1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn chương và lý thuyết mất trinh (phần 2)

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi QUICK, 03/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. QUICK

    QUICK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2001
    Bài viết:
    1.809
    Đã được thích:
    0
    Văn chương và lý thuyết mất trinh (phần 2)

    Như thế, văn chương phải liên tục chuyển mình và hoá thân . Nó cần lột xác trong những ý thức thẩm mỹ mới để hoá thân thành một cái gì đó khác hơn, mới hơn chứ không loay hoay mượn màu son phấn chắp vá chút xuân thì. Nghĩa là một sự thất tiết với khái niệm tiết liệt cũ kỹ để trinh trắng và e ấp mời gọi trong một hình hài trẻ trung . Chỉ một bức màn mỏng manh trên thân thể con người mà còn phải băng qua bao nhiêu là sức nặng của ý thức hệ , từ thời kỳ phồn thực - mẫu hệ cho đến sự khe khắt đạo đức của văn hoá phụ quyền hay những làn sóng nữ quyền tiếp nối nhau; văn chương còn trải bao nhiêu bước đường ý thức như thế trên hành trình đi tìm cái đẹp ?

    Trong hành trình ấy, văn chương Việt Nam, lạ thay, cứ bị níu kéo trong vai cô trinh nữ già thủ tiết: một trinh nữ tuổi đã về chiều mà phải đỏng đảnh vờ vịt những bộ điệu ngây thơ của cái thuở ban đầu . Õng ẹo với những âm điệu Nguyễn Du, với âm điệu Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư hay những cánh **** chập chờn mơ tiên trong không khí Tự Lực Văn Đoàn .

    Nhưng, nói theo Simon de Beauviour, sự quyến rũ của trinh tiết bao giờ cũng đố kỵ với tuổi tác vì không có gì chán chường bằng bộ điệu õng ẹo của những trinh nữ tuổi già. Như một căn nhà trên một đỉnh đồi: vắng lặng nhưng còn thơm mùi gạch mới, có thể nó sẽ gợi chút gì đó gọi là thơ; nhưng khi đã trơ gan ở đó hàng thế kỷ không một bóng người, nó sẽ gợi nên những ấn tượng về một căn nhà quỷ ám. Cái đẹp, cái hấp dẫn bao giờ cũng chỉ lôi cuốn ở khía cạnh dâng hiến chứ không mời gọi ở khía cạnh bảo tồn, để quyến rũ như một thiếu nữ mới lớn và trinh trắng, văn chương không thể nào đóng vai một cô gái già thủ tiết.

    Mà có đóng chăng thì đấy đâu phải là một sự thủ tiết hay trinh trắng vẹn toàn ? có chăng, đấy chỉ là màu trinh tiết làm nên từ bát nước vỏ lựu hoà máu mồng gà tự huyễn hoặc chính mình trên một hình hài đã trầy trụa bao nhiêu dấu vết lang chạ . Nó đã thất tiết với Trung Hoa để trở thành một trinh nữ mời mọc ở Nguyễn Du; rồi nó thất tiết với Tây Phương để trở thành một thiếu nữ Hà thành mời mọc trong thơ Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Thế Lữ .... Để hấp dẫn và mời gọi, văn chương phải hoá thân mời mọc qua những chu kỳ thất tiết và ... trinh trắng như thế: e ấp phong nhụy ban đầu, nó phải thất tiết với cái đã bước qua rồi để trẻ lại trong một thân xác và linh hồn mới; bởi, như đã nói, cái đẹp bao giờ chỉ lấp lánh ở khía cạnh dâng hiến chứ không mời gọi ở khía cạnh bảo tồn ....

    Với tác giả hay tác phẩm, từng tác phẩm hay từng tác giả, sự thể cũng vầy vậy cả thôi . Bởi, xét cho cùng, người đọc, những kẻ chỉ biết có thưởng thức, cũng bạc tình có khác nào mấy con ong ơ thờ bên cánh hoa xưa khi đã thông tỏ đường đi lối về ? Tác giả cần thất tiết với chính hình bóng cũ của mình đã đành, tác phẩm cũng thế, thậm chí với từng tác phẩm. Như những trinh nữ e ấp và phong nhụy, một lần đến với người đọc là một lần nó dâng hiến mời mọc, là một lần mời gọi khám phá; tác phẩm chỉ có thể sống mãi bằng khả năng dâng hiến phong phú của mình, đó là khả năng mở ra những hướng cảm thụ khác nhau, trên những đường đi lối về chập chùng ẩn hiện chưa từng thông tỏ khác nhau . Không thế, chỉ cần cù lấy công làm lời, chỉ suông đuột và mẫu mực như bài giảng của nhà mô phạm, chính tác giả chứ không ai khác đã đưa tác phẩm của mình vào một ngõ cụt của sự thờ ơ và quên lãng.

    (Hết)

    Chú thích:
    1 & 2: Xin nói rõ thêm là sự trùng hợp giữa chu kỳ kinh nguyệt và chu kỳ mặt trăng đã làm người tiền sử sợ hãi và tôn thờ; chỉ sau này khi bí mật dã hé mở và nam giới đã có thể lấn tới, hiện tượng này mới trở nên cấm kỵ . Tục cắt đầu ********* cho chảy máu của thổ dân Úc là một nổ lực bắc chước hiện tượng này của phụ nữ .



    [​IMG]

Chia sẻ trang này