1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn Cao - Giấc mơ một đời người. Bài mới: Văn Cao - Một tinh cầu giá lạnh

Chủ đề trong 'Bắc Âu' bởi boxwehn, 27/09/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Bến Xuân - bến bờ của hạnh phúc
    @PaulLennon
    Có thể cảm nhận được ở những tác phẩm của cố nhạc sĩ Văn Cao một tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống mãnh liệt, ít khi thấy bóng dáng của tình yêu đôi lứa trong những tác phẩm của ông nhưng nếu ai chú ý thì ca khúc Bến Xuân của ông chính là một tác phẩm hiếm hoi mà ông viết về mối tình không thành của ông với một cô gái mà ông thương nhớ. Thực ra mối tình của ông và ?onàng thơ? trong bài hát Bến Xuân không thành là do những nguyên nhân nằm ngoài ý muốn của hai người, ?nàng thơ? của Bến Xuân lại là người yêu của một người bạn của Ns Văn Cao. Trái tim dễ rung động của người nghệ sĩ đã không chiến thắng được lý trí, nhớ thương nhưng ông không mù quáng, vẫn biết đâu là lẽ phải đâu là cái phải làm.Bến Xuân như một tâm sự để trút hết những thổn thức của trái tim người nghệ sĩ. Xung quanh ca khúc Bến Xuân có khá nhiều câu chuyện hay về nó. Một ngày,Ns Văn Cao cùng bạn bè văn nghệ sĩ trong đó có người bạn thân, nhạc sĩ nổi tiếng Phạm Duy và...có cả ?onàng thơ? của Bến Xuân họp mặt. Thời ấy Ns Phạm Duy chính là người hát những ca khúc của Văn Cao hay nhất, trước đó ông đã từng làm nức lòng người nghe với tác phẩm Buồn Tàn Thu của Văn Cao. Mọi người ai cũng thông cảm cho Ns Văn Cao và ?onàng thơ? của Bến Xuân, họ yêu nhau nhưng không thể đến với nhau. Ns Phạm Duy nhận thấy đúng là hiếm khi có sự gặp mặt đầy đủ thế này, có Ns Văn Cao và cả nàng thơ trong ca khúc nổi tiếng thời ấy Bến Xuân nữa, ông bèn cầm đàn và hát lại ca khúc ấy. Ông hát mà ai cũng cảm thấy xúc động và họ càng yêu mến Ns Văn Cao, yêu trái tim và tâm hồn của Văn Cao, dù say đắm nhưng không để nó vượt qua lý trí. Bản nhạc Bến Xuân là một bản tình ca dành cho đôi lứa nhưng sau này để hợp với những gì đang diễn ra lúc đó của nước ta, Ns Văn Cao đã đổi lời lại thành ca khúc Đàn Chim Việt, lời ca chứa đầy những khát khao sống, khát khao hạnh phúc. Người ta nói Bến Xuân cũng chính là một tác phẩm hiếm hoi mà ?onghệ sĩ yêu đắm say mùa Thu? Văn Cao viết về mùa Xuân cũng như Gửi Người Em Gái là một tác phẩm hiếm hoi viết về mùa Xuân của ?onhạc sĩ yêu màu xanh mùa Thu? Đoàn Chuẩn vậy, mặc dù xung quanh những ca khúc này là một tình yêu thương đôi lứa. Phải chăng đúng thật là mùa Xuân là mùa của tình yêu đôi lứa, mùa của sự nhớ nhung và hạnh phúc?
    Tôi nghe nhiều nghệ sĩ trong đó có cả cố nghệ sĩ nhân dân Lê Dung thể hiện Bến Xuân hoặc Đàn Chim Việt, mỗi người đều có cách thể hiện hay khác nhau nhưng Cao Minh chính là nghệ sĩ mà tôi cho rằng thể hiện bài này hay nhất, đã thể hiện được chất trữ tình của ca khúc này, đôi lúc có một cái gì đấy mơ hồ.Bến Xuân phải chăng làm cho ta liên tưởng đến một bến bờ hạnh phúc tràn đầy tình yêu?
    "
    Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước
    Em đến tôi một lần
    Bao lũ chim rừng hợp đàn trên khắp bến xuân
    từng đôi rung cánh trắng ríu rít ca u ú ù u ú
    Cành đào hoen nắng chan hoà!
    Chim ca thương mến,
    Chim ngân xa u ú ù u ú
    Hồn mùa ngây ngất trầm vương,
    dìu nhau theo dốc mới nơi ven đồi
    Còn thấy chim ghen lời âu yếm
    Tới đây chân bước cùng ngập ngừng..."​
    Một Bến Xuân hạnh phúc hiện ra với những cánh chim hợp đàn,kết đôi ríu rít hoà ca hạnh phúc. Đến đây ta mới nhận thấy ngay cả trong những tác phẩm viết về mối tình đôi lứa của riêng ông,Ns Văn Cao vẫn thể hiện một tình yêu thiên nhiên, một khát khao cuộc sống hạnh phúc thanh bình và tự do. Đó cũng chính là khát khao chung của những người dân nước ta lúc đó. Tâm hồn của nhạc sĩ Văn Cao mơ mộng nhưng vẫn đi đúng với khát khao chung, hoà nhập với mọi người. Bên ngoài Bến Xuân ta thấy thấp thoáng một bóng hồng ?otà áo rung theo gió?:
    "...
