1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn chương và son phấn

Chủ đề trong 'Văn học' bởi phuongthao1, 21/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phuongthao1

    phuongthao1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/08/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Văn chương và son phấn

    Văn chương và son phấn

    Tham dự các hội nghị hay các hoạt động dành cho giới viết văn, người ta thấy có hai trường phái tương đối rõ rệt, một trường phái những người đến để tham dự một sinh hoạt văn hóa dành cho những người cùng viết văn; ngược lại có những cây bút phải tìm cách để xuất hiện bằng được và đình đám bằng mọi giá.

    Không công bằng nếu nói rằng, nhà văn cứ phải là những người lầm lụi, sống âm thầm trong bóng tối. Nhưng nhà văn, xét cho cùng, vẫn là những người sống đối diện với chính mình nhiều hơn, nhu cầu ồn ào của họ không nhiều. Bởi về bản chất, họ là những người cô độc. Nhưng theo dõi con đường đi của những người trẻ tuổi trong văn chương, cái quan niệm đó đã có phần bị méo mó. Nổi tiếng và nhu cầu nổi tiếng trên các phương tiện truyền thông đã khiến không ít người trong số họ trở nên lố bịch.

    Một đại biểu tham dự tới bốn lần Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc than rằng, hội nghị lần nào cũng vậy, cờ chỉ vào tay những kẻ lắm mồm. Nỏ mồm là chiến thắng, bởi đây là diễn đàn 5 năm một lần, chỉ dành cho những người còn trẻ và được các bậc tiền bối? nhòm ngó (không nhòm ngó thì làm sao có trong danh sách đại biểu tham dự!). Bằng chứng là có không ít những cây bút trẻ sau mỗi lần tham dự Hội nghị, đều nhanh chóng kết thân được các chức sắc làng văn, nghĩa là "lên đai" trong quan hệ rất nhanh, nhưng lại tụt hạng trên trang viết. Ai cũng biết, khi có những mối quan hệ tốt với các bậc đàn anh, cơ hội có được những sự giới thiệu, lăng xê và tạo được những cú tiếp thị ấn tượng trên các phương tiện truyền thông là hoàn toàn không mấy khó khăn.

    Một cây bút trẻ chuyên viết thơ dành cho học trò, sau Hội nghị viết văn trẻ lần thứ 6 tại Hà Nội đã làm quen được với những người mà anh ta hằng mong được làm quen. Tất nhiên là cũng bởi sự ngưỡng mộ về mặt tác phẩm. Nhưng sau đó, trên cương vị của mình, nhà văn này đã bằng uy tín của mình để viết lời bạt cho cuốn sách đầu tay của cây bút trẻ rồi đưa vào một loạt sách văn chương mới và sau đó là những bài viết trên các tờ báo. Giới văn chương ai cũng biết cuốn sách đó như thế nào. Nhưng tác giả trẻ đã? nổi lềnh phềnh trên mặt báo, suốt ngày lơ lửng trong cảm giác của một tiểu thuyết gia và ăn nói ngông nghênh, xoa đầu răn dạy những bạn viết cùng lứa.

    Nhiều người cầm bút cùng thời sinh viên với cây bút trẻ này tại TP Hồ Chí Minh đã phải cảm thán mà đùa rằng: Hãy xuống mặt đất và đi bằng hai cái chân nhỏ nhoi của mình đi. Nhưng không, cây bút trẻ này đã không những không chịu xuống mặt đất mà còn quyết bay cao hơn. Anh bắt đầu lập ngôn bằng những từ ngữ to tát và sáo rỗng. Anh luôn nghĩ mình là một gương mặt nổi bật và mong muốn làm thay đổi văn đàn Việt Nam. Cái bả son phấn của danh tiếng đã kéo anh đi đến đỉnh điểm của thói huênh hoang, trả lời một tờ báo tiếng Việt tại hải ngoại, anh này đã mỉa mai và chế giễu công khai cách viết và phong cách của người viết lời bạt, tạo cho anh ta bệ đỡ đầu tiên đến với danh lợi. Và nhà văn đỡ đầu đã phải ngậm ngùi cay đắng, chỉ còn biết nói đến sự thất vọng. Và Hội nghị viết văn trẻ lần thứ VII, bút trẻ và nhà văn đã không ngồi chung một chiếu nữa. Họ có hai cái chiếu riêng.

