1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn Cao

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi tigerlily, 25/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nha_trang

    nha_trang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2003
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Dưới đây là bài viết của một người sống ở nước ngoài, Giáo sư Phan Việt Thuỷ, viết về cuộc gặp mặt giữa ông và Văn Cao khi ông cố tình đi tìm những người trung vụ "Nhân văn Giai phẩm".
    -- -- -- --
    Trong mấy năm liền có dịp trở lại thăm Hà Nội, tôi đã thực hiện được một ao ước là tìm thăm những văn nghệ sĩ một thời vang bóng trong vụ ''Nhân văn Giai phẩm''. Trước hết là để tỏ lòng quý mến và sau là để giải toả một số thắc mắc liên quan đến văn học trong suốt nửa thế kỷ vừa qua.
    Điều lạ là, vào những năm đầu thập niên 90, khi tôi ngỏ ý ấy với một số văn nghệ sĩ cũng như trí thức ở Hà Nội, hầu như ai cũng khuyên tôi là "không nên". Lời khuyên của họ làm cho tôi thất vọng. Tôi mới thấy là tại Việt Nam, những người bị liệt vào loại ''có vấn đề'' thường bị xa lánh, cô lập.
    Bất chấp những lời khuyên can ấy, tôi đã đến thăm Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm và Văn Cao. Để lại ấn tượng sâu đậm nhất là lần gặp Văn Cao.
    Được một người trong gia đình nhạc sĩ Văn Cao giới thiệu, tôi đến với ông như một người thân. Đó là một buổi sáng mùa thu, trời se se lạnh, sương mờ mờ giăng. Ông bà Văn Cao cùng con cháu sống trong một căn nhà nhỏ bên góc Yết Kiêu. Khung cảnh ấm cúng, đúng là ''tam đại đồng đường''.
    Ông bà Văn Cao tiếp tôi một cách niềm nở. Tôi vừa nói chuyện vừa lặng lẽ quan sát ông. Văn Cao người nhỏ nhắn, gầy guộc. Tóc và râu để dài. Ông ngồi trong một chiếc ghế bành trước mặt có một cốc rượu trắng và một tô cháo.
    Tôi hỏi thăm ông về chuyện sức khoẻ, chuyện ăn uống. Ông trả lời vừa hóm hỉnh vừa chua chát: "Hồi xưa, khi còn trẻ, muốn ăn uống nhiều thì không có cái gì để ăn. Còn bây giờ, tôi chán lắm rồi..."
    Trả lời câu hỏi của tôi về con đường đi vào âm nhạc của ông, nhạc sĩ Văn Cao cho biết:
    "Tôi bắt đầu sinh hoạt văn nghệ không phải bằng sáng tác nhạc mà là bằng hội hoạ. Tôi mê vẽ lắm. Tôi đến với nhạc một cách tình cờ. Lúc đầu định làm một vài bài chơi, không ngờ lại được phổ biến sâu rộng. Phạm Duy là một trong những người đầu tiên hát nhạc của tôi. Khi tôi đã nổi tiếng về nhạc rồi, tôi mới trở lại học thêm về nhạc."
    Về âm nhạc nói chung, Văn Cao quan niệm: "Muốn tác phẩm có giá trị, người sáng tác không nên chạy theo thị hiếu thời thượng hay theo đơn đặt hàng của ai cả. Mỗi văn nghệ sĩ phải tìm cho mình một phong cách riêng."
    Về chuyện ''nhạc vàng'', ''nhạc xanh'', ông nói: "Nhạc làm gì có màu. Người ta tô màu cho nhạc là để giết chết nhạc đấy. Nhưng làm sao mà giết nổi. Làm sao cấm được dân chúng hát những bản nhạc họ thích."
    Nhạc sĩ Văn Cao cũng cho biết ông có hai người bạn thân ở nước ngoài là hoạ sĩ Tạ Tỵ và nhạc sĩ Phạm Duy. Ông mong có dịp gặp lại hai người bạn cũ. Tiếc là ông đã qua đời trước khi thực hiện được giấc mơ ấy.
    S?
    Sau khi Văn Cao qua đời, nhiều người tỏ ý thương tiếc. Nhưng nhớ lại lúc ông còn sống, người ta đã đối xử với ông ra sao? Tôi nhớ mãi những lời can ngăn của các bậc trí thức và văn nghệ sĩ Hà Nội khi tôi ngỏ ý muốn đi thăm ông. Rõ ràng là người Hà Nội chưa công bằng với những thiên tài của họ. Không có gì lạ khi Văn Cao tỏ vẻ rất cảm động khi ông vào Sài Gòn, giới ái mộ ở đó đã tổ chức ngay một đêm ''Vinh danh nhạc sĩ Văn Cao'' thu hút cả ngàn người tham dự. Tôi cũng đoán là ông cảm động lắm khi thấy tạp chí Hợp Lưu làm số đặc biệt về ông. Đó cũng là số báo đặc biệt về Văn Cao đầu tiên, ra đời ngay khi ông còn sống.
    Sự nghi kỵ người ta dành cho Văn Cao hay Hoàng Cầm, Trần Dần và Phùng Quán chứng tỏ ảnh hưởng của chính trị, của tuyên truyền trong đời sống văn nghệ. Đến nay những ảnh hưởng đó chưa chắc đã hết.
  2. BUONG_CHUOI