    Mắt em như dáng thuyền soi nước
    Tà áo em rung theo gió nhẹ thẹn thùng ngoài bến xuân..."​
    Câu ?othẹn thùng ngoài bến xuân? được nghệ sĩ Cao Minh thể hiện làm cho ta nghe như là những lời thủ thỉ nhẹ nhàng vào tai, nó nghe quá trữ tình!
    "...
    Sương mênh mông che lấp kín non xanh
    Ôi cánh buồm đâu còn trên lớp sóng xuân
    Ai tha hương nghe ríu rít oanh ca
    Cánh nhạn vào mây thiết tha lưu luyến tình vừa qua..".
    [​IMG]
    Đây chính là những câu hát ám ảnh tôi,những câu hát hay nhất của bài hát,những câu hát đúng chất Văn Cao. Một Bến Xuân mà chỉ có trong tưởng tượng,rất mơ hồ. Một làn sương che lấp kín non xanh, mờ mờ ảo ảo, cánh buồm trên sóng cũng không thấy rõ nữa. Trong lớp sương mờ ảo ấy ta vẫn nghe những tiếng ríu rít oanh ca của cánh chim nhạn, nghe nó ta cảm thấy thiên nhiên,cuộc sống đúng là không có gì đẹp hơn,đẹp như chính tình yêu đôi lứa chúng ta.
    "...
    Nhà tôi sao vẫn còn ngơ ngác
    Em vắng tôi một chiều
    Bến nước tiêu điều còn hằn in nét đáng yêu
    Từng đôi chim trong nắng khẽ ru u ú ù u ú
    Lệ mùa rơi lá chan hoà!
    Chim reo thương nhớ,
    Chim ngân xa u ú ù u ú
    Hồn mùa ngây ngất về đẩu
    Người đi theo mưa gió xa muôn trùng
    Lần bước phiêu du về bến cũ
    Tới đây mây núi đồi chập chùng
    Liễu dương tơ tóc vàng trong nắng
    Gột áo phong sương du khách còn ngại ngùng nhìn bến xuân.​
    Em đã đến tôi một lần nhưng bây giờ đó chỉ còn là những kỷ niệm,bao kỷ niệm ngày xưa vẫn còn hằn và in nét ở Bến Xuân, những buổi chiều của Bến Xuân hạnh phúc không còn thấy hình ảnh của em, không còn thấy ?otà áo em rung theo gió nhẹ?,nhớ em lắm nhưng có sao đâu,đó là những nét đẹp của tình yêu,xin ?ogửi lời chim yêu thương ? vào Bến Xuân, bến bờ của hạnh phúc đến không dễ nhưng không khó ra đi nếu ta không biết gìn giữ, nó cũng như tình yêu vậy em ạ!
    Hà Nội, Valentine 14/2/2004.
  2. sapa_2k

    sapa_2k Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2004
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0

    Bác Boxwebhn chăm viết nhỉ?
    Vote cho bác nhé :)
  3. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Đàn chim Việt
    (Thay đổi lời từ bản nhạc Bến Xuân)
    Về đây khi gió mùa thơm ngát, Ôi lũ chim giang hồ,
    Bao cánh đang cùng đật dờ trên khắp cố đô.
    Từng đôi trên đất Bắc ríu rít ca... u..u...
    Mờ mờ trong nắng ven trời.
    Chim reo thương nhớ... , chim ngân xa u... u... .
    Hồn còn vương vấn về xưa.
    Về nơi hoàng hôn Thái Nguyên tung hoành. Thời Bắc Sơn kia thời tung cánh.
    Tới đây chim thấy lòng ngập ngừng. Nhớ ai trên mấy đồi Yên Thế.
    Kìa nước xa xa sông Cấm còn mịt mùng, ngoài bến Xuân.
    Chim bay đang bay ra Bắc sang Trung, ngoài Nam còn nghe lời chim nhắn lúc xa!
    Ai tha hương nghe réo rắt oanh ca. cánh nhạn vờn mây thiết tha lưu luyến một trời xa.
    Download
    Đàn chim Việt - Ca sỹ Lê Dung
    Đàn chim Việt - Ca sỹ Mỹ Lệ
    Đàn chim Việt - Ca sỹ Sĩ Phú
    Đàn chim Việt - Ca sỹ Ánh Tuyết

    Được tuan_ngoc_pham sửa chữa / chuyển vào 20:03 ngày 12/12/2006
  4. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Thu Cô Liêu ​
    Tôi viết Thu Cô Liêu cũng là mùa thi của những người đang đi học, mùa thu của những nhà thơ. Mùa thu mang nhiều thay đổi của con người. Và cái thu Cô Liêu là cái thu buồn bã của một cái ngày xa vắng và cái nhớ đi tìm người yêu trong cái Thu thôi - Văn Cao.
