt hai chàng,dưới chân núi có một cái cửa.Hai chàng bèn bước vào,càng vào cảnh đẹp càng tuyệt vời,như một cõi tiên hạnh phúc.Lúc hai chàng có ý định về thì hai chàng lại không thể nào biết được đường về và thế là ?oQuê hương dần xa lấp núi ngàn?.Bỗng hai chàng chợt thấy có hai người thiếu nữ xinh đẹp nhìn họ với những ánh mắt tình tứ.Sau một lúc làm quen,hai chàng kể lại cho hai cô gái chuyện họ lạc vào chốn này và bây giờ không biết đường về.Có lẽ do ?oThiên Thai chốn đây Hoa Xuân chưa gặp **** trần gian?,hai cô gái đẹp như tiên nữ nghe vậy bèn có ý muốn mời hai chàng về ra mắt Phu Nhân,là người cai quản cái động tiên này và ở đó luôn để hưởng những hạnh phúc của cõi tiên.Kể từ đó hai nàng tiên quấn quít hai chàng và ngược lại hai chàng cũng rất hạnh phúc với hai nàng.Và sau đó được phép của phu nhân hai chàng lấy hai nàng.Cuộc sống ở đó quá hạnh phúc nhưng hai chàng vẫn rất nhớ nhà và hai chàng đã xin Phu Nhân cho được trở về trần thế và Phu Nhân đồng ý.Hôm chia tay hai chàng về trần thế,hai nàng khóc ròng rã vì họ biết rằng đây sẽ là cuộc chia tay mãi mãi mặc cho những lời hẹn trở lại của hai chàng.Lưu,Nguyễn về đến quê hương thì cảnh vật đã khác xưa rất nhiều,hai chàng không biết rằng nửa năm nơi cõi tiên bằng mấy thế hệ nơi trần gian.Họ không hề biết một ai và ngược lại.Hai chàng định trở lại núi Thiên Thai nhưng chẳng thấy cửa động nữa,cửa đã đóng và sau đó họ mất tích,không ai thấy họ quay trở lại.Ôi!Biết tìm Đào Nguyên,Đào Nguyên nơi nao?
    Câu chuyện trên đã được cố nhạc sĩ tài hoa Văn Cao gợi nhắc lại trong tác phẩm làm say mê biết bao lòng người,bao thế hệ trong đó có tôi,người thuộc lớp thế hệ ngày này,sinh ra không biết chiến tranh.Vâng!đó chính là bản nhạc Thiên Thai,bản nhạc mà dù đã nghe đi nghe lại nhiều lần rồi mà tôi vẫn cứ bị ám ảnh và mỗi lần nghe nó qua giọng ca mơ hồ của ca sĩ Cao Minh tôi lại bị thổn thức.Đêm nay,một đêm lạnh đầu xuân,cái lạnh làm cho ta dễ có những ý nghĩ mộng mơ và tưởng tượng,như thường lệ tôi lại bật ca khúc Thiên Thai lên để tìm lại những cảm xúc khó tả,tìm lại những giây phút bồng bềnh nổi trôi theo giai điệu và ca từ của Thiên Thai và...như thường lệ đêm nay tâm hồn bé nhỏ của tôi lại thổn thức,bâng khuâng và mơ màng.Tôi quyết định viết vài dòng cảm xúc,cảm nhận để hi vọng là phần nào trút bỏ được những thổn thức ấp ủ bấy lâu của tôi đối với bản nhạc và cũng là hi vọng tìm được những người bạn đồng cảm với tôi.
    Mở đầu bài hát là một câu hát đầy mơ màng,một câu hát như chỉ có thể nghe ở cõi tiên lai bồng cảnh:
    ?oTiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng?
    Đúng vậy! tôi nghe mơ màng như đâu đây một tiếng hát của một người thuộc cõi tiên,một tiếng hát nghe vang lừng trên sóng.