    BUONG_CHUOI Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2002
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    0
    Mọi người viết hay quá rồi .Chẳng còn chỗ nào để viết nữa ,xin góp vui ..!!!
  3. BUONG_CHUOI

    BUONG_CHUOI Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2002
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    0
    !!!
  4. BUONG_CHUOI

    BUONG_CHUOI Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2002
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    0


  5. BUONG_CHUOI

    BUONG_CHUOI Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2002
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    0

  6. BUONG_CHUOI

    BUONG_CHUOI Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2002
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    0

  7. PaulLennon

    PaulLennon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    Bài báo có đề cập đến vài nghi vấn , nhưng ko xác định, cũng ko đến nỗi,nói chúng là bài báo bình thường.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    VCD lys xem hôm qua, thông tin đã nói ở trang trước. Lời thơ lys đoán là của chính Văn Cao, người làm chương trình đã chọn ra để làm đề từ cho mỗi bài hát. Giọng đọc cực hay. (không biết là ai).
    [/QUOTE]
    Tớ thì tớ nghĩ đó không phải thơ của Văn Cao.
    Được PaulLennon sửa chữa / chuyển vào 23:15 ngày 02/06/2004
  8. PaulLennon

    PaulLennon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    Báo chí Vn ít nhắc đến chuyện này,nhưng trong bài thơ của chính Văn Cao có nhắc đến chuyện này,và đây là bài thơ Ba biến khúc tuổi 65 của ông,đọc bài thơ này sẽ hiểu rõ hơn những nỗi đau của đời ông:

    Ba Biến Khúc Tuổi 65
    Những ngày buồn không nói được
    tôi chỉ tìm ra sự sống của tôi
    I
    Một người cho tôi con dao găm
    Không biết dùng làm gì
    đêm nhìn qua cửa sổ
    một khoảng trống đen
    tôi ném vào khoảng trống
    con dao găm ấy
    có phải đấy là sự nghịch ngợm
    bỗng nhiên có tiếng ngã ngoài sân
    một người trúng tim đã chết
    tôi không hề biết người ấy
    tôi là kẻ không muốn giết người
    chỉ biết bóng tối
    mà tôi đã ném dao
    II
    Tôi đi trên phố
    bỗng nhiên mọi người nhìn tôi
    một ai đó kêu lên: thằng ăn cắp
    tôi chạy
    tôi chạy
    tại sao tôi chạy?
    tôi không hiểu tôi
    cả phố đuổi theo tôi
    xe cộ đuổi theo tôi
    tôi chạy bạt mạng
    gần hết đời
    tới chỗ chỉ còn gục xuống
    tỉnh dậy mồ hôi chảy
    tôi lại thấy tôi là người chưa phạm tội.
    III
    Tôi rơi vào mạng nhện
    mạng nhện cuốn lấy tôi
    không còn cách gì gỡ được
    tôi như con sâu tằm
    cuộc đời cứ như thế
    muốn phá cái mạng nhện
    tôi không đủ tay.
    Tháng 9-1988​
    Tôi nghĩ biến khúc thứ nhất chính là nói về cái vụ ông ám sát nhầm.
    Được PaulLennon sửa chữa / chuyển vào 18:06 ngày 02/06/2004
  9. PaulLennon