    Thu cô liêu, tịch liêu
    Cô thôn chiều ta yêu thu, yêu mùa thu
    Vàng hoen đáy nước soi rõ đường đi.
    Một mùa thi, một mùa thi
    Lá thu rơi rụng buồn chi lá vàng.
    Sương ướt lạnh vai, sương ướt lá
    Đã từng nghe gió biết thu sang
    Hồn theo cánh gió lướt bay tìm em
    Một chiều êm, một chiều êm
    [​IMG]
    Download
    Thu cô liêu- Ca sỹ Ánh Tuyết
    Được tuan_ngoc_pham sửa chữa / chuyển vào 18:47 ngày 11/12/2006
  5. zal

    zal Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2004
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Gửi anh Boxwehn,
    Rõ là trời đang nắng như đổ lửa mà nghe xong Thu cô liêu thấy rất là tâm trạng anh Box ạ. Nói về Văn Cao thì chắc có tới cả nghìn bài viết, xong cái dễ thấy nhất trong nhạc của cụ là sự dung dị hết sức quí phái. Tôi thấy mọi thứ giống hình ảnh người con gái xinh, 3 vòng chuẩn, da trắng tóc dài, mặc đồ bà ba, đôị nón lá, cổ quàng khăn chàm, đi chân không chèo xuồng anh ạ. Đẹp thật nhưng chỉ dám ca ngợi, đứng ngoài mà trông vào chứ tuyệt không dám xấn xổ làm quen.
    Hồi lâu có nghe đâu đó một đĩa nhạc Mai Hương, đĩa này hoà âm phối khí rất tuyệt, thực phần nào cũng dám chèo một cái xuồng khác mà thong dong với cụ. Gửi tạm một bài anh nghe thử, âu cũng là cảm tạ anh về những sưu tập tư liệu của cụ.
    Mùa thu không trở lại - Phạm Trọng Cầu
  6. nokk

    nokk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2004
    Bài viết:
    251
    Đã được thích:
    0
    Bác ui vẻ đẹp dung dị gắn với mộc mạc còn vẻ đẹp quí phái gắn với sang trọng chứ ạ.
    Vẻ đẹp dung dị
    [​IMG]
    Vẻ đẹp quí phái - Nam Phương hoàng hậu
    [​IMG]
  7. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Văn Cao Chuyện Kể Về Phím Đàn Và Cây Súng
    Nguyễn Thụy Kha​
    Văn Cao bước vào Đội Cảm Tử của ********* cũng tự nhiên như khi tự nguyện tham gia cách mạng. Ngày ấy, sau khi viết ra những hành khúc lịch sử như: Bạch Đằng, Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca?, Văn Cao gặp Vũ Quý ?" một cán bộ ********* ở ga Hàng Cỏ. Qua trao đổi với Vũ Quý, Văn Cao quyết định thoát ly hoạt động. Trong khi chờ đợi để nhận súng tham gia đội Cảm tử Vũ trang, Văn Cao đã được giao trọng trách viết một hành khúc ra trận cho đội quân của *********. Và Tiến quân ca (bây giờ đã là Quốc ca Việt Nam) ra đời cuối đông 1944. Cuối xuân 1945, Văn Cao được Nguyễn Đình Thi giao cho khẩu Colt to. Một nhà tư sản có cảm tình với cách mạng giao thêm cho Văn Cao khẩu Browning để dự trữ phòng bất trắc. Từ Hà Nội, Văn Cao xuống Hải Phòng để trừ khử tên Việt gian thân Nhật Đỗ Đức Phin. Khi bắn Phin, khẩu Colt to không nổ. Văn Cao nhanh tay rút tiếp khẩu Browning nhả đạn. Vụ trừ gian ở Hải Phòng thành công. Văn Cao cải trang thoát lên Hà Nội. Và liên tiếp sau đó là những ngày hoạt động trừ gian dưới sự chỉ đạo của Thành Ủy Hà Nội.
    - Ngày 18.6, diệt Hoàng Sĩ Nhu, cán bộ cao cấp của Quốc Dân Đảng làm tay sai cho Nhật.
    - Ngày 20.6 bắn chết Cai Long, mật thám đắc lực của hiến binh Nhật.
    - Ngày 7.7, trừ khử Phán Linh, phó Thanh tra mật thám Pháp chuyển sang làm mật vụ cho Nhật.
    Sau Cách mạng tháng Tám, Văn Cao làm báo Lao Động và nhận luôn cả chân bảo vệ cơ quan, ở ngay tại cơ quan. Rồi sau đó ông lại được cấp trên phân công bí mật mang tiền mang tiền và vũ khí vào Quảng Ngãi để tiếp ứng cho mặt trận Nam Bộ.