    Trên các diễn đàn, các buổi thảo luận hay tại các cuộc gặp gỡ, đừng nghĩ nhà văn là nhút nhát, là kiệm lời, là ít bộc lộ mình trực tiếp. Đừng nghĩ nhà văn chỉ cần được biết đến trên trang viết. Rất nhiều cây bút trẻ đã trở nên tự tin một cách thái quá và họ có những ham muốn thực sự và cụ thể về việc để mọi người biết mình là ai.

    Có một so sánh hơi khập khiễng, nhưng nếu nói văn là người thì quả cũng không sai. Ai cũng nghĩ, Nguyễn Ngọc Tư đến với Hội nghị những người viết văn trẻ lần thứ VII sẽ rất ồn ào, vì chị vừa gặp nạn và được quá nhiều người bênh vực. Nhưng Nguyễn Ngọc Tư đã im lặng. Chị vẫn luôn như vậy qua hai kỳ hội nghị viết văn trẻ, không có gì khác biệt. Thậm chí, chị đã rất kiệm lời khi nói về tác phẩm của mình. Có lẽ người viết chân chất và hồn hậu này chỉ có một thứ "lý thuyết sáng tác" là gom nhặt những số phận con người để viết nên những câu chuyện làng quê. Mà từ làng quê, từ cánh đồng của mình, chị đã nói được những điều thuộc về con người mà ở bất cứ đâu người đọc vẫn có thể rung động.

    Nhưng ngược lại, những cây bút nữ khác mà về mặt tác phẩm và thành tựu trong văn chương vừa mới ở chặng đầu tiên như Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Thúy Hằng lại mê mẩn trong những chữ nghĩa và luận thuyết. Đây là hai cây bút điển hình cho việc thích lập ngôn. Nguyễn Ngọc Tư cũng có những trang bạo liệt về tính dục trong "Cánh đồng bất tận", nhưng chị lại giấu mình đi trong sự im lặng cần thiết của một người lắng nghe. Còn Đỗ Hoàng Diệu thì ngược lại. Vẫn những lời lẽ quen thuộc trên các bài báo, chị cho rằng phải nói về *** và đó là một phần? tất yếu của đời sống (không ai phủ nhận chuyện đó, *** cũ lắm mà!).

    Nguyễn Thúy Hằng luôn muốn đứng dậy phát biểu về những vấn đề mà chị nghĩ mình hiểu biết rất sâu sắc, ví dụ như thời đại văn chương của nữ giới, của nữ quyền? Khi Ban tổ chức đưa ra chủ đề, có nên đọc văn theo kiểu vạch lá tìm sâu hay không thì Nguyễn Thúy Hằng phản ứng khá gay gắt, chị cho rằng đó là một cách ***g quan niệm đạo đức vào trong cách đọc sách và chị không thích, không đồng ý và không nói về vấn đề đó. Sự phản ứng của chị mạnh đến nỗi mà nhà văn Quân đội nhanh miệng Nguyễn Đình Tú phải cất lời, rằng chúng ta nên đi vào những vấn đề chính vì chỉ có vài chục phút cho rất nhiều ý tưởng văn chương thôi, chứ không phải là lúc bắt bẻ câu chữ.

    Có những đại biểu tham dự không biết tác phẩm "Thời hôm nay, khoái cảm điên rồ và hợp lý" của Nguyễn Thúy Hằng, phần vì nó không phổ cập, phần vì nó quá đắt (hơn 200 ngàn đồng), phần nữa thơ bây giờ, nhất là thơ sắp đặt trong những tập sách kỳ khu lắp ghép minh họa thì hẳn nhiên là vô cùng khó tiếp cận bạn đọc. Nhưng Nguyễn Thúy Hằng đã trở nên nổi bật trong Hội nghị những người viết văn trẻ vì những phát biểu và tranh luận của mình, dù thật lòng đến bạn viết của Hằng cũng thấy khó hiểu bởi cách lý giải bằng ngôn ngữ mang tính học thuật của cô. Và quan trọng hơn, những tranh luận mang tính trà dư tửu hậu đó không mang lại chút gì bổ béo cho những người viết khác đang cần mẫn làm việc.

