1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn chuơng kinh dị chưa kìa, không hiểu giáo viên dạy văn chạy đâu

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi minh03092005, 18/09/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Nó nói lên cái điều này này: theo niềm tin của nhiều ngưòi là ngưòi già thì không vui tươi - việc niềm tin này có đúng không thì là chuyện khác. Nhưng với Bác thì khác. Bác không giống như những người già khác (theo cách hiểu của nhiều người là cứ gài thì sẽ ít vui tươi), Bác già mà Bác vẫn vui tươi. Có thế thôi. ''Toàn cảnh'' với ''méo cảnh'' cái gì!!!!
  2. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Tương phản suy luận có nghĩa là thế đối lập nằm ngay trong cái suy luận mà mỗi vế trước và sau từ NHƯNG hàm chứa. Chẳng hạn, trong câu:
    Bà ấy nghèo nhưng không tham.
    ta thấy từ NGHÈO đưa ra suy luận: xấu tính xấu nết, do hoàn cảnh đưa đẩy, trong khi đó KHÔNG THAM lại bác bỏ suy luận này. Như vậy, từ nhưng có giá trị đưa ra một tương phản giữa NGHÈO và KHÔNG THAM, hay chính xác hơn là giữa hàm ý suy luận giữa chúng.
    Thì CÓ DUYÊN là bề ngoài chứ gì nữa ???? Ăn nói có duyên, cử chỉ có duyên, nụ cười có duyên... là những ấn tượng bên ngoài.
    Đúng ! Hoặc chính xác hơn, có duyên sẽ đưa đến một kết luận mà mập mạp bác bỏ.
    Nếu không thích TOÀN CẢNH, bác yeungon có thể dùng từ KẾT LUẬN: từ nhưng đưa ra một tương phản trong kết luận. Và kết luận đâu phải một khái niệm mới !
    Tại sao ? Cái tương phản của TRÁI LẠI, NGƯỢC LẠI là cái tương phản nằm ngay trong NGHĨA của từ. Ví dụ:
    Nam cao, trái lại Hoa thấp.
    Lương tăng, trái lại điều kiện sống giảm.
    Trong khi đó cái tương phản của NHƯNG, MÀ là cái tương phản nằm trong HÀM Ý của chúng:
    Nam cao (hàm ý cặp này cũng đẹp đôi thì phải...) nhưng Hoa thấp (nhưng không !).
    Lương tăng (hàm ý: đời sống dân đang cải thiện thì phải...) nhưng điều kiện sống giảm (sai lầm !).
    Nó nghèo nhưng nó thật thà, suy ra nó là người tốt.
    Bởi vì: Nó nghèo nhưng nó thật thà, suy ra nó là người tốt không có nghĩa là người tốt thì cứ phải nghèo và thật thà. Mà nó chỉ hàm ý nghèo và thật thà thì tốt ! Nếu ta đã suy ra nó là người tốt, thì ta đã dựa trên tiền giả định: nghèo và thật thà là cố nhiên tốt ! Suy theo bác yeungon:
    Vậy tức là những ngưòi giàu là những người không tốt!
    là vi phạm lôgíc.
    Tình huống hoá !
    Nó giàu nhưng nó thật thà (quá mức), cho nên nó hay bị người khác lừa đảo và kết quả là không giữ nổi tiền.
    Nó thật thà nhưng nó nghèo. Tôi không gả con gái của tôi cho nó vì không thích những đứa mạt rệp !
    Nó thật thà nhưng nó giàu. Tuy thật thà như vậy (thường dễ bị người khác lừa), nhưng vận may của nó đã giúp nó kiếm rất nhiều tiền.
    Vân vân và vân vân. Có rất nhiều cách suy luận.
    Cùng một tiêu chí chỉ là để DỄ DÀNG giúp người nghe đưa ra kết luận. Khi không cùng một tiêu chí mà vẫn dễ dàng suy luận thì "cùng một tiêu chí" không phải là điều kiện cần thiết để câu có nghĩa. Ta thấy rõ ràng rằng Cô giáo em hơi mập nhưng rất tận tuỵ là một câu khá chướng tai !
  3. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Tôi không thấy lý lẽ của esu là không thuyết phục nhưng thôi xin tạm dừng ở đây vì chắc chả bao giờ ai thuyết phục đưọc ai cả, lại mất thì giờ trong khi cái điều mình cần chứng minh thì đã chứng minh rồi. Điều tôi đã chứng minh (dĩ nhiên không phải ở đây ) là nhưng không có ý tương phản gì hết. Việc coi nhưng có ý tương phản chỉ là một ngộ nhận có nguồn gốc từ việc xem xét câu ngoài ngữ cảnh, nhất là những câu có sự tương phản rõ ràng giữa hai mệnh đề ở hai phía của nhưng kiểu
    Cô ấy giàu nhưng tôi nghèo.
  4. deepbluesee