    Sau Toàn quốc kháng chiến, Văn Cao và vợ chưa cưới (nay là bà quả phụ Văn Cao) tên là Nghiêm Thúy Băng về Ba Thá ?" Chương Mỹ ?" Hà Đông. Sau đám cưới và trọn vẹn một tuần trăng mật, theo yêu cầu của đồng chí Lê Giản ?" Giám đốc Công an Bắc Bộ, Văn Cao đã móc nối với đồng chí Minh già ?" Công an khu X, lên Lào Cai tổ chức phòng một, lập ra một mạng lưới để phát hiện những tên gián điệp Tàu Tưởng thâm nhập vào Tây Bắc. Văn Cao lập ra một bar rượu làm điểm theo dõi. Để có thể lập bar rượu, Văn Cao đã gặp ba thổ ty vùng Lào Cai là Nông Vĩnh Xương ở Mường Khương, Lò Văn Phú ở Bát Sát và Voòng A Tưởng ở Bắc Hà. Văn Cao và một số người bạn cùng bỏ tiền với ba tổ ty góp vốn, lập bar rượu. Theo yêu cầu của nhiệm vụ, Văn Cao còn làm lễ kết nghĩa anh em với Voòng A Tưởng trước sự chứng kiến của đồng chí Trần Huy Liệu ?" nhân danh Trung ương. Trong lễ, một cây kiếm và một khẩu súng được để bắt chéo trên bàn thờ Tổ quốc. Kẻ nào thay lòng đổi dạ phản bội tổ quốc thì sẽ chết hoặc vì kiếm, hoặc vì súng.
    Ngày ấy, vừa hoạt động cùng công an, Văn Cao vẫn tiếp tục sáng tác ra những hành khúc hào hùng như Chiến sĩ Việt Nam, Hải quân Việt Nam, Không quân Việt Nam, Bắc Sơn, Công nhân Việt Nam và những bài thơ cách tân như Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc (đã in tạp chí Tiên Phong 1946), Ngoại ô mùa đông 1946 (đã in trên tạp chí Văn nghệ 1948).
    Sau nhiệm vụ ở Lào Cai, Văn Cao về xuôi, để lại vùng núi Tây Bắc một bóng hình hiệp sĩ. Về tới Sông Lô thì chiến dịch vừa kết thúc, Văn Cao đi cùng Doãn Thế ?" ông "Voi gầm" của Pháo binh Việt Nam ?" và binh chủng trẻ tuổi này đã bước vào âm nhạc Văn Cao trong "Trường ca Sông Lô" bất hủ.
    [​IMG]
    Sau giải phóng Thủ Đô, trong những năm tháng khắc nghiệt cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60 ở miền Bắc, người sĩ quan công an duy nhất thường ở bên cạnh chia sẻ cùng Văn Cao là đồng chí Bảo Hùng ?" em ruột ca sĩ Kim Tiêu nổi tiếng là giọng ca vàng với những nhạc phẩm Văn Cao. Có lẽ chính nhờ mối quan hệ này và những gì tốt đẹp Văn Cao đã nhận biết về công an qua những năm tháng cùng hoạt động, Văn Cao đã viết một hành khúc công an mang tên Người công an thân yêu vào thập niên 80. Hành khúc sử dụng cung Đô trưởng không có hóa biểu như muốn nó trở thành một bài hát phổ biến tập thể, ai cũng có thể hát được một cách thoải mái, dễ dàng:
    Chân ta qua từng phố từng nhà yêu dấu
    Vì cuộc đời dưới mái nhà kia
    Yêu thành phố này yêu cuộc sống ấy
    Không ngừng bước đêm ngày
    Và dường như Văn Cao đã thốt lên tự đáy lòng mình tình cảm của một người đã từng đứng trong đội ngũ:
    Gian lao hàng ngày cùng với nhân dân
    Lo sao từng ngày tổ quốc an ninh
    Một ngày yêu Tổ quốc lớn không ngừng
    Hàng ngũ công an ta đi
    Hàng ngũ thân yêu ơi!
    Càng những năm tháng cuối đời, tình cảm của Văn Cao với những người bạn vong niên là công an càng gắn bó hơn. Giám đốc Sở Công an Hà Nội Pham Chuyên thường xuyên cùng vợ tới thăm Văn Cao tại tư gia và có những chia sẻ rất thiết thực, rất cụ thể. Ngay cả sau khi Văn Cao đã đi vào cõi vĩnh hằng thì những đêm nhạc nhớ Văn Cao vẫn đông đủ những gương mặt thân thuộc của những người bạn ?" những chiến sĩ công an từng lặng lẽ bên ông những năm tháng dài đầy nỗi niềm, tâm sự.