    Nguyễn Thúy Hằng là điển hình cho những cây bút trẻ đọc quá nhiều những sách lý luận sáng tác của nước ngoài và không thể Việt hóa nó bằng những từ thuần Việt, cũng không thể diễn giải những lý thuyết đó bằng ngôn ngữ giản dị cần thiết của những cuộc nói chuyện hay tranh luận trước đám đông, dành cho nhiều người không cùng ?ogu?, cùng phông với mình.

    Tham dự các hội nghị hay các hoạt động dành cho giới viết văn, người ta thấy có hai trường phái tương đối rõ rệt, một trường phái những người đến để tham dự một sinh hoạt văn hóa dành cho những người cùng viết văn; ngược lại có những cây bút phải tìm cách để xuất hiện bằng được và đình đám bằng mọi giá. Nhưng trong đám son phấn ồn ào thứ hai đó lại cũng có những ?osắc thái? riêng. Một nhóm những người tự cho mình là cấp tiến, họ hay dùng những thuật ngữ, ví dụ như "không có gì là không khả thể". Nhóm này luôn chiếm các diễn đàn và biến các diễn đàn chung thành diễn đàn riêng của một nhóm người, bàn về những vấn đề tương đối? xa xôi mà ngay trong chính sáng tác của họ cũng chưa giải quyết được.

    Nhóm thứ hai là? liệu pháp gây sốc. Một cây bút trẻ vốn từng được mệnh danh là người đọc thơ mê sảng tại các hội nghị lần trước, bỗng dưng lần này lại nói mình? không thuộc thơ và chỏng lỏn bỏ diễn đàn đi xuống. Cô không đọc thơ vì không chịu được cảm giác phải xuất hiện sau những đối thủ của mình, những người cũng đã dùng *** và những scandal để nổi tiếng nhưng thực sự là có kém tài hơn cô. Lẽ ra cô chỉ cần có thái độ đàn chị thì sự chiến thắng của cô cũng không kém phần vinh quang mà thơ của cô lại được hàng trăm con người thưởng thức. Thái độ đó của cô khiến một đàn chị bực mình buộc phải "chặt chém": Hãy tôn trọng chính mình, hãy yêu thơ của chính mình trước khi bắt người khác yêu những gì mình sáng tác. Và đó là cuộc khơi mào cho cuộc chiến dành cho những lời nói xấu phía sau mà không ai biết kết thúc sẽ như thế nào.

    Tại đêm thơ phố cổ, người ta thấy khá rõ liệu pháp gây sốc. Một MC cố gắng giải thích với bạn đọc rằng, nhà thơ Dư Thị Hoàn đã có bài thơ "Tổ quốc" mà khi nó xuất hiện trên Báo Văn nghệ đã có người đề nghị phải? xử bắn tác giả(?!). Thi ca khi đó đã bị nhuốm không gian làm màu của son phấn. Một bài thơ hay thì sẽ còn lại với thời gian và mọi lời giải thích, mọi lời giới thiệu trở nên thừa thãi và phản cảm vì giá trị của tác phẩm không phụ thuộc vào những lời bình. Việc tác giả bị những phản ứng gay gắt từ dư luận đương thời không đủ sức bảo chứng cho những tác phẩm của người đó là hay, là tuyệt bích. Và có thể nói, đêm thơ phố cổ là nơi để lăng xê những cây bút mới, như Nguyễn Thúy Hằng, như Phương Lan của nhóm "Ngựa trời"? những cây bút mà lẽ ra sự xuất hiện của họ cần phải có thời gian cho độc giả thẩm định, cần thời gian cho sự lý giải phù hợp những ưu khuyết điểm trong sáng tác của họ.