    deepbluesee Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    3
    Đọc lại những bài văn cấp 1này tôi lại nhớ đến bài văn tả con lợn của tôi ngày xưa mà thấy buồn cười. Hồi đấy, học sinh hay được dạy sử dụng biện pháp so sánh khi miêu tả để có tính chân thật, và tôi đã miêu tả con lợn như sau: con lợn nhà em cái đầu to như chóp mũ, mình tròn như quả dưa hấu, cái tai như hai chiếc lá đa, chân như bốn cái sào, còn cái đuôi dài một mét rưỡi. Hồi đấy tôi chẳng biết hình thù con lợn như thế nào, cứ nghĩ đuôi con lợn cũng như đuôi con bò, mà cũng chả biết 1m thì dài bao nhiêu, chỉ biết là lúc nào cũng thích có một đại lượng so sánh nào đó trong bài văn của mình. Điều này chứng tỏ đầu óc trẻ con lúc nào cũng muốn cụ thể hoá mọi hình ảnh vì nó nghĩ như thể mọi người sẽ hiểu hơn. Tôi còn nhớ khi đọc xong bài văn đó, cả nhà tôi đã cười lăn cười bò ra và mẹ tôi phải tức tốc đưa tôi đi xem con lợn nó như thế nào.Nghĩ lại thì tôi thấy bài văn đó đáng yêu chứ không đáng trách.
  5. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Đọc lại tớ thấy esu tự mâu thuẫn. Một đằng esu muốn loại bỏ cái thể loại miêu tả mà esu cho là sáo rỗng còn một đằng thì esu lại muốn loại bỏ cái tư tưởng đằng sau câu kia.
    Có thể ví việc chấm lỗi chữ nhưng trong những câu như trên là một sự cưỡng dâm về tư tưởng đối với tác giả, còn đối với ngưòi chấm lỗi thì đó là là sự tự cầm tù trong một không gian chật chội!!!
  6. luvang

    luvang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Con tôi học lớp 5, vừa rồi có một bài tập Tiếng Việt như sau:
    Điền và chỗ trống trong câu thành ngữ:
    ........... trắng ............trong.
    Con tôi : Gạo trắng nước trong
    Cô giáo : Đồng trắng nước trong .
    Kết quả cô giáo chấm con tôi sai câu này.
    (Hình như trong sách hướng dẫn dành cho giáo viên giải rằng "Đồng trắng nước trong", nên cô giáo phải dạy theo sách).
    Các bạn cao thủ về Tiếng Việt nghĩ sao?
  7. {^_^}

    {^_^} Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/01/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Con của bạn sai rồi vì câu con bạn tìm phải nằm trong chủ đề, nếu không thuộc chủ đề thì coi như không hiểu bài.
  8. luvang

    luvang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Tôi là người miền Nam, chỉ biết câu thành ngữ "gạo trắng nước trong". Tôi chưa từng nghe biết thành ngữ "đồng trắng nước trong" nhưng có thể do kiến văn còn hạn hẹp. Vì vậy tôi muốn hỏi các bạn " ĐỒNG TRẮNG NƯỚC TRONG" là thành ngữ của miền nào và thành ngữ ấy có ý nghĩa gì?
    À, bài tập này có chủ đề nông thôn, thành ngữ GẠO TRẮNG NƯỚC TRONG không ngoài chủ đề
  9. {^_^}