    30.06.2003
  8. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Văn Cao nói và viết
    "Đời tôi khát vọng nghệ thuật hơn là phải cầm súng. Thời 1943-1944, day dứt của tôi là cách mạng hay nghệ thuật? Từ năm 41 tôi đã làm cảm tình cách mạng nhưng chưa bao giờ muốn tham gia một cách đứng đắn, vì làm cách mạng thì phải bỏ nghệ thuật. Năm 1944, người chết đói đầy đường. Tới đây, tôi thấy nghệ thuật không còn ngóc ngách nào để sống: cái đói ở người nghệ sĩ còn dày vò hơn cái đói của người dân thời đó, vì ở đây là cái đói của cả một dân tộc. Tôi nhận lời tham gia đội ngũ"
    "Hồi nhận viết Tiến quân ca, tôi không hề chuẩn bị trước để làm một bài hát, mà là một đặc nhiệm nguy hiểm của đội biệt động, cầm một khẩu súng, vào một thành phố để giết một người. Tôi đã làm xong việc ấy. Đó là chiến tranh và căm thù, đơn giản thôi. Những ngày đầu sau chiến tranh, tôi đã trở lại căn nhà ấy, thấy còn lại một gia đình mẹ goá con côi. Làm sao tôi có thể nói điều cần thiết nhất đối với tôi trong những bài hát sau đó? Nói về chiến công hay phải nói một điều gì khác? Nên tôi im lặng, và chỉ viết nhạc không lời" (Dẫn theo Hoàng Phủ Ngọc Tường)
    "Tin từ Hải Phòng lên cho biết mẹ tôi, các em và các cháu tôi đang đói khổ. Bà đưa các đứa nhỏ ấy từ Nam Định ra Hải Phòng, dọc đường đã để lạc mất đứa cháu gái con anh cả tôi. Nó mới lên ba. Đôi mắt nó giống như mắt con mèo con. Có thể nó nằm ở dọc đường trong đám người chết đói năm ấy. Các anh tôi cũng đang chờ tôi tìm cách giúp đỡ. Năm ấy rét hơn mọi năm. Tôi ngủ với cả quần áo. Có đêm tôi phải đốt dần bản thảo và ký hoạ để sưởi. Đêm năm ấy cũng dài hơn mọi năm. Những ngày đói của tôi bắt đầu" (Trích Tại sao tôi viết Tiến quân ca?)
    "Người làm thơ phải đi tìm những tư tưởng, cảm xúc và cảm giác trên kia trong, thực tế ở những con người đang hàng ngày túi bụi xây dựng. Càng tới gần cái cuộc sống đầy mâu thuẫn đấu tranh là càng như đi gần lại một kho thuốc nổ. Có người dao động và sợ hãi quay lưng lại. Có người vụng về mà làm nổ. Nhưng cũng có người can đảm biết làm nổ để mở đường."
    (Trích Mấy ý nghĩ về thơ).
    Chiếc Xe Xác Qua Phường Dạ Lạc
    Ngã tư nghiêng nghiêng đốm lửa
    Chập chờn ảo hóa tà ma...
    Đôi dãy hồng lâu cửa mở phấn sa
    Rũ rượi tóc những hình hài địa ngục
    Lạnh ngắt tiếng ca nhi phách giục
    Tình tang... Não nuột khóc tàn sương
    áo thế hoa rũ rượi lượn đêm trường
    Từng mỹ thể rạc hơi đèn phù thể
    Ta đi giữa đường dương thế
    Bóng tối âm thầm rụng xuống chân cây...
    Tiếng xe ma chở vội một đêm gầy
    Xác trụy lạc rũ bên thềm lá phủ
    Ai hát khúc thanh xuân hờ ơi phấn nữ
    Thanh xuân hờ thanh xuân
    Bước gần ta chút nữa thêm gần
    Khoảng giữa tuổi thanh xuân nghe loạn trùng hút tủy
    Ai hủy đời trên tang trống nhỉ?
    Hay ác thần gõ quách nạo mồ khuya!
    Đảo điên... mê say... Thể phách chia lìa
    Nghe reo mạnh, chuỗi tiền cười lạnh lẽo!
    Tiền rơi! Tiền rơi! chùm sao huyền diệu
    Lấp lánh hằng hà gạo rơi! Tiền rơi!
    - Vàng mấy lá thừa đãi mây phủ chiếu
    Ngã tư nghiêng nghiêng chia nẻo
    Dặt dìu cung bậc âm dương
    Tàn xuân nhễ nhại mưa cô tịch
    Đầm đìa rả rích phương Đông
    Mang mang thở dài hồn đất trích
    Lưỡi thép trùng trùng khép cố đô
    Cửa ô đau khổ
    Bốn ngả âm u
    (Nhà ta thuê mái gục tự mùa thu
    Gác cô độc hướng về phường Dạ Lạc)
    Đêm đêm, dài canh tan tác
    Bốn vực nhạc động, vẫy người
    Giãy đèn chao thắp đỏ quạnh máu đời
    Ta về gác chiếu chăn gào tự tử
    Trên đường tối đêm khỏa thân khiêu vũ
    Kèn nhịp xa điệu múa vô luân
    Run rẩy giao duyên khối nhạc trầm trầm
    Hun hút gió nâng cầm ca nặng nhọc
    Kiếp người tang tóc
    Loạn lạc đòi xương chất lên xương
    Một nửa kêu than, ma đói sa trường
    Còn một nửa lang thang tìm khoái lạc
    Ngã tư nghiêng nghiêng xe xác
    Đi vào ngõ khói công yên
    Thấy bâng khuâng lối cỏ hư huyền
    Hương nha phiến chập chờn mộng ảo
    Bánh nghiến nhựa đường nghe sào sạo
    - Ai vạc xương đổ sọ xuống lòng xe
    Chiếc quỷ xa qua bốn ngả ê chề
    Chở vạn kiếp đi hoang ra khỏi vực
    Mưa, mưa hằng thao thức
    Trong phố lội đìu hiu
    Mưa, mưa tràn trên vực
    - Hang tối gục tiêu điều
    Mang linh hồn cô liêu
    Tiếng xe càng ám ảnh
    Tiếng xa dần xa lánh
    Khi gà đầu ô kêu.