    Bao tình huống,cảnh vật tuyệt đẹp của chốn Thiên Thai trong câu chuyện ngày xưa lại ập về.Những nốt nhạc buồn,chậm rãi từ từ như dập dìu đưa ta vào cõi tiên hạnh phúc và mơ màng.Lúc này hồn ta tựa như cánh diều bay theo gió và bồng bềnh với những đám mây,ngủ quên trong những mộng mơ,bao ưu phiên của ngày hôm nay đâu hết rồi?mà tôi cũng chẳng nhớ ngày hôm nay mình gặp những ưu phiền gì nữa.Nó thật tuyệt vời,thật khó tả qua giọng ca của Cao Minh:
    "...
    Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào Nguyên
    Kià đường lên tiên, kìa nguồn hương duyên
    theo gió tiếng đàn xao xuyến
    Phím tơ lưu luyến, mấy cung u huyền
    Mấy cung trìu mến như nước reo mạn thuyền
    Âm ba thoáng rung cánh đào rơi
    Nao nao bầu sương khói phủ quanh trời
    Lênh đênh dưới hoa chiếc thuyền lan
    Quê hương dần xa lấp núi ngàn
    Bâng khuâng chèo khua nước Ngọc Tuyền
    Ai hát trên bờ Đào Nguyên..."
    Không hiểu sao cái câu buồn bã đến se lòng,?oQuê hương dần xa lấp núi ngàn? lại ám ảnh tôi đến vậy,trong đầu tôi luôn cứ vấn vương giai điệu ấy,nhất là mỗi lúc đêm về với giá lạnh đầu xuân như thế này.Phải chăng đó là một sự trách móc dành cho hai chàng Lưu,Nguyễn,đi vào cõi tiên mà quên cả đường về quê?tôi cũng chẳng biết nữa vì chẳng phải ý nghĩ đó mà trong đầu tôi luôn có giai điệu và ca từ của bài hát và câu hát đó.Nó làm cho tôi mơ màng và không phân biệt được giữa hư và thực là như vậy.
    Bản nhạc cứ thế,chậm,nhẹ nhàng và sâu lắng như là một cô tiên nữ dẫn ta đi vào cõi tiên.Bao hạnh phúc của cõi bồng lai tiên cảnh lại hiện lên:
    ?o...
    Thiên Thai chốn đây Hoa Xuân chưa gặp **** trần gian
    Có một mùa đào dòng ngày tháng chưa tàn qua một lần
    Thiên Tiên chúng em xin dâng hai chàng trái đào thơm
    Khúc nghê thường này đều cùng múa vui bầy tiên theo đàn...?
    Sau những ngày tháng hạnh phúc ở cõi tiên,bắt đầu xuất hiện ở hai chàng Lưu,Nguyễn một nỗi nhớ không nguôi đối với quê hương mỗi khi đêm về tĩnh lặng:
    "...
    Đèn soi trăng êm nhạc lắng tiếng quyên
    đây đó nỗi lòng mong nhớ
    Này khúc bồng lai
    là cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi
    Đàn xui ai quên đời dương thế
    Đàn non tiên đàn khao khát khúc tình duyên..."
    Một câu hát được chắt chiu từ nỗi lòng và tâm hồn của nhạc sĩ,thi sĩ vĩ đại Văn Cao được Cao Minh thể hiện đưa hồn ta bay vút lên trời cao cùng với tiếng hát rất chi lãng tử:
    ?o...
    Thiên Thai! Ánh trăng xanh mơ tan thành suối trần gian
    Ái ân thiên tiên em ngờ phút mê cuồng có một lần...?
    Còn gì đẹp hơn câu hát này nữa,còn gì đẹp hơn?tôi vẫn tự hỏi từ đáy lòng tôi như vậy bao lần và tôi vẫn chưa có câu trả lời.
    Như một bản nhạc giao hưởng hoành tráng,bản nhạc đổi tiết tấu,đổi tông,từ chỗ chậm rãi như đi dạo chơi ở chốn Thiên Thai sang chỗ nhanh,dồn dập với những câu hát chỉ có thể nói ngắn gọn với hai từ ?ongây ngất?,lúc này chính là lúc cảm xúc trào dâng:
    "...