    PaulLennon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    Chiếc Xe Xác Qua Phường Dạ Lạc
    Ngã tư nghiêng nghiêng đốm lửa
    Chập chờn ảo hóa tà ma...
    Đôi dãy hồng lâu cửa mở phấn sa
    Rũ rượi tóc những hình hài địa ngục
    Lạnh ngắt tiếng ca nhi phách giục
    Tình tang... Não nuột khóc tàn sương
    áo thế hoa rũ rượi lượn đêm trường
    Từng mỹ thể rạc hơi đèn phù thể
    Ta đi giữa đường dương thế
    Bóng tối âm thầm rụng xuống chân cây...
    Tiếng xe ma chở vội một đêm gầy
    Xác trụy lạc rũ bên thềm lá phủ
    Ai hát khúc thanh xuân hờ ơi phấn nữ
    Thanh xuân hờ thanh xuân
    Bước gần ta chút nữa thêm gần
    Khoảng giữa tuổi thanh xuân nghe loạn trùng hút tủy
    Ai hủy đời trên tang trống nhỉ?
    Hay ác thần gõ quách nạo mồ khuya!
    Đảo điên... mê say... Thể phách chia lìa
    Nghe reo mạnh, chuỗi tiền cười lạnh lẽo!
    Tiền rơi! Tiền rơi! chùm sao huyền diệu
    Lấp lánh hằng hà gạo rơi! Tiền rơi!
    - Vàng mấy lá thừa đãi mây phủ chiếu
    Ngã tư nghiêng nghiêng chia nẻo
    Dặt dìu cung bậc âm dương
    Tàn xuân nhễ nhại mưa cô tịch
    Đầm đìa rả rích phương Đông
    Mang mang thở dài hồn đất trích
    Lưỡi thép trùng trùng khép cố đô
    Cửa ô đau khổ
    Bốn ngả âm u
    (Nhà ta thuê mái gục tự mùa thu
    Gác cô độc hướng về phường Dạ Lạc)
    Đêm đêm, dài canh tan tác
    Bốn vực nhạc động, vẫy người
    Giãy đèn chao thắp đỏ quạnh máu đời
    Ta về gác chiếu chăn gào tự tử
    Trên đường tối đêm khỏa thân khiêu vũ
    Kèn nhịp xa điệu múa vô luân
    Run rẩy giao duyên khối nhạc trầm trầm
    Hun hút gió nâng cầm ca nặng nhọc
    Kiếp người tang tóc
    Loạn lạc đòi xương chất lên xương
    Một nửa kêu than, ma đói sa trường
    Còn một nửa lang thang tìm khoái lạc
    Ngã tư nghiêng nghiêng xe xác
    Đi vào ngõ khói công yên
    Thấy bâng khuâng lối cỏ hư huyền
    Hương nha phiến chập chờn mộng ảo
    Bánh nghiến nhựa đường nghe sào sạo
    - Ai vạc xương đổ sọ xuống lòng xe
    Chiếc quỷ xa qua bốn ngả ê chề
    Chở vạn kiếp đi hoang ra khỏi vực
    Mưa, mưa hằng thao thức
    Trong phố lội đìu hiu
    Mưa, mưa tràn trên vực
    - Hang tối gục tiêu điều
    Mang linh hồn cô liêu
    Tiếng xe càng ám ảnh
    Tiếng xa dần xa lánh
    Khi gà đầu ô kêu.
    1945 ​
    Bài thơ được VC viết sau khi chứng kiến nạn đói năm 1945,một bài thơ thật buồn,thật bi quan và u ám.
    Được PaulLennon sửa chữa / chuyển vào 16:55 ngày 04/06/2004
  10. PaulLennon

    PaulLennon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    Thơ của Văn Cao thường rất buồn đôi lúc bi quan nhất là kể từ sau vụ Nhân Văn Giai Phẩm thế nhưng ông có một bài thơ tình rất hay và rất lạc quan đó là bài Khuôn mặt em,bài này trong các tuyển tập thơ tình rất hay có:
    "
    ...
    Ôi!khuôn mặt sáng trong và bình lặng
    Tôi được đầu tiên và còn lại sau cùng.
    "
    Khuôn Mặt Em
    Giữa những ngày dằng dặc
    Chỉ còn khuôn mặt em
    Sáng trong và bình lặng
    Dù hai đứa chúng ta
    Chưa lúc nào sung sướng
    Những ngày đau khổ ấy
    Khuôn mặt em
    Như mảnh trăng những đêm rừng cháy
    Trên đường đi
    Anh đặt em trên đồng cỏ
    Thấy em đẹp mãi màu xanh cỏ dại
    Trên đường đi
    Anh đặt em trên dốc núi
    Để tìm lại những đường mềm của núi
    Trên đường đi
    Khuôn mặt em làm giếng
    Để anh tìm làm đáy ngọc châu
    Ôi khuôn mặt sáng trong và bình lặng
    Tôi được đầu tiên và còn lại cuối cùng
    Văn Cao
    1974 ​

Chia sẻ trang này