    1945
    Hoạ sỹ Tạ Tỵ: "Vào mùa đông năm 1948, trời bên ngoài đen như than, mưa phùn, gió bấc. Chiếc mền Mỹ mỏng teo làm chúng tôi rét không ngủ được. Văn Cao nằm giữa, ngâm bài thơ "Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc". Giọng ngâm làm da thịt tôi tê rợn. Nó âm u hơn cửa Địa ngục. Nó rờn rợn như thể có ai đang cầm một miếng mảnh chai cạo vào chiếc lóng tre khô. Nó ai oán thê lương hơn một bãi sa trường sau giờ tác chiến. Nó thấm vào hồn mình như từng giọt cường toan? Văn Cao là mẫu người đặc biệt. Với vóc dáng nhỏ nhắn. Với nụ cười lắng chìm không thành tiếng. Với hàm răng ngắn, đều. Với đôi mắt lạnh lùng dễ sợ lúc giận dữ và dịu hiền khi tâm hồn chìm du vào dòng suy tưởng? Từng bước khảng khoát, Văn Cao hiên ngang đi vào lòng mẹ Việt Nam và được tiếp nhận nồng hậu. Chưa ai nghĩ tới và tưởng tượng nổi một Văn Cao trước những đối nghịch lớn, chứa đựng trong cái vóc dáng khiêm nhường ấy. Người ta có thể coi là huyền thoại khi nói về một Văn Cao vẽ giấy bạc giả để chi dùng trong khi hoạt động túng thiếu, đến lúc hành vi bị lộ, đã rút súng colt 45 chĩa vào những người có mặt, bắt họ giữ nguyên vị trí để mình rút lui, rồi sau ngày 19 tháng 8, mang giấy bạc thật đến hoàn lại số tiền đã trả bằng bạc giả với đôi lời xin lỗi? Văn Cao uống hai chai đế, da mặt cứ tái đi và thái độ vẫn ung dung hoà nhã như chưa uống giọt nào. Lúc trước tôi đã nghe nói về tửu lượng và sức hút thuốc phiện của Văn Cao. Theo anh em, Văn Cao có thể hút sáu bẩy mươi điếu liền trong một tối và uống tối thiểu một chai cô-nhắc sếch. Lúc vui, tôi hỏi, Văn Cao xác nhận: "Đúng! "moa" uống và hút thế đó. Nhưng không nghiện thứ nào cả, có cũng vui, không cũng chẳng sao". Nói xong Văn cười, nụ cười không thành tiếng, tôi chỉ nhìn thấy hàm răng trắng nhỏ đều lấp lánh bên ánh đèn dầu lửa? "
  9. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
  10. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Tại sao tôi viết Tiến Quân Ca ?​
    Sau Triển lãm Duy nhất 1944 (Salon Unique), tôi trở về căn gác hẹp đầu phố Nguyễn Thượng Hiền. Ba bức tranh sơn dầu của tôi [1], tuy được trưng bầy vào chỗ tốt nhất của phòng tranh ?" Nhà Khai Trí Tiến Đức ?" và được các báo khen ngợi, nhưng cũng không bán nổi. Hy vọng về cuộc sống hội họa tại Hà Nội không thể thực hiện. Anh bạn nhường cho tôi căn gác ấy, là người đã xuất bản mấy bản nhạc đầu tiên của tôi, cũng không thấy nói đến việc trả tiền nhuận bút. Tôi chưa bao giờ nhận được tiền nhuận bút về các bản nhạc viết hồi đó, dù đã được trình diễn nhiều lần ở các tỉnh từ Bắc tới Nam, tôi cũng không nhận được tiền nhuật bút về thơ và truyện ngắn. Đối với cây bút trẻ, việc đăng báo là một vinh dự. Người ta phải đi mua báo và còn mua thêm nhiều tờ để tặng người yêu, tặng bạn thân. Hàng ngày tôi nhờ mấy người bạn họa sĩ nuôi cơm và giúp đỡ phương tiện cho làm việc. Cuộc sống lang thang đó không thể kéo dài nhiều ngày. Muốn tìm việc làm thì không có chỗ. Hà Nội lúc ấy đang đói.
    Tin từ Hải Phòng lên cho biết mẹ tôi, các em và các cháu tôi đang đói khổ. Bà đưa các đứa nhỏ ấy từ Nam Định ra Hải Phòng, dọc đường đã để lạc mất đứa cháu gái con anh cả tôi. Nó mới lên 3. Đôi mắt nó giống như mắt con mèo con. Có thể nó nằm ở dọc đường trong đám người chết đói năm ấy. Các anh tôi cũng đang chờ tôi tìm cách giúp đỡ. Năm ấy rét hơn mọi năm. Tôi ngủ với cả quần áo. Có đêm tôi phải đốt dần bản thảo và ký họa để sưởi. Đêm năm ấy cũng dài hơn mọi năm. Những ngày đói của tôi bắt đầu.