    Gió hắt trầm tiếng ca
    tiếng phách ròn lắng xa
    Nhắc chi ngày xưa đó đến se buồn lòng ta
    Đào Nguyên trước
    Lưu Nguyễn quên trần hoàn
    Cùng bầy tiên đàn ca bao năm
    Nhớ quê chiều nào xa khơi
    Chắc không đường về
    Tiên nữ ơi!
    Đào Nguyên trước Lưu Nguyễn khi trở về
    Tìm Đào Nguyên, Đào Nguyên nơi nao?..."
    Tiết tấu nhanh nhưng đoạn nhạc trên vẫn duy trì cái chất buồn,sâu lắng và lãng mạn của bản nhạc,nó kết hợp quá đẹp với đoạn nhạc trước đó.Có thể thấy cấu trúc âm nhạc của bài hát này phức tạp,hợp âm thay đổi theo từng chữ một,nó thể hiện Văn Cao là một nhạc sĩ,một nhà thơ đại tài.Hơn thế nữa với những cảnh vật đẹp đẽ chứa đầy tính hình ảnh kích thích trí tưởng tượng,bài hát còn cho ta thấy một họa sĩ tài ba Văn Cao.
    Cảm xúc lên xuống với bản nhạc nhưng bất chợt lòng tôi yếu mềm,buông xuôi và đi vào giấc ngủ mơ màng,một giấc ngủ quên mà trong đầu tôi vẫn cứ vơn vởn bản nhạc,vẫn cứ vơn vởn những mộng mơ của cuộc sống:
    ?o...
    Những khi chiều tà trăng lên
    Tiếng ca còn rền trên cõi tiên.?
    Hà Nội,đêm lạnh giá 5/2/04,rạng sáng 6/2/04.
  10. PaulLennon

    PaulLennon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0

    Thiên Thai
    ?Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào Nguyên?
    Chuyện kể rằng ngày xưa đời nhà Hán có hai chàng tên là Lưu Thần và Nguyễn Triệu,sống ở tỉnh Triết Giang (Trung Quốc). Một hôm hai chàng đi tìm cây thuốc quý.Và hai chàng đã đạt được mục đích đó là tìm được cây quý, hai chàng mải hái, đi sâu mãi vào rừng; càng vào sâu, càng nhiều cây thuốc.Bỗng nhiên hiện ra trước mặt hai chàng một ngọn núi,núi Thiên Thai.Một cảnh đẹp quyến rũ hiện ra trước mắt hai chàng,dưới chân núi có một cái cửa.Hai chàng bèn bước vào,càng vào cảnh đẹp càng tuyệt vời,như một cõi tiên hạnh phúc.Lúc hai chàng có ý định về thì hai chàng lại không thể nào biết được đường về và thế là ?oQuê hương dần xa lấp núi ngàn?.Bỗng hai chàng chợt thấy có hai người thiếu nữ xinh đẹp nhìn họ với những ánh mắt tình tứ.Sau một lúc làm quen,hai chàng kể lại cho hai cô gái chuyện họ lạc vào chốn này và bây giờ không biết đường về.Có lẽ do ?oThiên Thai chốn đây Hoa Xuân chưa gặp **** trần gian?,hai cô gái đẹp như tiên nữ nghe vậy bèn có ý muốn mời hai chàng về ra mắt Phu Nhân,là người cai quản cái động tiên này và ở đó luôn để hưởng những hạnh phúc của cõi tiên.Kể từ đó hai nàng tiên quấn quít hai chàng và ngược lại hai chàng cũng rất hạnh phúc với hai nàng.Và sau đó được phép của phu nhân hai chàng lấy hai nàng.Cuộc sống ở đó quá hạnh phúc nhưng hai chàng vẫn rất nhớ nhà và hai chàng đã xin Phu Nhân cho được trở về trần thế và Phu Nhân đồng ý.Hôm chia tay hai chàng về trần thế,hai nàng khóc ròng rã vì họ biết rằng đây sẽ là cuộc chia tay mãi mãi mặc cho những lời hẹn trở lại của hai chàng.Lưu,Nguyễn về đến quê hương thì cảnh vật đã khác xưa rất nhiều,hai chàng không biết rằng nửa năm nơi cõi tiên bằng mấy thế hệ nơi trần gian.Họ không hề biết một ai và ngược lại.Hai chàng định trở lại núi Thiên Thai nhưng chẳng thấy cửa động nữa,cửa đã đóng và sau đó họ mất tích,không ai thấy họ quay trở lại.Ôi!Biết tìm Đào Nguyên,Đào Nguyên nơi nao?