    Có thể là sau Hội nghị này, những cây bút như Phương Lan, Thúy Hằng, Từ Nữ Triệu Vương sẽ nổi tiếng hơn. Nhưng chính họ không biết mình mạnh ở điểm nào, yếu ở điểm nào. Và họ hoàn toàn có thể đi theo những vết xe đổ mà những "ngôi sao thơ" ở những kỳ hội nghị trước đã mắc phải. Xem đêm thơ đó, mới thấy thương cho những cây bút đến từ tỉnh lẻ, họ là những người làm thơ và say thơ đến hết mình nhưng lại không được mời mọc, không được Ban tổ chức săn đón như một cây bút văn xuôi là Đỗ Hoàng Diệu. Đỗ Hoàng Diệu được chào đón để đọc hai câu thơ mà không ai nhớ, không ai thấy sửng sốt. Còn Bùi Tuyết Mai (Hòa Bình), người đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho đêm thơ này, với trang phục của người Mường, với tập thơ mới chị vừa in và những bài thơ thực sự đầy mỹ cảm đã bị các MC làm cho "chết đứng" trên sân khấu khi chị bị cắt ngang một cách thô bạo, không một lời giải thích và chị đã phải lặng lẽ trả micro về lại chỗ của mình. Những cây bút như Bùi Tuyết Mai đến từ các địa phương, họ coi hội nghị như một cơ hội để được giao lưu, học hỏi. Và lẽ ra họ cũng cần được quan tâm, được chào đón và được hòa nhập chung với mọi người.

    Trên chuyến tàu mà các đại biểu trở về Hà Nội, người ta nói nhiều đến những câu chuyện phía sau và ai cũng cảm thấy không thỏa mãn vì những lời tranh luận từ Hội nghị. Dường như là một chuyến đi chơi dang dở, mang về một số câu chữ bực mình và ai sẽ lại lặn vào công việc của người đó. Những người viết chân chính vốn trầm lặng. Họ không biết làm màu và không có nhu cầu làm màu. Nổi tiếng với họ không quan trọng bằng việc tạo dấu ấn trong lòng bạn đọc bằng văn chương.

    Sau Hội nghị, sẽ giống như những hội nghị lần trước, chẳng ai quan tâm đến những buổi thảo luận hay ai đó làm một cái gì tương tự thế, vì lần nào cũng tranh luận rất gay gắt và bỏ ngang dang dở, không có được một kết luận cụ thể nào. Và ngay cả những người nói năng mạnh miệng nhất, họ cũng sẽ quên ngay những gì mình nói. Nhiều khi đó không phải là tâm huyết của họ, mà chỉ bởi nhu cầu làm màu và nói cho hả hê, cho sướng miệng, cho nổi tiếng. Nói và quên đi. Nhà văn im lặng và sẽ tiếp tục viết (họ có nhu cầu viết chứ không nói nhiều). Còn những người thích nói thì về lại căn phòng của mình, xếp các lời phát biểu vào tập hồ sơ lưu và tung tăng đến những cuộc chơi mới khác. Họ sẽ lại im lặng cho đến Hội nghị, lại làm màu phấn son và? lại nói.

    Theo ANTG cuối tháng
  2. phuongthao1

    phuongthao1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/08/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    đánh bóng cho chị Hằng nhiều thứ chứ thật ra chị ta là người les và chả bao giờ đọc sách thì biết gì lý luận. Chỉ giả vờ điên điên thì có . Mưu ý là truyền les nên mới phản ứng gay gắt là đừng nên đưa đạo đức ra bàn cãi. Sợ lộ bệnh les của mình ra đấy
    Được phuongthao1 sửa chữa / chuyển vào 22:45 ngày 21/06/2006
  3. Nuocmatquy

    Nuocmatquy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    1
    Càng ngày càng thấy chán khi vào đây khi gặp những bài kiểu này.
    Hôm gì viết 1 post rất bình thường thì có bà bảo mình là đạo đức giả bằng giọng...
    Hôm nay không lẽ dùng giọng đấy bảo người khác.
    Bây giờ người với người ở chốn văn chương ảo làm bạn với nhau khó thật.
    Thôi.
  4. bong_cuc_trang_new

    bong_cuc_trang_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    1.521
    Đã được thích:
    0
    Hichic chị ơi chỗ này để bàn luận về văn học mà, còn chuyện riêng của nhà văn thì lôi ra đàm tiếu làm chi, hỏng hết cả cảm giác thưởng thức thơ văn mất.

Chia sẻ trang này