    Tôi đã gặp lại đồng chí Vũ Quí. Anh là người vẫn theo dõi những hoạt động nghệ thuật của tôi từ mấy năm qua, và thường khuyến khích tôi sáng tác những bài hát yêu nước, như Đống Đa, Thăng Long Hành Khúc, Tiếng Rừng, và một số ca khúc khác.
    Chúng tôi gặp nhau trước ga Hàng Cỏ. Chúng tôi vào một hiệu ăn. Ở đây quyết định một cuộc đời mới của tôi. Câu chuyện giữa chúng tôi thật hết sức đơn giản.
    - Văn có thể thoát ly hoạt động đuợc chưa ?
    - Được.
    - Ngày mai Văn bắt đầu nhận công tác và nhận phụ cấp hàng tháng.
    Ngày hôm sau anh đưa tôi lại nhà một đồng chí thợ giày ở đầu ngõ chợ Khâm Thiên để ăn cơm tháng và cho quyết định về công tác. Đây là lần đầu tiên chấm dứt cuộc sống lang thang của tôi.
    Vũ Quí đến tìm tôi và giao công tác.
    - Hiện nay trên chiến khu thiếu bài hát phải dùng những điệu hướng đạo. Khóa quân chính kháng Nhật sắp mở, anh hãy soạn một bài hát cho quân đội cách mạng chúng ta.
    Phải làm như thế nào đây ?
    Chiều hôm ấy tôi đi dọc theo đường Phố Ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen, tôi cố tìm một cái gì để nói. Tìm một âm thanh đầu tiên. Những đường phố quen thuộc ấy thường không vang một âm thanh nào hơn những tiếng nghe buồn bã hàng ngày. Hôm nay phố đông người hơn, và lòng tôi thấy vui hơn. Tôi đang chờ nhận một khẩu súng và được tham gia vào đội vũ trang. Tôi đang chuẩn bị một hành động gì có thể là mạo hiểm hy sinh, chứ không chuẩn bị để quay lại làm bài hát. Thật khó nghĩ tới nghệ thuật lúc này. Tôi đi mãi tới lúc đèn các phố bật sáng. Bên một gốc cây, bóng mấy người đói khổ trần truồng loang trên hồ lạnh. Họ đang đun một thứ gì trong một ống bơ sữa bò. Ngọn lửa tím sẫm bập bùng trong những hốc mắt. Có một đứa bé gái. Nó khoảng lên ba. Tôi ngờ ngợ như gặp lại cháu tôi. Đôi mắt nó giống như mắt mèo con. Cháu bé không có mảnh vải che thân. Nó ngồi ở xa nhìn mấy người lớn sưởi lửa. Hình như nó không phải là con cái số người đó. Hình như nó là đứa trẻ bị lạc, cũng không phải là cháu tôi. Nó đã chết thật rồi. Có thể nó đã nằm trong đám người chết đói dọc đường Nam Định - Hải Phòng. Tôi bỗng trào nước mắt, và quay đi.
    Đêm ấy, về căn gác tôi đã viết được nét nhạc đầu tiên của bài Tiến Quân Ca.
    Bài hát đã làm trong thời gian không biết bao nhiêu ngày, tại căn gác hẹp số 45 Nguyễn Thượng Hiền, bên một cái cửa sổ nhìn sang căn nhà hai tầng, mấy làn cây, và một màn trời xám. Ở đây thường vọng lên những tiếng xe bò chở xác người chết đói về phía Khâm Thiên. Ở đây hàng đêm mất ngủ vì gió mùa luồn vào tung những khe cửa, vì tiếng đánh chửi nhau của một gia đình anh viên chức nghèo khổ thiếu ăn vọng qua khe sàn gác hở. Ở đây tôi hiểu thêm nhiều chuyện đời. Ở đây đêm đêm có những tiếng gõ cửa, những tiếng gọi đêm không người đáp lại.
    Tin từ Nam Định lên cho biết mẹ tôi và các em đã về quê và đang đói. Họ đang phải tìm mọi cách để sống qua ngày, như mọi người đang chờ đợi một cái chết thật chậm, tự ăn mình như ngọn nến. Tiếng kêu cứu của mẹ tôi, các em, các cháu tôi vọng cả căn gác, cả giấc ngủ chiều hôm. Tất cả đang chờ đợi tôi tìm cách giúp đỡ. Tôi chưa được cầm một khẩu súng, chưa được gia nhập đội vũ trang nào. Tôi chỉ đang làm một bài hát. Tôi chưa được biết chiến khu, chỉ biết những con đường Phố Ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen tôi đi. Tôi chưa gặp các chiến sĩ cách mạng của chúng ta, trong khóa quân chính đầu tiên ấy, và biết họ hát như thế nào. Ở đây đang nghĩ cách viết một bài hát thật giản dị cho họ có thể hát được.
    Đoàn quân Việt Nam đi
    Chung lòng cứu quốc
    Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa ?