    Câu chuyện trên đã được cố nhạc sĩ tài hoa Văn Cao gợi nhắc lại trong tác phẩm làm say mê biết bao lòng người,bao thế hệ trong đó có tôi,người thuộc lớp thế hệ ngày này,sinh ra không biết chiến tranh.Vâng!đó chính là bản nhạc Thiên Thai,bản nhạc mà dù đã nghe đi nghe lại nhiều lần rồi mà tôi vẫn cứ bị ám ảnh và mỗi lần nghe nó qua giọng ca mơ hồ của ca sĩ Cao Minh tôi lại bị thổn thức.Đêm nay,một đêm lạnh đầu xuân,cái lạnh làm cho ta dễ có những ý nghĩ mộng mơ và tưởng tượng,như thường lệ tôi lại bật ca khúc Thiên Thai lên để tìm lại những cảm xúc khó tả,tìm lại những giây phút bồng bềnh nổi trôi theo giai điệu và ca từ của Thiên Thai và...như thường lệ đêm nay tâm hồn bé nhỏ của tôi lại thổn thức,bâng khuâng và mơ màng.Tôi quyết định viết vài dòng cảm xúc,cảm nhận để hi vọng là phần nào trút bỏ được những thổn thức ấp ủ bấy lâu của tôi đối với bản nhạc và cũng là hi vọng tìm được những người bạn đồng cảm với tôi.
    Mở đầu bài hát là một câu hát đầy mơ màng,một câu hát như chỉ có thể nghe ở cõi tiên lai bồng cảnh:
    ?oTiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng?
    Đúng vậy! tôi nghe mơ màng như đâu đây một tiếng hát của một người thuộc cõi tiên,một tiếng hát nghe vang lừng trên sóng.
    Bao tình huống,cảnh vật tuyệt đẹp của chốn Thiên Thai trong câu chuyện ngày xưa lại ập về.Những nốt nhạc buồn,chậm rãi từ từ như dập dìu đưa ta vào cõi tiên hạnh phúc và mơ màng.Lúc này hồn ta tựa như cánh diều bay theo gió và bồng bềnh với những đám mây,ngủ quên trong những mộng mơ,bao ưu phiên của ngày hôm nay đâu hết rồi?mà tôi cũng chẳng nhớ ngày hôm nay mình gặp những ưu phiền gì nữa.Nó thật tuyệt vời,thật khó tả qua giọng ca của Cao Minh:
    "...
    Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào Nguyên
    Kià đường lên tiên, kìa nguồn hương duyên
    theo gió tiếng đàn xao xuyến
    Phím tơ lưu luyến, mấy cung u huyền
    Mấy cung trìu mến như nước reo mạn thuyền
    Âm ba thoáng rung cánh đào rơi
    Nao nao bầu sương khói phủ quanh trời
    Lênh đênh dưới hoa chiếc thuyền lan
    Quê hương dần xa lấp núi ngàn
    Bâng khuâng chèo khua nước Ngọc Tuyền
    Ai hát trên bờ Đào Nguyên..."
    Không hiểu sao cái câu buồn bã đến se lòng,?oQuê hương dần xa lấp núi ngàn? lại ám ảnh tôi đến vậy,trong đầu tôi luôn cứ vấn vương giai điệu ấy,nhất là mỗi lúc đêm về với giá lạnh đầu xuân như thế này.Phải chăng đó là một sự trách móc dành cho hai chàng Lưu,Nguyễn,đi vào cõi tiên mà quên cả đường về quê?tôi cũng chẳng biết nữa vì chẳng phải ý nghĩ đó mà trong đầu tôi luôn có giai điệu và ca từ của bài hát và câu hát đó.Nó làm cho tôi mơ màng và không phân biệt được giữa hư và thực là như vậy.