    {^_^} Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/01/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Bạn thân mến,
    - Thứ nhất là chương trình con bạn đang học do nhóm giáo viên Miền Bắc biên soạn, nên chắc chắn là họ không nghĩ đến thành ngữ "gạo trắng nước trong" (Chỉ có ở miệt đồng bằng Sông Cửu Long)
    - Thứ hai là khi giảng bài trên lớp (tiếc là bạn không thể theo con bạn đến lớp ) cô giáo sẽ nói rõ về ý nghĩa của các câu thành ngữ cần điền thêm từ vào. Bây giờ tôi không có tài liệu, chỉ nhớ mang máng là trong bài tập này có 2 câu :
    + Câu 1 : Đồng chua nước mặn
    + Câu 2 : Đồng trắng nước trong
    Cả 2 câu này đều nói đến đất đai bạc màu, nghèo nàn, có phần khắc nghiệt ở miền Bắc và miền Trung. Bạn tưởng tượng đồng ruộng trắng trong không có phù sa thì không có hiệu quả, năng suất canh tác rồi. Cái đói, cái nghèo nàn xác xơ đeo bám từ đời này sang đời khác. Bởi vậy trong kho tàng tục ngữ, ca dao có câu:
    Đôi ta chút nghĩa đèo bòng
    Em muốn theo chồng cho trọn hiếu trung
    Quê anh đồng trắng nước trong
    Chẳng chê ngổ nổi dừa rong thì về.
    Hoặc :
    Bình Lục đồng trắng nước trong
    Thóc gạo thì ít rêu rong thì nhiều....
    Hoặc trong truyện thơ "Trê và Cóc" có đoạn :
    Ếch rằng: "Đồng trắng nước trong,
    Tôi đây tiếng cả nhà không có gì.
    Thấy lời chị nói nằn nì,
    May ra giúp được việc chi cũng đành.
    v.v....
    Tôi cũng là người miền Nam nên thấu hiểu tâm trạng của bạn, cách tốt nhất là bạn hãy cho con bạn học thêm may ra đứa bé con theo kịp bạn bè, chứ những người kiến thức tồi như tôi như bạn không thể theo kịp chương trình con em chúng ta, nếu không chịu khó mua "sách giải" về nghiên cứu (mà sách giải thì ba trợn, hàng trăm cuốn, người người viết sách nhà nhà viết sách .... đâu biết cuốn nào mới thật sự phù hợp với quận (huyện) con bạn, kakaka....
    Sẵn đây , tôi đố bạn : Trong chương trình lớp 5 có câu như thế này. Điền vào chỗ trống : " ..........dân nhớ, .............dân thương".
    (suy nghĩ trong 5'''')
  10. luvang

    luvang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn chịu khó đưa lên những câu ca dao rất hay để minh hoạ cho cụm từ "đồng trắng nước trong". Quả thật khiến thức của tôi còn rất hạn hẹp.
    Vấn đề của tôi ở chỗ: Con tôi hỏi rằng thành ngữ GẠO TRẮNG NƯỚC TRONG có sai không?
    (Tôi đã xem lại SGK, chủ đề bài này là "đồng bằng").
    Tôi chưa trả lời cho con tôi vì
    Nếu bảo là SAI thì không ổn vì rõ ràng đây là thành ngữ rất quen thuộc ở miền Nam, nói về miền ĐỒNG BẰNG trù phú, điều kiện sống tốt (gạo, nước là những thứ thiết yếu nhất cho cuộc sống người nông dân xưa)
    " Cần Thơ gạo trắng nước trong
    Anh đi đến đó lòng không muốn rời".
    Nếu "gạo trắng nước trong" chỉ thông dụng ở ĐBSCL thì "đông trắng nước trong" cũng chỉ thông dụng ở một vùng nào đó ở MB (hoặc MT). Không thể lấy cái này phủ định cái kia phải ko bạn?
    Chẳng lẽ lại bảo rằng ờ, tại vì câu này không giống trong sách, không giống lời giảng của cô nên sai?????
    Nếu bảo rằng ĐÚNG cũng không ổn luôn, vì CÔ đã BẢO rằng SAI ( Cô cũng dựa vào sách mà bảo thế). Tôi không muốn con tôi mất lòng tin nơi cô giáo.
    Vậy theo bạn thì sao?
    Bạn gợi ý rằng nên cho trẻ đi học thêm thì chúng sẽ giỏi hơn? Tôi thấy đi học thêm thì có thể ĐIỂM SỐ CAO HƠN nhưng GIỎI HƠN thì chưa chắc. Bạn có thật sự tin 90% HS tiểu học đạt điểm xuất sắc là xuất sắc thật ko?
    À, câu đố của bạn chắc tôi phải kiếm sách giải mới được.
    Được luvang sửa chữa / chuyển vào 09:42 ngày 28/11/2005

Chia sẻ trang này