    Và ngọn cờ đỏ sao vàng bay giữa màu xanh của núi rừng. Nhịp điệu ngân dài của bài hát, mở đầu cho một tiếng cồng vang vọng.
    Đoàn quân Việt Nam đi
    Sao vàng phất phới
    Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than ?
    Không, không phải chỉ có những học sinh khóa quân chính kháng Nhật đang hành quân, không phải chỉ có những chiến sĩ áo chàm đang dồn bước. Mà cả một đất nước đang chuyển mình.
    Tên bài hát và lời ca của nó là một sự tiếp tục từ Thăng Long Hành Khúc Ca:
    Cùng tiến bước về phương Thăng Long Thành cao đứng
    Hay trong Đống Đa:
    Tiếng quân hành khúc ca
    Thét vang lừng núi xa
    Lời trên đã rút ngắn thành tên bài Tiến Quân Ca, và tiếng thét ấy ở đã ở đoạn cao trào của bài hát:
    Tiến lên! Cùng thét lên!
    Chí trai là đây nơi ước nguyền!
    Trên mặt bàn chỗ tôi làm việc, tờ Cờ Giải Phóng đăng những tin tức đầu tiên về những trận chiến thắng ở Võ Nhai. Trước mắt tôi mảnh trời xám và lùm cây của Hà Nội không còn nữa. Tôi đang sống ở một khu rừng nào đó trên kia, trên Việt Bắc, có nhiều may và nhiều hy vọng.
    Và bài hát đã xong. Tôi nhớ lại nụ cười thật hài lòng của đồng chí Vũ Quí. Da mặt anh đen xạm. Đôi mắt và nụ cười của anh lấp lánh. Tôi nhớ lại nụ cười hồn nhiên của đồng chí Nguyễn Đình Thi, khi xướng âm lần đầu tiên nhạc điệu bài hát ấy, khi nói với tôi:
    - Văn ạ. Chúng mình thử mỗi người làm một bài về Mặt Trận ********* xem sao ?
    Tôi không kịp trả lời, chỉ thấy đôi mắt của Thi thật lạc quan và tin tưởng. Sau này, Thi làm xong bài ?oDiệt Phát Xít? trước tôi. Bài ?oChiến Sĩ Việt Nam? của tôi và bài ?oDiệt Phát Xít? của Nguyễn Đình Thi ngày ấy không có dịp in trên tờ báo do chúng tôi cùng phụ trách. Tháng 11 năm 1944, tôi tự tay viết bài Tiến Quân Ca lên đá in, trong trang văn nghệ đầu tiên của tờ báo Độc Lập, còn giữ lại nét chữ viết của một anh thợ mới vào nghề.
    Một tháng sau khi tờ báo phát hành, tôi từ cơ quan ấn loát trở về Hà Nội. Qua một đường phố nhỏ (bây giờ là đường Mai Hắc Đế), tôi chợt nghe tiếng đàn măng-đô-lin từ một căn gác vọng xuống. Có người đang tập Tiến Quân Ca. Tôi dừng lại và tự nhiên thấy xúc động. Một xúc động đến với tôi hơn tất cả những tác phẩm tôi đã được ra mắt, ở các rạp hát trước đây. Tôi nhận ra đuợc vài chỗ nhịp điệu còn chưa hoàn chỉnh. Nhưng bài hát đã in ra rồi. Bài hát đã phổ biến. Có thể những người cùng khổ, mà tôi đã gặp trên bước đường cùng khổ của tôi, lúc này đang cầm súng và đang hát.
    Tới lúc cần hành động, tôi lại bị ốm nặng, và phải đưa những vũ khí mà tôi giữ cho một đồng chí khác. Ngày 17 tháng Tám, 1945, tôi cố gắng đến dự buổi mít tinh của công chức Hà Nội. Ngọn cờ đỏ sao vàng được thả từ bao lơn Nhà Hát Lớn xuống, Bài Tiến Quân Ca đã nổ như một trái bom. Nước mắt tôi trào ra. Chung quanh tôi, hàng ngàn giọng hát cất lên, vang theo những đoạn sôi nổi. Những cánh tay áo mọi người, những băng cờ đỏ sao vàng đã thay cho những băng vàng bẩn thỉu của chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim.
    Ngày 19 tháng Tám, năm 1945, một cuộc mít tinh lớn, họp tại quảng trường Nhà Hát Lớn. Dàn đồng ca của Thiêu niên Tiền phong hát Tiến Quân Ca, chào lá cờ đỏ sao vàng. Các bạn nhỏ này ngày nay đã lớn rồi, còn nhớ lại cái buổi sáng tháng Tám, nắng vàng rực rỡ ấy, nhớ lại giọng của họ lẫn với giọng tôi, vô cùng xúc động chào lá cờ cách mạng. Hàng chục ngàn giọng hát cất lên, thét lên tiếng thét căm thù bọn đế quốc, với sự hào hứng chiến thắng của cách mạng.
    Bài Tiến Quân Ca đã là của dân tộc Việt Nam độc lập kể từ ngày hôm đó.
    Ngày 7 tháng Bẩy, 1976
    Văn Cao

Chia sẻ trang này