    Bản nhạc cứ thế,chậm,nhẹ nhàng và sâu lắng như là một cô tiên nữ dẫn ta đi vào cõi tiên.Bao hạnh phúc của cõi bồng lai tiên cảnh lại hiện lên:
    ?o...
    Thiên Thai chốn đây Hoa Xuân chưa gặp **** trần gian
    Có một mùa đào dòng ngày tháng chưa tàn qua một lần
    Thiên Tiên chúng em xin dâng hai chàng trái đào thơm
    Khúc nghê thường này đều cùng múa vui bầy tiên theo đàn...?
    Sau những ngày tháng hạnh phúc ở cõi tiên,bắt đầu xuất hiện ở hai chàng Lưu,Nguyễn một nỗi nhớ không nguôi đối với quê hương mỗi khi đêm về tĩnh lặng:
    "...
    Đèn soi trăng êm nhạc lắng tiếng quyên
    đây đó nỗi lòng mong nhớ
    Này khúc bồng lai
    là cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi
    Đàn xui ai quên đời dương thế
    Đàn non tiên đàn khao khát khúc tình duyên..."
    Một câu hát được chắt chiu từ nỗi lòng và tâm hồn của nhạc sĩ,thi sĩ vĩ đại Văn Cao được Cao Minh thể hiện đưa hồn ta bay vút lên trời cao cùng với tiếng hát rất chi lãng tử:
    ?o...
    Thiên Thai! Ánh trăng xanh mơ tan thành suối trần gian
    Ái ân thiên tiên em ngờ phút mê cuồng có một lần...?
    Còn gì đẹp hơn câu hát này nữa,còn gì đẹp hơn?tôi vẫn tự hỏi từ đáy lòng tôi như vậy bao lần và tôi vẫn chưa có câu trả lời.
    Như một bản nhạc giao hưởng hoành tráng,bản nhạc đổi tiết tấu,đổi tông,từ chỗ chậm rãi như đi dạo chơi ở chốn Thiên Thai sang chỗ nhanh,dồn dập với những câu hát chỉ có thể nói ngắn gọn với hai từ ?ongây ngất?,lúc này chính là lúc cảm xúc trào dâng:
    "...
    Gió hắt trầm tiếng ca
    tiếng phách ròn lắng xa
    Nhắc chi ngày xưa đó đến se buồn lòng ta
    Đào Nguyên trước
    Lưu Nguyễn quên trần hoàn
    Cùng bầy tiên đàn ca bao năm
    Nhớ quê chiều nào xa khơi
    Chắc không đường về
    Tiên nữ ơi!
    Đào Nguyên trước Lưu Nguyễn khi trở về
    Tìm Đào Nguyên, Đào Nguyên nơi nao?..."
    Tiết tấu nhanh nhưng đoạn nhạc trên vẫn duy trì cái chất buồn,sâu lắng và lãng mạn của bản nhạc,nó kết hợp quá đẹp với đoạn nhạc trước đó.Có thể thấy cấu trúc âm nhạc của bài hát này phức tạp,hợp âm thay đổi theo từng chữ một,nó thể hiện Văn Cao là một nhạc sĩ,một nhà thơ đại tài.Hơn thế nữa với những cảnh vật đẹp đẽ chứa đầy tính hình ảnh kích thích trí tưởng tượng,bài hát còn cho ta thấy một họa sĩ tài ba Văn Cao.
    Cảm xúc lên xuống với bản nhạc nhưng bất chợt lòng tôi yếu mềm,buông xuôi và đi vào giấc ngủ mơ màng,một giấc ngủ quên mà trong đầu tôi vẫn cứ vơn vởn bản nhạc,vẫn cứ vơn vởn những mộng mơ của cuộc sống:
    ?o...
    Những khi chiều tà trăng lên
    Tiếng ca còn rền trên cõi tiên.?
    Hà Nội,đêm lạnh giá 5/2/04,rạng sáng 6/2/04.

Chia sẻ trang này